dinh dưỡng cho mẹ và bé – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.22 Phụ nữ mang thai uống nước ngọt chứa đường ăn kiêng có an toàn không? https://thucphamcongdong.vn/phu-nu-mang-thai-uong-nuoc-ngot-chua-duong-an-kieng-co-an-toan-khong-1-b-a-43.html Mon, 07 Jun 2021 02:03:26 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49477

 Nước ngọt có ga là một loại thức uống thông dụng và được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong các bữa tiệc. Nếu bạn chỉ thi thoảng uống nước ngọt thì khả năng cao thức uống này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã làm dấy lên mối …

Bài viết Phụ nữ mang thai uống nước ngọt chứa đường ăn kiêng có an toàn không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Nước ngọt có ga là một loại thức uống thông dụng và được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong các bữa tiệc. Nếu bạn chỉ thi thoảng uống nước ngọt thì khả năng cao thức uống này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã làm dấy lên mối lo ngại về việc uống nước ngọt có ga thông thường và cả nước ngọt chứa đường nhân tạo cho người ăn kiêng trong thời kỳ mang thai.

Cụ thể, một nghiên cứu quy mô lớn trên hơn 60.000 phụ nữ mang thai cho thấy những người uống nhiều hơn một lon đồ uống chứa đường tinh luyện hoặc đường nhân tạo hàng ngày đều có nguy cơ sinh non cao hơn những người không sử dụng.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn trên khoảng 3.000 phụ nữ cho thấy những người mẹ uống đồ uống chứa đường nhân tạo hàng ngày trong thời kỳ mang thai có khả năng cao hơn sinh ra những đứa trẻ bị thừa cân khi một tuổi.

Cần lưu ý rằng đây chưa phải những phát hiện cuối cùng và các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu chủ đề này.

Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này: nhiều loại nước ngọt có ga chứa caffeine. Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng huyết áp và làm tim đập nhanh hơn, không tốt cho giai đoạn thai kỳ. Trường Đại học Sản khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trong giai đoạn mang thai nên giới hạn lượng caffein tiêu thụ không quá 200 miligam/ngày (Hầu hết các loại nước ngọt dung tích 355 ml chứa 35 đến 55 miligam caffein).

Kết luận: Để an toàn, bạn nên hạn chế lượng nước ngọt các loại nạp vào, kể cả nước ngọt chứa đường nhân tạo dùng cho người ăn kiêng hoặc nước ngọt chứa đường tinh luyện thông thường, nhất là trong giai đoạn mang thai.

Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước khi mang thai. Sữa và nước ép 100% từ trái cây cũng là những lựa chọn tốt để vừa bổ sung nước, vừa bổ sung dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-drink-diet-soda-during-pregnancy_1245945.bc

Bài viết Phụ nữ mang thai uống nước ngọt chứa đường ăn kiêng có an toàn không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nên tránh loại thực phẩm gì trong giai đoạn khi cho con bú? https://thucphamcongdong.vn/nen-tranh-loai-thuc-pham-gi-trong-giai-doan-khi-cho-con-bu-1-b-b-9.html Sat, 29 Oct 2016 15:43:11 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6977

 Một số bà mẹ cho biết họ có thể ăn mọi thứ họ thích. Sự thật thì một số thực phẩm có mùi vị mạnh có thể làm thay đổi hương vị của sữa mẹ và dường như hầu hết các bé đều thích sự đa dạng về hương vị của sữa mẹ. Nhìn chung, các …

Bài viết Nên tránh loại thực phẩm gì trong giai đoạn khi cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Một số bà mẹ cho biết họ có thể ăn mọi thứ họ thích. Sự thật thì một số thực phẩm có mùi vị mạnh có thể làm thay đổi hương vị của sữa mẹ và dường như hầu hết các bé đều thích sự đa dạng về hương vị của sữa mẹ. Nhìn chung, các hương vị chính trong khẩu phần ăn của bạn, dù là nước tương hay ớt, đều đã tồn tại trong nước ối trong suốt thai kỳ.

Thai nhi đã nuốt một lượng nhỏ nước ối trước khi ra đời nên khi nếm lại những hương vị đấy trong sữa mẹ cũng đã thấy quen thuộc rồi.

Đôi khi bé sẽ quấy khóc khi bú mẹ hoặc đầy hơi sau khi bạn ăn một loại thực phẩm đặc biệt nào đó. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu trên, bạn nên tránh thực phẩm đó một vài ngày. Để kiểm tra liệu thực phẩm đó có thực sự là nguyên nhân hay không, hãy thử lại một lần nữa để thấy ảnh hưởng của nó.

Các thức ăn nên tránh trong giai đoạn cho con bú

Các bà mẹ tổng kết rằng các em bé hầu hết có phản ứng với các thực phẩm sau:

  • Sôcôla
  • Các loại gia vị (quế, tỏi, cà ri, ớt)
  • Trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng như là cam, chanh và bưởi
  • Các loại dâu
  • Quả kiwi
  • Dứa (thơm)
  • Các loại rau “gây đầy hơi” (hành tây, bắp cải, tỏi, súp lơ, bông cải xanh, dưa chuột, ớt chuông
  • Các loại trái cây có tác dụng nhuận tràng, như quả anh đào (cherry) và mận khô (prune)

Bạn có thể uống mỗi ngày 1đến 2 tách cà phê nhưng quá nhiều chất caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con bạn hoặc khiến bé khó chịu. Nên nhớ rằng caffeine cũng có trong một số loại nước uống có ga, trà hay một số loại dược phẩm không kê đơn.

Thỉnh thoảng bạn cũng có thể uống một chút đồ uống có cồn nhưng nếu uống nhiều hơn một ly, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng đến mức mà cồn có thể đi vào sữa mẹ. Nếu bạn định uống nhiều hơn một ly rượu trong một lần thì hãy đợi 2 tiếng/1 ly trước khi cho con bú lại (hoặc cho bú trước khi uống rượu). Không cần phải hút và đổ sữa đi trừ khi ngực bạn đã căng và chưa đến lúc cho con bú.

Uống bia rượu nhiều hay chỉ vừa phải, hoàn toàn không được khuyến khích trong giai đoạn cho con bú. Trước đây có mẹo dân gian cho rằng bia đen có tác dụng làm tăng tiết sữa nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy điều này không chính xác và trên thực tế, loại đồ uống này còn làm giảm tiết sữa.

Nếu con bạn có các dấu hiệu dị ứng (như xuất hiện chàm bội nhiễm (eczema), cáu gắt, xung huyết hay tiêu chảy) thì có thể nguyên nhân là do tiếp xúc thường xuyên của bé với một số thứ như xà phòng, nấm mốc hoặc bé tự ăn phải loại thực phẩm nào đó. Hoặc có thể là do bé phản ứng với các thực phẩm bạn ăn vào thông qua bú sữa. Thông thường cần phải kiểm tra kĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên sự mẫn cảm trên.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã ăn thứ gì đó gây ra vấn đề cho con mình, thì đó thường là loại thực phẩm bạn đã ăn 2-6 giờ trước khi cho bú. Thủ phạm phổ biến nhất là các sản phẩm từ sữa bò, tiếp theo là đậu nành, lúa mì, trứng, các loại quả hạch hoặc mật ngô.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ của bé trước khi định loại bỏ bất kỳ thực phẩm nào ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Nếu cần tránh một loại thực phẩm nào đó nhưng lại gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng (ví dụ, loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm từ sữa), bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về các thực phẩm thay thế hoặc bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng. Bạn nên tiếp tục bổ sung các loại vitamin cho bà bầu (prenatal vitamin) khi bé đang bú mẹ hoàn toàn để bù đắp sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống của bạn nếu có.

Lưu ý: Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo biểu đồ về các tương tác sữa mẹ phổ biến.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_are-there-any-foods-to-avoid-while-breastfeeding_8906.bc

Bài viết Nên tránh loại thực phẩm gì trong giai đoạn khi cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Hút sữa mẹ: Một cái nhìn tổng quan https://thucphamcongdong.vn/hut-sua-me-mot-cai-nhin-tong-quan-1-b-b-7.html Tue, 25 Oct 2016 23:17:09 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6902

 1. Tại sao tôi cần hút sữa của mình? Lý do phổ biến nhất là nhằm thu nhận sữa mẹ để con bạn có thể uống sữa này khi bạn không thể ở bên cạnh bé và để duy trì nguồn sữa trong trường hợp bạn vẫn ở bên cạnh bé. Điều này quan trọng nếu bạn đã …

Bài viết Hút sữa mẹ: Một cái nhìn tổng quan được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

1. Tại sao tôi cần hút sữa của mình?

Lý do phổ biến nhất là nhằm thu nhận sữa mẹ để con bạn có thể uống sữa này khi bạn không thể ở bên cạnh bé và để duy trì nguồn sữa trong trường hợp bạn vẫn ở bên cạnh bé. Điều này quan trọng nếu bạn đã đi làm lại nhưng vẫn muốn tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

Để làm tốt điều này, một ý hay là hãy tập luyện việc hút sữa một vài tuần trước khi bạn thật sự cần phải dựa vào nguồn sữa hút ra này để cho bé bú. Chỉ cần chắc chắn rằng bé đã có thói quen bú mẹ trực tiếp tốt trước khi bạn cho bé bú bình.

