Dinh dưỡng – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.22 10 lợi ích tuyệt vời của trà xanh https://thucphamcongdong.vn/1-e-17-10-loi-ich-tuyet-voi-cua-tra-xanh.html Sat, 09 Jul 2022 09:58:44 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50259

Trà xanh không chỉ là thức uống giải khát mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất này được cho là có khả năng cải thiện chức năng não, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Bài viết 10 lợi ích tuyệt vời của trà xanh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Trà xanh không chỉ là thức uống giải khát mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất này được cho là có khả năng cải thiện chức năng não, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Những hợp chất có hoạt tính sinh học trong trà xanh

Trà xanh chứa nhiều polyphenol, là hợp chất tự nhiên có thể giúp giảm viêm và chống lại bệnh ung thư.

Ngoài ra, lá trà xanh có chứa catechin, còn gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Nghiên cứu cho thấy chất EGCG trong trà còn có thể bổ trợ trong quá trình điều trị một vài bệnh tật khác.

Những hợp chất này giúp làm giảm hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Những gốc tự do được cho là có liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể và các bệnh khác.

Trà xanh cũng chứa hàm lượng nhỏ các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Bạn nên chọn những nhãn hiệu trà xanh có chất lượng cao, bởi những sản phẩm kém chất lượng có thể chứa các tạp chất có hại.

Tóm lại: trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa polyphenol có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hợp chất catechin EGCG.

Trà xanh có thể giảm tình trạng hôi miệng

Catechin trong trà xanh có lợi cho sức khỏe răng miệng và làm giảm hôi miệng.

Streptococcus mutans là loại vi khuẩn phổ biến trong miệng và là nguyên nhân hình thành mảng bám răng và gây sâu răng.

Một vài nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin có thể ngăn chặn vi khuẩn phát triển và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể về lượng trà xanh cần uống để đạt được hiệu ứng tương tự.

Tóm lại: Chất catechin trong trà xanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường miệng và giúp giảm hôi miệng.

Trà xanh có thể cải thiện chức năng não bộ

Trà xanh không chỉ giúp tỉnh táo, nó còn có thể giúp tăng cường chức năng não bộ.

Trong trà xanh chứa caffeine và axit amin L-theanine, hai chất có khả năng vượt qua các tế bào nội mô bảo vệ não còn gọi là “hàng rào máu não” (blood-brain barrier), để tạo ra hiệu ứng kích thích thần kinh.

Thành phần tác động chính là caffeine. Caffeine làm bất hoạt chất ức chế dẫn truyền thần kinh gọi là adenosine, từ đó kích hoạt các tế bào thần kinh và tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh giống như dopamine và norepinephrine.

Ngoài ra, chất L-theanine trong trà còn làm tăng hoạt tính của chất ức chế dẫn truyền thần kinh GABA, từ đó giúp giảm lo âu. Nó cũng làm tăng lượng dopamine và sản sinh ra sóng não alpha.

Các nghiên cứu cho thấy caffeine và L- theanine có thể tương tác với nhau và và giúp cải thiện các chức năng não bộ, bao gồm tâm trạng, cảm giác tỉnh táo, tốc độ phản xạ và trí nhớ. Hơn nữa, trà xanh không chứa quá nhiều caffeine như cà phê, nhưng lượng caffeine vẫn đủ để tạo trạng thái tập trung mà không gây hiệu ứng bồn chồn.

Tóm lại: trà xanh chứa ít caffeine hơn so với cà phê, nhưng vẫn đủ để tạo hiệu ứng tỉnh táo. Chất axit amin L-theanine cùng với caffeine trong trà còn giúp cải thiện chức năng não bộ.

Trà xanh có thể giúp ngăn ngừa lão hóa não

Trà xanh không chỉ giúp cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn, nó cũng có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa não tự nhiên do tuổi tác.

Những nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy hợp chất catechin trong trà xanh có tính năng bảo vệ các tế bào thần kinh, làm giảm nguy cơ mất trí nhớ.

Tóm lại: những hoạt chất sinh học trong trà xanh có thể giúp bảo vệ não bộ, giảm nguy cơ mất trí nhớ và cải thiện tình trạng thoái hóa thần kinh do tuổi tác.

Trà xanh làm tăng đốt cháy mỡ cơ thể

Trà xanh còn là một trong những thành phần phổ biến trong các chế phẩm bổ sung được quảng cáo là có thể giúp giảm béo.

Vẫn chưa có kết luận khoa học chính xác về tác dụng này của trà xanh. Một vài nghiên cứucho thấy trà xanh có khả năng đốt cháy mỡ và tăng cường trao đổi chất.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại không cho thấy bất kỳ thay đổi nào về tốc độ trao đổi chất.

Một nghiên cứu thử nghiệm trên 10 nam giới khỏe mạnh, kết quả cho thấy khả năng đốt cháy calo của họ tăng 4% khi dùng chiết xuất trà xanh. Một nghiên cứu khác trên 12 nam giới khỏe mạnh cho thấy chiết xuất trà xanh làm tăng quá trình oxy hóa chất béo lên 17%, so với nhóm chỉ dùng giả dược

Ngoài ra, caffeine trong trà còn được cho là có thể giúp tăng hiệu suất tập luyện thể chất bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ để tạo năng lượng cho cơ thể. Hai báo cáo tổng hợp các các kết quả nghiên cứu về caffeine cho thấy chất này có khả năng tăng cường hiệu quả tập luyện lên 11-12%.

Tóm lại: trà xanh được cho là có thể giúp tăng cường trao đối chất và đốt cháy chất béo. Mặc dù vậy, vẫn chưa có kết luận khoa học thống nhất về hiệu quả này của trà xanh.

Trà xanh có thể giúp giảm cân

Trà xanh có thể giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, do đó có thể giúp bạn giảm cân, đặc biệt là ở vùng bụng.

Một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện trên 240 người béo phì trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy nhóm dùng trà xanh đã giảm đáng kể trong cơ thể tỷ lệ mỡ trong cơ thể, cân nặng, vòng eo và mỡ bụng, so với nhóm đối chứng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại không cho thấy thay đổi đáng kể về mặt thống kê khi dùng trà xanh với mục đích giảm cân. Do đó, vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để kết luận về công dụng giảm cân của trà xanh.

Tóm lại: Một số nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giúp giảm cân, đặc biệt là giảm mỡ bụng.

Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể làm giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Nó thường xảy ra do nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến sự phát triển quá mức và không kiểm soát của các tế bào.

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại quá trình tổn thương oxy hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng các tổn thương oxy hóa có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính, dẫn đến các bệnh mạn tính, kể cả ung thư.

Các hợp chất trong trà xanh được cho là có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

  • Ung thư vú: đây là một trong những loại ung thư phổ biển nhất ở nữ giới. Kết quả phân tích tổng hợp từ những nghiên cứu quan sát cho thấy uống trà xanh thường xuyên giảm 20%-30% nguy cơ mắc bệnh ở nữ.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: một nghiên cứu cho thấy trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc ung thư xâm lấn ở nam giới.
  • Ung thư đại trực tràng: phân tích dựa trên kết quả từ 29 nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh làm giảm 42% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Tuy nhiên, các kết quả này vẫn cần được củng cố thêm bởi nhiều nghiên cứu sâu và có quy mô lớn hơn.

Để đạt hiệu quả sức khỏe tối đa, bạn cần lưu ý không nên pha sữa vào trà xanh vì nó được cho là có thể làm giảm tác dụng chống oxy hóa của trà.

Tóm lại: trà xanh có các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống trà xanh có nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư thấp hơn.

Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng trong thập kỷ gần đây.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao do cơ thể kháng insulin hoặc không tạo đủ insulin.

Một số nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin và giảm lượng đường trong máu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thói quen uống trà xanh ở người Nhật giúp họ giảm 42% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đánh giá tổng hợp từ 7 nghiên cứu với 286.701 người tham gia cho thấy uống trà giúp giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tóm lại: Một số thử nghiệm có đối chứng cho thấy trà xanh có thể giúp giảm nhẹ lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trà xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các bệnh lý tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao huyết áp, v.v. là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể cải thiện mức cholesterol toàn phần, đặt biệt là cholesterol xấu LDL (low-density lipoprotein).

Trà xanh cũng làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Số liệu nghiên cứu cho thấy những người uống trà xanh giảm 31% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Tóm lại: Trà xanh có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL, cũng như bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi oxy hóa. Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy uống trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trà xanh có thể giúp bạn sống lâu hơn

Một số hợp chất trong trà xanh có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư và bệnh tim, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ.

Trong một nghiên cứu kéo dài 11 năm trên 40.530 người Nhật ở độ tuổi trưởng thành, kết quả cho thấy nguy cơ tử vong giảm nhiều nhất ở nhóm người uống nhiều trà xanh nhất (ít nhất 5 ly mỗi ngày). Cụ thể thói quen uống trà xanh giúp giảm:

  • Nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân: 23% ở phụ nữ, 12% ở nam giới.
  • Nguy cơ tử vong do bệnh tim: 31% ở phụ nữ, 22% ở nam giới.
  • Nguy cơ tử vong do đột quỵ: 42% ở phụ nữ, 35% ở nam giới.

Một nghiên cứu khác trên 14.001 người cao tuổi Nhật Bản cho thấy uống trà xanh giảm 76% nguy cơ tử vong trong giai đoạn nghiên cứu 6 năm.

Tóm lại: Các nghiên cứu cho thấy uống trà xanh có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

Thông điệp cần nhớ

Trà xanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nếu muốn cảm thấy tốt hơn, giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bạn có thể cân nhắc việc tạo thói quen trà xanh hàng ngày.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-green-tea

Bài viết 10 lợi ích tuyệt vời của trà xanh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Tiểu đường: nên và không nên chọn trái cây nào để ổn định đường huyết https://thucphamcongdong.vn/tieu-duong-nen-va-khong-nen-chon-trai-cay-nao-de-on-dinh-duong-huyet-1-d-2-22.html Wed, 16 Feb 2022 08:43:30 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50152 dinh duong tieu duong loai 2

Ăn trái cây là một cách tuyệt vời và lành mạnh để giảm cơn đói và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường. Thế nên không khó hiểu khi rất nhiều bạn đọc thắc mắc: Liệu những người bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây?

Bài viết Tiểu đường: nên và không nên chọn trái cây nào để ổn định đường huyết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
dinh duong tieu duong loai 2

 

Ăn trái cây là một cách tuyệt vời và lành mạnh để giảm cơn đói và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường. Ăn thực phẩm nhiều đường lại có thể làm lượng đường trong máu tăng cao, hoàn toàn không tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.

Thế nên không khó hiểu khi rất nhiều bạn đọc thắc mắc: Liệu những người bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây?

Đường trong trái cây là đường “tốt” hơn

Nhiều người tin rằng trái cây có lượng đường cao, do đó bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn trái cây.

Điều này sai. Đường trong trái cây tươi không giống như loại đường sucrose tự do – thủ phạm chính gây tăng đường trong máu.

Đường sucrose tự do (dễ hình dung nhất là đường mía ta ăn hàng ngày) là loại đường được thêm vào trong bánh kẹo, trái cây đã qua chế biến và có mặt tự nhiên trong mía, mật ong, sirô, mật hoa, nước ép trái cây rau củ quả. Loại đường này dễ được hấp thu vào máu nên có thể làm tăng nhanh chỉ số đường trong máu.

