cho con bú – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Cho con bú có giúp giảm cân sau khi sinh? https://thucphamcongdong.vn/cho-con-bu-co-giup-giam-can-sau-khi-sinh-1-b-b-13.html Thu, 27 Oct 2016 14:39:24 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6951

Sau khi sinh, nếu bạn ăn uống đa dạng và phù hợp, việc cho con bú sẽ giúp bạn giảm cân mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay em bé như việc ăn kiêng.

Bài viết Cho con bú có giúp giảm cân sau khi sinh? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Susan Condon

Chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Khi đang mang thai, cơ thể bạn tự động tích trữ các mô mỡ để bạn có đủ lượng mỡ dự trữ cho việc cho con bú. Sau khi sinh, nếu bạn ăn uống đa dạng và phù hợp, việc cho con bú sẽ giúp bạn giảm cân mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay em bé như việc ăn kiêng. Và bạn cũng đốt cháy calo một cách tự nhiên khi tạo sữa mỗi lần cho con bú.

cho-con-bu-se-giam-can

Nguồn ảnh: http://jinekoloji.com/saglikli-bebekler-icin-emzirmekten-vazgecmeyin

Những phụ nữ sau khi sinh thực hiện chế độ ăn kiêng, tập thể dục nặng hay bỏ bữa có thể giảm cân nhanh chóng nhưng họ cũng có khả năng giải phóng nhiều độc tố vào trong sữa. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nên đừng để việc giảm cân khiến bạn không thể cho con bú. Giảm cân một cách đều đặn, ăn khi bạn đói và uống đủ nước. Đó là cách giảm cân dễ dàng và an toàn nhất.

Để biết thêm về thực phẩm nên ăn khi cho con bú, bạn có thể đọc thêm Bài viết Chế độ ăn uống lành mạnh cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_will-breastfeeding-help-me-lose-weight_8900.bc

Bài viết Cho con bú có giúp giảm cân sau khi sinh? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Liệu có an toàn khi cố gắng giảm cân trong giai đoạn cho con bú? https://thucphamcongdong.vn/lieu-co-an-toan-khi-co-gang-giam-can-trong-giai-doan-cho-con-bu1-b-b-12.html Thu, 27 Oct 2016 14:24:00 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6948

Bạn có thể vừa nuôi con bằng sữa mẹ và giảm cân cùng một lúc nếu bạn giảm cân từ từ. Đừng mong đợi vào bất kì biện pháp cấp tốc nào ...

Bài viết Liệu có an toàn khi cố gắng giảm cân trong giai đoạn cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Susan Condon

Chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn có thể vừa nuôi con bằng sữa mẹ và giảm cân cùng một lúc nếu bạn giảm cân từ từ. Đừng mong đợi vào bất kì biện pháp cấp tốc nào: Hãy lập kế hoạch khoảng 10 tháng hay một năm để quay trở về cân nặng trước lúc mang thai.

Việc giảm cân đều đặn thông qua thực đơn lành mạnh ít béo và tập thể dục vừa đủ rất quan trọng. Giảm cân quá nhanh sẽ khiến cơ thể giải phóng nhiều chất độc (PCB và thuốc trừ sâu) có trong mỡ đi vào máu. Điều này cũng sẽ làm tăng lượng những chất có hại này trong sữa.

download

Nguồn ảnh: http://angelpol.tk/misok/losing-weight-quickly-while-breastfeeding-2.php

Đừng vội cho rằng bạn phải dừng cho con bú để giảm cân. Thực ra, cho con bú khiến bạn giảm một lượng lớn cân nặng dễ dàng hơn vì cơ thể bạn dùng năng lượng dự trữ trong mỡ để tạo sữa.

Cân nặng của bạn sẽ giảm một cách tự nhiên khi bạn cho con bú cùng một khung giờ và có chế độ ăn uống phù hợp. Ăn thực phẩm tự nhiên và ăn chậm để bạn nhận biết được liệu mình đã no hay chưa, uống nước khi khát và tập một số bài thể dục (đi bộ cùng với em bé là một ý tưởng hay) đều giúp bạn giảm cân.

Những người bị thừa cân hay béo phì trong lúc mang thai hay sau khi sinh cần nhiều biện pháp hơn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể cho bạn lời khuyên về lượng calo đủ cho một ngày và các bài tập thể dục giảm cân hay có thể giúp bạn phán đoán xem vấn đề nào đã gây ra cân nặng quá mức.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-try-to-lose-weight-while-breastfeeding_2602.bc

Bài viết Liệu có an toàn khi cố gắng giảm cân trong giai đoạn cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sản sinh sữa mẹ: Cơ thể bạn sản sinh nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo cho trẻ như thế nào? https://thucphamcongdong.vn/san-sinh-sua-co-ban-san-sinh-nguon-thuc-tu-nhien-hoan-hao-cho-tre-nhu-nao-1-b-b-17.html Mon, 24 Oct 2016 12:59:07 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6878 Sản sinh sữa mẹ

Hormone estrogen và progesterone giải phóng kích thích các hệ thống sinh học phức tạp để sản sinh sữa. Dòng sữa giàu protein, chất béo thấp gọi là sữa non...

Bài viết Sản sinh sữa mẹ: Cơ thể bạn sản sinh nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo cho trẻ như thế nào? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sản sinh sữa mẹ

Quá trình bắt đầu khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai, bạn đã có thể nhận thấy những thay đổi lớn về ngực của mình. Những biến đổi thể chất như ngực căng lên, núm vú và vùng da xung quanh núm vú bị sẫm màu, có thể là một vài dấu hiệu đầu tiên nhận biết bạn đã mang thai.

