Dinh dưỡng cho mẹ và bé – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.22 Có nên uống uống soda (nước uống có ga) chứa caffeine khi đang mang thai? https://thucphamcongdong.vn/co-nen-uong-uong-soda-nuoc-uong-co-ga-chua-caffeine-khi-dang-mang-thai-1-b-a-40.html Wed, 22 Sep 2021 09:58:51 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49781

Soda thường chỉ cung cấp calo mà không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, và bạn muốn tính lượng calo khi bạn mang thai. Đừng để nó thay thế các loại thực phẩm, thức uống giàu dinh dưỡng.

Bài viết Có nên uống uống soda (nước uống có ga) chứa caffeine khi đang mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Chuyên gia dinh dưỡng: Melinda Johnson

Sẽ an toàn, nếu uống một lượng vừa phải.

Soda thường chỉ cung cấp calo mà không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, và bạn muốn tính lượng calo khi bạn mang thai. Đừng để nó thay thế các loại thực phẩm, thức uống giàu dinh dưỡng.

Giới hạn đề nghị của caffeine trong thai kỳ được cho là 200 milligrams (mg) mỗi ngày. Vì vậy, với một khẩu phần soda thông thường có chứa 35-55 mg caffeine, bạn cần tự đặt ra giới hạn cho phù hợp, tính cả các nguồn khác của caffeine trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như cà phê, trà và nước tăng lực.

Tài liệu tham khảo:

http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-drink-caffeinated-sodas-when-im-pregnant_1246871.bc

Bài viết Có nên uống uống soda (nước uống có ga) chứa caffeine khi đang mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Các thức uống an toàn khi mang thai? https://thucphamcongdong.vn/cac-thuc-uong-an-toan-khi-mang-thai-1-b-a-38-2.html Wed, 22 Sep 2021 09:36:55 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49776

Rất khó để dập tắt cơn khát của bạn khi đang mang thai. Những loại gì được uống và những loại nào sẽ gây tổn hại cho em bé của bạn? Dưới đây bạn sẽ tìm thấy những thông tin về những gì có thể uống được và những gì bạn cần phải tránh xa - cùng với một số công thức pha chế cocktail nhẹ và an toàn.

Bài viết Các thức uống an toàn khi mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Rất khó để dập tắt cơn khát của bạn khi đang mang thai. Những loại gì được uống và những loại nào sẽ gây tổn hại cho em bé của bạn? Dưới đây bạn sẽ tìm thấy những thông tin về những gì có thể uống được và những gì bạn cần phải tránh xa – cùng với một số công thức pha chế cocktail nhẹ và an toàn.

Nguồn ảnh: www.momjunction.com

Thức uống nào an toàn và thức uống nào không?

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_whats-safe-to-drink-during-pregnancy_1651807.bc

Bài viết Các thức uống an toàn khi mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
8 dấu hiệu cho thấy con bạn tiêu thụ quá nhiều muối ăn https://thucphamcongdong.vn/8-dau-hieu-cho-thay-con-ban-tieu-thu-qua-nhieu-muoi-an-1-b-c-67.html Fri, 18 Jun 2021 06:54:17 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49496

Mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam gấp đôi so với lượng khuyến nghị cho người trưởng thành. Việc tiêu thụ muối quá mức có thể gây hậu quả lâu dài..

Bài viết 8 dấu hiệu cho thấy con bạn tiêu thụ quá nhiều muối ăn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Theo báo cáo năm 2019, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4 gam/ngày, gấp đôi so với lượng khuyến nghị cho người trưởng thành. Dù không có số liệu thống kê chi tiết, trẻ em Việt Nam cũng có khả năng cao tiêu thụ nhiều muối hơn so với lượng khuyến nghị. Tình hình trẻ em tiêu thụ nhiều muối cũng là vấn đề cần lưu tâm ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ, trẻ em Mỹ ở độ tuổi 6 – 8 ăn muối nhiều hơn khoảng 50% so với lượng khuyến nghị?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu đến từ muối và các gia vị như bột canh và nước mắm trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn và 7% từ thực phẩm tự nhiên.

Muối
Nguồn ảnh: https://pixabay.com/photos/salt-salt-shaker-table-salt-3285024/

Tất nhiên, muối ăn không hoàn toàn xấu – nó quan trọng cho rất nhiều các chức năng sinh lý của cơ thể, từ dẫn truyền xung thần kinh, co giãn cơ bắp đến duy trì sự cân bằng nội môi (môi trường bên trong cơ thể) và cân bằng dịch cơ thể.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều muối có liên quan đến tình trạng huyết áp cao –  nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Ảnh hưởng của việc tiêu thụ muối quá mức ở trẻ có thể gây hậu quả lâu dài về sau.

Để xác định lượng muối ăn cần thiết cho trẻ, cần hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa nguyên tố natri (sodium) và muối ăn (salt): Muối ăn (salt) là NaCl (natri clorua hay sodium chloride), chứa 40% là natri. Thực phẩm đóng gói thường chỉ liệt kê hàm lượng natri tính bằng mg (miligam) trên mỗi khẩu phần. Thực tế, hàm lượng muối ăn cao gấp 2,5 lần so với lượng natri được ghi trên bao bì (nếu hàm lượng natri là 100 mg thì hàm lượng muối ăn sẽ là 250 mg = 0,25 gam).

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng tiêu thụ tối đa cho 1 người trưởng thành mỗi ngày là: 2.000 mg natri, tương đương với một thìa 5 gam muối ăn. Đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được khuyến cáo dưới 1,5 gam còn trẻ sơ sinh nên ăn dưới 0,3 gam muối.

Tất nhiên, việc hạn chế lượng muối ăn trong thức ăn của trẻ là trách nhiệm cha mẹ và người chăm sóc. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên bắt đầu hạn chế muối cho trẻ từ sớm. “Khẩu vị của trẻ phát triển từ sớm. Thế nên, tránh xa muối hay dùng nhiều muối là thói quen mà trẻ sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.” Alison Mitzner, một bác sĩ nhi khoa ở New York, Mỹ cho biết.