Trong khi đó, đường trong trái cây tươi phần lớn là đường fructose – loại đường không có ảnh hưởng đến lượng đường huyết hay insulin trong máu, và phần nhỏ hơn là đường sucrose. Nhờ thành phần chất xơ trong trái cây, đường sucrose này cũng không làm tăng đường trong máu nhanh như loại đường hay sirô đã được tinh chế.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA – American Diabetes Association), bất kỳ trái cây nào cũng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường, miễn là người ăn không bị dị ứng.

Một nghiên cứu vào năm 2017 cũng chỉ ra rằng những người ăn nhiều trái cây sẽ ít bị mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trái cây đều tốt như nhau.

Trái cây tươi, đông lạnh hoặc trái cây đóng hộp trong nước ép trái cây tự nhiên sẽ tốt hơn các loại trái cây đã được chế biến và bổ sung đường trong quá trình sản xuất – lượng đường thêm vào này có thể làm tăng đường trong máu của người uống.

Dù vậy, ngay cả với trái cây tươi thì cũng không phải tất cả đều tốt như nhau cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái cây và chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index) cho biết khả năng làm tăng đường trong máu của thực phẩm. Đây là một chỉ số hữu hiệu giúp bệnh nhân tiểu đường chọn lựa thực phẩm một cách an toàn và hiệu quả.

Chỉ số GI có thang đo từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI càng cao càng có khả năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

Mặc dù các loại trái cây có chỉ số GI cao (từ 70 trở lên) vẫn được xem là an toàn cho người bị tiểu đường, nhưng những thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Nhóm trái cây có chỉ số GI cao nên hạn chế bao gồm: dưa hấu, quả chà là khô, chuối chín nẫu (chín rục), dứa (thơm)…

Thực phẩm có chỉ số GI thấp (từ 0 đến 49) gồm các loại trái cây: ổi, trái trâm (mốc), mãng cầu xiêm, dừa, táo, bơ, quít, mâm xôi đen, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây…

Thực phẩm có chỉ số GI trung bình là từ 50 đến 69, gồm các loại trái cây: đu đủ, măng cụt, hồng giòn, sung, nho, kiwi, xoài, cam, nho khô, chuối sắp chín tới, dưa lưới, mãng cầu ta…

Hai nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình kể trên được Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách những loại trái cây phổ biến bệnh nhân tiểu đường có thể ăn.

Trái cây tươi (Nguồn ảnh: www.maxpixel.net)

Các loại trái cây bệnh nhân tiểu đường nên tránh

Do các loại trái cây có chỉ số GI rất khác nhau như đã liệt kê nên bệnh nhân tiểu đường nên ăn trái cây và các sản phẩm từ trái cây một cách có chọn lọc và kiểm soát, dù việc ăn trái cây nhìn chung có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các loại quả mà người bị tiểu đường nên ăn có kiểm soát bao gồm:

● Trái cây có chỉ số GI cao từ 70 đến 100 như đã giải thích phía trên, ví dụ dưa hấu, quả chà là khô, chuối chín nẫu, dứa (thơm)…

● Trái cây có nhiều chất đường bột: Do tổng lượng đường bột ăn vào ảnh hưởng đến chỉ số đường trong máu nhiều hơn so với chỉ số đường huyết GI, bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi lượng đường bột ăn vào, kể cả từ trái cây. Điều này đặc biệt đúng với một số người bệnh tiểu đường áp dụng chế độ ăn ít carb (low-carb) để giảm thiểu tác động của carbohydrate tới đường huyết.

Nếu bệnh nhân tiểu đường áp dụng phương pháp này, người bệnh nên xác định loại carb nào chứa ít chất dinh dưỡng và không lành mạnh để cắt giảm trước. Trái cây tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy, chỉ nên cắt giảm sau.

Bảng bên dưới liệt kê lượng carb có trong một số trái cây và thực phẩm quen thuộc:

Thực phẩm Hàm lượng carb
1 quả táo cỡ vừa 15–20 gam
1 cái bánh sô cô la (chocolate muffin) 55 gam
1 quả chuối to 30 gam
500 mililit nước ngọt có ga 54 gam
1 khẩu phần trái cây khô 20 gam

● Nước ép trái cây: Theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (The Centers for Disease Control and Prevention – CDC), uống nước ép trái cây làm tăng lượng đường huyết một cách nhanh chóng do hầu hết chất xơ đã bị mất theo thịt quả bị ép thành bã. Nếu ăn trái cây nguyên quả (ăn cả phần thịt quả, không ép lấy nước) thì tỷ lệ hấp thụ đường vào máu chậm hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cũng chứng minh rằng những người ăn trái cây nguyên quả có ít khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người uống một lượng lớn nước ép trái cây.

● Trái cây khô: Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ xác nhận rằng người bị bệnh tiểu đường có thể ăn một lượng nhỏ các loại trái cây sấy. Cần lưu ý rằng nên chọn các loại trái cây khô không được bổ sung thêm đường trong quá trình chế biến.

Nên ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày?

Hầu hết các hướng dẫn khuyên người lớn và trẻ em nên ăn 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày. Điều này cũng áp dụng được cho người bệnh tiểu đường.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Anh quốc, một khẩu phần của các loại trái cây phổ biến tương đương với lượng trái cây như trong bảng sau.

Một khẩu phần ăn Ví dụ
Loại trái cây tươi quả nhỏ: 2 quả hoặc hơn 2 quả mận
2 quả quất (quít)
2 quả kiwi
3 quả mơ (apricot)
6 quả vải
7 quả dâu tây
14 quả chery
Loại trái cây tươi quả trung bình: 1 quả 1 quả táo
1 quả chuối
1 quả lê
1 quả cam
1 quả xuân đào
Loại trái cây tươi quả to: Ít hơn 1 quả Nửa quả bưởi
1 miếng đu đủ kích thước 5 centimet
2 miếng xoài kích thước 5 centimet
Trái cây khô: 30 gam 1 thìa canh nho khô
2 quả sung khô
1 vốc tay chuối khô
Trái cây đóng hộp nguyên nước ép: tương tự như trái cây tươi 1 quả đào hoặc lê
8 miếng bưởi

Phương pháp “Một đĩa thức ăn” (Plate method) khuyến nghị mỗi bữa nên ăn một nửa đĩa gồm rau củ quả. Một nửa đĩa thức ăn còn lại nên là đạm (protein) và tinh bột nhiều chất xơ, ví dụ đậu (đỗ), các thực phẩm từ hạt nguyên cám như cơm gạo lức, mì nui từ bột mì nguyên hạt.

Bị tiểu đường không ăn trái cây? - Sai! Vẫn có mẹo ăn đủ 5 khẩu phần rau + trái cây/ngày - Ảnh 4.
Một đĩa thức ăn theo phương pháp Plate method (Nguồn ảnh: www.chatelaine.com)

Ăn trái cây cũng phải có mẹo

Dưới đây là một số mẹo để giúp đảm bảo ăn đủ 5 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày:

● Trái cây có vị chua: Những loại quả này rất đa dạng và dễ dàng để thêm vào bữa ăn. Ví dụ, thêm chanh vào hải sản, nước chấm hoặc nước trà. Mọi người có thể tự làm nước trái cây bằng cách cho vài lát trái cây vào bình nước và để qua đêm.

● Sinh tố rau và trái cây: Nếu không có thời gian chế biến thì bạn có thể cho hết vào máy xay để làm các món sinh tố từ trái cây (và rau), nhưng chú ý vẫn nên chọn các loại quả có chỉ số GI thấp và không có đường bổ sung. Có thể thêm quế, gừng, bột socola, cà phê, rau thơm như bạc hà, …. để tăng hương vị tùy sở thích.

● Táo: Táo là loại quả phổ biến và ngon miệng khi ăn như bữa tráng miệng hoặc ăn vặt. Khi nấu lên, táo mang lại hương vị đậm đà hơn và là nguyên liệu ưa thích để làm bánh,

● Quả bơ: Bơ là loại trái cây giàu chất béo tốt. Có thể để vài lát bơ ăn với rau sống khi ăn cơm hoặc nghiền ít bơ với thảo mộc và làm đồ chấm cho rau. Có thể thêm vài giọt chanh vào bơ để tăng tính acid.

Bên cạnh đó, Tổ chức Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị người mua nên đọc kỹ bao bì các sản phẩm và nên mua các loại thực phẩm đóng hộp được ghi là:

● Đóng hộp nguyên nước ép (packed in its own juices).

● Không thêm đường (no added sugar).

● Không ngọt (unsweetened).

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/311220#dietary-tips ;

https://www.medicalnewstoday.com/articles/worst-fruits-for-diabetics#portions

Bài viết đã được đăng trên báo Soha.vn ngày 18/12/2021.

Bài viết Tiểu đường: nên và không nên chọn trái cây nào để ổn định đường huyết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Tại sao dầu ô-liu extra virgin là loại chất béo tốt nhất cho sức khỏe? https://thucphamcongdong.vn/tai-sao-dau-o-liu-extra-virgin-la-loai-chat-beo-tot-nhat-cho-suc-khoe-1-e-22.html Fri, 11 Feb 2022 03:31:55 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50127

Vì sao dầu ô-liu extra virgin là loại dầu tốt nhất cho sức khỏe? Thành phần dinh dưỡng của dầu ô-liu. Những tác động có lợi của dầu ô-liu với các bệnh tim mạch, huyết áp,....

Bài viết Tại sao dầu ô-liu extra virgin là loại chất béo tốt nhất cho sức khỏe? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Chất béo trong chế độ ăn uống là điều gây tranh cãi. Bạn sẽ thấy người ta tranh luận về mỡ động vật, dầu từ các loại hạt và những thứ tương tự.

Nhưng hầu hết mọi người đều thừa nhận dầu ô-liu extra virgin chắc chắn là có lợi cho sức khoẻ.

Loại dầu này là một phần trong chế độ ăn uống của vùng Địa Trung Hải, vốn là một chất béo truyền thống trong chế độ ăn uống của một bộ phận dân số khỏe mạnh nhất trên thế giới.

Có khá nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của ô-liu. Những nghiên cứu này cho thấy các axit béo và các chất chống oxi hóa trong dầu có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cũng như cắt giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bài viết dưới đây tổng quan tại sao dầu ô-liu extra virgin lại là loại dầu tốt nhất cho sức khoẻ.

Dầu ô-liu là gì và cách làm ra chúng như thế nào?

Dầu ô-liu là dầu được ép từ quả của cây ô-liu. Quy trình này thực sự đơn giản, bạn chỉ cần ép và dầu sẽ chảy ra.

Tuy nhiên, phương pháp tách dầu hiện đại sẽ bao gồm quá trình chà quả ô-liu, trộn chúng lại với nhau rồi tách dầu khỏi bã bằng phương pháp ly tâm. Sau khi ly tâm, một lượng dầu vẫn còn nằm trong bã, phần dầu này sẽ được chiết xuất bằng dung môi hoá học và được gọi là dầu bã ô-liu (olive pomace oil). Dầu bã ô-liu thường rẻ hơn dầu ô-liu thông thường và cũng có tiếng xấu về chất lượng.

Do đó mua đúng loại dầu ô-liu là điều cực kỳ quan trọng. Có ba loại dầu ô-liu: dầu tinh luyện (refined), dầu virgin và dầu extra virgin. Extra virgin là loại dầu ô-liu ít sử dụng các quá trình tinh chế nhất.