Các chuyên gia từng tin rằng sự thay đổi màu của quầng vú là để hỗ trợ trực quan cho trẻ sơ sinh, nhưng không có bằng chứng nào về sự hỗ trợ này. Jan Barger, chuyên gia tư vấn thâm niên cho trẻ bú mẹ, chỉ ra rằng nếu bạn quan sát sẽ thấy các em bé tìm được vú mẹ ngay sau khi chào đời với đôi mắt thường nhắm chặt.

Một tín hiệu cho thấy ngực của bạn đang sẵn sàng cho con bú là vùng da nổi lên xung quanh quầng vú của bạn lớn hơn và dễ nhận thấy hơn, thường là trong 3 tháng đầu. Những vùng da nổi lên này được gọi là tuyến Montgomery hoặc sần Montgomery. Dầu từ đó tiết ra bôi trơn núm vú của bạn và giúp ngăn ngừa khô, nứt, và nhiễm trùng khi bạn cho con bú.

Sản sinh sữa mẹ

Điều gì xảy ra bên trong ngực bạn ở giai đoạn thai kỳ

Có lẽ điều đáng lưu ý hơn những chuyển biến bề ngoài này là những thay đổi sâu rộng đang diễn ra bên trong ngực của bạn. Nhau thai phát triển kích thích việc giải phóng các hormone estrogen và progesterone, do đó kích thích các hệ thống sinh học phức tạp để sản sinh sữa.

Trước khi mang thai, cấu tạo phần lớn bộ ngực của bạn là mô hỗ trợ, các tuyến sữa và lớp mỡ bảo vệ. Số lượng mô mỡ của mỗi người phụ nữ khác nhau, đó là lý do tại sao có nhiều kích cỡ và hình dạng ngực khác nhau.

Việc bộ ngực căng lên khi mang thai đã chuẩn bị từ lúc bé còn là bào thai 6 tuần tuổi và vẫn nằm trong tử cung của mẹ. Bởi khi bé được sinh ra, các ống dẫn sữa chính (duct) – một mạng lưới để vận chuyển sữa trong ngực bạn – đã được hình thành.

Tuyến sữa của bạn ở yên cho đến tuổi dậy thì, lúc này một cơn lũ estrogen tác động khiến chúng phát triển và lớn dần lên. Trong thời gian mang thai, những tuyến đó càng phát triển mạnh hơn.

Đến khi bé được sinh ra, mô tuyến của bạn sẽ mở rộng đáng kể, bộ ngực của bạn lớn hơn bao giờ hết. Mỗi bên ngực có thể nặng hơn 1,5 pound (680 gram).

Ẩn mình giữa những tế bào mỡ và mô tuyến là các ống dẫn sữa chính (duct), một mạng lưới phức tạp với nhiều kênh dẫn truyền sữa. Hormone thai kỳ khiến cho các ống dẫn sữa này tăng về số lượng và kích cỡ.

Các ống dẫn sữa chính (duct) sẽ phân nhánh vào các kênh nhỏ hơn gần lồng ngực, các kênh nhỏ này được gọi là ống nhánh (ductule). Ở cuối mỗi ống nhánh là một chùm túi nhỏ giống như chùm nho, mỗi túi nhỏ gọi là phế nang. Mỗi chùm phế nang được gọi là một tiểu thùy (lobule); một chùm tiểu thùy thì được gọi là thùy (lobe). Mỗi ngực có chứa từ 15 đến 20 thùy, mỗi ống chính sẽ kết nối với một thùy.

Được thúc đẩy bởi các hormone prolactin, các phế nang nhận được protein, đường và chất béo từ nguồn cung cấp máu và sản sinh sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào xung quanh các phế nang bóp ép các tuyến bên trong và đẩy sữa từ các tuyến đi vào ống nhánh, rồi dẫn sữa đến ống chính có kích thước lớn hơn. (Bạn có thể tưởng tượng 15-20 ống dẫn sữa chính như những ống hút đơn lẻ, một vài số trong đó hợp nhất lại, do đó chỉ khoảng 8 hay 9 ống dẫn tới đầu núm vú của bạn cung cấp sữa cho em bé).

Hệ thống ống dẫn sữa của bạn đôi khi phát triển hoàn toàn trong quý thứ hai của thai kỳ, vì vậy bạn có thể sản sinh sữa cho con ngay cả khi bạn sinh non.

Quá trình sản sinh sữa sau khi em bé được sinh ra

Bạn sẽ bắt đầu có đủ sữa cung cấp cho bé trong vòng 48 đến 96 giờ sau sinh. Bà mẹ sinh con lần thứ hai sữa sẽ ra sớm hơn so với lần đầu sinh con.

Khi bạn cắt bỏ nhau thai, mức estrogen và progesterone trong cơ thể bạn đột ngột giảm xuống. Đồng thời, mức prolactin tăng lên. Hormone tuyến yên này báo hiệu cho cơ thể và cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều sữa để nuôi dưỡng bé. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy prolactin cũng có thể làm cho bạn cảm nhận “tình mẫu tử”, đó là lý do tại sao một số chuyên gia gọi đó là hormone làm mẹ.

Khi cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho con bú, nó bơm máu thêm vào các phế nang, làm cho ngực bạn săn chắc và đầy. Mạch máu căng ra và các mô vú cương lên thêm, kết hợp với sữa nhiều, có thể làm cho ngực của bạn tạm thời đau nhức và căng sữa, nhưng việc cho con bú thường xuyên trong vài ngày đầu sẽ giúp làm giảm bớt sự khó chịu.

Đầu tiên là sữa non

Trong những ngày đầu cho con bú, em bé của bạn sẽ được tận hưởng một dòng sữa giàu protein, chất béo thấp gọi là sữa non. Một vài giọt sữa đặc, màu vàng này có thể đã rỉ ra trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Với một số phụ nữ, thậm chí còn sớm hơn, trong quý thứ hai của thai kỳ.