Dưới đây là 8 dấu hiêu thường gặp giúp các bậc phụ huynh nhận biết liệu con mình có đang ăn muối quá mức hay không:

  • Khát quá mức

Vì natri có tính chất giữ nước nên càng nhiều natri thì cơ thể càng cần nhiều nước hơn. Nếu bạn nhận thấy con mình có dấu hiệu khát nước không có lý do, ví dụ khi thời tiết không nóng hoặc không phải sau khi vận động, hãy xem lại lượng natri trong chế độ ăn của trẻ. Chúng ta cần tính đến tất cả các loại thực phẩm, từ bữa ăn ở nhà và ở trường đến các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ và đồ uống. Cần lưu ý là nhiều loại thức uống thể thao được quảng cáo như một thức uống lành mạnh cho trẻ em lại có chứa nhiều natri.

  • Thèm ăn mặn

Muối làm cho thức ăn ngon hơn rất nhiều, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi con bạn thích ăn một túi khoai tây chiên hơn là một củ cà rốt. Nếu con bạn từ chối mọi đồ ăn nhạt, hãy cho trẻ làm quen với các loại thảo mộc và gia vị khác nhau trong chế biến, chẳng hạn như thay muối hoặc nước mắm bằng hành ngò hoặc tiêu trong món trứng chiên.

  • Cao huyết áp

Theo một nghiên cứu đăng trên American Family Physician, có 7% trẻ em độ tuổi từ 3 đến 18 bị tiền cao huyết áp hoặc huyết áp cao,. Giống với người trưởng thành, tình trạng huyết áp cao ở trẻ em thường diễn ra một cách thầm lặng. Khi huyết áp tăng, các thành động mạch dày lên, dễ dẫn đến mắc bệnh tim mạch. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics) khuyến nghị kiểm tra huyết áp khi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho trẻ em từ 3 tuổi trở đi.

  • Nước tiểu có màu vàng sẫm

Tiêu thụ quá nhiều muối ăn là một trong các lý do khiến nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm. Tình trạng nước tiểu màu vàng, sẫm màu và nặng mùi rất phổ biến ở mọi lứa tuổi khi tiêu thụ nhiều muối ăn, kể cả trẻ em.

  • Sử dụng thực phẩm đóng gói

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói đều chứa hàm lượng natri cao. Vậy nên tốt nhất hãy tránh xa chúng – kể cả vào bữa trưa của trẻ. Thay vào đó, hãy thay thế bằng những lựa chọn lành mạnh hơn như thức ăn tự chế biến (với ít muối), trái cây và rau củ, kết hợp với các phương pháp chế biến khác nhau như nướng, luộc, hấp.

  • Tăng cân dù không dùng đồ ngọt hoặc chất béo

Các bậc cha mẹ thường chú ý đến đồ ngọt và chất béo như là nguyên nhân dẫn đến béo phì, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân lại có thể liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều muối ăn. Ngoài việc kiểm soát lượng đường và thức ăn giàu chất béo, cha mẹ nên kiểm soát các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng muối và natri cao để đảm bảo lượng natri trẻ tiêu thụ nằm trong phạm vi khuyến nghị phù hợp với độ tuổi.

  • Đi ăn ngoài thường xuyên

Ăn ở nhà hàng, nhất là quán ăn nhanh, đôi khi vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian nhưng lại có thể gây hại cho cơ thể của trẻ. Các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế ăn ngoài không quá hai tuần một lần. Khi ăn nhà hang, bạn có thể yêu cầu họ giảm muối khi chế biến món ăn.

  • Cha mẹ tiêu thụ quá nhiều muối
Cha mẹ sử dụng nhiều muối trong ăn uống
Nguồn ảnh: https://www.pexels.com/photo/cooking-dishes-herb-kitchen-1109197/

Trẻ có xu hướng học theo những hành vi của cha mẹ mình! Mặc dù các bậc phụ huynh có thể sử dụng một ít muối trong nấu nướng (đặc biệt là để làm đậm đà hơn các món thịt và rau), nhưng nếu họ thích ăn các món ăn chế biến sẵn và ăn mặn thì sẽ khó có thể ngăn con bạn cũng ăn tương tự.

Kết luận:

Rất nhiều trẻ em đang tiêu thụ nhiều muối ăn hơn so với khẩu phần khuyến nghị hàng ngày. Điều này có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống và sức khỏe lâu dài của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý đến 8 dấu hiệu thường gặp kể trên để biết con em mình có đang tiêu thụ quá nhiều muối ăn hay không. Bên cạnh đó, hãy thực hành chế biến món ăn một cách lành mạnh, thay thế muối bằng các loại gia vị khác và tập thói quen đọc kỹ bao bì sản phẩm trước khi mua để lựa chọn các sản phẩm chứa ít natri.

Tài liệu tham khảo

https://www.parents.com/recipes/nutrition/kids/signs-your-child-is-eating-too-much-salt/

htttps://doi/org/10.4278/ajhp.150102-QUAN-650

https://vncdc.gov.vn/an-giam-muoi-va-giam-duong-de-phong-benh-khong-lay-nhiem-nd14882.html

Bài viết 8 dấu hiệu cho thấy con bạn tiêu thụ quá nhiều muối ăn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những điều cần biết về cholesterol cho trẻ em https://thucphamcongdong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-cholesterol-cho-tre-em-1-b-c-69.html Mon, 03 May 2021 03:33:32 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49395

 Cholesterol là một chất béo dạng sáp được tạo ra bởi gan và cũng có thể đến từ thức ăn. Cholesterol giúp xây dựng màng tế bào và tạo nên các hormone (như estrogen và testosterone) và vitamin D. Có lẽ hầu hết người lớn không biết cholesterol có ý nghĩa thế nào đối với …

Bài viết Những điều cần biết về cholesterol cho trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Cholesterol là một chất béo dạng sáp được tạo ra bởi gan và cũng có thể đến từ thức ăn. Cholesterol giúp xây dựng màng tế bào và tạo nên các hormone (như estrogen và testosterone) và vitamin D.

lẽ hầu hết người lớn không biết cholesterol có ý nghĩa thế nào đối với trẻ em. Bệnh tim mạch bắt nguồn từ thời thơ ấu, vì vậy lượng lớn cholesterol trong cơ thể trẻ có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch và đột quỵ khi trẻ trưởng thành.

Cholesterol đến từ đâu?

Gan là nơi tạo nên tất cả cholesterol mà cơ thể cần. Nhưng cholesterol cũng có thể cung cấp vào cơ thể từ một số loại thực phẩm. Thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat) cao cũng có thể làm tăng tổng hợp cholesterol ở gan.