Extra virgin được coi là loại dầu ô-liu tốt nhất cho sức khoẻ. Nó được chiết xuất theo phương pháp tự nhiên, đạt tiêu chuẩn về độ tinh khiết cũng như đáp ứng tính chất cảm quan về mùi vị.

Dầu ô-liu extra virgin có mùi vị đặc trưng với hàm lượng cao chất chống oxi hóa polyphenol, đó là lý do vì sao chúng có lợi cho sức khỏe.

Thông thường thì ta chỉ dùng dầu ô-liu tinh luyện, chúng được trích ly bằng dung môi, xử lý với nhiệt và thậm chí được pha với những loại dầu rẻ hơn như dầu đậu nành và dầu hạt cải.

Vì thế chỉ có dầu loại I mới được xem là dầu ô-liu nguyên chất.

Theo luật thì dầu có gán nhãn là dầu ô-liu (olive oil) thì không được pha trộn với các loại dầu khác. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra nhãn mác cẩn thận và mua từ các nhà cung cấp uy tín.

Tóm lại: Các loại dầu ô-liu hiện đại thường được sản xuất bằng cách chà quả ô-liu và tách dầu khỏi bã bằng phương pháp ly tâm. Extra virgin là loại dầu 100% tự nhiên và có hàm lượng chất kháng oxi hoá cao.

Các chất dinh dưỡng trong dầu ô-liu extra virgin

Công bằng mà nói thì dầu ô-liu extra virgin cực kỳ bổ dưỡng.

Nó chứa một lượng vừa phải vitamin E, K và nhiều loại axit béo có lợi cho sức khỏe.

Hàm lượng dinh dưỡng trong một muỗng canh dầu ô-liu:

  • Chất béo bão hòa: 14%.
  • Chất béo không bão hòa đơn: 73% (hầu hết là axit oleic).
  • Vitamin E: 13% DV (daily value)
  • Vitamin K: 7% DV.

Nhưng điểm nổi bật của dầu ô-liu nguyên chất là hàm lượng cao chất chống oxi hóa. Đây là những hợp chất có hoạt tính sinh học mà có thể chống lại những căn bệnh nghiêm trọng.

Một số chất chống oxi hóa chủ yếu trong dầu ô-liu là hợp chất kháng viêm oleocanthal, cũng như oleuropein, một hợp chất bảo vệ cholesterol LDL khỏi sự oxi hóa.

Một số người đã chỉ trích dầu ô-liu để có tỷ lệ omega-6 trên omega-3 cao (trên 10:1), nhưng hãy nhớ rằng tổng lượng chất béo không bão hòa đa vẫn còn tương đối thấp, vì vậy đây không phải là một nguyên nhân đáng quan ngại.

Tóm lại: dầu ô-liu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và hàm lượng vừa phải vitamin E, K. Dầu ô-liu extra virgin chứa nhiều chất chống oxi hóa, một số chất trong đó có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Dầu ô-liu extra virgin chứa những hợp chất kháng viêm

Nhiều người tin rằng bệnh viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác, bao gồm bệnh tim, ung thư, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường và viêm khớp.

Khả năng kháng viêm được cho là nguyên nhân nằm sau những lợi ích cho sức khoẻ của dầu ô-liu. Có một số bằng chứng cho thấy axit oleic, loại axit béo nổi bật nhất trong dầu ô-liu, có thể làm giảm các dấu hiệu viêm như là protein C-reactive.

Tuy nhiên, tác dụng chống viêm chính dường như được thực hiện gián tiếp bởi các chất chống oxy hóa trong dầu ô-liu, chủ yếu là oleocanthal, đã được chứng minh có tác động tương tự như ibuprofen, một loại thuốc chống viêm phổ biến. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng lượng oleocanthal trong 50 ml (khoảng 3,4 muỗng canh) dầu ô-liu có tác dụng tương tự như 10% liều ibuprofen giảm đau dành cho người trưởng thành.

Ngoài ra còn có một nghiên cứu cho thấy rằng các chất trong dầu ô-liu có thể làm giảm sự biểu hiện của các gen và các loại protein gây viêm.

Hãy nhớ rằng các bệnh viêm nhẹ mãn tính thường có ảnh hưởng ít và phải mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để nó gây tác hại rõ rệt. Ăn nhiều dầu ô-liu có thể giúp ngăn chặn điều này xảy ra, dẫn đến làm giảm nguy cơ các bệnh viêm khác nhau, đặc biệt là bệnh tim.

Tóm lại: Dầu ô-liu có chứa axit oleic và oleocanthal, chất dinh dưỡng mà có thể chống lại chứng viêm. Đây có thể là lý do chính cho lợi ích sức khỏe của dầu ô-liu.

Dầu ô-liu extra virgin và bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch (bệnh tim và đột quỵ) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trên thế giới.

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy tử vong do các bệnh này có tỷ lệ thấp ở một số vùng trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia xung quanh vùng Địa Trung Hải.

Quan sát này ban đầu thúc đẩy sự quan tâm đến chế độ ăn của vùng Địa Trung Hải, để bắt chước cách ăn uống của những quốc gia đó.

Các nghiên cứu về chế độ ăn Địa Trung Hải cho thấy rằng nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Một nghiên cứu lớn cho thấy nó làm giảm các cơn đau tim, đột quỵ và tử vong 30%.

Dầu ô-liu bảo vệ chống lại bệnh tim thông qua nhiều cơ chế.

  • Giảm viêm: Như đã đề cập ở trên, dầu ô-liu bảo vệ chống viêm, là nguyên nhân chính của bệnh tim.
  • Giảm quá trình oxi hoá các cholesterol LDL: Dầu ô-liu bảo vệ các hạt LDL khỏi sự phá hủy của quá trình oxy hóa – một bước quan trọng dẫn đến bệnh tim.
  • Cải thiện sức khoẻ của mạch máu: Dầu ô-liu cải thiện chức năng nội mô, đó là lớp niêm mạc của các mạch máu.
  • Chống đông máu: Một số nghiên cứu cho rằng dầu ô-liu có thể giúp ngăn ngừa đông máu không mong muốn, con đường chính dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
  • Hạ huyết áp: Một nghiên cứu ở những bệnh nhân có huyết áp cao thấy rằng dầu ô-liu làm giảm huyết áp đáng kể và giảm nhu cầu dùng thuốc giảm huyết áp đến 48%.

Với tác dụng sinh học được biết đến, không ngạc nhiên khi thấy rằng những người tiêu thụ nhiều dầu ô-liu giảm đáng kể khả năng tử vong vì cơn đau tim và đột quỵ.

Hàng chục (nếu không phải hàng trăm) các nghiên cứu ở cả người và động vật đã chỉ ra rằng dầu ô-liu có lợi ích lớn cho tim.

Thực sự có bằng chứng đủ mạnh để khuyến cáo rằng những người có bệnh tim, hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh (ví dụ như tiền sử gia đình), nên dùng nhiều dầu ô-liu trong khẩu phần ăn.

Tóm lại: Dầu ô-liu có thể là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất bạn có thể ăn để tốt cho sức khỏe tim mạch. Nó làm giảm huyết áp, bảo vệ các hạt cholesterol LDL từ quá trình oxy hóa, làm giảm viêm và có thể giúp ngăn ngừa đông máu không mong muốn.

Những lợi ích sức khỏe khác của dầu ô-liu extra virgin

Mặc dù chủ yếu là nghiên cứu cho thấy tác dụng của dầu ô-liu đối với sức khỏe tim mạch, nhưng tiêu thụ nó cũng đã được chứng minh có một số lợi ích sức khỏe khác.

Ung thư

Ung thư là một nguyên nhân phổ biến của cái chết, đặc trưng bởi sự tăng trưởng không kiểm soát được của các tế bào trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dân ở các nước Địa Trung Hải có một rủi ro khá thấp của bệnh ung thư và một số người cho rằng dầu ô-liu đã tác động đến điều này.

Một trong số các tác nhân tiềm ẩn cho bệnh ung thư là những thiệt hại oxi hoá gây ra bởi các gốc tự do, dầu ô-liu chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm bớt sự tổn thương gây ra.

Các axit oleic trong dầu ô-liu cũng có khả năng chống oxy hóa và đã được chứng minh là có tác dụng có lợi trên các gen liên quan đến bệnh ung thư.

Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng các hợp chất trong dầu ô-liu có thể giúp chống lại bệnh ung thư ở mức độ phân tử. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu kiểm chứng trên người về tác dụng của dầu ô-liu trong việc ngăn ngừa ung thư.

Dầu ô liu và bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh mất trí nhớ.

Một đặc điểm của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của nhóm protein gọi là mảng bám beta-amyloid, trong tế bào thần kinh trong não. Một nghiên cứu ở chuột cho thấy một chất trong dầu ô-liu có thể giúp làm sạch những mảng bám này.

Một thử nghiệm kiểm chứng trên người cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải giàu dầu ô-liu có tác dụng tích cực trên chức năng của não và làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

Tóm lại: có bằng chứng sơ bộ rằng dầu ô-liu có thể giúp chống lại bệnh ung thư và bệnh Alzheimer, mặc dù điều này cần phải được kiểm chứng lại trong các thử nghiệm trên người.

Có thể dùng dầu ô-liu để nấu ăn không?

Trong thời gian nấu (liên kết 1.c.7.37), các axit béo có thể bị oxy hóa, nghĩa là chúng phản ứng với oxy và trở nên hư hỏng.

Chủ yếu là liên kết đôi trong phân tử axit béo bị tác động này. Do đó, chất béo bão hòa (liên kết 1.c.7.16) (không có liên kết đôi) có khả năng chịu nhiệt cao, trong khi chuỗi chất béo không bão hòa (nhiều liên kết đôi) nhạy cảm và trở nên hư hỏng.

Dầu ô-liu, chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa đơn (chỉ có một liên kết đôi), có thể tương đối chịu được nhiệt độ cao.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đun nóng dầu ô-liu extra virgin đến 180 oC (356 F) trong 36 giờ. Dầu có khả năng chống lại sự phá hủy.

Một nghiên cứu khác sử dụng dầu ô-liu extra virgin để chiên sâu, và phải mất 24-27 giờ cho nó để đạt được mức độ phá huỷ được coi là có hại.

Nhìn chung, dầu ô-liu có vẻ là rất an toàn, thậm chí khi nấu ăn ở nhiệt độ khá cao.

Lời nhắn gửi

Dầu ô-liu rất có lợi cho sức khỏe.

Đối với những người bị bệnh tim hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh trong tương lai, dầu ô-liu chắc chắn là một “siêu thực phẩm”.

Những lợi ích tuyệt vời của loại chất béo này là một trong những điều mà hầu hết mọi người trong lĩnh vực dinh dưỡng đều đồng ý.

Tài liệu tham khảo :

https://authoritynutrition.com/extra-virgin-olive-oil/

Bài viết Tại sao dầu ô-liu extra virgin là loại chất béo tốt nhất cho sức khỏe? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn với nhiều gia vị thảo mộc giúp làm hạ huyết áp https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-voi-nhieu-gia-vi-thao-moc-giup-lam-ha-huyet-ap-1-e-23.html Sun, 19 Dec 2021 09:26:02 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50038

Một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng gần đây cho thấy một chế độ ăn phong phú gia vị thảo mộc có thể giúp hạ huyết áp lưu động ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch...