Hút sữa cũng giúp bạn không cần phải luôn túc trực mỗi lần cho bé bú khi bạn đang ở nhà. Chồng bạn (hoặc người trợ giúp khác) có thể cho bé bú sữa mẹ từ bình, giúp bạn có thêm những giấc ngủ không bị gián đoạn hoặc nghỉ ngơi sau khi đã chăm sóc em bé. (Hãy để cho người cha chăm lo việc cho bé bú, điều đó cũng giúp gắn kết tình cha con!)

Một số lý do khác mà bạn cũng nên sử dụng máy hút sữa:

•      Kích thích sản sinh sữa và tăng nguồn cung cấp sữa

•      Thu nhận sữa mẹ để nuôi bé sinh thiếu tháng hoặc những bé không thể ngậm chặt núm vú được.

•      Để giảm đau và giảm áp lực của bộ ngực đang căng sữa –  tuy nhiên cần lưu ý là hút quá nhiều khi bạn đang căng sữa có thể làm vấn đề tệ hơn

•      Để giữ cho nguồn sữa của bạn vẫn tiết ra ổn định trong trường hợp chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn là bạn nên tạm ngừng cho bé bú vì bạn đang dùng loại thuốc có thể gây hại cho bé (điều này ít xảy ra), hoặc nếu bạn nhập viện một thời gian ngắn và không thể cho con bú cả ngày.

Phần lớn phụ nữ vắt sữa bằng cách dùng máy hút sử dụng điện hoặc máy hút bằng tay. Một số phụ nữ thích vắt sữa bằng tay hơn, nhưng hầu hết phụ nữ thấy rằng sử dụng máy hút sữa thì nhanh và dễ dàng hơn.

Mặc dù bạn có thể cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu dùng máy hút sữa, nhưng thường sẽ không mất nhiều thời gian để việc này trở nên quen thuộc, nhanh chóng và dễ dàng.

2. Làm thế nào để hút sữa nhanh chóng và dễ dàng?

Để sử dụng máy hút sữa điện tử, bạn đặt phễu chụp của máy lên núm vú, bật máy lên và để cho sữa được hút vào bình bằng bơm nối với phễu.

Thiết bị hút sữa bằng tay cũng sử dụng phễu chụp, nhưng bạn chiết sữa ra bằng cách điều khiển một cơ cấu nén hoặc kéo pít tông bằng tay chứ không phải bằng động cơ máy.

Thường sẽ mất 10- 15 phút để hút sữa cả hai vú bằng máy hút sữa điện tử loại tốt và lên đến 45 phút với máy hút bằng tay.

Máy hút sữa loại tốt sẽ bắt chước hành động mút của em bé và không gây đau. Hãy chắc chắn là bạn sử dụng loại phễu chụp vừa với kích cỡ núm vú và đặt ở đúng vị trí khi hút sữa, nhờ đó bạn sẽ không bị tức ngực hoặc bị kích ứng vùng da.

Cũng nên cân nhắc việc mua một chiếc áo ngực chuyên dụng để giữ máy hút và nhờ đó bạn không cần phải giữ phễu chụp trên ngực mình. (khi đó, bạn sẽ rảnh tay để cầm sách, tạp chí, sử dụng điện thoại, nhờ vậy bạn có thể đọc sách hoặc làm việc trong khi đang hút sữa.) Một số bà mẹ có thể tự tạo loại áo này bằng cách gắn thêm những dây cao su vào móc áo ngực thông thường hoặc cắt thêm vài lỗ trên chiếc áo ngực thể thao cũ.

Hãy nhớ rằng để nguồn sữa tiết ra dễ dàng và ổn định, bạn cần phải bình tĩnh và thoải mái.

Ban đầu bạn sẽ cảm thấy có lực kéo từ máy hút tự động. Khởi động ở mức hút thấp nhất và sau đó tăng dần tốc độ một khi bạn đã cảm thấy ổn. Nó sẽ không gây đau nhưng có thể làm bạn có cảm giác hơi lạ. Nhớ rửa sạch từng phần của máy hút cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

3. Tôi nên sử dụng loại máy hút sữa nào?

Việc lựa chọn máy hút sữa phù hợp với bạn phụ thuộc vào mức độ thường xuyên bạn định sử dụng nó và lượng thời gian bạn có thể dành cho việc hút sữa. Nếu bạn làm việc toàn thời gian và phải sắp xếp thời gian để hút sữa trong một ngày làm việc bận rộn, bạn sẽ muốn sử dụng máy hút tự động hoàn toàn, nhờ đó bạn có thể hút sữa cả hai bên vú một cách nhanh chóng cùng lúc. Nhưng nếu thỉnh thoảng bạn chỉ cần hút một vài oz (1 oz tương đương khoảng 30 ml), một máy hút bằng tay rẻ tiền có thể làm tốt việc đó.

4. Khi nào tôi nên vắt sữa bằng tay và làm điều đó như thế nào?

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng vắt sữa, tức là ít khi cho con bú bình – bạn có thể vắt sữa bằng tay, mặc dù có thể cần tập luyện đôi chút để làm quen với việc đó.

Dùng tay vắt một ít sữa có thể giúp làm dịu vú bị căng và giảm tắc sữa. Và nếu núm vú bạn bị đau và bị rạn, bạn có thể nặn một chút sữa mẹ sau mỗi lần cho con bú để xoa lên đó và làm dịu cơn đau.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thấy rằng vắt sữa bằng tay tốn nhiều thời gian, vì vậy cách này thường không khả thi nếu bạn cần vắt một lượng lớn sữa thường xuyên.

Để biết cách vắt sữa bằng tay, tốt nhất là nên có một người nào đó làm mẫu cho bạn, tuy nhiên chúng tôi cũng liệt kê dưới đây quy trình từng bước một:

•      Rửa sạch tay trước khi bắt đầu.

•      Xoa bóp ngực một chút hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên ngực trước khi nặn sữa.

•      Ngồi thẳng và ngả người về phía trước – trọng lực sẽ hỗ trợ bạn!

•      Đặt ngón tay cái và ngón trỏ vào một bên vú, khoảng một inch (1 inch tương đương 2,54 cm) phía dưới quầng vú, tạo bàn tay thành hình chữ C.

•      Ấn các ngón tay vào thành ngực một cách nhẹ nhàng cùng lúc. (Bạn cần bóp vùng dưới quầng vú, chứ không phải là bóp núm vú.) Di chuyển tay đều chứ không phải kéo hay giật. Bạn cần thử nghiệm một chút để tìm ra vị trí thích hợp – khi đó, sữa sẽ phun ra.

•      Xoay các ngón tay của bạn xung quanh quầng vú (chẳng hạn như bắt đầu từ phía trên và dưới rồi di chuyển sang các bên) để tiếp tục vắt sữa. Lúc đầu, có thể bạn chỉ vắt được vài giọt sữa. Không sao cả, bạn sẽ vắt được nhiều hơn thông qua luyện tập nhiều lần.

•      Thu sữa vào bình chứa sạch có miệng rộng.

5. Lưu trữ sữa mẹ như thế nào?

Bạn có thể lưu trữ sữa mẹ trong trong chai cho bú hoặc bình chứa bằng nhựa hoặc thủy tinh. Đóng chặt nắp để giữ sạch sữa. (Nhiều máy hút đi kèm với bình đựng sữa.)

Bạn cũng có thể sử dụng túi nhựa chuyên dụng để trữ sữa. Chỉ đổ đầy ba phần tư túi nếu giữ lạnh đông trong tủ đá vì có sự giãn nở thêm sau khi lạnh đông.

Để thuận tiện, lưu trữ sữa với lượng mà bạn thường cho bé bú (Nếu em bé của bạn thường dùng 3 oz (khoảng 90 ml) thì lưu trữ sữa thành từng phần 3 oz.)