Đây là “dòng sữa đầu tiên” được sinh ra khi các tế bào ở trung tâm của các phế nang hòa tan và chảy qua các ống dẫn sữa tới núm vú. Chất lỏng dễ tiêu hóa này có đầy đủ các kháng thể độc nhất có thể chống lại bệnh tật gọi là globulin miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. (Tìm hiểu thêm về các giai đoạn khác nhau và đặc điểm của sữa mẹ).

Sản sinh sữa mẹ

Sữa truyền từ mẹ đến em bé như thế nào

Khi em bé bú sữa, sữa phải được “chảy xuống” hay tiết ra từ phế nang bên trong.

Nó diễn ra như thế này: Khi bé hút núm vú của bạn, bé sẽ kích thích tuyến yên giải phóng oxytocin (cũng như prolactin) vào máu của bạn. (Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn nghĩ về việc cho bé bú hoặc nghe con khóc). Khi sữa trong ngực đã đủ, oxytocin tác động khiến các tế bào xung quanh các phế nang đã chứa đầy sữa co lại và siết chặt.

Sự co lại và siết chặt này làm sữa thoát khỏi phế nang và đi vào ống dẫn. Khi bé bú, sự kết hợp của việc nén núm vú và quầng vú cộng với áp suất âm (giống chân không) mà bé tạo ra khi hút núm vú, rồi thêm vào sự dồn chảy sữa bên trong do phản xạ “chảy xuống” – tất cả cả yếu tố này dẫn tới sự phân phối sữa trực tiếp tới miệng bé.

Trong những ngày đầu tiên cho con bú, bạn có thể cảm thấy đau trong dạ con của bạn khi em bé mút. Thường thấy khó chịu nhẹ, điều này có nghĩa rằng oxytocin đang giúp tử cung co trở lại kích thước trước khi mang thai. (Hormone này cũng gây ra sự co bóp tử cung trong thời gian sinh nở.)

Bạn có thể cảm thấy thanh thản, hài lòng và vui vẻ khi bạn cho con bú. Không sai khi một số người gọi oxytocin các hormone của tình yêu! Bạn cũng có thể cảm thấy buồn ngủ và khát. Đây là những dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang kích thích vú một cách thích hợp.

Khi dòng sữa của bạn nhiều lên, sự co lại của các phế nang đang chứa đầy sữa có thể tạo ra cảm giác như kiến ​​bò, đau buốt, rát hoặc đau nhói ở ngực. Sữa của bạn có thể nhỏ giọt hoặc thậm chí phun ra. (Nếu điều này xảy ra ở thời điểm không thích hợp, hãy thử đặt cánh tay của bạn ở phía trước ngực của bạn, áp dụng áp lực nhẹ nhàng để ngăn chặn dòng chảy.)

Một cách tự nhiên, càng cho bé bú thường xuyên, cơ thể bạn càng sản sinh nhiều sữa hơn. Đây là một quá trình tuyệt vời, giống như việc mang thai đã tạo ra em bé trong vòng tay của bạn.

Nguồn:

http://www.babycenter.com/0_making-breast-milk-how-your-body-produces-natures-perfect-ba_8785.bc

Bài viết Sản sinh sữa mẹ: Cơ thể bạn sản sinh nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo cho trẻ như thế nào? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú? https://thucphamcongdong.vn/sua-nguyen-chat-co-phai-la-tot-nhat-cho-toi-va-con-trong-thoi-ky-cho-con-bu-1-b-b-16.html Mon, 24 Oct 2016 11:50:23 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6875 Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú?

Bạn không cần phải uống sữa nếu bạn không thích hoặc không chịu được các sản phẩm từ sữa. Và bạn không cần phải uống sữa nguyên chất trong giai đoạn con bú..

Bài viết Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú?

Kathleen Huggins

Y tá và chuyên gia tư vấn cho con bú

Sữa và các sản phẩm khác từ sữa bò là nguồn canxi tốt. Nhưng thực ra bạn không cần phải uống sữa nếu bạn không thích hoặc không chịu được các sản phẩm từ sữa. Và chắc chắn bạn không cần phải uống sữa nguyên kem trong giai đoạn cho con bú. Trừ khi bạn là một người mẹ suy dinh dưỡng và có rất ít chất béo trong chế độ ăn của mình, tiêu thụ thêm chất béo dường như ít có tác động đến hàm lượng chất béo trong sữa mẹ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và cho con bú thường xuyên sẽ đảm bảo rằng em bé của bạn nhận được đủ sữa mẹ – và chất béo.

Nguồn:

http://www.babycenter.com/404_is-whole-milk-best-for-me-and-my-baby-while-im-breastfeeding_8836.bc

Bài viết Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Uống bia có làm tăng nguồn sữa mẹ? https://thucphamcongdong.vn/uong-bia-co-lam-tang-nguon-sua-me-1-b-b-19.html Sat, 27 Aug 2016 03:19:14 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6724

Các bà mẹ cho con bú thường nhận được lời khuyên từ gia đình và bạn bè là hãy thư giãn và uống chút bia để có nhiều sữa hơn cho con bú. Sự thật là lúa mạch dùng để nấu bia có chứa một loại polysaccharide

Bài viết Uống bia có làm tăng nguồn sữa mẹ? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1.b.b.19

Câu trả lời là có, nhưng không phải vì trong bia có chứa cồn. Ngược lại, cồn còn có tác dụng xấu với cơ thể.

Các bà mẹ cho con bú thường nhận được lời khuyên từ gia đình và bạn bè là hãy thư giãn và uống chút bia để có nhiều sữa hơn cho con bú. Sự thật là lúa mạch dùng để nấu bia có chứa một loại polysaccharide và có vẻ như polysaccharide này giúp kích thích sinh ra prolactin là hormone giúp tiết nhiều sữa hơn. (Nếu bạn thích vị của bia thì tin tốt là bia không cồn cũng có tác dụng kích thích tương tự).