Bài viết Chế độ ăn với nhiều gia vị thảo mộc giúp làm hạ huyết áp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 
  • Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, hai trong số các nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở Việt Nam bên cạnh ung thư.
  • Để hạ huyết áp, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyên rằng nên dùng gia vị thảo mộc để nêm nếm món ăn thay vì dùng muối.
  • Một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng gần đây cho thấy một chế độ ăn phong phú gia vị thảo mộc có thể giúp hạ huyết áp lưu động ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp là căn bệnh ngày càng phổ biến trong thế kỷ 20. Vào những năm 60, tỉ lệ tăng huyết áp chỉ chiếm 1,6% dân số nhưng năm 2017 đã chiếm trên 25% dân số ở độ tuổi trên 18. Căn bệnh “Kẻ giết người thầm lặng của thế kỷ 20” khởi đầu thường không có triệu chứng đặc biệt nhưng đến khi nhập viện đã là biến chứng, thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong.

Tăng huyết áp nếu không điều trị đúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận, mất thị lực, và nguy hại cho mạch máu; đặc biệt với những người không điều trị thì nguy cơ tàn phế, tử vong chiếm đến 1/3 trường hợp trong vòng 10 năm.

Các hướng dẫn ăn uống nhằm hạ huyết áp thường yêu cầu giảm muối trong khẩu phần. Cụ thể, Chỉ dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ khuyến nghị dùng gia vị thảo mộc thêm vào món ăn thay cho muối.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa biết nhiều về ảnh hưởng của gia vị thảo mộc đến sức khỏe như họ đã biết về muối. Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu cho thấy gia vị thảo mộc có thể giúp giảm lượng mỡ và đường trong máu cũng như tăng cường hoạt động chống stress do oxy hóa của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania gần đây đã tiến hành môt cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về ảnh hưởng của việc dùng thảo mộc trong thời gian dài đối với những nhân tố gây bệnh tim mạch.

Cuộc thử nghiệm cho thấy dùng nhiều gia vị thảo mộc trong bốn tuần giúp giảm chỉ số huyết áp lưu động (ambulatory blood pressure) đo trong 24 giờ liên tục bằng cách đeo một thiết bị đo chuyên dụng. Chỉ số huyết áp lưu động đã được chứng minh có thể dự đoán nguy cơ bệnh tim tốt hơn so với chỉ số đo huyết áp truyền thống tại phòng khám (clinic-measured blood pressure).

Giáo sư Penny Kris-Etherton, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Thật sự, tác dụng hạ huyết áp của gia vị thảo mộc trong chế độ ăn Tây phương làm tôi ngạc nhiên vô cùng”.

“Chúng ta đều đã biết về ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong lối sống, đặc biệt là những nhân tố trong chế độ ăn uống – có thể làm tăng huyết áp như muối, cồn, caffeine, hoặc những nhân tố trong chế độ ăn uống giúp làm hạ huyết áp, ví dụ Kali, Magie, Canxi; các chế độ giảm cân, các hoạt động thể thao, và các loại vitamin, bao gồm folate và vitamin D với lượng nhỏ. Thế nhưng, tác dụng làm giảm huyết áp của gia vị thảo mộc là một điều hoàn toàn mới mẻ!”

Giáo sư còn cho biết thử nghiệm của họ là thử nghiệm đầu tiên về những lợi ích của gia vị thảo mộc đối với việc hạ huyết áp cho đến nay.

Ba chế độ ăn được thử nghiệm

Tổng cộng 71 người ở độ tuổi 30-75 đã tham gia vào cuộc nghiên cứu. Tất cả những người tham gia đều có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và họ đều bị chứng thừa cân hoặc tiểu đường.

Sau khi những người tham gia nhịn ăn 12 tiếng, các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá ban đầu , bao gồm chiều cao, cân nặng, vòng eo, mẫu máu khi nhịn ăn và kiểm tra mạch máu.

Kiểm tra mạch máu bao gồm đo huyết áp tâm thu trung tâm và huyết áp ngoại vi ở động mạch cánh tay, và độ cứng động mạch. Người tham gia phải đeo máy theo dõi huyết áp trong suốt 24 giờ để đo huyết áp lưu động.

Những người tham gia được thành ba nhóm, mỗi nhóm ăn theo một trong ba chế độ: chế độ ăn với ít gia vị thảo mộc, chế độ ăn với lượng vừa gia vị thảo mộc và chế độ ăn với nhiều gia vị thảo mộc, tương đương với 0.5 gam, 3.3 gam và 6.6 gam gia vị thảo mộc mỗi ngày.

Mục tiêu của nghiên cứu là bổ sung gia vị thảo mộc vào chế độ ăn trung bình của người Mỹ. Các gia vị thảo mộc được thêm gồm nhiều loại như quế (cinnamon), nghệ, hột ngò, gừng, cumin, ngò tây, tỏi, tiêu đen, bột hành, bột ớt, ngò, quế tây và oregano.

Người tham gia thực hiện chế độ ăn được chỉ định trong 4 tuần, nghỉ 2 tuần giữa. Sau mỗi giai đoạn, người tham gia trở lại trung tâm để được xét nghiệm đánh giá. Tổng cộng có 63 người đã hoàn thành thử nghiệm.

Thảo mộc cải thiện sức khỏe huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn với nhiều gia vị thảo mộc giúp cải thiện huyết áp lưu động so với hai chế độ ăn với lượng vừa hoặc ít gia vị thảo mộc.

Các nhà nghiên cứu chưa quan sát thấy bất kì ảnh hưởng nào của chế độ ăn này đối với cholesterol tỉ trọng thấp (còn gọi là cholesterol xấu), huyết áp đo tại phòng khám, dấu hiệu đường huyết, chức năng mạch máu, hoặc hoạt động chống stress do oxy hóa của cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng kết quả đo huyết áp lưu động trong 24 giờ có thể dự đoán đúng hơn về các ca tử vong do bệnh tim mạch so với huyết áp đo tại phòng khám.

Thử nghiệm vẫn còn nhiều điểm hạn chế

Các tác giả tin rằng nghiên cứu của họ còn quá ngắn nên chưa thể theo dõi chính xác quá trình tái cấu trúc mạch máu. Có lẽ cũng vì vậy mà họ chưa tìm thấy bất kì ảnh hưởng nào đối với tình trạng xơ cứng động mạch ở những người tham gia.

Họ cũng lưu ý rằng nếu chỉ dùng gia vị thảo mộc thì có thể không đủ để cải thiện hoàn toàn một chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu không thể khuyến nghị chỉ tăng lượng thảo mộc đơn lẻ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu áp dụng cho một chế độ ăn vốn không lành mạnh hoặc không cân bằng.

Hơn nữa, do lượng gia vị thảo mộc trong thực đơn mỗi ngày đều khác nhau và chúng không ở lại lâu trong hệ tiêu hóa, lượng thực phẩm tiêu thụ trong các ngày gần với ngày lấy kết quả có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nhiều hơn

Tiến sĩ Simon Steenson, nhà khoa học dinh dưỡng tại Quỹ Dinh dưỡng Anh quốc, nói rằng: “Nghiên cứu này cho thấy những lợi ích tiềm tàng của việc thêm gia vị thảo mộc vào chế độ ăn uống đối với sức khỏe huyết áp”

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, tác dụng quan sát được vẫn còn khiêm tốn và không khác nhau nhiều giữa các liều lượng khác nhau. Trong khi các tác giả cho rằng có thể có nhiều lợi ích khi thêm gia vị thảo mộc vào chế độ ăn, nhưng rõ ràng, trên phương diện sức khỏe cộng đồng, mục đích phải là cải thiện các thói quen ăn uống đi cùng với những hướng dẫn dựa trên chứng cứ khoa học về chế độ ăn và sức khỏe.”

Chế độ ăn cân bằng toàn diện vẫn tốt hơn

Giáo sứ Kris-Etherton nói: “Quan trọng là cần đánh giá ảnh hưởng của từng loại gia vị đối với việc hạ huyết áp và hiểu được cơ chế đó”.

“Cũng sẽ rất thú vị nếu có thể tìm hiểu ảnh hưởng của gia vị thảo mộc đối với hệ vi sinh vật đường ruột và đánh giá xem liệu có phải ảnh hưởng giúp hạ huyết áp của gia vị thảo mộc là do thông qua thay đổi của hệ vi sinh vật này hay không”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng bên cạnh những nghiên cứu y khoa cũng cần các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chương trình giáo dục về cách dùng gia vị thảo mộc trong một chế độ ăn lành mạnh ít muối, ít chất béo bão hòa và đường đơn giản, cũng như giáo dục về các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh mãn tính.

Tiến sĩ Steenson kết luận:

“Mục đích của cuộc nghiên cứu là nhìn lại chế độ ăn uống trung bình của người Mỹ, từ đó chúng ta cần thay đổi để có thói quen ăn uống lành mạnh hơn, bền vững hơn. Dù một số thực phẩm có thể mang lại lợi ích nhỏ nào đó, chúng ta vẫn nên cần khuyến khích một chế độ ăn lành mạnh toàn diện hơn.”

Tài liệu tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/can-herbs-and-spices-lower-blood-pressure#Three-test-diets

Bài viết Chế độ ăn với nhiều gia vị thảo mộc giúp làm hạ huyết áp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn Keto (ketogenic) và Ung thư: Thực trạng nghiên cứu https://thucphamcongdong.vn/1-e-13-che-do-an-keto-ketogenic-va-ung-thu-thuc-trang-nghien-cuu.html Fri, 17 Dec 2021 11:53:37 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50019

Chế độ ăn ketogenic mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu trên động vật và một số nghiên cứu ban đầu ở người, ketogenic cũng có thể dùng để hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc giảm yếu tố nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra khuyến nghị cụ thể về ứng dụng ketogenic trong điều trị ung thư dựa trên những nghiên cứu ở người hiện nay.

Bài viết Chế độ ăn Keto (ketogenic) và Ung thư: Thực trạng nghiên cứu được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Theo số liệu thống kê năm 2020 về ung thư tại Việt Nam, cứ 100,000 người thì có 160 ca ung thư. Tính đến năm 2020, cả nước có tổng cộng 122,690 ca tử vong do ung thư trên tổng số 97,3 triệu dân, chủ yếu là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Ngày nay mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ vượt bậc trong phương pháp điều trị ung thư nhưng chúng đều mang tính đặc thù theo từng ca bệnh: bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn (complete remission), hoặc chỉ ở mức hạn chế u phát triển kéo dài sự sống hay điều trị triệu chứng giảm kích thước u, giảm đau. Các phương pháp điều trị thường kết hợp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm đích (targeted therapy) v.v.

Chưa có một biện pháp duy nhất nào có thể chữa được tất cả các loại ung thư cho tất cả bệnh nhân. Những biện pháp điều trị thay thế hoặc bổ trợ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, điển hình như việc thay đổi dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân. Một trong số này bắt đầu cho thấy kết quả lạc quan là chế độ ăn ketogenic (ít tinh bột, nhiều chất béo). Qua bài viết này, tác giả muốn cập nhật thực trạng nghiên cứu gần đây nhất về hiệu quả của chế độ Keto trong việc điều trị ung thư.

Lưu ý quan trọng: Bạn phải trao đổi về lựa chọn điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Đối với ung thư, thời điểm điều trị là cực kỳ quan trọng và tuyệt đối không trì hoãn hoặc tự ý dùng các phương pháp điều trị thay thế/bổ sung mà không thông báo với bác sĩ theo dõi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra cho bạn.