Nhớ ghi ngày, tháng trên chai hoặc túi trước khi đặt vào trong tủ lạnh hoặc tủ đông để biết bạn đã hút sữa đó khi nào. (Khi lấy sữa ra sử dụng, bạn nên lấy bình sữa đã trữ lâu nhất ra trước.) Không nên kết hợp sữa tươi mới vắt xong với sữa đông lạnh (chẳng hạn như đổ thêm sữa mới vắt vào một bình sữa lạnh đông).

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy sữa mẹ trông như thế nào. Việc nhìn thấy chất béo tách ra và nổi lên trên bề mặt là bình thường và đôi khi sữa có màu hơi xanh, đặc biệt là sữa mới vắt ra. (Màu sữa của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hoặc thuốc uống.) Đừng lắc sữa. Thay vào đó, hãy xoay nhẹ bình sữa để trộn đều chất béo lại vào sữa.

Sữa không nên có vị hoặc mùi chua, tuy nhiên sau khi rã đông sữa, đôi khi sữa có mùi xà phòng nhẹ do sự thay đổi của chất béo. Điều này hoàn toàn bình thường.

Quá trình lạnh đông phá hủy một số các kháng thể trong sữa, do đó đừng lạnh đông sữa trừ phi bạn phải làm vậy. Tuy vậy sữa mẹ lạnh đông vẫn tốt hơn cho sức khỏe của bé và giúp bé kháng bệnh tốt hơn sữa công thức.

6. Có thể lưu trữ sữa mẹ trong bao lâu?

Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về thời gian mà sữa mẹ vẫn còn tốt một khi đã ra khỏi cơ thể.

•      Sữa mẹ tươi: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) cho biết sữa mẹ mới vắt ra có thể được giữ ở nhiệt độ phòng từ 6 đến 8 tiếng, tuy nhiên tốt nhất vẫn là nên giữ lạnh ngay lập tức. Dùng sữa tươi giữ lạnh này trong vòng năm ngày. (Lưu trữ sữa ở phần trong cùng của ngăn lạnh.)

•      Sữa mẹ lạnh đông: Trong ngăn đá của tủ lạnh (5 F hay -15 độ C), sữa lạnh đông có thể giữ được trong hai tuần. Nếu có ngăn đá với cửa mở tách biệt (0 F hay -18 độ C), sữa có thể được trữ trong 3 đến 6 tháng. Và trong tủ đông sâu (-4 F hay -20 độ C), sữa có thể trữ trong 6 đến 12 tháng.

(Sử dụng các con số thấp hơn – 3 tháng và 6 tháng – cho chất lượng sữa tốt nhất. Vào tháng cuối, sữa vẫn an toàn, nhưng chất lượng sẽ giảm đi đôi chút.)

Một khi bạn đã rã đông sữa lạnh đông, bạn có thể giữ nó trong tủ lạnh cho đến 24 giờ. Nếu để ở nhiệt độ phòng, sử dụng sữa trong vòng một giờ. (Nếu không sử dụng sữa này trong thời gian đó, bạn phải bỏ nó đi, vì không thể lạnh đông trở lại.) Nếu bạn cần phải vận chuyển sữa, giữ lạnh cho đến khi dùng.

Một số chuyên gia y tế khuyên bạn nên bỏ hết phần sữa nào còn lại trong bình sau khi bé bú, mặc dù một số khác nói rằng bạn có thể dùng tiếp chai sữa đã uống một phần miễn là bạn làm lạnh nó ngay và sử dụng trong vòng 4 tiếng.

7. Làm thế nào để rã đông sữa?

Để rã đông sữa đông lạnh, hãy giữ túi hoặc chai sữa trong nước ấm cho đến khi sữa về lại nhiệt độ bình thường, hoặc để sữa rã đông trong tủ lạnh qua đêm. Không nên sử dụng lò vi sóng để rã đông hoặc hâm nóng sữa, vì nó làm mất các dưỡng chất trong sữa mẹ và có thể phát sinh các điểm nóng cục bộ.

8. Tôi có thể làm gì nếu gặp vấn đề khi hút sữa?

Đối với nhiều phụ nữ, điều khó khăn nhất trong việc hút sữa là tìm được thời gian cố định phù hợp trong ngày làm việc hoặc tìm được một không gian riêng tư thoải mái. Tuy nhiên nói chung là việc hút sữa không phải dễ dàng đối với tất cả mọi người. Dưới đây là một số lý do mà bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy được nhiều sữa và một vài lời khuyên:

•      Có thể là do bạn đã hút sữa quá sớm. Bạn sẽ không có được nhiều sữa nếu mới đây bạn hoặc con bạn đã hút kiệt sữa. Đừng quá căng thẳng về thời điểm chính xác tối ưu để hút sữa, nhưng hãy ghi chú lại trong trường hợp bạn đang gặp vấn đề.

•      Có thể bạn cần thay đổi các thiết lập trên máy hút sữa. Có thể khó lấy đủ sữa nếu lực hút quá thấp hoặc tốc độ quay quá nhanh. Trong một số trường hợp, máy hút sữa của bạn có thể không cung cấp được kiểu hút phù hợp mặc dù bạn có điều chỉnh thế nào đi nữa. Các máy hút tiên tiến nhất hiện nay đi kèm với một thẻ cài đặt tái lập trình mà bạn có thể gửi lại cho nhà sản xuất để điều chỉnh.

•      Có thể là do máy hút sữa bạn đang dùng không được tốt cho lắm. Một số phụ nữ gặp khó khăn để lấy đủ sữa nếu họ đang sử dụng một máy hút bằng tay hoặc điện tử mà không làm việc tốt lắm (sau khoảng một năm sử dụng pin có thể mòn, hết pin). Bạn thường sẽ có được kết quả tốt nhất từ những máy hút kép điện tử có chất lượng cao.

•      Có thể là do bạn đang sử dụng phễu chụp nhỏ hơn núm vú của bạn. Đây là một vấn đề phổ biến bởi vì hầu hết các máy hút sữa đi kèm với phễu chụp được thiết kế cho phụ nữ có núm vú nhỏ. Nếu phễu chụp quá nhỏ và núm vú phình lên khi bạn bắt đầu hút, bạn sẽ không thể lấy được nhiều sữa. Ngày nay, nhiều công ty chế tạo ra những phễu chụp với những kích thước lớn hơn. Hãy chắc rằng bạn đang sử dụng loại có kích thước phù hợp với mình.

.•      Có thể là do bạn không tiết sữa ra nhiều lắm. Có nhiều lý do, bao gồm việc cho bú không đủ thường xuyên và không duy trì lượng nước thích hợp bằng cách uống nhiều nước. Một số loại thuốc, như thuốc làm thông mũi hoặc estrogen cũng có thể ức chế nguồn sữa.

•      Có thể là do bạn đang gặp vấn đề với việc xuống sữa. Cố gắng thư giãn và thoải mái trong khi hút sữa. (Một số phụ nữ thích nhìn hình em bé của họ, nhắm mắt lại và nghĩ về em bé, hoặc thậm chí nghe đoạn ghi âm tiếng nói thủ thỉ hay tiếng ríu rít của bé.) Bạn cũng có thể thử nhẹ nhàng xoa bóp ngực của bạn hoặc sử dụng gạc ấm đặt trên ngực trước khi hút.

Nếu bạn vẫn đang gặp vấn đề và cảm thấy chán nản, hãy gọi điện cho những nhà tư vấn về việc cho con bú. Hoặc trò chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm trong việc hút sữa. Họ có thể cung cấp cho bạn nguồn động lực to lớn.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_pumping-breast-milk-an-overview_8791.bc

Bài viết Hút sữa mẹ: Một cái nhìn tổng quan được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Làm sao để con bạn ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn https://thucphamcongdong.vn/lam-sao-de-con-cua-ban-an-nhieu-thuc-pham-dinh-duong-hon-1-b-c-42.html Thu, 30 Jun 2016 09:32:28 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6259 Nguồn ảnh: www.healthymummy.com

Ăn ngon sẽ cung cấp cho con bạn nguồn năng lượng cho học hỏi và tăng trưởng, giúp con bạn mạnh khoẻ, duy trì cân nặng ở mức lành mạnh và hình thành thói quen...

Bài viết Làm sao để con bạn ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nguồn ảnh: www.healthymummy.com

 

Ăn ngon sẽ cung cấp cho con bạn nguồn năng lượng cho việc học hỏi và tăng trưởng. Và điều đó sẽ giúp bé mạnh khoẻ, duy trì cân nặng ở mức lành mạnh và hình thành thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số cách để thực phẩm dinh dưỡng trở thành sự lựa chọn hấp dẫn nhất.