Chất cồn trong bia có thể cản trở quá trình tạo sữa. Điều này cũng giải thích cho việc em bé uống ít sữa hơn rất nhiều trong bốn giờ sau khi người mẹ uống bia. Em bé sẽ gặp vấn đề ngay cả khi chỉ tiếp nhận một liều lượng cồn rất thấp. Cồn có mặt trong sữa mẹ một lượng ngang với lượng cồn trong máu. Và lượng cồn này tiếp tục tăng trong 90 phút sau khi người mẹ uống rượu bia. Vì cơ thể bé rất nhỏ so với chúng ta nên một lượng nhỏ cồn cũng đã là nhiều với bé.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics, AAP) khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên tránh đồ uống có cồn, tuy nhiên lâu lâu cũng có thể uống một chút. AAP cũng khuyên rằng sau khi dùng đồ uống có cồn nên đợi hai giờ rồi hẵng cho con bú. (Cồn sẽ không còn trong sữa cũng như trong máu).

Nếu bạn muốn có nhiều sữa, hãy tập trung vào một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng và cho bé bú thường xuyên. Lúc đó nếu vẫn ít sữa, hãy đọc thêm bài Ít sữa cho con bú và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi mua bia nhé!

Tài liệu tham khảo


http://www.babycenter.com/404_is-it-true-that-drinking-beer-increases-a-breastfeeding-moms_10303158.bc  

Bài viết Uống bia có làm tăng nguồn sữa mẹ? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những tương tác với sữa mẹ https://thucphamcongdong.vn/nhung-tuong-tac-voi-sua-me-1-b-b-59.html Tue, 23 Aug 2016 02:24:25 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6672

Một số chất trong thực phẩm, dược phẩm và thảo mộc có thể chuyển từ máu vào sữa mẹ. Điều này có ý nghĩa gì đối với nguồn sữa mẹ và trẻ sơ sinh?

Bài viết Những tương tác với sữa mẹ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Có  nhiều chất trong máu có thể chuyển vào sữa mẹ. Điều này có ý nghĩa gì đối với nguồn sữa mẹ và trẻ sơ sinh?

Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe của bạn có thể giúp con bạn có bước khởi đầu tuyệt vời. Nhưng cũng quan trọng để biết một số thực phẩm, thuốc, thảo mộc và những chất khác có thể gây trở ngại như thế nào đến việc cho con bú bằng sữa mẹ.

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về nguồn sữa của bạn, hãy trao đổi với bác sỹ. Bạn cũng nên tìm hiểu về độ an toàn của các loại thảo mộc và thuốc thông qua Lactmed – một cơ sở dữ liệu được biên tập bởi Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, có phiên bản online và ứng dụng trên điện thoại.

Trong những biểu đồ bên dưới, hãy xem những gì bạn ăn uống và hấp thu có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào và các biện pháp phòng ngừa bạn nên áp dụng.

Thực phẩm

Nói không với ớt vì sợ rằng em bé có thể có phản ứng? Trong khi một số bà mẹ có xu hướng tránh ăn một số thực phẩm nhất định khi cho con bú, thực tế là thực phẩm hiếm khi gây ra vấn đề – bao gồm các loại đậu, các loại gia vị, cải bắp, cam quýt, và các chất gây dị ứng phổ biến.

Tất nhiên, nếu em bé của bạn có vẻ rất khó chịu mỗi khi bạn ăn một món ăn nào đó, không có lý nào bạn lại không lưu ý đến những dấu hiệu của bé. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, đừng vội vàng đổ lỗi cho chế độ ăn uống của bạn gây ra sự khó chịu của bé.

Các triệu chứng của dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm có thể bao gồm tiêu chảy, phát ban, khó chịu, xì hơi, liên tục nhổ nước bọt hoặc nôn, phân cứng, phân có máu hoặc dịch nhầy, chảy nước mũi, ho, hoặc nghẹt mũi.

Trong trường hợp thực phẩm gây ra xì hơi và khó chịu ở trẻ (mặc dù hiếm gặp), hầu hết là do protein sữa. Bạn có thể thử cắt giảm tất cả các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua, bơ) trong vài tuần để xem bé có bớt hơn không.

Ăn lên đến 12 oz (340 g) các loại cá và hải sản mỗi tuần rất tốt cho bạn và em bé của bạn, nhưng tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, chẳng hạn như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. Cá ngừ trắng đóng hộp (canned light tuna) có hàm lượng thủy ngân thấp hơn loại cá ngừ albacore.

Dược phẩm

Mặc dù nhiều loại thuốc an toàn khi sử dụng trong giai đoạn cho con bú, hầu hết các thuốc sẽ đi vào sữa mẹ ở mức độ nào đó và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn. Để an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, thậm chí với cả thuốc không kê đơn.

Thảo dược

Cũng như các loại thuốc dược phẩm, thảo dược có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như em bé của bạn. Không giống như thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn, thảo dược không được quy định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên không đảm bảo tính an toàn, công dụng hay độ tinh khiết. Và rất ít thảo dược đã được nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của chúng đối với trẻ bú mẹ – vì vậy ngay cả các chuyên gia cũng không hoàn toàn chắc chắn liệu chúng có an toàn hay không.

thao moc

Nguồn ảnh: www.sweetiepieorganics.com

Các loại thảo dược chẳng hạn như là cỏ ba lá Hy Lạp (cỏ cà ri) (fenugreek) và thì là (fennel) đã được sử dụng qua hàng thế kỷ để thúc đẩy sự tạo sữa mẹ, nhưng ít có nghiên cứu cho biết các loại thảo mộc này có hiệu quả như thế nào hoặc chúng ảnh hưởng như thế nào đến em bé.