Nguồn ảnh: Unsplash/ Agto Nugroho

Sơ lược về chế độ ăn Keto

Chế độ ăn này có nhiều điểm tương đồng với các chế độ ăn ít tinh bột (low-carb) như Atkins.

Ketogenic là một chế độ dinh dưỡng rất ít chất bột đường (carbohydrate hoặc carb) và thay thế bằng cách tăng lượng chất béo và protein. Bình quân, nó cung cấp khoảng 70% calo dưới dạng chất béo, 20% calo từ protein và 10% calo từ tinh bột. Có nhiều phiên bản của chế độ ăn ketogenic và một số phiên bản khác thậm chí còn có hàm lượng chất béo cao hơn.

Sau vài ngày, chất béo trở thành nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Điều này gây ra sự gia tăng đáng kể mức độ của các hợp chất xeton (ketone) trong máu của bạn. Sự thay đổi về trạng thái chuyển hóa chất này còn được gọi là xeton hóa (ketosis).

Tóm lại: Chế độ ăn kiêng ketogenic là một chế độ ăn kiêng rất ít tinh bột, nhiều chất béo. Lượng chất béo có thể chiếm 70% hoặc cao hơn trên tổng lượng calo nạp vào.

Tác động của việc thay đổi chế độ dinh dưỡng với tế bào ung thư

Các chế độ dinh dưỡng đều chủ yếu nhắm vào sự khác biệt về trao đổi chất giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường.

Trước đây, các chế độ ăn ít tinh bột, trong đó có ketogenic thường dùng “hiệu ứng Warburg” (*) để lý giải về cơ chế hoạt động. Theo đó, các tế bào bình thường có một mức độ linh hoạt nhất định trong việc chuyển hóa. Chúng có thể dùng năng lượng từ glucose từ tinh bột hoặc từ xeton từ chất béo. Trong khi các tế bào ung thư lại chỉ sử dụng năng lượng dưới dạng glucose. Các chế độ này cho rằng việc giảm tinh bột, giảm đường trong máu sẽ chặn nhiên liệu của các tế bào ung thư và lâu dài sẽ giảm kích thước và tiêu diệt khối u.

Ghi chú: (*) Hiệu ứng Warburg là một hiện tượng trao đổi chất của tế bào ung thư được phát hiện bởi Otto Warburg vào năm 1924. Những phát hiện của ông đã chỉ ra rằng các tế bào ung thư dùng glucose chủ yếu quá trình đường giải hiếu khí (aerobic glycolysis) để sinh ra năng lượng thay vì quá trình oxi-phosphoryl hóa (oxidative phosphorylation ) ở ti thể như các tế bào bình thường.

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu mới đã chứng minh rằng “hiệu ứng Walburg” chỉ là thứ phát của một số đột biến gen tác động đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, việc chữa trị triệt để cần nhắm tới các yếu tố gen di truyền, giải mã và dịch mã gen chứ không chỉ đơn thuần là cắt giảm một nhóm thực phẩm nào đó.

Hơn thế nữa, mặc dù cắt giảm tinh bột, cơ thể vẫn tạo ra glucose thông qua quá trình gluconeogenesis từ các phân tử không phải carbohydrate như protein, chất béo. Và các tế bào ung thư vẫn có thể sử dụng các nguồn nhiên liệu khác ngoài glucose như glutamine và các axit béo (theo Giáo sư Đặng Văn Chí, Giám đốc Viện Nghiên cứu ung thư Ludwig, Mỹ). Vì vậy, một chế độ ăn ít carbohydrate chỉ làm chậm tăng trưởng chứ không thể “bỏ đói” các tế bào ung thư.

Tóm lại: Chế độ ăn ketogenic nhắm tới việc giảm lượng đường trong máu, “bỏ đói” các tế bào ung thư và giảm sự phát triển của khối u. Tuy nhiên, các tế bào ung thư vẫn có khả năng sử dụng nguồn nhiên liệu khác ngoài glucose. Vẫn chưa đủ chứng minh khoa học cho thấy cắt giảm tinh bột từ chế độ ăn ketogenic có thể là phương pháp điều trị thay thế cho ung thư.

Các lợi ích khác của chế độ ăn ketogenic đối với việc giảm nguy cơ mắc hoặc hỗ trợ điều trị ung thư

Mặc dù vậy, một số tác động tích cực khác đến từ việc giảm bớt carbohydrate bằng ketogenic được cho là giúp giảm nguy cơ mắc hoặc có thể bổ trợ cho quá trình điều trị ung thư. Các yếu tố được cải thiện gồm: nồng insulin và mức độ lưu hành của IGF-1, đường huyết và nguy cơ béo phì.

1. Có thể làm giảm mức IGF-1

Chế độ ăn ít carbohydrate cũng dẫn đến việc giảm mức độ hormone insulin và yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1). Điều này có thể gián tiếp làm cho tế bào ung thư nhận được ít hơn tín hiệu để kích thích phát triển.

Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của khối u về lâu dài.

 

Nguồn ảnh: Unsplash/ Louis Hansel

2. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường

Các bằng chứng khác cho thấy rằng những người có lượng đường trong máu cao và mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ketogenic rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu và có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng theo chế độ ăn kiêng này trong một thời gian dài. Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của chế độ ăn kiêng này đến sức khỏe.

3. Có thể ngăn béo phì

Vì chế độ ăn ketogenic là một biện pháp giảm cân. Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư bằng cách chống lại bệnh béo phì.

Giảm lượng tinh bột giúp nhanh chóng giảm lượng calo nạp vào, làm giảm năng lượng có sẵn cho các tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của khối u.

Tóm lại: Chế độ ăn ketogenic có thể làm giảm mức IGF-1, kiểm soát lượng đường trong máu, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Những yếu tố này có thể dẫn đến giảm nguy cơ phát triển ung thư ngay từ đầu.

Nghiên cứu ở động vật về ảnh hưởng của chế độ ăn ketogenic đối với ung thư

Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc sử dụng ketogenic như một liệu pháp điều trị ung thư thay thế hoặc hỗ trợ trong nhiều thập kỷ, đa số chỉ mới được thử nghiệm trên động vật.

Nguồn ảnh: Unsplash/ Oxana Golubets

Tế bào ung thư không thể sử dụng xeton làm nhiên liệu. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chế độ ăn ketogenic có khả năng làm giảm sự phát triển của khối u và cải thiện tỷ lệ sống sót.

Cụ thể, một nghiên cứu thử nghiệm chế độ ăn ketogenic ở những con chuột bị ung thư di căn. Khi so sánh với chế độ ăn bình thường, chế độ ăn keto đã làm chậm tốc độ phát triển của khối u và làm tăng thời gian sống sót trung bình của chuột lên 56,7% (tương đương khoảng 17 ngày). Con số này tăng lên 77,9% (hoặc khoảng 24 ngày) khi kết hợp với liệu pháp oxy.

Một nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng chế độ ăn rất ít tinh bột (chỉ 0,1% lượng calo đến từ carb) để hạn chế lượng đường có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous Cell Carcinoma/ SCC) ở phổi hoặc thực quản. Cần nhấn mạnh rằng chỉ riêng chế độ ăn ketogenic hoặc thuốc hóa trị cisplatin không giúp thu nhỏ các khối u. Tuy nhiên, kết hợp hai phương pháp này lại có hiệu quả trong việc giảm kích cỡ u. Chế độ ăn này thậm chí còn hiệu quả cản trở u phát triển hơn khi nó được kết hợp với thuốc tiểu đường canagliflozin.

Một số thành viên thuộc nhóm nghiên cứu này cũng đã nhận thấy loại ung thư biểu mô tế bào vảy SCC thường phụ thuộc vào năng lượng từ glucose nhiều hơn so với các loại ung thư khác như ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma).

Trong một số trường hợp, giảm mức insulin từ ketogenic có thể làm tăng hiệu quả hoạt động các chất ức chế phosphoinositide 3-kinase (PI3K) dùng trong liệu pháp nhắm đích (targeted therapy) trong điều trị ung thư.

Tóm lại: Đa số các nghiên cứu ở động vật đều cho kết quả lạc quan về việc dùng chế độ ăn ketogenic như một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh ung thư.

Nghiên cứu lâm sàng ở người về ảnh hưởng chế độ ăn keto và ung thư

Khác với những bằng chứng đầy hứa hẹn từ nghiên cứu trên động vật, nghiên cứu ở người còn hạn chế ở khả năng làm giảm kích thước khối u và ngăn tiến triển của một số bệnh ung thư khi kết hợp cùng liệu pháp điều trị tiêu chuẩn.

1. Ung thư não

Phần lớn các nghiên cứu về ung thư đều xem xét các u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma), là loại u não có độ ác cao, thường phát triển khá nhanh.

Nguồn ảnh: Unsplash/ National Cancer Institute

Một trong những thử nghiệm đầu tiên được ghi nhận vào năm 1995 về trường hợp của hai bệnh nhi ung thư não (u sao bào astrocytoma giai đoạn muộn). Sau 7 ngày dùng ketogenic (60% calo từ chất béo), đường máu giảm xuống mức thấp, xeton trong máu tăng 20-30 lần và giảm 21,8% hấp thu glucose tại vị trí khối u. Một trong hai cô gái thực hiện ketogenic trong vòng 12 tháng ghi nhận những cải thiện đáng kể về thể trạng, tâm lý và ung thư đã không tiến triển trong suốt thời gian này.

Một nghiên cứu khác năm 2010 về tác dụng của kết hợp phẫu thuật và ketogenic trong việc điều trị u nguyên bào thần kinh đệm. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nữ 65 tuổi thực hiện ketogenic nghiêm ngặt, rất ít calo. Liệu pháp này cho thấy khả năng làm chậm đáng kể tốc độ phát triển khối u. Sau khi quay về chế độ dinh dưỡng bình thường khoảng 10 tuần, khối u phát triển nhanh trở lại.

Trong một nghiên cứu khác, 3 trong số 5 người bị u thần kinh đệm (glioma) đã thuyên giảm hoàn toàn (complete remission) sau khi kết hợp ketogenic với xạ trị hoặc hóa trị. Ở hai người còn lại, ung thư tái phát sau khi ngừng chế độ ăn ketogenic.

2. Các loại ung thư khác

Thực hiện ketogenic trong 12 tuần có thể cải thiện đáng kể thể trạng và tâm lý ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng (ovarian) hoặc ung thư nội mạc tử cung (endometrial).

Môi trường vi mô của tế bào u buồng trứng (Nguồn ảnh: Unsplash/ National Cancer Institute)

Khi so sánh với các chế độ dinh dưỡng khác như chế độ ăn ít béo, giàu chất xơ của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), kết quả từ ketogenic lại khả quan hơn. Những người thực hiện ketogenic cho biết họ có thể dễ dàng hoàn thành các hoạt động thể chất như leo cầu thang hoặc di chuyển bàn ghế. Họ cũng cảm thấy năng lượng cải thiện, giảm cảm giác thèm các món nhiều tinh bột và dầu mỡ như thức ăn nhanh fastfood, pizza.

Chế độ ăn ketogenic cũng có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ như chán ăn và suy nhược thường thấy ở các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Trong một nghiên cứu ở 81 người bệnh dùng xạ trị, hóa trị hoặc cả hai, các kết quả cho thấy ketogenic giúp giảm béo ở những người bị ung thư trực tràng hoặc ung thư vú trong khi vẫn duy trì khối lượng cơ xương.

3. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống

Nguồn ảnh: Unsplash/ National Cancer Institute

Một nghiên cứu về chất lượng cuộc sống đã điều tra tác động của chế độ ăn ketogenic ở 16 người ung thư giai đoạn cuối.