Để con bạn cùng tham gia

Một cách tuyệt vời để con bạn hứng thú với việc ăn ngon là để bé tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Tất nhiên là con bạn còn quá nhỏ để giúp bạn lên thực đơn, nhưng có thể chúng sẽ thích thú được khám phá cửa hàng tạp hóa.

Ngay khi con bạn vừa đủ lớn để làm được điều này, hãy để bé cầm lấy danh sách các loại thực phẩm cần mua khi bạn đi siêu thị. Đưa ra cho con bạn một số lựa chọn trên đường đi như: Đào hay xoài? Đậu hà lan hay cà rốt? Bánh quy hay bánh cuộn mứt (Fig Bar) ? Hình thành thói quen chọn một loại trái cây hay rau quả mới để thử mỗi tuần, hãy luôn nhớ rằng bạn có thể sẽ phải cố gắng thử vài lần trước khi con bạn thực sự chịu ăn nó. Một số bác sĩ gợi ý rằng cha mẹ nên cho bé ăn thực phẩm mới ít nhất 10 lần trước khi chuyển sang những thực phẩm lành mạnh khác cho trẻ.

Nguồn ảnh: www.healthymummy.com
Nguồn ảnh: www.healthymummy.com

Làm cho bữa ăn chính và phụ trở nên thú vị

Để bé giúp bạn đặt rau củ quả lên trên bánh pizza hoặc cho những miếng phô mai bào vào món thịt hầm. Sắp xếp các thanh cà rốt, cà chua bi, ớt chuông thành những hình thù thú vị trên đĩa ăn của con bạn. Làm bánh kếp thành hình chữ cái tên bé và cắt bánh nướng thành hình trái tim. Đưa sữa chua cho con bạn để bé nhúng bánh quy hoặc lát trái cây vào, cùng với một tấm khăn ăn và bộ dụng cụ ăn sinh động.

(Nguồn ảnh: kieu.com)
(Nguồn ảnh: kieu.com)

Dẫn trẻ đi tham quan những nơi cung cấp thực phẩm

Dẫn con bạn đến một vườn cây ăn quả, vườn cây công cộng hoặc nông trại trồng quả mọng để bé có thể biết thực phẩm trên bàn ăn đến từ đâu. Ở giai đoạn này, con bạn có thể chưa liên tưởng, kết nối chúng với nhau, nhưng trải nghiệm này có thể truyền cảm hứng cho bé thử những điều mà chúng không thích.

(Nguồn ảnh: oureverydaylife.com)
(Nguồn ảnh: oureverydaylife.com)

Nên kén chọn với các sản phẩm nước ép

Các loại nước ép trái cây được tính vào lượng trái cây con bạn ăn hàng ngày, nhưng cần phải cụ thể hóa loại và lượng nước ép bạn cung cấp cho trẻ. Chỉ cho con bạn sử dụng nước ép 100% hoặc hỗn hợp nước ép trái cây và rau củ (những sản phẩm này có đầy đủ chất dinh dưỡng và ít đường tự nhiên hơn nhiều loại nước ép trái cây). Thật ra, một số bé thậm chí còn thích dùng nước ép rau củ.

Nếu con bạn không uống sữa, bạn có thể cho bé thử nước ép bổ sung canxi và vitamin D. Đừng cho con bạn uống các loại đồ uống dán mác trái cây vì có thể chúng chỉ chứa 10% nước ép trái cây và được bổ sung chất tạo ngọt và hương vị nhân tạo.

Hãy nhớ rằng ngay cả các loại nước ép trái cây tốt nhất cho sức khỏe cũng có thể trở nên không tốt nếu bạn dùng quá nhiều. Nước ép có thể làm trẻ bị béo phì và thiếu dinh dưỡng vì khi uống nhiều nước ép, trẻ sẽ hấp thu dư năng lượng nhưng lại không đầy đủ các dưỡng chất mà trẻ cần. Uống nhiều nước ép cũng có thể gây sâu răng, đặc biệt khi con bạn uống khoảng một chai cả ngày. Vì vậy cần giới hạn cho con bạn uống từ ½ đến ¾ cốc nước ép trái cây mỗi ngày và dùng trái cây tươi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng còn lại của con bạn. Khi con bạn khát, hãy cho bé uống nước.

Làm sinh tố hoặc bánh nướng

Sinh tố là cách dễ nhất để bổ sung trái cây và các thực phẩm dinh dưỡng khác vào chế độ ăn của trẻ. Tất cả điều bạn cần là một máy xay sinh tố và một vài nguyên liệu đơn giản. Bạn có thể chọn trái cây tươi, trái cây đông lạnh (như là các loại quả mọng hoặc chuối), hoặc ngay cả dứa và đào đóng lon. (chắt bỏ phần nước đường hoặc tốt nhất là mua loại trái cây được đóng lon trong nước ép trái cây 100%).

Bạn có thể dùng đậu hũ và lòng trắng trứng nấu chín – chúng bổ sung protein mà không làm thay đổi vị và cấu trúc – và một lượng nhỏ hạt lanh nghiền để tăng cường lượng chất xơ và omega-3. Pha trộn với nước ép trái cây hoặc thêm sữa, sữa chua, sữa chua lạnh đông để thức uống mịn như kem và có nhiều canxi.

Các loại bánh nướng xốp (muffin) từ bột mì nguyên cám là nguồn cung cấp tốt chất xơ và ngũ cốc, chúng cũng có thể là nguồn cung cấp trái cây và rau quả. Hãy làm hoặc chọn mua các loại bánh có chứa chuối, việt quất, cà rốt, thơm hoặc bí ngòi.

Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng nhưng đừng nói dối trẻ

Bạn có thể thử kết hợp các thực phẩm dinh dưỡng vào những món ăn mà bạn biết con mình thích, nhưng đừng giấu trẻ về điều đó. (Thậm chí nếu bé không biết bạn thêm vào lúc này, nhưng nếu sau này phát hiện ra, bé sẽ cảm thấy bản thân bị lừa dối.)

Hãy nói với con rằng tối nay bạn sẽ cho bé ăn một loại mì ống đặc biệt trộn với rau bó xôi hoặc với bông cải xanh và phô mai rắc lên  trên. Tốt hơn hết là nên thẳng thắn và khuyến khích trẻ khám phá trong ăn uống ngay từ lần đầu tiên.

Hãy tính toán nhu cầu dinh dưỡng

Hãy quan tâm nhu cầu dinh dưỡng của con bạn, nhưng đừng quá lo lắng – không khó để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ. Một đứa trẻ mới biết đi chỉ cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày, tương đương với một khẩu phần rau quả (1-2 muỗng canh) và một khẩu phần thịt cá (miếng thịt cỡ kích thước lòng bàn tay trẻ). Dưới đây là một số cách dễ dàng để cung cấp bữa ăn với nguồn dinh dưỡng tốt cho bé:

Một muỗng canh bơ đậu phộng quét mỏng (quét dày có thể gây nghẹn cho trẻ) lên một lát bánh mì làm từ bột mì nguyên cám và một nửa cốc sữa nguyên kem cung cấp cho con bạn nhiều protein, ma-giê, kẽm, chất xơ và canxi.

Và chỉ một quả chuối, nửa quả táo, nửa cốc dâu tây sẽ đáp ứng đủ lượng trái cây cần ăn mỗi ngày của trẻ (trong tuổi tập đi).

Trở thành một hình mẫu tốt

Khi bạn xem xét tất cả các cách để con bạn ăn uống lành mạnh, hãy nhớ làm gương cho trẻ. Nếu bé thấy bạn ăn nhiều thức ăn nhanh và bỏ bữa ăn, bạn không thể kỳ vọng con bạn ăn uống hợp lý. Hãy cố gắng ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ, như vậy sẽ tốt cho cả bạn và con bạn.

Hãy lạc quan và vui vẻ

Hãy quên đi những cuộc chiến với thức ăn, hãy để con bạn tự quyết định bé muốn ăn bao nhiêu. Và đừng sử dụng kẹo ngọt như là phần thưởng hoặc đòi lại chúng như là hình phạt với trẻ.

Cố gắng cùng ăn với bé tại bàn ăn, chứ không phải trước ti-vi, và hãy thư giãn và vui vẻ nhất có thể, bằng cách đó con bạn sẽ hình thành một mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_how-to-get-your-toddler-to-eat-more-healthy-food_1186688.bc?showAll=true

 

Bài viết Làm sao để con bạn ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm cho trẻ: Những điều cần biết https://thucphamcongdong.vn/thuoc-bao-ve-thuc-vat-trong-thuc-pham-cua-con-ban-nhung-dieu-ban-can-biet-1-b-c-44.html Thu, 30 Jun 2016 09:13:29 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6202 Thuốc bảo vệ thức vật những điều cần biết

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thường được tìm thấy trong các sản phẩm, các loại trái cây và rau quả là một vấn đề quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ.