Thực phẩm từ thực vật như rau xanh, hoa quả và các loại hạt và quả hạch đều không chứa cholesterol. Những thực phẩm nguồn gốc  động vật có chứa cholesterol gồm:

  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt đỏ
  • Thịt gia cầm
  • Hải sản
  • Những sản phẩm từ sữa (gồm sữa, phô mai và kem)

Cholesterol có những loại nào?

Cholesterol không thể tự do di chuyển mà phải kết hợp với các protein để di chuyển trong máu đi khắp cơ thể. Phức hợp cholesterol và protein di chuyển trong máu được gọi là các lipoprotein.

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL, low-density lipoprotein) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL, high-density lipoprotein) là 2 loại lipoprotein mà chúng ta thường hay nghe nhất.

Lipoprotein tỷ trọng thấp – còn gọi là cholesterol xấu – có  thể tích tụ ở thành động mạch. Cholesterol và các chất khác trong máu tạo thành mảng bám, từ đó có thể làm mạch máu trở nên cứng, hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Chúng cũng dễ tạo các cục máu đông. Một cục máu đông có thể làm tắc nghẽn một động mạch hẹp và gây ra đau tim hoặc đột quỵ.

Tình trạng xơ vữa động mạch (động mạch trở nên xơ cứng) có thể làm giảm lượng máu đi qua các cơ quan trong cơ thể như não, ruột và thận.

Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – còn gọi là cholesterol tốt – mang cholesterol từ các động mạch về gan. Ở gan cholesterol bị phân giải và đào thải ra ngoài.

Do vậy, tình trạng nồng độ LDL cao và nồng độ HDL thấp làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

Nguyên nhân nào làm tăng cholesterol?

3 lí do chính khiến nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao bao gồm:

  1. Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống nhiều chất béo, đặc biệt là nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  2. Di truyền: có bố mẹ hoặc họ hàng có nồng độ cholesterol cao
  3. Béo phì: có chế độ ăn uống không lành mạnh và không tập thể dục

Những người thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, không có bố mẹ hoặc họ hàng có nồng độ cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch, không bị thừa cân thì ít có nguy cơ có nồng độ cholesterol cao.

Chẩn đoán nồng độ cholesterol cao như thế nào?

Tất cả trẻ em nên được kiểm tra nồng độ cholesterol khi được 9-11 tuổi và kiểm tra lại một lần nữa khi được 17-21 tuổi.

Trẻ em trên 2 tuổi nên được kiểm tra nồng độ cholesterol nếu:

  • Có bố mẹ hoặc họ hàng có tổng nồng độ cholesterol cao hơn 240 mg/dL
  • Có một người trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch ở tuổi dưới 55 đối với nam và dưới 65 đối với nữ.
  • Có một vài vấn đề sức khoẻ (như bệnh thận, hội chứng Kawasaki hoặc viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên)
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Bị tiểu đường, huyết áp cao, hoặc hút thuốc

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol của trẻ. Trẻ phải được đảm bảo không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trừ nước trong khoảng 12 giờ trước khi xét nghiệm.

Theo hướng dẫn của Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (NCEP), khuyến nghị nồng độ cholesterol tỷ trọng thấp cho trẻ trong độ tuổi 2-18 được trình bày trong bảng sau:

Mức Tổng cholesterol (mg/dL)* LDL cholesterol, (mg/dL)
Bình thường < 170 < 110
Trên bình thường 170-199 110-129
Cao ≥ 200 ≥ 130

* mg/dL = miligram trên đề ci lít

 

Nồng độ cholesterol cao cần được điều trị như thế nào?

Nếu trẻ có nồng độ LDL lớn hơn hoặc bằng 130 mg/dL, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên để thay đổi lối sống và dinh dưỡng:

  • Giảm chất béo trong chế độ ăn uống (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) và cholesterol trong chế độ ăn
  • Tăng cường tập thể dục
  • Giảm cân nếu cần

Bác sĩ sẽ kiểm tra lại nồng độ cholesterol sau 3-6 tháng khi trẻ đã thực hiện các hướng dẫn trên.

Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên khi có nồng độ LDL lớn hơn hoặc bằng 190 mg/dL, nếu việc thay đổi chế độ ăn và tập luyện không hiệu quả thì có thể cân nhắc dùng thuốc để điều trị. Hơn nữa, những trẻ có nguy cơ cao như bị tiểu đường, bị huyết áp cao và tiền sử gia đình có người có nồng độ cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch có thể cần chữa trị để giảm nồng độ LDL.

5 cách giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu

Hãy kiểm tra nồng độ cholesterol của bạn. Nếu bạn có nồng độ cholesterol cao thì cần kiểm tra nồng độ cholesterol cho con bạn.

Dưới đây là 5 cách giúp kiểm soát nồng độ cholesterol cho gia đình của bạn:

  1. Ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch như:
  • Rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Phần nạc của thịt đỏ và gia cầm, cá, các loại hạt và quả hạch, các loại đậu và các sản phẩm từ đậu nành
  • Sữa các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo
  • Chất béo tốt như dầu cá, dầu từ các loại hạt hạt và dầu thực vật
  1. Hạn chế thức phẩm và đồ uống bổ sung đường.
  2. Đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm để lựa chọn thực phẩm và đồ uống có hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thấp.
  3. Tăng cường tập thể dục, điều này sẽ giúp tăng HDL trong máu. Trẻ em và thanh thiếu niên nên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày.
  4. Giúp trẻ giữ cân nặng phù hợp.

Nhớ rằng quan trọng nhất là cả gia đình cùng nỗ lực duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Nếu thực hiện được thì bạn sẽ giúp gia đình và bản thân có một sức khỏe tốt ở hiện tại cả trong tương lai.

 

Tài liệu tham khảo:

https://kidshealth.org/en/parents/cholesterol.html?WT.ac=ctg#cathealthy-eating

Bài viết Những điều cần biết về cholesterol cho trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Trẻ sơ sinh và trẻ em cần bao nhiêu muối? https://thucphamcongdong.vn/tre-so-sinh-va-tre-em-can-bao-nhieu-muoi-1-b-c-66-2.html Fri, 23 Apr 2021 06:21:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49367

Giảm các món ăn nhiều muối cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giúp con tạo thói quen không thích ăn mặn, sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực dài lâu cho sức khỏe của con trẻ.