5 người trong số này thực hiện ketogenic trong toàn bộ thời gian thử nghiệm 3 tháng. Họ cho biết tâm trạng cải thiện, giảm chứng mất ngủ và không có bất kỳ tác dụng phụ nào từ ketogenic.

Mặc dù vậy, ketogenic vẫn không giúp giảm cảm giác mệt mỏi hoặc đau đớn ở các bệnh nhân giai đoạn này. Mặt khác, tỷ lệ tuân thủ tương đối thấp cho thấy rất ít người có thể thực hiện chế độ ăn này.

Những người khác dừng nghiên cứu vì cho rằng thực đơn quá nghiêm ngặt hoặc vì lý do cá nhân. Hai người trong số này tử vong sớm.

Tóm lại: Một vài nghiên cứu và báo cáo ở người cho rằng chế độ ăn ketogenic có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra khuyến nghị cụ thể dựa trên kết quả từ nghiên cứu ở người hiện nay.

Những bất lợi có thể đến từ việc thực hiện ketogenic ở bệnh nhân ung thư

Chế độ ăn ketogenic có những lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng đi kèm với rủi ro nhất định. Trái với các kết quả nghiên cứu khả quan, vẫn chưa có tổ chức ung thư uy tín nào khuyến nghị chế độ ăn ketogenic như một biện pháp ngăn ngừa ung thư hoặc điều trị ung thư.

Ketogenic là một chế độ ăn uống rất giàu chất béo, có thể làm tăng cholesterol xấu ở người bệnh. Cắt giảm một nhóm chất dinh dưỡng bất kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như chromium, selenium, kẽm, đồng,v.v.

Nguồn ảnh: Unsplash/ Alex Munsell

Chế độ ăn ít tinh bột thường có nguy cơ không cung cấp đủ năng lượng cho những người đang điều trị ung thư theo biện pháp tiêu chuẩn. Bản chất hạn chế của ketogenic còn có thể khắc nghiệt đối với một số bệnh nhân ung thư, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì thực hiện.

Chế độ dinh dưỡng này có thể không áp dụng được cho thể trạng hay bệnh tình của bạn và thậm chí phản tác dụng. Nếu bạn muốn thử chế độ ăn ketogenic, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể giúp bạn đánh giá xem chế độ ăn này có phù hợp với mình hay không.

Thông điệp cần nhớ

Chế độ ăn ketogenic mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu trên động vật và một số nghiên cứu ban đầu ở người, ketogenic cũng có thể dùng để hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc giảm yếu tố nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra khuyến nghị cụ thể về ứng dụng ketogenic trong điều trị ung thư dựa trên những nghiên cứu ở người hiện nay.

Các phương pháp y khoa chính thống hiện nay đều đã được nghiên cứu phát triển và ứng dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại ung thư phổ biến. Tốt nhất bạn vẫn nên trao đổi với của bác sĩ chuyên khoa ung thư để có những lựa chọn điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/ketogenic-diet-to-fight-cancer

“The Warburg Effect and Its Role in Cancer Detection and Therapy” – Ethan Christ, COLUMBIA UNIVERSITY 2009

https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf

https://www.nytimes.com/2016/05/15/magazine/warburg-effect-an-old-idea-revived-starve-cancer-to-death.html

Bài viết Chế độ ăn Keto (ketogenic) và Ung thư: Thực trạng nghiên cứu được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bạn có cần thiết phải bổ sung vitamin D? https://thucphamcongdong.vn/ban-co-can-thiet-phai-bo-sung-vitamin-d-1-e-12.html Mon, 25 Oct 2021 11:51:42 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49833

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hấp thụ canxi của cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ hệ cơ xương và sức khỏe tim mạch.

Bài viết Bạn có cần thiết phải bổ sung vitamin D? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hấp thụ canxi của cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ hệ cơ xương và sức khỏe tim mạch.

Vitamin D là tên gọi chung của một nhóm vitamin gồm hai dạng:

  • Vitamin D3 còn gọi là cholecalciferol, được tìm thấy chủ yếu ở các sản phẩm nguồn gốc động vật. Khi được xúc tác bởi tia UVB từ ánh nắng mặt trời, vitamin D3 sẽ được sản xuất từ thành phần 7-dehydrocholesterol ở da người. Vitamin D3 làm tăng nồng độ vitamin D trong máu hiệu quả hơn và lâu hơn so với vitamin D2.
  • Vitamin D2 còn gọi là ergocalciferol, được tạo ra khi tia UVB tác động lên chất ergosterol được tìm thấy ở các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và nấm.

Thiếu hụt vitamin D làm tăng khả năng mắc các bệnh về xương như loãng xương (osteoporosis) và nhuyễn xương (osteomalacia). Những biểu hiện khác của thiếu hụt vitamin D ở người trưởng thành bao gồm:

  • Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức xương, cơ
  • Gặp nhiều khó khăn trong vận động khi lên xuống cầu thang, đứng dậy, ngồi xuống, có dáng đi Trendelenburg hai bên (waddling gait)
  • Nứt xương vùng chân, xương chậu, hông.

Khi xét nghiệm máu khẳng định thiếu vitamin D, bạn có thể được đề nghị chụp X-ray để kiểm tra xương. Các trường hợp do thiếu hụt vitamin D thường được ghi nhận nhiều hơn tại các nước phương Tây do sự khác biệt về điều kiện thời tiết so với vùng xích đạo.

Liều bổ sung vitamin D đối với từng cá thể

Bạn có thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao hơn nếu ít tiếp xúc với ánh nắng do các điều kiện về địa lý nơi sinh sống, sử dụng kem chống nắng thường xuyên, hoặc có làn da màu sậm hơn (nồng độ melanin càng cao, lượng vitamin D hấp thụ vào da càng thấp).

Nồng độ vitamin D trong máu từ 50-100 microgam/dl là mức khuyến cáo chung để đảm bảo cho các chức năng cơ thể hoạt động hiệu quả.

Viện Y tế quốc gia Mỹ (National Institute of Health/NIH) dùng định lượng IU để đo hiệu lực sinh học của các loại vitamin trong cơ thể. Liều lượng IU mỗi ngày được khuyến cáo cho vitamin D ở các nhóm tuổi như sau:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: 600 IU
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: 600 IU
  • Người trưởng thành dưới 70 tuổi: 600 IU
  • Người già trên 70 tuổi: 800 IU

Cách bổ sung vitamin D

Để thực sự biết mình có thiếu vitamin D hay không, bạn cần phải trao đổi với bác sĩ và làm xét nghiệm máu để đo hàm lượng 25-Hydroxy-Vitamin D (dạng dự trữ vitamin D). Liều lượng và cách thức bổ sung sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân và cần phải được tối ưu hóa theo thời gian.

Các phương pháp bổ sung vitamin D thường bao gồm tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng thực phẩm giàu vitamin D hoặc viên nén bổ sung.

Nếu bổ sung lượng vitamin D bằng cách tăng hoạt động ngoài trời, bạn cần phải chọn khung thời gian thích hợp trong ngày và đảm bảo đừng bao giờ để bị cháy nắng, giảm thiểu nguy cơ ung thư da.

Bạn cũng có thể bổ sung bằng nguồn thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá béo (vd: cá hồi), lòng đỏ trứng, bơ và gan.

Có rất ít thực phẩm có chứa lượng vitamin D đáng kể. Điều này có thể được khắc phục bằng cách dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (fortified food) đã được tăng cường vitamin D như sữa, ngũ cốc ăn sáng (nên chọn nguyên cám), sữa chua và nước cam. Tuy vậy bạn sẽ phải ăn nhiều những thực phẩm này để đáp ứng nhu cầu vitamin D cần thiết.

Tùy vào mức độ thiếu hụt, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm viên nén bổ sung vitamin D. Do vitamin D là loại tan trong chất béo, hiệu quả hấp thụ sẽ tốt hơn khi dùng kèm bữa ăn có chút chất béo hoặc dạng viên nang dầu.

Đừng tự ý dùng quá mức vitamin D!

Vitamin D được dự trữ trong mỡ và hấp thụ vào máu từ từ. Nếu nồng độ vitamin D trong máu vượt ngưỡng 150 ng/ml (375 nmol/l) sẽ gây độc cho cơ thể. Do đó, nếu tự ý dùng quá liều vitamin D, các ảnh hưởng của ngộ độc do dư thừa vitamin D vẫn có thể kéo dài vài tháng kể cả khi đã dừng uống viên nén bổ sung.

Vitamin D và khả năng phòng chống các loại bệnh tật

Vitamin D rất quan trọng cho sự tăng trưởng và sức khỏe cơ xương. Mặc dù vậy, mối liên hệ giữa vitamin D và các bệnh tật vẫn chưa được kết luận một cách rõ ràng do vẫn còn nhiều nghiên cứu cho các kết quả không thống nhất về hiệu quả của nó.

  • Một nghiên cứu đăng ở tạp chí Journal of the American Medical Association năm 2006 cho thấy nồng độ vitamin D thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS/multiple sclerosis) và ở những người đã bị bệnh thì thiếu hụt vitamin này làm tăng tốc tình trạng bệnh và xuất hiện các vùng tổn thương mới ở não và tủy sống.
  • Một số nghiên cứu dịch tễ đăng trên báo Circulation năm 2008 cho rằng hàm lượng vitamin D thấp có thể dẫn đến việc tăng các yếu tố rủi ro và tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy vậy cho đến nay các thử nghiệm kiểm chứng vẫn chưa thể đưa ra khẳng định thống nhất về mối tương quan này.
  • Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ miễn dịch. Một nghiên cứu tổng hợp kết quả của 25 cuộc thử nghiệm lâm sàng trên 11,000 bệnh nhân cho thấy hàm lượng Vitamin D thấp trong máu thường xuất hiện cùng việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Nghiên cứu cho thấy vitamin D có vai trò quan trọng trong điều tiết trạng thái, ngăn ngừa trầm cảm. Các nhà khoa học cho thấy người bị trầm cảm, rối loạn tình cảm theo mùa do thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời theo mùa (seasonal affective disorder), có sự chuyển biến tích cực trong triệu chứng khi được bổ sung thêm vitamin D.

Hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều chỉ cho thấy mối tương quan giữa nồng độ vitamin D trong máu và nguy cơ mắc bệnh tật. Họ vẫn chưa thể khẳng định được liệu nồng độ vitamin D thấp có thực sự là nguyên nhân dẫn đến việc mắc các bệnh này hay không.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/food-nutrition/benefits-vitamin-d
https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-d2-vs-d3
https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-d-101

 

Bài viết Bạn có cần thiết phải bổ sung vitamin D? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn nào là hợp lý cho trẻ vị thành niên https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-nao-la-hop-ly-cho-tre-vi-thanh-nien-1-c-2-1.html Mon, 18 Oct 2021 12:03:14 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49821

Chế độ ăn cho trẻ ở tuổi vị thành niên có thể ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống khi trưởng thành của trẻ. Do đó cần có một khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ tuổi vị thành niên.