Và trong khi thảo mộc họ hoa cúc thường được coi là an toàn, nó thường được kết hợp với mao lương hoa vàng (goldenseal). Mao lương hoa vàng có thể gây độc với liều lượng vừa phải và các chuyên gia chưa hiểu rõ về ảnh hưởng của nó đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Hãy tránh nguy hiểm và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào.

Hầu hết các loại thảo mộc sử dụng để nấu ăn – chẳng hạn như tỏi, thì là (dill) và cây xô hương (sage) thì tốt đối với chế độ hằng ngày. Nhưng một số có thể gây ra vấn đề nếu bạn tiêu thụ chúng với hàm lượng lớn hoặc dạng cô đặc, chẳng hạn như ở dạng dược phẩm hoặc trà.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến một số tương tác có thể có giữa các loại thảo mộc này với các loại thảo mộc khác cũng như giữa các loại thảo mộc và các loại thuốc. Bạn có thể tham khảo ý kiến của ​​thầy thuốc đông y có kiến ​​thức về sự tiết sữa và mức độ an toàn khi sử dụng các loại thảo mộc trong thời kỳ cho con bú.

Nhiều chế phẩm thảo dược chứa rất ít hoặc không có các thành phần hoạt chất được tìm thấy trong các loại thảo dược. Vì vậy, điều quan trọng là nên mua các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa từ các nhà sản xuất uy tín.

Thảo dược Những điều cần biết
Cúc La Mã (chamomile) (Đức), hoa họ cúc, gừng Thường dùng như trà, các loại thảo dược này có thể an toàn với các bà mẹ cho con bú ở liều thông thường. Các loại thảo dược trong trà thường ở dạng cô đặc. Nên thận trọng khi dùng tất cả các loại trà thảo dược, đặc biệt khi bạn không biết tất cả các thành phần trong đó. (Tránh dùng mao lương hoa vàng, thường được kết hợp với thảo dược họ hoa cúc. Nó có thể gây độc với liều lượng vừa phải và các chuyên gia nói rằng trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương não sau khi được tiếp xúc với nó.)
Cỏ ba lá Hy Lạp, hoa hồi, hoa lưu ly (borage), lá mâm xôi, cây kế sữa (blessed thistle), thì là, tỏi, cây tầm ma, hạt cây thì là (fennel seed), cây goat’s rue, rễ của cây false unicorn, cây mã tiên thảo (còn gọi là cỏ roi ngựa) Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc các chuyên gia thảo dược uy tín trước khi dùng bất kỳ trong các loại thảo dược này. Mặc dù chúng thường được sử dụng để tăng sữa, không phải tất cả đã được khoa học chứng minh là an toàn và hiệu quả. Cỏ ba lá Hy Lạp, được dùng trong nhiều chế phẩm thảo dược để tăng lượng sữa, có thể không an toàn cho người bị tiểu đường.
Cúc thảo dược (feverfew) Thảo mộc này được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Mặc dù chưa có vấn đề gì xảy ra được biết khi sử dụng nó trong khi cho con bú, nhưng các Cơ sở Dữ liệu Tổng hợp về Thuốc Tự nhiên (Natural Medicines Comprehensive Database, NMCD) cho rằng tốt nhất là nên tránh dùng nó nếu bạn đang cho con bú vì chưa đủ hiểu biết về an toàn của nó.
Cây St. John’s wort Thảo dược này được sử dụng để điều trị trầm cảm. Các nghiên cứu về trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cho thấy khi mẹ đang dùng loại thảo dược này thì trong máu của trẻ sơ sinh không phát hiện được liều lượng nào và không nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, NMCD báo cáo rằng những trẻ bú mẹ mà mẹ dùng cây St. John’s wort có thể bị bơ phờ hoặc buồn ngủ và đau bụng do co thắt. NMCD khuyên các bà mẹ cho con bú nên tránh dùng cây St. John’s wort cho đến khi có nhiều hiểu biết hơn về tác dụng của nó đối với trẻ bú mẹ. Cây St. John’s wort có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Trái của cây chaste Trong khi loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để thúc đẩy sự tiết sữa, nó có thể là không an toàn. Và một số nghiên cứu cho thấy rằng loại thảo dược này làm giảm hơn là làm tăng sự tiết sữa.
Nha đam, tiểu hồi, vỏ và hạt cây hắc mai, blue cohosh, dầu hạt cây carum (caraway oil), vỏ cây hắc mai (cascara sagrada), lá cây khoản đông, cây hoa chuông (comfrey), cây germander, trà gordolobo yerba, cây rắn trắng Ấn Độ (snakeroot), cây tam thất (kim bất hoán), cây kava, dầu cây sầu đâu, trà mate tea, cây tầm gửi (mistletoe), dầu cây bạc hà hăng (pennyroyal), dầu cây bạc hà cay (peppermint), cúc móng ngựa (petasite), rễ cây đại hoàng (rhubarb), cây xô hương, cây skullcap, cây nho gấu Thomas Hale, giáo sư Nhi khoa tại Đại học Texas Tech và là tác giả của quyển sách Dược phẩm và Sữa mẹ, khuyên rằng nên tránh dùng các loại thảo dược này trong khi cho con bú. Nó có thể gây cản trở việc tiết sữa và một số có thể gây hại cho em bé của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_breast-milk-interactions-chart_8788.bc

Bài viết Những tương tác với sữa mẹ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nguồn cung sữa thấp https://thucphamcongdong.vn/nguon-cung-sua-thap-1-b-b-20.html Wed, 29 Jun 2016 16:31:44 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6247 Nguồn cung sữa thấp

Hầu hết các bà mẹ đều trải qua giai đoạn tự hỏi liệu lượng sữa của mình có đủ hay không, đặc biệt khi họ bắt đầu cho con bú.