Bài viết Trẻ sơ sinh và trẻ em cần bao nhiêu muối? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Nhu cầu muối và natri của trẻ sơ sinh và trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ em chỉ cần một lượng nhỏ muối trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, thức ăn từ cửa hàng bạn mua cho trẻ (trừ loại thực phẩm không muối dành cho trẻ) lại thường chứa nhiều muối, ví dụ như phở, hủ tíu, bánh mì, các loại hạt rang (muối), ngay cả bánh quy cũng có.

Lượng muối tối đa được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ em là :

  • Với bé dưới 12 tháng tuổi: ít hơn 1 gam/ngày (ít hơn 0,4 gam natri)
  • Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: 2 gam/ngày (0,8 gam natri)
  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: 3 gam/ngày (1,2 gam natri)
  • Trẻ em từ 7 đến 10 tuổi: 5 gam/ngày (2 gam natri)
  • Trẻ em trên 11 tuổi: 6 gam/ngày (2,4 gam natri)

Lưu ý rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đã được cung cấp đủ lượng muối cần thiết qua nguồn sữa mẹ. Sữa công thức cũng chứa lượng muối tượng tự như sữa mẹ.

Ngoài ra, hầu hết thực phẩm tự nhiên đều chứa natri. Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm (khi trẻ được sáu tháng tuổi trở đi), hãy nhớ rằng không thêm muối vào thức ăn dặm vì thận của trẻ không dung nạp được nhiều muối. Bạn cũng nên tránh cho trẻ dùng thức ăn được chế biến sẵn, không dành riêng cho trẻ như phở, hủ tíu, ngũ cốc ăn sáng… vì chúng có thể chứa một lượng muối khá cao.

Lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm ít muối cho trẻ

Nhiều thức ăn được ghi nhãn dành cho trẻ em nhưng vẫn có thể chứa khá nhiều muối. Cho nên việc kiểm tra thông tin dinh dưỡng trước khi mua rất quan trọng. Thông thường, hàm lượng muối được hiển thị qua lượng natri trong một khẩu phần thức ăn.

Nhìn chung, thực phẩm có chứa hơn 0,6 gam (600 miligam) natri trong 100 gam thực phẩm được coi là chứa nhiều muối. Bạn có thể tính được lượng muối trong thực phẩm bằng cách nhân lượng natri với 2,5. Ví dụ, một loại thực phẩm có chứa 1 gam natri trong 100 gam thực phẩm, có nghĩa là thực phẩm này chứa 2,5 gam muối trong 100 gam.

Bạn có thể giảm lượng muối cho con mình bằng cách tránh xa đồ ăn vặt có vị mặn như khoai tây chiên, bánh quy, hay các loại nước phở, hủ tíu dành cho người lớn. Thay vào đó hãy đổi thành đồ ăn nhẹ có ít muối, hay tốt nhất là do bạn tự nấu để đảm bảo thành phần nguyên liệu. Với các đồ ăn nhẹ, hãy thử những thức ăn tốt cho sức khỏe như trái cây sấy khô, rau củ cắt lát, trái cây cắt nhỏ cho thức ăn đa dạng phong phú.

Kết luận: Giảm các món ăn nhiều muối cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giúp con tạo thói quen không thích ăn mặn, sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực dài lâu cho sức khỏe của con trẻ.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/how-much-salt-do-babies-and-children-need/

Bài viết Trẻ sơ sinh và trẻ em cần bao nhiêu muối? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn uống thai kỳ – Những điều cơ bản https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-uong-thai-ky-nhung-dieu-co-ban-1-b-a-55.html Thu, 18 Mar 2021 15:54:14 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49281 Cần uống bao nhiêu nước khi mang thai

Khi mang thai điều chỉnh chế độ ăn uống một cách cẩn thận, bỏ qua những thức ăn không an toàn, nói không với bia rượu, hạn chế caffein…

Bài viết Chế độ ăn uống thai kỳ – Những điều cơ bản được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Cần uống bao nhiêu nước khi mang thai

 

Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn một cách cẩn thận

Hầu như tất cả phụ nữ mang thai cần nhiều protein, một số loại vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt và nhiều calo (năng lượng) hơn. Nếu bạn không thể cải thiện hơn nữa cho chế độ ăn uống của mình thì hãy cố gắng ăn những bữa ăn thật giàu dinh dưỡng, đây là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của con bạn.

Nhưng ăn chất lượng hơn không có nghĩa là ăn quá nhiều. Nếu như bạn đã có một cân nặng khỏe mạnh, bạn không cần tăng thêm calo trong 3 tháng đầu tiên, cần khoảng 300 calo một ngày trong ba tháng thứ hai, và khoảng 450 calo một ngày trong ba tháng cuối. Nếu bạn đang thừa cân hoặc thiếu cân, bạn sẽ cần ít hơn hoặc nhiều hơn số liệu này, tùy thuộc vào mục tiêu tăng trọng lượng của bạn.

Tìm hiểu thêm lượng calo bạn cần và cách tốt nhất để ăn uống cho cả bạn và thai nhi 

Bỏ qua những thức ăn không an toàn

Một số thực phẩm có thể nguy hại cho thai kỳ. Hãy loại bỏ những thực phẩm sau đây ra khỏi chế độ ăn uống của bạn:

  • Hải sản sống (như hàu hoặc sushi chưa nấu chín) 
  • Sữa chưa tiệt trùng và pho mát làm từ sữa chưa tiệt trùng
  • Loại pho mát mềm, chẳng hạn như Brie hoặc Camembert
  • Pho mát Mêxicô như Blanco queso và Panela
  • Pa-tê
  • Thịt và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín.

Tất cả đều là các nguồn có thể chứa vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Đừng ăn quá nhiều cá (nhưng không phải là không ăn)

Gần như tất cả cá đều có chứa dấu vết của methyl thủy ngân, một kim loại được cho là có hại ở liều cao cho não đang phát triển của bào thai và trẻ nhỏ. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo hạn chế tiêu thụ các loại cá khoảng 12 oz (340 g) một tuần, tương đương với khoảng hai khẩu phần ăn.

Tìm hiểu thêm về việc ăn cá trong thai kỳ.

Hãy nói không với rượu bia

Bạn cũng cần từ bỏ cocktail. Uống rượu trong khi mang thai có thể gây ra dị tật, khuyết tật và rối loạn cảm xúc ở trẻ em, vì vậy rất nhiều chuyên gia khuyên bạn nên bỏ rượu cho toàn bộ thời kỳ mang thai.