Bài viết Thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm cho trẻ: Những điều cần biết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Thuốc bảo vệ thức vật những điều cần biết

 

Tôi có nên lo ngại về thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm con mình ăn vào?

Có. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thường được tìm thấy trong các sản phẩm, các loại trái cây và rau quả là một vấn đề quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ.

Thuốc trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng khỏi hư hại, giữ cho hàng hóa thực phẩm có mức giá phải chăng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư, bệnh phổi, các vấn đề sinh sản và các rối loạn của tuyến nội tiết và hệ thống miễn dịch. Thử nghiệm trên động vật cho thấy, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra những thay đổi lâu dài về đặc tính hóa học của não, có thể dẫn đến rối loạn hành vi, mất khả năng học hỏi, và thậm chí tổn hại lâu dài đến não bộ và hệ thần kinh.

Tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn ở hiện tại và tương lai. Thực tế, một số hệ quả có thể không xuất hiện rõ ràng ngay bây giờ, mà là sau này trong cuộc sống.

phải trẻ em dễ bị tổn thương bởi thuốc bảo vệ thực vật hơn so với người lớn không?

Đúng vậy. Trẻ em có xu hướng chỉ ăn một vài loại thực phẩm, điều này có thể gia tăng sự tiếp xúc của trẻ với một vài loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên biệt. Chúng cũng ăn nhiều thức ăn so với trọng lượng cơ thể hơn là người lớn.

Trẻ em cũng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật dễ dàng hơn. Và vì đường tiêu hóa vẫn đang phát triển, cơ thể trẻ ít có khả năng phá vỡ các độc tố. Cuối cùng, thuốc bảo vệ thực vật có thể ngăn chặn sự hấp thu các chất dinh dưỡng chủ yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Hãy nhớ rằng, thức ăn không phải là con đường duy nhất trẻ có thể tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật: Cũng có thể là từ nước uống.

Và nếu bạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nhà hoặc sân vườn, sẽ thêm nguy cơ để con bạn tiếp xúc với thuốc. Bạn có thể sẽ mang các loại thuốc bảo vệ thực vật vào nhà từ đế giày dính bùn đất. Sau đó, con bạn có thể ăn phải các hóa chất này khi trẻ chơi đùa trên sàn nhà, ví dụ như cho vào miệng cái gì đó từ sàn nhà.

(Thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể đi qua nhau thai, vì vậy phụ nữ mang thai phải cẩn thận, giảm thiểu sự tiếp xúc.)

Không có quy định nào bảo vệ con tôi tránh khỏi thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm?

Tại Mỹ, các điều luật hiện hành có quy định về vấn đề này. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đặt ra giới hạn về lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể được sử dụng trên các loại cây trồng. Giới hạn đưa ra dựa trên độ độc hại của một loại thuốc bảo vệ thực vật cụ thể, dư lượng tồn dư còn lại trên cây trồng và lượng rau quả một người có thể tiêu thụ.

Luật Bảo vệ Chất lượng Thực phẩm, được thông qua vào năm 1996, yêu cầu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó có xem xét đến tính nhạy cảm đặc biệt của trẻ đối với thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định – như trong trường hợp kinh tế đang khó khăn với nông dân – EPA có thể cho phép việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Một số nhóm vận động người tiêu dùng cho rằng giới hạn về thuốc bảo vệ thực vật nên được siết chặt hơn để bảo vệ trẻ em.

Trong khi các quy định của liên bang đã dần dần cấm những loại thuốc bảo vệ thực vật nguy hiểm nhất, phần còn lại nhiều hơn vẫn được sử dụng. Ngoài ra, việc kiểm mẫu đã phát hiện ra một số sản phẩm có chứa hàm lượng cao các loại thuốc bảo vệ thực vật từ lâu đã bị cấm ở Mỹ vì các hóa chất này vẫn còn nằm trong đất. Và khi nông dân trồng trọt trên đất đã bị nhiễm hóa chất, sản phẩm thường cũng bị nhiễm theo.

Chương trình Dữ liệu Thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) kiểm tra những loại thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo báo cáo hàng năm của chương trình, 64% các loại trái cây và rau quả – cả tươi lẫn chế biến (bao gồm cả thức ăn trẻ em) – thử nghiệm trong năm 2010 có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng thấp được tìm thấy trong trứng, yến mạch, cá da trơn và nước uống.

Bộ Nông nghiệp Mỹ nhấn mạnh rằng những thực phẩm này là an toàn. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận của EPA.

Tại sao trái cây và rau quả tươi có mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn so với loại đóng hộp?

Rau quả được trồng với mục đích chế biến không cần trông thật hấp dẫn, vì vậy thường không được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch. Và qua quá trình chế biến, rau quả thường được bỏ vỏ, rửa sạch, hoặc gia nhiệt, những công đoạn này giúp loại bỏ nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tôi có nên cắt giảm lượng trái cây và rau quả tươi cho con tôi ăn không?

Không. Đừng để nỗi lo sợ về thuốc bảo vệ thực vật làm bạn hạn chế các mặt hàng nông sản trong khẩu phần ăn của bé. Trái cây và rau quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của mọi trẻ em.

Thuốc bảo vệ thực vật những điều cần biết

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đã chỉ ra rằng, các tác động tiêu cực của việc không có các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn của bé sẽ lớn hơn nhiều so với bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào từ thuốc bảo vệ thực vật ở mức tìm thấy được trong sản phẩm. Và có nhiều cách bạn có thể làm để giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật mà con bạn hấp thụ và không cần hạn chế khẩu phần rau quả trong chế độ ăn uống của trẻ.

Tôi có thể làm gì để bảo vệ con khỏi thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm?

Các bước đơn giản sau có thể làm giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm của gia đình bạn:

  • Gọt vỏ trái cây và các loại củ quả, loại bỏ các lá bên ngoài của các loại rau lá như rau diếp và cải bắp.
  • Chà rửa (dưới vòi nước chảy) tất cả các loại trái cây và rau quả mà bạn không gọt vỏ. Các sản phẩm nước rửa chuyên biệt cho nông sản cũng có thể giúp ích.
  • Một số loại thực phẩm như dâu tây, nho, bông cải xanh, rau diếp, rau bó xôi thì khó rửa hơn. Ngâm với nước trong thời gian ngắn, sau đó rửa sạch.
  • Lựa chọn sản phẩm không bị nấm mốc, không bầm dập và không bị sâu. Những phần đó có thể chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Cắt bỏ phần mỡ của thịt và loại bỏ da của gia cầm. Thuốc bảo vệ thực vật (và các hóa chất khác trong môi trường xung quanh) thường tập trung ở phần mỡ và da của gia cầm, thịt và cá.
  • Xem xét việc mua thực phẩm hữu cơ, đặc biệt là các loại thực phẩm mà trẻ ăn nhiều hoặc nằm trong danh sách “Dirty Dozen” (hàng nông sản bẩn) (xem bên dưới).
  • Hãy dùng sản phẩm được trồng tại địa phương. Trái cây và rau quả được trồng ở xa cần phun thuốc bảo vệ thực vật và phủ sáp sau khi thu hoạch để giúp chúng vẫn tươi mới trong quá trình vận chuyển đường dài. Và các sản phẩm cần vận chuyển xa thường được thu hái trước khi chín, làm giảm hương vị cũng như các chất dinh dưỡng.
  • Mua nông sản theo mùa vụ. Mặc dù bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời khi ăn dâu tây hoặc cà chua ngon ngọt, chín đỏ giữa mùa đông, nhưng hãy nhớ rằng thực phẩm trái mùa thường được cung cấp từ những nơi rất xa (có thể cách nửa vòng trái đất). Những sản phẩm này sẽ được thu hái sớm hơn và có thể chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn.
  • Cung cấp đa dạng thực phẩm, đặc biệt là hàng nông sản. Một chế độ ăn uống đa dạng sẽ hạn chế việc tiêu thụ liên tục một loại thuốc bảo vệ thực vật nào đó.