Bài viết Nguồn cung sữa thấp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nguồn cung sữa thấp

Nguồn cung sữa thấp
(Nguồn ảnh: www.modernwellnessguide.com)

 

Thế nào là nguồn cung sữa thấp?

Hầu hết các bà mẹ đều trải qua giai đoạn tự hỏi liệu lượng sữa của mình có đủ hay không, đặc biệt khi họ bắt đầu cho con bú.

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng sữa của họ ít nhưng thật ra không phải vậy. Điều này có thể xảy ra khi bạn mất cảm giác căng ở bầu sữa hoặc khi sữa ngừng rỉ khỏi đầu vú. Tuy nhiên đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã điều chỉnh theo nhu cầu của con bạn. Một em bé ở giai đoạn tăng trưởng bứt phá cần nhiều sữa hơn bình thường và việc bé bú thường xuyên hơn sẽ làm cho ngực bạn bớt căng hơn trước.

Trong hầu hết trường hợp, kể cả bé đang bú nhiều sữa hơn hoặc là nguồn sữa mẹ đang ít đi đều có thể được sửa chữa lại cho đúng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nguồn cung sữa thấp có thể khiến bé có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc kiểm tra là hết sức quan trọng.

Nguyên nhân nào làm cho nguồn cung sữa thấp?

Nguồn sữa mẹ có thể tạm thời giảm đi nếu người mẹ không cho con bú thường xuyên vì đang bị đau đầu vú, hoặc bạn thờ ơ với việc cho con bú hoặc kỹ thuật cho bú không đúng. Những loại thuốc chữa bệnh hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa. Đối với một số phụ nữ, những điều kiện thể chất và sinh học như rối loạn hóc môn hoặc phẫu thuật ngực cũng làm nguồn sữa của họ ít đi.

Mặc dù vậy, đối với hầu hết phụ nữ, vấn đề thật sự không nằm ở việc tạo sữa mà ở việc làm thế nào để bé bú được sữa. Họ tạo ra rất nhiều sữa nhưng vì một vài lý do như kỹ thuật cho bú không đúng mà con họ không được cung cấp đủ sữa.

Làm sao biết được con tôi có đủ sữa không?

Sau đây là một vài cách bạn có thể nhận biết:

  • Con bạn thường tăng khoảng 1 oz (khoảng 28 g) mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên và sẽ tăng khoảng nửa oz (14 g) từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 (những đứa trẻ mới sinh thường giảm một ít trọng lượng vào những ngày đầu tiên trước khi tăng cân trở lại). Con bạn sẽ trở về cân nặng bình thường sau 10 đến 14 ngày sau khi sinh. Tăng cân là một bằng chứng tốt nhất cho thấy con bạn bú đủ sữa.
  • Trong tháng đầu tiên, con bạn đi đại tiện ít nhất 3 lần trong 1 ngày và phân có màu vàng xanh vào ngày thứ 5 sau khi sinh. Sau tháng đầu tiên, tần suất đi đại tiện sẽ ít hơn. Một số em bé thậm chí một hai ngày mới đại tiện.
  • Con bạn bú thường xuyên (mỗi hai đến ba giờ) ít nhất 8 lần trong ngày.
  • Bạn nghe thấy con bạn nuốt và thỉnh thoảng thấy sữa ở khóe miệng bé.
  • Con bạn khỏe khoắn và năng động
  • Con bạn làm ướt 7 đến 8 miếng tã vải mỗi ngày, hoặc 5 đến 6 miếng tã loại dùng một lần. Tã dùng một lần thấm hút rất nhanh và khó nhận biết khi bị ướt. Nếu bạn không chắc, hãy so sánh trọng lượng của tã đó với tã khô. Tã ướt sẽ nặng hơn một chút.

(Lưu ý: chỉ yếu tố tã ướt không đủ để khẳng định liệu con bạn có bú đủ sữa không: một em bé thiếu nước vẫn có thể làm ướt tã. Phân và sự tăng cân là những dấu hiệu tốt nhất cho thấy con bạn như thế nào).

Làm cách nào để tăng nguồn cung sữa?

Nếu bạn không tạo ra được nhiều sữa như bạn (và con bạn) mong muốn, hãy thử những cách sau:

  • Gặp bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực cho con bú. Họ sẽ xem xét con bạn và cho những lời khuyên để tăng nguồn cung sữa.
  • Cho bé bú thường xuyên, việc cho con bú thường xuyên sẽ kích thích cơ thể bạn tạo ra nhiều sữa hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn cho bú đều cả hai ngực.
  • Tạo tư thế cho bú thoải mái nhất có thể. Bác sĩ có thể tư vấn để bạn có được tư thế cho bú phù hợp.
  • Khi con bạn đang bú và nuốt chậm lại, hãy dùng sức ép vào ngực để làm tăng lượng sữa cho bé và làm cạn bầu sữa. Khi dòng sữa dường như đã cạn kiệt thậm chí khi bạn đã tạo sức ép thì bạn hãy đổi bên và lặp lại các thao tác trên. Duy trì việc chuyển đổi qua lại giữa các bên ngực cho đến khi con bạn no và dừng bú.

* Kích thích cơ thể tạo ra nhiều sữa hơn bằng việc thêm công đoạn hút sữa giữa các lần cho con bú. Dự trữ sữa bạn hút được cho bé dùng vào những lần cho bú tiếp theo nếu cần, cho đến khi nguồn sữa của bạn tăng lên.

* Đừng bổ sung vào chế độ ăn của bé bất kì loại thực phẩm rắn nào hoặc sữa công thức trừ khi bạn và bác sĩ quyết định rằng con bạn cần thêm những dưỡng chất bổ sung vì lý do sức khỏe đặc biệt của bé.

* Tránh sử dụng núm vú giả. Thay vào đó hãy khuyến khích bé thấy thoải mái với vú mẹ – việc bé bú sẽ kích thích việc tạo sữa của bạn.