Hạn chế caffeine

Caffeine là một mối lo ngại khác. Bạn chỉ nên tiêu thụ dưới 200 miligam (mg) caffein mỗi ngày (khoảng một tách cà phê 350 ml). Một vài nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ caffeine với lượng nhiều hơn lượng nêu trên và nguy cơ sảy thai hoặc trọng lượng sinh thấp hơn, nhưng những nghiên cứu này chưa được chứng thực. Nhưng để chắc chắn, bạn hãy dùng loại trà hoặc sô-đa không có caffeine, hoặc chọn những thức uống lành mạnh hơn như là sữa tách béo, nước trái nguyên chất 100% hoặc nước lọc với một ít chanh vắt.

Đọc bài viết đầy đủ của chúng tôi về caffeine trong thai kỳ, trong đó bao gồm một danh sách về hàm lượng caffeine có trong một số loại thức ăn và đồ uống phổ biến.

Dùng vitamin thai kỳ (prenatal vitamin)

Thậm chí khi bạn không bị ốm nghén hoặc kén ăn, thật khó để đáp ứng tất cả nhu cầu dinh dưỡng của bạn chỉ với một chế độ ăn uống cân bằng trong thời gian mang thai. Chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất thai kỳ có thể giúp đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng mà bạn và con của bạn cần.

Hãy chắc chắn rằng bạn chọn vitamin thai kỳ có chứa axit folic. (Bạn cần 400 mcg mỗi ngày trước khi mang thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nhóm khác, như là Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đề nghị tăng cường tới mức tối thiểu là 600 mcg khi bạn bắt đầu mang thai.) Cung cấp không đủ axit folic có liên quan đến những dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem liệu bạn có cần những chế phẩm bổ sung khác hay không

Một chất dinh dưỡng quan trọng được các nhà nghiên cứu tin tưởng có thể giúp ngăn ngừa những dị tật ống thần kinh là choline. Bạn cần 450 mg choline một ngày trong thời gian mang thai. Hầu hết các loại vitamin thai kỳ đều không có chứa choline, vì vậy bạn phải nhận chất này thông qua việc ăn uống hoặc nói chuyện với bác sĩ về vấn đề dùng chế phẩm bổ sung choline.

Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể cần bổ sung sắt  hoặc canxi để đảm bảo đủ lượng các khoáng chất quan trọng này. Nhiều chuyên gia cũng khuyên bạn nên bổ sung vitamin D trong suốt thai kỳ.

Phụ nữ ăn chay trường hoặc phụ nữ có bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh thiếu máu hoặc có tiền sử sinh bé nhẹ cân, nên trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung các chất cần thiết. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể giúp đỡ về chi tiết cụ thể cho chế độ ăn uống của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt vitamin, hãy chọn loại có thể nhai hoặc loại dạng bột có thể hòa với nước. Cũng hãy nhớ là nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn: Không nên dùng quá liều cho bất kỳ vitamin, khoáng chất hoặc thảo dược nào mà không có sự giám sát của bác sĩ – chúng có thể có hại cho em bé của bạn.

Xem biểu đồ của chúng tôi về các chất dinh dưỡng bạn cần để giúp em bé của bạn phát triển hợp lý.

Không ăn kiêng trong khi đang mang thai

Ăn kiêng khi mang thai có khả năng gây nguy hiểm cho bạn và cả em bé. Nhiều chế độ giảm cân chẳng những có thể làm giảm lượng calo của bạn mà còn giảm luôn cả sắt, axit folic và những vitamin và khoáng chất quan trọng khác.

Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực nhất thể hiện thai kỳ khỏe mạnh. Những phụ nữ ăn uống tốt và đạt được trọng lượng thích hợp có nhiều khả năng sinh ra những đứa bé khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bạn đang ăn uống lành mạnh và tăng cân từ từ thì bạn có thể chắc chắn rằng mọi sự đang diễn ra tốt đẹp.

Tìm hiểu những thức ăn tốt cho cả mẹ và bé.

Hãy nhớ là tăng cân khi nào trong thai kỳ cũng quan trọng tương đương với việc tăng bao nhiêu trọng lượng. Bác sĩ khuyên bạn nên tăng cân ít thôi trong ba tháng đầu tiên (khoảng 450 g đến 2,3 kg) và sau đó đạt được khoảng 1 pound (khoảng 450 g) mỗi tuần trong 3 tháng thứ hai và thứ ba.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang mang thai song sinh hoặc đang thiếu cân hay thừa cân khi bắt đầu mang thai, vì tốc độ tăng cân được đề nghị cho những trường hợp này có thể khác.

Ăn thường xuyên nhiều bữa ăn nhỏ

Cũng tốt nếu như bạn sáng tạo thời biểu ăn uống trong lúc mang thai khác với lúc trước. Nếu buồn nôn, thức ăn không phù hợp, ợ nóng, khó tiêu làm cho bữa ăn chính đầy đủ món trở nên khó chịu, thì bạn hãy thử chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần ăn trong suốt cả ngày. Khi có thai, em bé ngày càng lớn sẽ chiếm chỗ rất lớn trong bụng của người mẹ nên sẽ có rất ít không gian để chứa và tiêu hóa thức ăn cho một bữa ăn lớn.

Nếu đang cảm thấy đói lã trong khi giờ cơm vẫn chưa tới thì hãy cứ ăn trước. Hãy ăn theo cách của bạn, hãy ăn bất cứ khi nào bạn đói, điều này sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

Ăn đồ ăn vặt cũng không sao, nhưng bạn nên chọn những loại đồ ăn vặt lành mạnh. Nên hạn chế những đồ ăn vặt không lành mạnh vì chúng chỉ cung cấp calo rỗng.

Tìm hiểu thêm làm thế nào để lên kế hoạch bữa ăn khi mang thai cho bạn.

Thỉnh thoảng tự thưởng cho cơ thể được nếm đồ ngọt

Hãy tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt đóng gói và các món tráng miệng chứa nhiều đường, tuy nhiên không có nghĩa là bạn phải từ bỏ ăn những món ngọt ưa thích chỉ vì đang mang thai. Hãy thử những món ăn vặt thay thế ngon miệng và khôn ngoan: chẳng hạn như một ly sinh tố chuối, trái cây đông lạnh với kem không béo hoặc hỗn hợp hạt và trái cây khô (trail mix).