Tránh danh sách “Dirty Dozen”

Khi mua các mặt hàng nông sản và chuẩn bị bữa ăn, hãy nhớ tới danh sách “Dirty Dozen” của Nhóm Làm việc Môi trường (Environmental Working Group). Đây là danh sách các loại trái cây và rau quả có mức cao nhất và thấp nhất – về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dựa trên kết quả từ 60.700 kiểm tra thu thập bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Tính đến năm 2012, có 12 loại trái cây và rau quả được xếp vào nhóm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao nhất. Đó là táo, cần tây, ớt chuông đỏ, đào, dâu tây, quả xuân đào nhập khẩu, nho, rau bó xôi, rau diếp, dưa chuột, quả việt quất nội địa và khoai tây.

Những loại có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp nhất bao gồm: hành tây, bắp ngọt, dứa, bơ, bắp cải, đậu ngọt, măng tây, xoài, cà tím, kiwi, dưa lưới nội địa, khoai lang, bưởi chùm, dưa hấu và nấm.

Điều này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ táo ra khỏi danh sách đi chợ, mà là bạn không nên chủ yếu chỉ dùng táo  để đáp ứng nhu cầu trái cây của bé. Cho con bạn dùng nhiều loại trái cây khác nhau, bao gồm những loại có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp, như kiwi và xoài. Và khi bạn mua táo không phải loại hữu cơ, hãy rửa kỹ hoặc gọt vỏ.

Sản phẩm hữu cơ thường đắt tiền hơn, có đáng mua không?

Tùy bạn. Hai nghiên cứu gần đây cho thấy, không có bằng chứng thuyết phục rằng thực phẩm hữu cơ tốt hơn về dinh dưỡng so với các loại thực phẩm không phải hữu cơ. Ăn các loại thực phẩm hữu cơ có thể làm giảm sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, nhưng giá trị dinh dưỡng thì tương đương các loại thực phẩm nuôi trồng thông thường. Ngoài ra, một số loại thịt hữu cơ (như thịt heo) không có tính kháng khuẩn làm cho vi khuẩn trong thịt có khả năng phát triển hơn.

Nhưng một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy, khi trẻ chuyển sang chế độ ăn uống thực phẩm hữu cơ, lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước tiểu giảm xuống tới mức gần như không thể phát hiện. Và một số nghiên cứu cũng cho thấy các loại trái cây và rau quả hữu cơ thực sự bổ dưỡng hơn vì chúng có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa hơn – có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim – so với các loại trái cây và rau quả không phải hữu cơ. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy dâu tây hữu cơ có thêm 8,5% chất chống oxy hóa so với loại không phải hữu cơ.

Thuốc bảo vệ thực vật những điều cần biết

Nếu bạn chọn mua sản phẩm hữu cơ, hãy cố gắng mua trực tiếp từ nhà sản xuất – nhiều cơ hội là sẽ rẻ hơn. Hãy tìm đến những người trồng trọt hữu cơ tại chợ nông sản địa phương, quầy hàng của trang trại, hoặc hợp tác xã thực phẩm.

Và nếu bạn có khoảng đất trống ngoài trời, hãy xem xét việc trồng một số loại trái cây và rau quả hữu cơ của riêng mình. Làm vườn cũng là một cách tuyệt vời để dạy trẻ về dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/pesticides-in-your-child's-food?showAll=true

Bài viết Thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm cho trẻ: Những điều cần biết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Có an toàn khi ăn sushi trong khi mang thai? https://thucphamcongdong.vn/co-an-toan-khi-an-sushi-trong-khi-mang-thai-1-b-a-50.html Wed, 22 Jun 2016 05:59:31 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6080

Tôi nói không. Mặc dù cơ hội nhiễm ký sinh trùng do ăn sushi nhỏ nhưng hậu quả đủ nghiêm trọng để khiến bạn không muốn nhận sự rủi ro đó.

Bài viết Có an toàn khi ăn sushi trong khi mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

Larry Pickering

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm

Tôi nói không. Mặc dù cơ hội nhiễm ký sinh trùng do ăn sushi nhỏ nhưng hậu quả đủ nghiêm trọng để khiến bạn không muốn nhận sự rủi ro đó.

1.b.a.50.

Ký sinh trùng sống trong thịt của cá. Mặc dù các đầu bếp sushi rất cẩn thận nhưng điều đó không có nghĩa là họ phát hiện được mỗi loại ký sinh trùng. Và bởi vì mang thai ức chế hệ miễn dịch nên bạn rất dễ bị nhiễm bệnh nguy hiểm từ bất kì vi sinh vật truyền qua thực phẩm.

Ký sinh trùng không đi qua nhau thai, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến gan hoặc các vấn đề tiêu hóa sau đó gây ảnh hưởng đến em bé. Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở người mẹ hoặc thậm chí gây ra sẩy thai.

Ngoài ra còn nguy hiểm khi ăn các loại cá biển có chứa độc tố. Cá bạc má, cá thu, cá mahi-mahi, cá ngừ chứa độc tố histamine có thể gây đỏ mặt, chóng mặt, và gây nóng miệng và cổ họng.

1.b.a.50.1

Melinda Johnson

Chuyên gia dinh dưỡng

Có khi ăn sushi từ nguyên liệu nấu chín; không khi ăn sushi từ nguyên liệu tươi sống. Sushi từ nguyên liệu tươi sống có thể chứa vi khuẩn có thể gây bệnh trong khi mang thai. Hệ thống miễn dịch của bạn bị ức chế trong quá trình mang thai để cơ thể của bạn không tấn công bào thai đang lớn, nhưng điều này có nghĩa là bạn dễ bị mắc bệnh từ thực phẩm hơn. Bệnh từ thực phẩm có thể dẫn đến các triệu chứng nhỏ như sốt nhẹ của bệnh cúm hoặc nghiêm trọng đủ để sẩy thai hoặc gây phá hủy bào thai.

Tài liệu tham khảo:

http://www.nuhgynae.com.sg/cos/o.x?c=/wbn/pagetree&func=view&rid=1039798 

 

Người hiệu đính:

Bài viết Có an toàn khi ăn sushi trong khi mang thai? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Cho bé ăn dặm https://thucphamcongdong.vn/cho-be-an-dam-1-b-b-46.html Sat, 18 Jun 2016 17:00:23 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5973

  Khi nào tôi nên cho bé bắt đầu ăn dặm? Bạn có thể cho bé ăn dặm bất cứ lúc nào từ 4 đến 6 tháng tuổi nếu em bé của bạn đã sẵn sàng. Cho đến lúc đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ để cung cấp tất cả các calo và nhu …

Bài viết Cho bé ăn dặm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

123456

Khi nào tôi nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Bạn có thể cho bé ăn dặm bất cứ lúc nào từ 4 đến 6 tháng tuổi nếu em bé của bạn đã sẵn sàng. Cho đến lúc đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ để cung cấp tất cả các calo và nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Hệ thống tiêu hóa của bé chỉ đơn giản là chưa sẵn sàng cho thực phẩm rắn và bé cũng chưa có khả năng nuốt thức ăn cho đến khi bé được khoảng 4 tháng.

Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Viện hàm lâm Nhi khoa Hoa kỳ (The American Academy of Pediatrics) khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất sáu tháng – dù cho cha mẹ nhận thấy rằng một số trẻ háo hức và sẵn sàng ăn dặm sớm hơn.

Làm sao tôi biết được khi nào đã sẵn sàng ăn dặm?

Em bé của bạn sẽ cho bạn biết những dấu hiệu rõ ràng khi bé đã sẵn sàng ăn dặm. Các dấu hiệu để nhận biết bao gồm:

  • Tự kiểm soát được đầu của bé: Em bé của bạn có thể giữ cho đầu của mình ổn định, ở vị trí thẳng đứng.
  • Không còn phản xạ đẩy thức ăn ra khỏi miệng (extrusion reflex): Để có thể ăn được thực phẩm rắn, bé cần phải ngừng phản xạ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
  • Ngồi tốt khi được hỗ trợ: Ngay cả nếu bé không hoàn toàn sẵn sàng cho việc ngồi trên một chiếc ghế cao (dành cho trẻ tập ăn), em bé của bạn cần có thể ngồi thẳng để nuốt thức ăn tốt.
  • Chuyển động nhai: Miệng và lưỡi của bé phát triển đồng bộ với hệ thống tiêu hóa. Để bắt đầu ăn dặm, bé phải có khả năng chuyển thức ăn vào trong miệng và nuốt. Khi bé đã học nuốt được một cách hiệu quả, bạn có thể nhận thấy bé ít chảy nước dãi hơn – mặc dù nếu bé đang mọc răng, bạn vẫn có thể nhìn thấy rất nhiều nước dãi.
  • Tăng cân đáng kể: Hầu hết các bé đã sẵn sàng ăn dặm khi bé đã tăng gấp đôi trọng lượng khi mới sinh, hoặc cân nặng khoảng 15 pound (6,8 kg) và ít nhất 4 tháng tuổi.
  • Tăng sự thèm ăn: Bé có vẻ đói – ngay cả khi đã bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tám đến mười lần mỗi ngày.
  • Có sự tò mò về những gì bạn đang ăn: Em bé của bạn bắt đầu để mắt tới bát cơm của bạn hoặc với lấy thức ăn của bạn khi bạn đang ăn.