Bài viết Chế độ ăn nào là hợp lý cho trẻ vị thành niên được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Trẻ ở lứa tuổi từ 10-20 tuổi sẽ có sự thay đổi rõ rệt về sinh lý, thể chất và trí tuệ. Việc tạo ý thức về thực phẩm và thói quen ăn uống trong giai đoạn này đặc biệt quan trọng vì chúng có thể mang lại những ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống khi trưởng thành của trẻ. Nếu không được hướng dẫn, trẻ có thể có những lựa chọn thực phẩm không lành mạnh và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

 Khẩu phần ăn cho trẻ tuổi vị thành niên

Với nguồn thực phẩm dồi dào như ngày nay, nhiều người dường như đã quen với việc nhìn và tiêu thụ những khẩu phần kích thước lớn. Điều này có nhiều khả năng dẫn đến việc tiêu thụ vượt mức calo mà cơ thể có thể đốt cháy.

Nguồn: Unsplash/Girl with red hat

Những trẻ thường xuyên ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường tuýp 2. Thói quen ăn quá mức còn được cho là nguyên nhân của các vấn đề về xương khớp, hô hấp, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ và sức khỏe tâm lý.

Đối với những trẻ ở độ tuổi này đã bị thừa cân hoặc béo phì, nếu không được hướng dẫn điều chỉnh kịp thời thì việc duy trì các thói quen ăn uống như cũ có thể để lại những ảnh hưởng không tốt về sau này như tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, suy tim, và đột quỵ.

Thực trạng tỉ lệ trẻ béo phì tăng nhanh ở tất cả các nhóm tuổi, không thể không nhắc đến ảnh hưởng không nhỏ từ ngành công nghiệp thực phẩm. Họ thường kích thích tăng tiêu thụ sản phẩm bằng những chiêu thức quảng cáo, lăng xê trên mạng xã hội và khuyến mại tăng kích thước khẩu phần ăn. Những “bữa ăn giá trị” thế này sẽ không thực sự tiết kiệm chi phí khi chúng làm tăng gấp 3 lần lượng calo vượt mức cần thiết và dẫn tới ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nếu bạn có con ở độ tuổi vị thành niên, điều mà bạn có thể làm là giúp con “ăn uống thông minh” và ý thức hơn về 2 điều căn bản: nhận biết khẩu phần ăn phù hợp cân bằng dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm thiết yếu.

Khẩu phần ăn ghi trên nhãn dán sản phẩm (serving size)

Hãy thử nhìn vào các nhãn dán trên bất kỳ sản phẩm nào, bạn sẽ thấy phần ghi thông tin dinh dưỡng và khẩu phần ăn. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, khẩu phần ăn này không phải là lượng sản phẩm được khuyên dùng. Nó chỉ đơn thuần là ghi lượng calo và các chất dinh dưỡng- như chất béo, đường và muối – cơ thể sẽ hấp thụ nếu bạn dùng một khẩu phần đó. Ví dụ, nếu trẻ ăn hết một túi bánh quy khoảng 85 gam trong khi một khẩu phần ăn chỉ ghi khoảng 28 gam. Như vậy, không chỉ con bạn đã dùng hết 3 khẩu phần sản phẩm, trẻ còn nạp vào gấp 3 lần lượng calo cũng như gấp 3 lần lượng đường được ghi trên nhãn.

Đôi khi khẩu phần được ghi trên bao bì sẽ ít hơn rất nhiều so với lượng thực phẩm khuyên dùng hàng ngày. Nếu đó là nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ, dùng nhiều hơn khẩu phần được ghi trên bao bì còn có thể có lợi cho sức khỏe.

Ngược lại, nếu loại thực phẩm đó có quá nhiều calo, chất béo không có lợi (như chất béo được hydro hóa một phần còn gọi là trans-fat), hoặc đường bổ sung, dùng nhiều hơn một khẩu phần lại không tốt chút nào.

Cách cân bằng dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm thiết yếu

Thông tin dinh dưỡng trên nhãn dán sẽ ghi lượng các chất dinh dưỡng bạn nhận được khi tiêu thụ hết một khẩu phần sản phẩm đó. Tuy nhiên, nó không hề chỉ rõ lượng tiêu thụ khuyên dùng của từng chất.

Để kiểm soát và cân bằng các nhóm thực phẩm, bạn có thể dùng ứng dụng MyPlate hay “Đĩa thức ăn của tôi” của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture/ USDA). Các nhóm thực phẩm chính được phân ra thành bốn phần tương đương trên đĩa cùng với một phần dành cho các sản phẩm được chế biến từ sữa động vật:

Nguồn: Kerska, Katerina. “MyPlate: Understanding the Dietary Guidelines for Americans.” National Center for Health Research, 2 Apr. 2021, www.center4research.org/my-plate-dietary-guidelines/.
  1. Trái cây
  2. Rau củ
  3. Các loại hạt
  4. Đạm (protein)
  5. Các sản phẩm từ sữa

Rau củ và trái cây nên chiếm hai phần trong dĩa thức ăn. Hai phần còn lại là đạm và tinh bột, tốt nhất là dùng ngũ cốc nguyên hạt. Không được để các nhóm thực phẩm trên đĩa tràn qua phần của nhau hoặc chồng chất lên nhau! Cách chia phần theo đĩa này giúp dễ dàng kiểm soát khẩu phần ăn cho từng nhóm thực phẩm và cân bằng bữa ăn của mình.

Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách tìm thông tin dinh dưỡng trên trang web ChooseMyPlate.gov, như lượng thức ăn phù hợp theo độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất.

Mẹo giúp ước lượng khẩu phần của các nhóm thực phẩm

Khẩu phần ăn trong phần thông tin dinh dưỡng trên nhãn dán sản phẩm và lượng thực phẩm khuyên dùng trên trang web ChooseMyPlate thường được tính theo gam, ounce hoặc cốc. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần cốc và cân để đo lượng thực phẩm cần dùng.

Nếu không có các dụng cụ đo lường, bạn vẫn có thể dễ dàng dùng cách khác để ước lượng:

  • Một nắm tay chặt có thể dùng để thay thế cho một cốc (khoảng 236 ml). Một cốc là khẩu phần được khuyến nghị cho các nhóm thực phẩm như mỳ ý, cơm, ngũ cốc, rau củ và trái cây.
  • Một khẩu phần thịt sẽ có kích thước bằng lòng bàn tay.
  • Hạn chế các chất béo bổ sung (chẳng hạn như bơ, mayonnaise, hoặc nước sốt salad) ở mức bằng khoảng đầu ngón tay cái của bạn
Nguồn: SIDNEY FRY, MS, RD. “10 Things to Know about the Plate DIET: Nutrition: MyFitnessPal.” MyFitnessPal Blog, 26 Jan. 2021, blog.myfitnesspal.com/things-to-know-about-the-plate-diet/.

Mẹo giúp kiểm soát khẩu phần ăn

Nhận thức về các khẩu phần ăn phù hợp và dùng phương pháp cân bằng  các nhóm thực phẩm trên đĩa thức ăn My Plate có thể giúp trẻ tránh việc ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Tuy vậy, những gợi ý về ước lượng khẩu phần ăn có thể khó áp dụng đối với tất cả các món, chẳng hạn như bánh mì kẹp sandwich hoặc những món ăn vặt khác như khoai tây chiên hoặc bánh quy. Dưới đây là một số hướng dẫn có thể áp dụng để kiểm soát khẩu phần ăn:

  • Hãy dùng đĩa nhỏ hơn vì điều này sẽ làm đồ ăn trên đĩa trông nhiều hơn. Ví dụ: một miếng sandwich trên chiếc đĩa ăn lớn sẽ trông khá lạc lõng, nhưng nếu được đặt trên một đĩa khai vị nhỏ sẽ tạo cảm giác nhiều hơn.
  • Tránh mang cả bịch khoai tây chiên hay cả hộp kem ra sofa để ăn. Hãy bỏ sẵn một ít snack vào bát và ngồi ra bàn để ăn.
  • Không nên vừa ăn vừa coi TV hoặc nhìn màn hình máy tính, điện thoại.
  • Hãy thử dùng một khẩu phần của các nhóm thực phẩm để giúp cơ thể nhận biết lượng khẩu phần ăn nào thích hợp cho cơ thể và tránh ăn quá mức cần thiết.
  • Ăn ba bữa cân bằng (với rau củ, trái cây, protein, và tinh bột) và chỉ thêm khoảng một hay hai bữa ăn nhẹ trong ngày. Bỏ bữa hoặc thời gian giữa các bữa quá lâu có thể dẫn đến tình trạng ăn nhiều hơn trong bữa tiếp theo.
  • Hãy thêm nhiều salad, các loại rau củ và trái cây vào chế độ ăn uống của gia đình, đặc biệt là đầu bữa ăn. Điều này sẽ giúp kiểm soát cơn đói và đem lại cảm giác no trong khi kiểm soát lượng năng lượng nạp vào. Không nên ăn vội vàng. Nên ăn chậm và nhai kỹ – hãy để cho cơ thể đủ thời gian cảm thấy no trước khi quyết định ăn thêm. Nếu muốn ăn thêm, hãy thử dùng salad hoặc rau củ quả.
  • Lưu ý rằng khẩu phần ăn tại nhà hàng thường gấp ba hoặc bốn lần khẩu phần khuyến nghị. Hãy ăn cùng bạn bè, gia đình, đặt món khai vị thay cho món chính, hoặc gói đồ ăn dư để mang về nhà thay vì dùng hết món ăn tại nhà hàng.
  • Đừng nên sa bẫy các chiêu thức marketing của các cửa hàng ăn nhanh với các món combo hoặc nước uống cỡ đại chỉ vì chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn vài đồng so với loại thông thường.

Điều quan trọng nhất là lắng nghe những dấu hiệu tự nhiên từ cơ thể khi nó no hoặc đói. Hãy tạo thói quen để cho “dạ dày thay mắt” báo hiệu cho cơ thể rằng nó đã nhận được đủ năng lượng và nên dừng bữa ăn.

Chỉ ăn vừa đủ, đa dạng và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp duy trì sức khỏe cơ thể và tạo điều kiện để trẻ tuổi vị thành niên phát triển toàn diện.

Tài liệu tham khảo

https://kidshealth.org/en/teens/portion-size.html#catnutrition

Bài viết Chế độ ăn nào là hợp lý cho trẻ vị thành niên được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe dựa trên khoa học bằng chứng https://thucphamcongdong.vn/anh-huong-cua-dau-dua-den-suc-khoe-dua-tren-khoa-hoc-bang-chung-1-e-11.html Fri, 15 Oct 2021 11:57:27 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49808

Dầu dừa có thành phần axit béo độc đáo, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện hàm lượng lipid lưu thông trong máu và giảm cân...

Bài viết Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe dựa trên khoa học bằng chứng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Dầu dừa là một ví dụ hoàn hảo về một thực phẩm gây tranh cãi: Dù dầu dừa được ca tụng là có lợi cho sức khỏe trên các phương tiện truyền thông, một số nhà khoa học lại cho rằng các quảng cáo này đã thổi phồng chức năng của dầu dừa.

Dầu dừa bị mang tiếng xấu chủ yếu là do có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất cao. Thế nhưng như chúng ta biết, chất béo bão hòa không phải là quá xấu. Ngoài ra, có vẻ các kết quả nghiên cứu thực hiện bởi các nhóm khác nhau đã cho kết luận trái ngược nhau.

Vậy dầu dừa tốt hay không tốt? Mời bạn đọc cùng nhìn vào những bằng chứng đã có để cùng hiểu thêm về ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe.