Đừng quá hà khắc với bản thân. Thỉnh thoảng ăn một miếng cookie hoặc bánh ngọt sẽ không gây ngại gì đến bạn và em bé.

Bạn có thể đọc thêm Bài viết về Các món ăn vặt thay thế lành mạnh để có nhiều lựa chọn hơn.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/pregnancy-eating-well?showAll=true

 

Bài viết Chế độ ăn uống thai kỳ – Những điều cơ bản được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn để giảm cân an toàn sau sinh https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-de-giam-can-an-toan-sau-sinh-1-b-b-4.html Thu, 18 Mar 2021 15:07:03 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49267

Phương pháp giúp người mẹ mới sinh giảm cân và nhanh chóng lấy lại phom dáng ban đầu. Một số điều nên và không nên trong quá trình giảm cân sau sinh.

Bài viết Chế độ ăn để giảm cân an toàn sau sinh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Một trong những mối quan tâm đặc biệt của phụ nữ sau sinh là sự thay đổi nhiều về vóc dáng: Liệu có phương pháp nào có thể giúp người mẹ mới sinh giảm cân và nhanh chóng lấy lại phom dáng ban đầu? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số điều nên và không nên trong quá trình giảm cân sau sinh.

Hãy đặt ra mục tiêu thực tế trong quá trình giảm cân

Cơ thể người phụ nữ cần thời gian hồi phục sau giai đoạn mang thai và sinh con. Ăn kiêng quá sớm sau sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể và thậm chí ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ (bài viết tham khảo).

Nếu đang trong giai đoạn cho con bú, chuyên gia khuyên nên đợi khi em bé được ít nhất hai tháng tuổi trước khi bắt đầu giảm cân (tham khảo bài viết về chế độ ăn lành mạnh dành cho bà mẹ đang cho con bú).

Nguồn: Unsplash/ Kevin Liang

Trong giai đoạn này, bạn không nên giảm cân quá nhanh vì nó không những ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ mà còn có thể giải phóng những độc tố hòa tan trong chất béo sang máu và đi vào sữa. Các độc tố này có thể kể đến những chất độc từ ô nhiễm môi trường như kim loại nặng, chì và thủy ngân, những hóa chất công nghiệp như PCBs (polychlorinated biphenyls), dioxin và các dung môi.

Nếu kiên trì để cơ thể tự hồi phục, bạn sẽ ngạc nhiên khi cân nặng của mình giảm được một cách tự nhiên, đặc biệt trong giai đoạn cho con bú (bài viết tham khảo)

Giảm cân khoảng 1,5 pound trong một tuần (khoảng 675 g) để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và lượng sữa cho con bú. Bạn có thể giảm 500 calo mỗi ngày bằng cách giảm lượng thực phẩm ăn vào hoặc tăng cường vận động (mà vẫn duy trì lượng calo tổng thể trên mức an toàn, tối thiểu khoảng 1800 calo/ngày).

Duy trì rèn luyện thân thể

Không có một loại thuốc màu nhiệm nào giúp giảm cân thần tốc: một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với việc rèn luyện thể chất thường xuyên là cách tốt nhất để giảm cân.

Bạn có thể tham gia các bài tập thể thao đơn giản như đi dạo cùng bé hoặc đến đến các phòng tập gym để được hỗ trợ thêm trong việc lấy lại vóc dáng.

Nguồn: Unsplash/ Marcin Jozwiak

Ăn đủ bữa

Tuy bận rộn hơn khi bé chào đời nhưng bạn không nên bỏ bữa. Thiếu năng lượng có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức, và sẽ ăn nhiều hơn vào những bữa sau đó.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của bữa sáng đối với việc giảm cân. Năng lượng từ bữa sáng sẽ giúp bạn năng động hơn và có thể tránh được cảm giác đói và mệt trong ngày. Theo số liệu khảo sát ở những người ăn kiêng thành công và giữ mức cân đạt được trong vòng 5 năm, 78% trong số họ có thói quen dùng bữa sáng hàng ngày.

Ăn chậm cũng là một cách giúp bạn kiểm soát việc ăn quá độ và có một chế độ ăn uống giảm cân hiệu quả hơn.

Nguồn: Unsplash/ Sigmund

Lên kế hoạch các loại thức ăn hàng ngày

Nhiều bà mẹ thấy rằng chia thực đơn thành 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày giúp kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn là chỉ ăn ba bữa chính. Một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng có thể là nửa cái bánh mì sandwich, một ly sữa, thực phẩm giàu chất xơ như trái cây (táo, cam và quả mọng) và các loại rau quả (như cà rốt, củ sắn, ớt chuông đỏ).

Chế độ ăn cân đối cần bổ sung 2200-2700 calo mỗi ngày cho những bà mẹ đang cho con bú. Những bà mẹ không trong giai đoạn này có thể hấp thu 1800 calo mỗi ngày.

Do nhu cầu calo cá nhân sẽ khác nhau tùy vào cân nặng, quá trình trao đổi chất, cường độ hoạt động và lượng sữa bạn cho con bú, nên các chỉ số calo trên chỉ mang tính tham khảo

 Nguồn: Unsplash/ Victoria Shes

Hãy chọn lọc đồ ăn thức uống lành mạnh

Quá nhiều calo từ bất kỳ nguồn nào – chất béo, đạm hoặc đường bột – cũng có thể khiến cho bạn tăng cân và không thể hoàn thành mục tiêu giảm cân.

Chất béo cung cấp năng lượng gấp đôi chất đường bột và chất đạm vì vậy cắt giảm lượng chất béo dư thừa ra khỏi khẩu phần ăn là cách tốt nhất để giảm calo.

Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo, ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn giảm cân. Bạn không nhất thiết phải uống sữa nguyên kem để tăng cường chất lượng sữa mẹ (bài viết tham khảo).

Cần tránh chất béo bão hòa (trong thịt, sản phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (trong những thực phẩm chiên, nướng và thức ăn nhẹ). Những chất béo này góp phần gây ra bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và có thể đi vào sữa mẹ. Hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết những loại chất béo nào có trong sản phẩm tiêu thụ.