Tôi nên cho bé ăn dặm như thế nào?

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, bạn có thể bắt đầu với bất kỳ thức ăn rắn xay nhuyễn nào. Mặc dù cách truyền thống thường là để bé bắt đầu với thực phẩm rắn chứa chỉ một loại ngũ cốc, không có bằng chứng y tế nào cho thấy rằng ăn thức ăn rắn theo một thứ tự cụ thể sẽ có lợi cho bé. Thực phẩm tốt để bắt đầu cho bé ăn dặm bao gồm khoai lang, bí, táo, chuối, đào và lê được xay nhuyễn.

Đầu tiên, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình. Sau đó, cho bé một hoặc hai muỗng cà phê thức ăn rắn xay nhuyễn. Nếu bạn quyết định bắt đầu với ngũ cốc, trộn ngũ cốc với sữa công thức hoặc sữa mẹ đủ để tạo thành dạng bán lỏng. Sử dụng một cái muỗng nhựa có phần đầu muỗng mềm để cho bé ăn, để tránh gây thương tổn cho nướu răng của bé. Bắt đầu chỉ với một lượng nhỏ thức ăn trên đầu muỗng.

Nếu em bé của bạn dường như không thích ăn hết thìa, hãy để cho bé ngửi và nếm thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé lại ý muốn ăn một cái gì đó. Đừng cho ngũ cốc vào bình sữa của bé, nếu không bé sẽ không thể kết nối được việc thực phẩm đó cần được ăn khi ngồi thẳng và ăn từ thìa.

Bắt đầu với việc cho ăn một lần một ngày, bất cứ khi nào thuận tiện cho bạn và em bé của bạn, nhưng tránh lúc bé có vẻ mệt mỏi và cáu kỉnh. Em bé của bạn có thể không ăn nhiều trong lần đầu, nhưng hãy cho bé thời gian để quen với nó. Một số trẻ cần thời gian để luyện tập việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Một khi bé đã quen với chế độ ăn uống mới của mình, bé sẽ sẵn sàng cho một vài thìa thức ăn mỗi ngày. Nếu bé ăn ngũ cốc, hãy tăng dần độ đặc lên bằng cách thêm nước ít hơn. Khi lượng ăn của bé tăng lên, hãy tăng thêm một cử ăn khác.

Làm sao tôi có thể biết đã no?

Sự thèm ăn của bé sẽ thay đổi từ lần ăn này tới lần ăn khác, do đó, việc tính toán chính xác lượng bé ăn không phải là một cách đáng tin cậy để biết bé đã no chưa. Hãy tìm những dấu hiệu cho thấy bé có lẽ đã no:

  • Bé ngả lưng vào ghế.
  • Bé quay đầu ra khỏi thực phẩm.
  • Bắt đầu chơi với thìa muỗng.
  • Từ chối mở miệng cho muỗng tiếp theo. (Đôi khi bé sẽ ngậm miệng bởi vì bé vẫn chưa kết thúc với muỗng đầu tiên, vì vậy hãy chắc chắn để bé có đủ thời gian nuốt.)

Tôi có vẫn cần phải cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức không?

Có, em bé của bạn sẽ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé được một năm tuổi. Cả hai đều cung cấp vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thực phẩm rắn không thể thay thế tất cả các chất dinh dưỡng mà sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp trong năm đầu đời. Hãy tìm hiểu cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ sau khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm.

Tôi phải cho làm quen với mỗi loại thực phẩm mới như thế nào?

Cho bé ăn các thực phẩm rắn khác một cách từ từ, mỗi lần một loại, đợi ít nhất là ba ngày sau mỗi thực phẩm mới. Bằng cách này bạn sẽ có sự cảnh báo nếu em bé của bạn bị dị ứng với một trong số chúng (những dấu hiệu của dị ứng có thể bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, sưng mặt, thở khò khè, hoặc phát ban). Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng, hoặc em bé của bạn bị dị ứng trong quá trình này, hãy đợi một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.

Nói chuyện với bác sĩ của bé về loại thực phẩm ăn dặm và khi nào thì nên bắt đầu cho ăn dặm. Để an toàn, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên hoãn lại việc cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, sữa, trứng, lúa mì, cá và các loại hạt cây (quả hạch).

Mặc dù nên cho bé làm quen với việc ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, sẽ mất thời gian để bé quen với mỗi hương vị và cấu trúc mới. Mỗi bé sẽ có sở thích ăn uống riêng biệt, nhưng việc chuyển đổi thường như thế này:

  1. Thức ăn xay nhuyễn hoặc bán lỏng
  2. Thức ăn lọc hoặc nghiền
  3. Thức ăn ăn bằng tay ở dạng miếng nhỏ

Nếu em bé của bạn đang chuyển sang tập ăn món ăn khác sau khi đã quen với ngũ cốc, hãy thêm một vài thìa rau củ hoặc trái cây trong cùng một bữa ăn với ngũ cốc. Ở gian đoạn này tất cả các thực phẩm phải rất nhão, bé sẽ ép chặt thức ăn từ đầu miệng và nuốt chúng.

Nếu bạn đang cho bé ăn từ các hũ thực phẩm trẻ em bán sẵn, hãy múc một ít vào đĩa và cho bé ăn từ đó. Nếu bạn nhúng thìa ăn của bé vào hũ, bạn sẽ không thể bảo quản phần thức ăn còn thừa, bởi vì như vậy bạn sẽ đưa vi khuẩn từ miệng của bé vào trong hũ. Ngoài ra, hãy bỏ bất cứ hũ thức ăn cho trẻ nào trong vòng một hoặc hai ngày sau khi mở chúng.

Một số phụ huynh có thể bảo bạn nên bắt đầu với rau củ thay vì các loại trái cây để bé không phát sinh cảm giác thèm ngọt. Nhưng em bé được sinh ra đã có sẵn sở thích với đồ ngọt, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc cho bé ăn dặm theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào. Ngoài ra, đừng loại bỏ bất kỳ thực phẩm nào ra khỏi thực đơn của bé đơn giản chỉ vì bạn không thích nó. Và tránh xa các loại thực phẩm có thể khiến bé bị nghẹn 

Đừng thúc ép nếu bé ngoảnh mặt với một loại thực phẩm nào đó . Hãy thử lại nó trong tuần sau hoặc lâu hơn. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang, hoặc bé có thể thay đổi suy nghĩ của bé nhiều lần và cuối cùng yêu thích chúng.

Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé thay đổi màu sắc và mùi khi bạn thêm các thực phẩm rắn vào chế độ ăn uống của bé. Nếu bé vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến thời điểm này, có thể bạn sẽ nhận thấy một mùi nồng từ phân của bé (vốn trước đó là có mùi ngọt) ngay sau khi bé bắt đầu ăn dặm thậm chí chỉ với một lượng rất nhỏ thực phẩm rắn.

Điều này là bình thường. Nếu phân của bé dường như quá chắc (gạo ngũ cốc, chuối và nước sốt táo có thể góp phần gây táo bón), hãy chuyển sang loại rau quả khác và bột yến mạch hoặc lúa mạch ngũ cốc.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nước, nó có thể giúp kiểm soát vấn đề táo bón (mặc dù bé vẫn sẽ nhận được tất cả lượng nước bé cần từ sữa mẹ hoặc sữa công thức). Bạn có thể cho uống 2-4 ounce (60-120 ml) nước mỗi ngày trong một bình ti.

Tôi nên cho ăn dặm mấy lần một ngày?

Thời gian đầu, bé sẽ ăn thức ăn rắn chỉ một lần một ngày. Tới khoảng 6-7 tháng tuổi, hai bữa một ngày là bình thường. Khoảng 8 tháng tuổi, bé nên ăn dặm ba lần một ngày. Chế độ ăn uống một ngày tiêu biểu của bé 8 tháng tuổi có thể là sự kết hợp của:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt
  • Rau củ màu vàng, màu cam và màu xanh
  • Hoa quả
  • Một lượng nhỏ protein như thịt gia cầm, đậu lăng, đậu hũ, thịt

những loại thực phẩm nhất định  mà bạn chưa nên cho bé ăn. Mật ong, là một ví dụ, có thể gây ngộ độc ở trẻ dưới một tuổi. Và trẻ sơ sinh nên gắn với sữa mẹ hoặc sữa công thức và tránh sữa bò  hoặc sữa đậu nành cho đến sau sinh nhật đầu tiên của bé.