  • Một em bé đang buồn ngủ cần được đánh thức và khuyến khích bú nhiều hơn (nhờ vậy kích thích tuyến sữa của bạn tạo ra nhiều sữa hơn). Để giữ cho bé thức và thích thú, hãy cố gắng đổi bên thường xuyên, thay đổi tư thế và thậm chí không mặc đồ cho bé. Một số bà mẹ chơi đùa với chân em bé trong thời gian bé bú để giúp bé thức.
  • Những bà mẹ nhận thấy sữa của mình thật sự ít thì có thể cần kiểm tra tuyến giáp. Nội tiết tố ở tuyến giáp thấp được biết là nguyên nhân làm giảm nguồn cung sữa.
  • Nếu bạn không chắc là con mình đang bú tốt hoặc vẫn lo ngại về lượng sữa của mình, hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa về việc cho con bú để được hỗ trợ.

Cân nhắc về những loại thảo mộc tốt cho việc tạo sữa (được gọi là galactogogues). Bạn sẽ cần kiểm tra với những nhà nghiên cứu thảo mộc có tiếng hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe về sự an toàn của một số loại thảo mộc đặc thù trong giai đoạn cho bú. Bạn cũng cần kiểm tra biểu đồ sự tương tác sữa mẹ.

Nếu bạn đã thử những phương thức này nhưng vẫn không hiệu quả; bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn có thể đề nghị uống thuốc để làm tăng lượng sữa và theo dõi chặt chẽ tình trạng, sự tiến triển khi bạn đang điều trị.

Thiếu sữa sẽ ảnh hưởng thế nào đến bé?

Nếu con bạn thường xuyên bị thiếu sữa, bé có thể khó tăng cân và tình trạng này hạn chế sự phát triển trí tuệ và thể chất của bé. Hãy gọi cho bác sĩ và lên lịch kiểm tra ngay nếu con bạn không tăng cân hoặc đang giảm cân nặng. Những kỹ thuật cho bú cải tiến có thể hỗ trợ nhưng một số trường hợp chậm tăng cân còn là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_low-milk-supply_8487.bc

 

 

 

 

Bài viết Nguồn cung sữa thấp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Tôi đang sử dụng thuốc. Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì? https://thucphamcongdong.vn/toi-dang-su-dung-thuoc-bac-si-cua-toi-noi-ve-bom-va-do-sua-dieu-do-co-nghia-la-gi-1-b-b-6.html Wed, 29 Jun 2016 15:55:29 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6244 Tôi đang sử dụng thuốc. Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì

Bơm và đổ sữa nghĩa là sử dụng một dụng cụ bơm sữa để lấy hết sữa từ vú của bạn và đổ bỏ sữa đi. Làm việc này khi bạn không thể hoặc không nên cho trẻ bú sữa...

Bài viết Tôi đang sử dụng thuốc. Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Tôi đang sử dụng thuốc. Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì

Tôi đang sử dụng thuốc. Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì
(Nguồn ảnh: themilkmeg.com)

Bơm và đổ sữa nghĩa là sử dụng một dụng cụ bơm sữa để lấy hết sữa từ vú của bạn và đổ bỏ sữa đi. Làm việc này khi bạn không thể hoặc không nên cho trẻ bú sữa của bạn, nó có thể giúp duy trì nguồn sữa và cuối cùng bạn có thể bắt đầu cho con bú lại.

Bác sĩ có thể khuyên bạn bơm và đổ sữa trong khi bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó. Mặc dù nhiều loại thuốc là an toàn khi đang trong thời kỳ cho con bú, một số loại thuốc khác lại có hại và có thể được truyền cho bé thông qua sữa mẹ.

Nếu bác sĩ khuyên bạn ngừng cho con bú trong khi dùng thuốc, trước tiên hãy yêu cầu một loại thuốc thay thế an toàn cho em bé của bạn.

Một số bác sĩ thận trọng quá mức, vì vậy bạn cũng có thể kiểm tra với một cố vấn về việc cho con bú bằng sữa mẹ để biết được những thông tin cập nhật về sự an toàn hay nguy cơ của một loại thuốc nhất định và việc loại thuốc đó có được tìm thấy trong sữa mẹ hay không. Có thể bạn sẽ uống thuốc ngay sau khi cho con bú, và đợi cho đến khi ngay trước liều tiếp theo thì lại cho con bú lần nữa.

Nếu bạn biết trước rằng bạn sẽ phải bơm và đổ sữa, hãy xem xét việc để dành đủ sữa trước lúc đó bằng cách bơm và lạnh đông nó.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_im-on-medication-my-doctor-says-to-pump-and-dump-what-does-t_8929.bc

Bài viết Tôi đang sử dụng thuốc. Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Trẻ em bú sữa mẹ có bị đầy hơi khi mẹ ăn một số loại thực phẩm nhất định không? https://thucphamcongdong.vn/tre-em-bu-sua-me-co-bi-day-hoi-khi-me-an-mot-so-loai-thuc-pham-nhat-dinh-khong-1-b-b-61.html Wed, 15 Jun 2016 15:09:51 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5914

Bé bị đầy hơi quá mức hoặc là rất khó chịu, bạn nên chú ý chế độ ăn uống của bạn hoặc cách mà bạn đang cho bé bú.

Bài viết Trẻ em bú sữa mẹ có bị đầy hơi khi mẹ ăn một số loại thực phẩm nhất định không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1.b.b.61
www.livestrong.com

Bé bú sữa mẹ (hoặc bú bình, cho vấn đề này) đều sẽ bị đầy hơi, bất kể bé được cho bú sữa gì. Hơi chỉ đơn giản là một phần của quá trình hoạt động tiêu hóa mà tất cả mọi người kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn đều có. Đối với trẻ sơ sinh thì việc đầy hơi chỉ đơn giản là ít có thể kiềm chế hơn so với người lớn và có xu hướng thể hiện rõ ra ngoài mặc dù đây không phải là vấn đề gì lớn.