Mặc dù vậy, chất béo lại là một trong những dưỡng chất quan trọng trong khẩu phần ăn. Thậm chí, bữa ăn nếu có một ít chất béo sẽ giúp bạn no và không ăn quá nhiều chất đường bột. Tuy nhiên, hãy chọn chất béo tốt như chất béo chưa bão hòa đơn hoặc đa trong dầu hạt cải, dầu ô liu, bơ, trái ô liu, đậu và các loại hạt và chất béo từ cá như cá hồi.

Ngoài ra, chế độ ăn uống nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ, ít béo như rau củ quả. Bạn có thể dùng các món sinh tố từ rau, trái cây; làm sốt salsa hoặc nước sốt từ rau say nhuyễn để dùng kèm với cá hoặc gà; thêm cà rốt sắc sợi vào bánh mì sandwich; ăn rau củ nướng và thử súp rau nghiền (không thêm sốt kem).

Cuối cùng, bạn nên uống 8-9 cốc nước mỗi ngày và hạn chế các chất tạo ngọt để giảm lượng calo từ đường. Hãy cẩn thận với các loại thức uống giải khát – một lượng calo kinh ngạc có thể ẩn trong nước ép, soda và cà phê pha.

Nguồn: Unsplash/ Conscious Design

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_diet-for-healthy-post-baby-weight-loss_3566.bc?showAll=true

Bài viết Chế độ ăn để giảm cân an toàn sau sinh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-uong-lanh-manh-cho-tre-1-b-c-72.html Sun, 28 Feb 2021 15:30:19 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49148

Xây dựng bữa ăn cân đối, lành mạnh kết hợp với các hoạt động nâng cao thể chất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Bài viết Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện, cộng đồng và gia đình có thể giúp trẻ định hình những hành vi ăn uống lành mạnh kết hợp với các hoạt động nâng cao thể chất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách để giúp trẻ có những lựa chọn ăn uống tốt nhất.

Xây dựng một bữa ăn cân đối

Sự đa dạng của các loại thực phẩm khác nhau sẽ làm cho hương vị của bữa ăn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Đây cũng chính là chìa khóa giúp cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày, bởi mỗi loại thực phẩm sẽ mang lại các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau – chất dinh dưỡng đa lượng (chất đường, protein và chất béo) và các nguyên tố vi lượng (vitamin và khoáng chất).

Một bữa ăn cân đối cho trẻ không bao gồm đồ uống có đường, đồ ngọt và các món ăn vặt không lành mạnh. Chúng không được xem là thực phẩm hàng ngày và nên hạn chế ăn, uống các sản phẩm này.

Hãy bắt đầu một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với một nửa khẩu phần ăn là các loại rau, trái cây nhiều màu sắc và nửa còn lại với ngũ cốc nguyên hạt, protein lành mạnh.

Rau củ

  • Càng nhiều rau và nhiều các loại rau khác nhau càng tốt.
  • Khoai tây và khoai tây chiên không nằm trong nhóm rau vì chúng có thể có những ảnh hưởng xấu đến hàm lượng đường trong máu.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Alexandr Podvalny

Hoa quả

  • Ăn các loại trái cây nhiều màu sắc.
  • Ăn trái cây trực tiếp thay vì uống nước ép (chỉ nên uống tối đa một ly nhỏ nước trái cây mỗi ngày).
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Brooke Lark

Ngũ cốc nguyên hạt

  • Chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt chưa bị tinh chế quá nhiều.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên cám, gạo lứt, hạt quinoa và một số thực phẩm như mì ống hoặc bánh mì làm từ bột mỳ nguyên cám sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết và insulin hơn so với gạo trắng, bánh mì, bánh pizza, mì ống, và các loại ngũ cốc đã qua chế biến khác.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Priscilla Du Preez

Tóm lại: Lựa chọn nguồn carbohydrate (chất bột đường) phù hợp quan trọng hơn là khối lượng carbohydrate nạp vào. Ví dụ: một số nguồn carbohydrate – như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và đậu sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với đường, khoai tây, và thực phẩm làm từ bột mì trắng.

Protein lành mạnh

  • Chọn các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu que, đậu Hà Lan, các quả hạch, hạt và protein có nguồn gốc động vật như cá, trứng và thịt gia cầm.
  • Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và tránh các loại thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng).
    Nguồn ảnh: https://www.rrrc.run/all-about-protein/

Chất béo lành mạnh

Chất béo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của trẻ. Vấn đề cần chú ý ở đây là nên dùng loại chất béo nào.

Hãy thường xuyên chọn thực phẩm lành mạnh chứa chất béo không bão hòa (như cá, quả hạch, hạt và dầu thực vật lành mạnh), và hạn chế thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao (đặc biệt là thịt đỏ), và tránh chất béo chuyển hóa hay trans fat không lành mạnh (từ dầu ăn hydro hóa một phần):

  • Sử dụng các loại dầu thực vật lành mạnh cho nấu ăn hoặc các món salad như dầu ô liu nguyên chất, hạt cải, hạt bắp, hướng dương và dầu đậu phộng.
  • Hạn chế sử dụng bơ thường xuyên.
Nguồn ảnh: https://www.webmd.com/food-recipes/ss/slideshow-healthiest-cooking-oils

Tóm lại: Nên dùng các loại dầu lành mạnh cho các bữa ăn thay cho các chất béo khác.

Thực phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa nên chiếm một phần nhỏ hơn so với các loại thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Chọn sữa không thêm vị, sữa chua nguyên chất, một lượng nhỏ phô mai và các loại thực phẩm từ sữa không đường khác.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa khác là nguồn cung cấp canxi và vitamin D, nhưng lượng tiêu thụ tối ưu cho các sản phẩm từ sữa vẫn chưa được xác định và cần được nghiên cứu cụ thể. Đối với trẻ em uống ít hoặc không uống sữa, hãy hỏi bác sĩ về cách bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Nguồn ảnh: https://www.newfoodmagazine.com

Nước

Đây là lựa chọn hàng đầu cho thức uống trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ, cũng như khi hoạt động:

  • Nước là sự lựa chọn tốt nhất để làm dịu cơn khát của chúng ta. Nó cũng không chứa đường và có thể dễ dàng tiếp cận đối với hầu hết mọi người.
  • Hạn chế nước ép trái cây và tránh các loại đồ uống có đường như sô-đa, đồ uống vị trái cây và nước tăng lực vì những thức uống này cung cấp nhiều calo nhưng lại không có các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Theo thời gian, thường xuyên dùng các loại đồ uống có đường có thể dẫn đến tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim cùng các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khác.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Johnny McClung