Dầu dừa có thành phần axit béo độc đáo

Dầu dừa rất khác với hầu hết các loại dầu ăn khác vì thành phần axit béo của chúng khá độc đáo: Các axit béo bão hòa chiếm đến khoảng 90%. Hơn nữa, điều độc đáo nhất của dầu dừa có lẽ là nó chứa nhiều axit béo bão hòa có tên gọi axit lauric (khoảng 40% trên tổng hàm lượng chất béo).

Điều này làm cho dầu dừa có khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ cao. Khi bị oxy hóa, dầu dừa có thể sinh ra những hợp chất có hại cho sức khỏe. Vì lý do này, dầu dừa phù hợp dùng cho chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên rán.

Ngoài ra, dầu dừa cũng khá giàu axit béo mạch trung bình, với khoảng 7% axit caprylic và 5% axit capric.

Bệnh nhân động kinh có chế độ ăn keto (chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo) thường ăn nhiều chất béo để kích hoạt trạng thái ketosis – trạng thái mà cơ thể sẽ đốt cháy chất béo thay vì carbohydrate để sinh năng lượng. Tuy nhiên dầu dừa thường không phù hợp với mục đích này do tác dụng kích hoạt trạng thái ketosis tương đối kém.

Trong khi axit lauric thường được coi là axit béo mạch trung bình, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận liệu việc phân loại này có phù hợp hay không.

Kết luận: Dầu dừa rất giàu nhiều loại axit béo bão hòa tương đối hiếm như axit lauric và các axit béo mạch trung bình.

Dầu dừa giàu axit lauric

Dầu dừa chứa khoảng 40% axit lauric. Trong khi đó, hầu hết các loại dầu dùng trong nấu ăn khác chỉ chứa một lượng nhỏ axit này. Một ngoại lệ là dầu hạt cọ (palm kernel oil) chứa 47% axit lauric.

Axit lauric có độ dài vào khoảng giữa các axit béo mạch dài và mạch trung bình.

Trong khi thường được coi là axit béo mạch trung bình, axit lauric được tiêu hóa và chuyển hóa khác với các axit béo mạch trung bình khác và có nhiều điểm chung hơn với các axit béo mạch dài.

Các nghiên cứu cho thấy axit lauric làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, nhưng điều này chủ yếu là do sự tăng cholesterol liên kết với lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Sự gia tăng cholesterol HDL, so với tổng lượng cholesterol, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Kết luận: Dầu dừa đặc biệt giàu axit lauric, một chất béo bão hòa hiếm và được cho rằng có tác dụng cải thiện thành phần lipid máu.

Dầu dừa, mỡ máu và bệnh tim mạch

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn dầu dừa giúp cải thiện lượng lipid lưu thông trong máu, có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu lớn, ngẫu nhiên có đối chứng, đã được thực hiện trên 91 người lớn tuổi trung niên nhằm kiểm tra tác dụng của việc ăn 50 gam dầu dừa, bơ hoặc dầu ô liu nguyên chất hàng ngày trong vòng một tháng.

Tương tự như dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa không làm tăng cholesterol “xấu” – loại cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) .

Một nghiên cứu khác ở phụ nữ bị béo bụng cho thấy rằng dầu dừa làm tăng HDL và giảm tỷ lệ LDL so với HDL, trong khi dầu đậu nành làm tăng tổng lượng cholesterol và LDL, đồng thời giảm HDL.

Những kết quả này hơi mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đây cho thấy dầu dừa làm tăng cholesterol LDL (xấu) so với dầu hoa rum (safflower oil), một nguồn chất béo đa không bão hòa, mặc dù nó không làm tăng LDL nhiều như khi sử dụng bơ.

Tóm lại, những nghiên cứu này chỉ ra rằng dầu dừa có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim khi so sánh với một số nguồn chất béo bão hòa khác như bơ và dầu đậu nành, nhưng vẫn có thể làm tăng cholesterol “xấu” ở một số nhóm đối tượng khác.

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy dầu dừa có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh như đau tim hoặc đột quỵ.

Kết luận: Các nghiên cứu hiện nay vẫn cho các kết quả trái ngược nhau về ảnh hưởng của dầu dừa đến chỉ số cholesterol trong máu. Sự khác nhau này có lẽ do các nghiên cứu được thực hiện trên các nhóm đối tượng khác nhau có chế độ ăn tổng quát và lối sống khác nhau. Như vậy, với những kết quả nghiên cứu hiện nay vẫn cần đánh giá tác dụng của dầu dừa một cách thận trọng. 

Dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân so với dầu nành

Có một số bằng chứng cho thấy dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân.

Trong một nghiên cứu trên 40 phụ nữ bị béo bụng, dầu dừa giúp làm giảm vòng eo so với dầu đậu nành trong khi các dấu hiệu sức khỏe khác cũng được cải thiện.

Một nghiên cứu có đối chứng khác trên 15 phụ nữ cũng cho thấy khi thêm vào bữa sáng, dầu dừa nguyên chất giúp giảm thèm ăn khi so sánh với dầu ô liu nguyên chất.

Những lợi ích này có thể do axit béo chuỗi trung bình mang đến, từ đó có khả năng dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các bằng chứng về tác dụng giảm cân của axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa vẫn chưa đủ thuyết phục.

Kết luận: Một số nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể làm giảm mỡ bụng và ngăn sự thèm ăn. Nhưng lợi ích giảm cân thực sự còn gây tranh cãi và chỉ ở mức vừa phải.

Người dân ăn nhiều dừa (không chỉ là dầu dừa) đang khỏe mạnh

Nếu dầu dừa là xấu cho bạn, thì chúng ta hẳn nhiên sẽ thấy các vấn đề sức khỏe trong các cộng đồng tiêu thụ nhiều dầu dừa.

Trong quá khứ, cộng đồng người bản địa nhận tỷ lệ lớn lượng calo từ dừa khỏe mạnh hơn rất nhiều so với các nước phương Tây.

Người Tokelauan ăn nhiều hơn 50% lượng calo từ dừa và là những người tiêu thụ lượng chất béo bão hòa lớn nhất trên thế giới. Người Kitavan ăn lên đến 17% lượng calo từ chất béo bão hòa, chủ yếu từ dừa.

Cả hai dân tộc trên đều không có dấu vết của bệnh tim mạch mặc dù mức tiêu thụ chất béo bão hòa cao, và họ tương đối khỏe mạnh.

Tuy nhiên, những người bản địa này nhìn chung đã tuân theo lối sống lành mạnh, ăn nhiều hải sản và trái cây, và hầu như không tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn.

Có một điều thú vị là họ sử dụng dừa, cùi dừa và kem dừa – chứ không phải dầu dừa đã qua chế biến mà chúng ta có thể mua trong siêu thị ngày nay.

Mặc dù vậy, những nghiên cứu quan sát này vẫn chỉ ra rằng con người có thể sống khỏe mạnh bằng chế độ ăn giàu chất béo bão hòa từ dừa.

Chỉ cần lưu ý rằng sức khỏe tốt của những người dân bản địa Thái Bình Dương này phản ánh lối sống lành mạnh của họ, không nhất thiết là do họ sử dụng nhiều dừa.

Cuối cùng, lợi ích của dầu dừa có thể phụ thuộc vào lối sống tổng thể, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn theo một chế độ ăn uống không lành mạnh và không tập thể dục, thì việc tiêu thụ nhiều dầu dừa sẽ không có lợi cho bạn.

Kết luận: Những người dân trên đảo Thái Bình Dương theo chế độ ăn bản địa đã ăn rất nhiều dừa mà không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe tốt của họ có lẽ phản ánh lối sống lành mạnh hơn là do sử dụng dầu dừa.

Điểm mấu chốt

Mặc dù lợi ích của dầu dừa vẫn còn gây tranh cãi, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn một lượng dầu dừa vừa phải là có hại.

Với một số đối tượng, dầu dừa có thể cải thiện tỷ lệ thành phần cholesterol trong cơ thể bạn, mặc dù hiện vẫn chưa rõ liệu nó có bất kỳ ảnh hưởng nào đến nguy cơ mắc bệnh tim hay không.

Những lợi ích này được cho là do hàm lượng cao của axit lauric, một chất béo bão hòa độc đáo hiếm có trong thực phẩm.

Với những đối tượng khác, việc tiêu thụ nhiều dầu dừa lại có thể làm tăng lượng cholesterol “xấu” trong máu.

Kết luận lại, việc ăn dầu dừa có vẻ an toàn và thậm chí có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Nhưng như với tất cả các loại dầu ăn, hãy đảm bảo sử dụng dầu dừa ở mức độ vừa phải và hạn chế các món ăn chiên, rán dù bạn đang sử dụng bất kỳ loại dầu mỡ nào.

* Bài viết đã được điều chỉnh để phản ảnh những kết quả nghiên cứu cập nhật nhất về ảnh hưởng của dầu dừa đến cholesterol trong máu.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/why-is-coconut-oil-good-for-you

Bài viết Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe dựa trên khoa học bằng chứng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Có nên uống uống soda (nước uống có ga) chứa caffeine khi đang mang thai? https://thucphamcongdong.vn/co-nen-uong-uong-soda-nuoc-uong-co-ga-chua-caffeine-khi-dang-mang-thai-1-b-a-40.html Wed, 22 Sep 2021 09:58:51 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49781

Soda thường chỉ cung cấp calo mà không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, và bạn muốn tính lượng calo khi bạn mang thai. Đừng để nó thay thế các loại thực phẩm, thức uống giàu dinh dưỡng.

Bài viết Có nên uống uống soda (nước uống có ga) chứa caffeine khi đang mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Chuyên gia dinh dưỡng: Melinda Johnson

Sẽ an toàn, nếu uống một lượng vừa phải.

Soda thường chỉ cung cấp calo mà không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, và bạn muốn tính lượng calo khi bạn mang thai. Đừng để nó thay thế các loại thực phẩm, thức uống giàu dinh dưỡng.

Giới hạn đề nghị của caffeine trong thai kỳ được cho là 200 milligrams (mg) mỗi ngày. Vì vậy, với một khẩu phần soda thông thường có chứa 35-55 mg caffeine, bạn cần tự đặt ra giới hạn cho phù hợp, tính cả các nguồn khác của caffeine trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như cà phê, trà và nước tăng lực.

Tài liệu tham khảo:

http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-drink-caffeinated-sodas-when-im-pregnant_1246871.bc

Bài viết Có nên uống uống soda (nước uống có ga) chứa caffeine khi đang mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Các thức uống an toàn khi mang thai? https://thucphamcongdong.vn/cac-thuc-uong-an-toan-khi-mang-thai-1-b-a-38-2.html Wed, 22 Sep 2021 09:36:55 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49776

Rất khó để dập tắt cơn khát của bạn khi đang mang thai. Những loại gì được uống và những loại nào sẽ gây tổn hại cho em bé của bạn? Dưới đây bạn sẽ tìm thấy những thông tin về những gì có thể uống được và những gì bạn cần phải tránh xa - cùng với một số công thức pha chế cocktail nhẹ và an toàn.

Bài viết Các thức uống an toàn khi mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Rất khó để dập tắt cơn khát của bạn khi đang mang thai. Những loại gì được uống và những loại nào sẽ gây tổn hại cho em bé của bạn? Dưới đây bạn sẽ tìm thấy những thông tin về những gì có thể uống được và những gì bạn cần phải tránh xa – cùng với một số công thức pha chế cocktail nhẹ và an toàn.

Nguồn ảnh: www.momjunction.com

Thức uống nào an toàn và thức uống nào không?

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_whats-safe-to-drink-during-pregnancy_1651807.bc

Bài viết Các thức uống an toàn khi mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>