Trong hầu hết các trường hợp, khi bé bị đầy hơi thì không cần phải lo lắng. Và nó không có nghĩa là bạn đã ăn thứ gì đó không nên ăn. Tuy nhiên, nếu bé bị đầy hơi quá mức hoặc là rất khó chịu, bạn nên chú ý chế độ ăn uống của bạn hoặc cách mà bạn đang cho bé bú.

Bạn có thể ăn những món khoái khẩu của bản thân mà không gây ảnh hưởng cho đường tiêu hóa của bé. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bé bị đầy hơi vì nhạy cảm với thực phẩm thì đừng bận tâm mà loại bỏ những món khoái khẩu đó khỏi thực đơn của bạn. Nghe có vẻ lạ nhưng bông cải xanh, bắp cải, tỏi, thức ăn cay và khoai tây chiên không ảnh hưởng đến sữa mẹ bởi vì đầy hơi từ những thực phẩm này chỉ là một phản ứng cục bộ trong đường tiêu hóa của bạn.

Thủ phạm có khả năng nhất chính là các sản phẩm sữa trong chế độ ăn uống của bạn như là sữa, pho mát, sữa chua, bánh pudding, kem, hoặc bất kỳ thực phẩm nào có sữa, sản phẩm sữa, hoặc chứa casein, whey, hay natri caseinate. Ngoài ra lúa mì, ngô, cá, trứng, hoặc đậu phộng cũng có thể gây ra vấn đề tương tự. Đừng khắc khe hạn chế chế độ ăn uống của bạn chỉ vì những linh cảm của bản thân là em bé của bạn bị nhạy cảm với thực phẩm, nhưng nếu bạn nghi ngờ rằng có một loại thực phẩm đặc biệt nào đó gây ảnh hưởng xấu đến bé, bạn có thể thử loại bỏ nó trong một tuần để xem như thế nào. Một số thực phẩm có thể mất nhiều thời gian hơn một tuần để có thể hoàn toàn rõ ràng, nhưng bạn sẽ thấy sự cải thiện trong thái độ của bé trong vòng một vài ngày.

Nếu bé có diễn biến tốt hơn khi bạn kiêng ăn loại thực phẩm đó thì hãy thử ăn nó một lần nữa để xem phản ứng của bé như thế nào. Nó có thể khó khăn mất thời gian, nhưng bằng cách loại bỏ một loại thức ăn nghi ngờ trong một thời gian bạn có thể tìm ra những gì bé không thích. Bạn cũng có thể nhờ các nhà tư vấn cho con bú, những người có thể giúp bạn đánh giá những gì đang xảy ra.

Nếu bạn có dư nhiều sữa (như thể bạn có thể cung cấp cho toàn bộ trẻ em trong nhà trẻ của nhà thờ và còn có dư thừa), em bé của bạn có thể bị hiện tượng được gọi là “quá tải đường lactose” ( lactose overload). Điều này xảy ra nếu em bé của bạn nhận được quá nhiều sữa non, trong đó có ít chất béo để làm chậm quá trình tiêu hóa. Kết quả là, các enzyme tiêu hóa lactose trong hệ thống của trẻ không được giải phóng đủ nhanh để thực hiện công việc của mình.

Để đối phó với vấn đề này, bạn chỉ nên cho bú một bên vú cho mỗi lần bú hoặc hai lần một bên trước khi đổi qua bên kia. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên hỏi ý kiến của nhà tư vấn cho con bú để đảm bảo đây là vấn đề trước khi bạn thử cho con bú một bên mỗi lần. Nếu không, bạn sẽ vô tình làm giảm đi nguồn sữa của bạn.

Tài liệu tham khảo

 http://www.babycenter.com/404_will-my-breastfed-baby-get-gas-if-i-eat-certain-foods_9233.bc

 

Bài viết Trẻ em bú sữa mẹ có bị đầy hơi khi mẹ ăn một số loại thực phẩm nhất định không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Có nên uống nước cam khi đang cho con bú? https://thucphamcongdong.vn/co-nen-uong-nuoc-cam-khi-dang-cho-con-bu-1-b-b-60.html Wed, 15 Jun 2016 14:55:35 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5909

Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác rất tốt cho các bà mẹ sau khi sinh, nhưng một số bà mẹ thấy rằng nếu họ uống vài ly lớn một ngày, đặc biệt là trong thời gian cho con bú, nước trái cây có thể ảnh hưởng đến em bé.

Bài viết Có nên uống nước cam khi đang cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1.b.b.60
www.momjunction.com

Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác rất tốt cho các bà mẹ sau khi sinh, nhưng một số bà mẹ thấy rằng nếu họ uống vài ly lớn một ngày, đặc biệt là trong thời gian cho con bú, nước trái cây có thể ảnh hưởng đến em bé. Trong vài tháng đầu đời của bé, đường ruột của bé chưa trưởng thành và có thể nhạy cảm với một lượng lớn của một số loại thực phẩm nhất định, bao gồm cam quýt. Nếu bạn nhận thấy rằng bé có bất kỳ bất thường nào hoặc giống như bị đầy hơi, hoặc bị ói sữa trong vài giờ sau khi bú, hãy thử cắt giảm việc sử dụng cam quýt còn khoảng 1 ly vào bữa sáng, thay vào đó là uống nước trong thời gian cho con bú cho đến khi đường ruột của bé được phát triển hơn, thường là khoảng 3-4 tháng tuổi.

Tài liệu tham khảo

 http://www.babycenter.com/404_should-i-drink-orange-juice-if-im-breastfeeding_8837.bc

Bài viết Có nên uống nước cam khi đang cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>