Các hoạt động tăng cường thể chất

Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày cũng là một phần của công thức để giữ gìn sức khỏe:

  • Thay vì ngồi không tại chỗ, hãy tham gia các bài tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên nên dành ít nhất một giờ cho các hoạt động thể thao mỗi ngày. Không nhất thiết phải cần một thiết bị tập riêng hoặc đến phòng tập thể dục – chúng ta vẫn có thể chọn các hoạt động thể chất cho trẻ em như trò chơi kéo co, hoặc các trò chơi đòi hỏi vận động khác ở sân chơi.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Robert Collins

Tài liệu tham khảo

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/kids-healthy-eating-plate/

Bài viết Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Có an toàn khi ăn phô mai mềm trong giai đoạn mang thai? https://thucphamcongdong.vn/co-an-toan-khi-an-pho-mai-mem-trong-giai-doan-mang-thai-1-b-a-52.html Sat, 20 Feb 2021 14:20:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49128

Những lưu ý khi sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là phô mai mềm trong giai đoạn mang thai.

Bài viết Có an toàn khi ăn phô mai mềm trong giai đoạn mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Sara Riordan

Nhân viên tư vấn di truyền học

Hầu hết tất cả các loại phô mai đươc bán ở Hoa Kỳ – bao gồm cả phô mai mềm – được làm từ sữa thanh trùng và do đó an toàn cho tiêu dùng.

Tuy nhiên một số phô mai được làm từ sữa tươi chưa thanh trùng cũng có thể có mặt ở một số điểm bán và tại các chợ nông sản địa phương, do đó tốt nhất là nên kiểm tra nhãn mác trước khi dùng. Cũng không nên uống sữa tươi chưa thanh trùng trong quá trình mang thai.

Sữa tươi chưa qua thanh trùng và những thực phẩm làm từ loại sữa này có thể mang những vi sinh vật gây bệnh, trong đó bao gồm loài vi khuẩn Listeria monocytogenes. (Những sản phẩm làm từ sữa đã thanh trùng có rất thấp nguy cơ bị nhiễm).

Bệnh listeriosis (sự nhiễm khuẩn do Listeria) thường rất hiếm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng 1600 người ở Mỹ bị nhiễm mỗi năm. Phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn này, sự nhiễm khuẩn này có thể gây hại thậm chí gây chết thai nhi còn trong bụng mẹ.

CDC, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đều khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn những loại thực phẩm làm từ sữa chưa thanh trùng. Phô mai mềm làm từ sữa tươi chưa thanh trùng đặc biệt được đề cập trong bài viết này vì nó liên quan đến những trường hợp bệnh listeriosis được ghi nhận.

Loại phô mai mềm gần như được làm từ sữa tươi chưa qua thanh trùng bao gồm loại feta, Brie, Camembert, phô mai vân xanh như Roquefort và Gorgonzola và phô mai kiểu Mexico như queso blanco, queso fresco và panela.

Để an toàn, nên tránh dùng các loại phô mai Mexico thậm chí khi chúng được làm từ sữa đã thanh trùng. Có một số ca ghi nhận những loại phô mai này bị nhiễm trong quá trình làm phô mai.

 

Tài liệu tham khảo:

 http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-eat-soft-cheese-during-pregnancy_3175.bc

Bài viết Có an toàn khi ăn phô mai mềm trong giai đoạn mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những điều cần lưu ý dùng thịt và các sản phẩm từ thịt khi mang thai https://thucphamcongdong.vn/nhung-dieu-can-luu-y-dung-thit-va-cac-san-pham-tu-thit-khi-mang-thai-1-b-a-51.html Sat, 20 Feb 2021 14:05:28 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49122

Trong thời kỳ mang thai, có nên ăn thịt xông khói hay thịt nguội? Những lưu ý khi dùng thịt và các sản phẩm từ thịt.

Bài viết Những điều cần lưu ý dùng thịt và các sản phẩm từ thịt khi mang thai được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn vì hệ miễn dịch không hoạt động tốt như bình thường. Nếu chế biến, bảo quản không đúng cách, các sản phẩm từ thịt có thể chứa một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu như Listeria, ToxoplasmaSalmonella. Hơn nữa, vi sinh vật có thể di chuyển qua nhau thai và gây hại cho thai nhi vì hệ miễn dịch của bé chưa đủ mạnh để chống lại chúng.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thịt nhiễm khuẩn đối với mẹ bầu

  • Nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và các bệnh nhiễm trùng đe doạ tính mạng như nhiễm khuẩn huyết sơ sinh (neonatal sepsis) và viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn Toxoplasma cũng có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu gây tổn thương thần kinh.
  • Nhiễm khuẩn Salmonella ảnh hưởng chủ yếu đến người mẹ với các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Trong một số trường hợp, điều đó có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non hoặc thậm chí sẩy thai.

Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến thịt?

Sử dụng nhiệt kế nấu ăn để biết chắc rằng nhiệt độ của thịt sau khi nấu đạt 63 oC (145 oF) đối với thịt bò, lợn, bê và cừu và 74 oC (165 oF) đối với thịt gia cầm và các loại thịt xay.

Nếu không có nhiệt kế, bạn hãy nấu thịt cho đến khi không còn nhìn thấy màu hồng ở giữa miếng thịt.

Có an toàn khi ăn thịt nguội và thịt xông khói khi đang mang thai?

Phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn thịt nguội hoặc thịt xông khói như giăm bông, ba rọi và xúc xích vì chúng có thể chứa những vi sinh vật nguy hiểm như Listeria, E. Coli. Tuy nhiên, những vi sinh vật này đều có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì thế phụ nữ trong thai kỳ chỉ nên dùng thịt nguội hoặc xông khói nếu chúng được chế biến lại ở nhiệt độ 74 oC (165 oF) ngay trước khi ăn. Ngoài ra, những thực phẩm tiện lợi này có hàm lượng chất béo và Natri cao trong khi mang lại ít giá trị dinh dưỡng vì thế tốt hơn hết là không ăn quá nhiều.

Tài liệu tham khảo:

https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/is-it-safe-to-eat-meat-while-pregnant_10415140

Bài viết Những điều cần lưu ý dùng thịt và các sản phẩm từ thịt khi mang thai được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>