Tôi cần dụng cụ gì để cho bé ăn dặm?

  • Một chiếc ghế cao là rất hữu ích, thìa nhựa để bảo vệ nướu răng nhạy cảm của bé, yếm ăn, bát và đĩa nhựa.
  • Một tấm thảm trải trên sàn nhà có thể giúp làm giảm việc bừa bộn đến mức tối thiểu.
  • Bạn cũng có thể muốn cho bé dùng bình ti (bình tập uống) ngay sau khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm.

Tôi cần những gì để làm thức ăn tại nhà cho trẻ?

Nếu bạn đang tự chuẩn bị thức ăn cho bé, bạn sẽ cần những thứ sau đây:

  • Một dụng cụ để xay nhuyễn thức ăn, chẳng hạn như một máy xay sinh tố, máy chế biến thực phẩm hoặc máy nghiền thực phẩm trẻ em.
  • Hộp chứa lưu trữ để cất trong tủ lạnh và tủ lạnh đông các phần thức ăn dư thừa. (Một số cha mẹ sử dụng khay đá hoặc các thiết bị tương tự được sản xuất chỉ dành cho thức ăn của bé để lưu trữ và đông lạnh các phần thức ăn riêng lẻ.)

Tôi nên cho ăn dặm ở đâu?

Bạn sẽ muốn một vị trí vững chắc, ổn định, thoải mái cho bé ngồi, ở độ cao thuận tiện cho bạn. Lúc bắt đầu, bạn có thể dùng ghế nhúng (ghế gật gù) hoạt hoặc thậm chí là ghế ngồi ô tô của bé. (Chỉ cần chắc chắn rằng bé ngồi đủ thẳng để nuốt tốt.)

Tuy nhiên, một khi bé đã có thể ngồi dậy một mình, một chiếc ghế cao đặt ở bàn ăn là lựa chọn tốt nhất. Bé sẽ có thể tham gia vào các bữa ăn của gia đình, và bạn sẽ có thể ăn bữa ăn của riêng bạn và cho bé ăn cùng một lúc. Cũng dễ dọn dẹp hơn sau khi bé làm rơi thức ăn.

Làm thế nào tôi có thể giúp phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?

Đừng nghĩ rằng bạn phải dùng đến các loại thực phẩm dành cho trẻ em nhạt nhẽo và nhàm chán. Thay vào đó, hãy cho trẻ sự lựa chọn đa dạng và thử thách.

Hãy làm thức ăn cho trẻ của riêng bạn – hoặc nếu bạn đang mua thực phẩm chế biến sẵn, hãy kiểm tra nhãn. Các thành phần trên nhãn càng ít thì càng tốt hơn.

Tìm hiểu về các nguyên tắc mới trong việc cho bé ăn và các nguyên tắc cũ vẫn còn được áp dụng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_introducing-solids_113.bc

 

Bài viết Cho bé ăn dặm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Dị ứng ở trẻ em https://thucphamcongdong.vn/di-ung-o-tre-em-1-b-b-43.html Wed, 15 Jun 2016 06:34:45 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5894

  Dị ứng là gì? Dị ứng là một phản ứng miễn dịch với một chất có trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng. Khi trẻ em bị dị ứng tiếp xúc với chất gây dị ứng – thông qua chạm, hít thở, ăn uống, hoặc trong tiêm chủng – cơ thể …

Bài viết Dị ứng ở trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

1234

Dị ứng là gì?

Dị ứng là một phản ứng miễn dịch với một chất có trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng.

Khi trẻ em bị dị ứng tiếp xúc với chất gây dị ứng – thông qua chạm, hít thở, ăn uống, hoặc trong tiêm chủng – cơ thể sẽ xem chất đó như là một kẻ xâm lược nguy hiểm vì thế để chống lại nó cơ thể sẽ giải phóng histamine và các hóa chất khác.

Những hóa chất này kích thích tạo ra triệu chứng cho cơ thể như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa và ho. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng hơn, theo từng đợt (ví dụ như theo mùa) hoặc diễn ra liên tục do sự tiếp xúc liên tục với các chất gây dị ứng.

Trong một số trường hợp, một chất gây dị ứng có thể gây ra kích ứng nghiêm trọng, được gọi là sốc phản vệ. Đây là trường hợp cấp cứu nghiêm trọng, nó gồm các triệu chứng như là khó thở và bị sưng và có thể đe dọa tính mạng.

Ví dụ về các chất gây dị ứng?

Chất gây dị ứng có thể bao gồm thực phẩm, thuốc, côn trùng, lông động vật, bụi, nấm mốc và phấn hoa. Chất gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng hô hấp, như dị ứng mũi hoặc viêm mũi dị ứng, các triệu chứng về da như chàm, hoặc các vấn đề về đường ruột – chẳng hạn như dị ứng từ thực phẩm.

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường không có bị dị ứng sốt cỏ khô. Dị ứng theo mùa với những thứ như phấn hoa và cỏ thường không gây ra dấu hiệu rõ ràng cho đến khi trẻ lên 3-4 tuổi. Đó là bởi vì sự tiếp xúc với từng loại phấn hoa chỉ trong một vài tuần mỗi năm.

Mức độ phổ biến của dị ứng ở trẻ em?

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) vào năm 2011, dựa trên Khảo Sát Phỏng Vấn Sức Khỏe Quốc Gia, 4,5% trẻ em dưới 18 tuổi bị dị ứng thực phẩm (tăng từ 3,5% trong năm 2000), 10,7% có dị ứng da (tăng từ 7,3% trong năm 2000), và 16,6% có dị ứng sốt cỏ khô hoặc dị ứng đường hô hấp.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng mũi?

Đây là những thủ phạm có khả năng nhất:

  • Mạt bụi: có chứa sinh vật có kích thước micro phát triển mạnh trên mảnh da người. Gần 85% người bị dị ứng có dị ứng với con ve trong mạt bụi.
  • Đốm lông của động vật, đó là những đốm vảy màu trắng tạo thành từ da và lông rụng từ mèo, chó và các loài động vật có lông khác.
  • Phấn hoa, đặc biệt là từ các loại cây, cỏ và cỏ dại.
  • Nấm mốc: Nấm được tìm thấy ở các nơi ẩm ướt như trong phòng tắm và tầng hầm hay ngoài trời trong thời tiết ẩm ướt.

Một số trẻ em bị dị ứng với lông gối hoặc chăn len. Và trong khi hầu hết các chuyên gia không cho rằng trẻ em có thể bị dị ứng với khói thuốc lá, nhưng nó chắc chắn có thể làm cho các triệu chứng dị ứng của bé tồi tệ hơn.

10 dấu hiệu cho thấy con bạn bị dị ứng chứ không phải bị cảm lạnh

Bởi vì các triệu chứng của dị ứng mũi giống triệu chứng cảm lạnh thông thường như sổ mũi, chảy nước mắt, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, vì thế rất khó tìm sự khác biệt giữa chúng. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu giúp bạn nhận ra.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

  • Liệu nó có vẻ giống như lúc con bạn bị cảm lạnh hay không? Cảm lạnh thường giảm bớt trong một tuần đến 10 ngày, dị ứng thì không.
  • Con bạn có liên tục bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi?
  • Con của bạn có liên tục ngọ ngoạy mũi, lau mũi, hoặc đẩy mũi của bé? Đó là các triệu chứng đầu tiên của dị ứng.
  • Chất nhầy chảy ra từ mũi trong và lỏng (trái ngược với màu vàng hoặc hơi xanh và đặc)?
  • Bé dường như hắt hơi rất nhiều?
  • Mắt bé ngứa, đỏ và chảy nước mắt?
  • Vùng da dưới mắt bé có màu tối hoặc màu tím hoặc xanh? Bác sĩ gọi đây là mắt thâm quầng do bị ứng.
  • Bé thở bằng miệng?
  • Bé bị ho khan dai dẳng?
  • Da của bé bị kích ứng và nứt ra, và phát ban đỏ ngứa?

Nếu bạn trả lời là có cho một hoặc nhiều trong số các câu hỏi trên, thì khả năng cao là con bạn bị dị ứng với cái gì đó trong môi trường xung quanh. Trẻ em bị dị ứng mũi cũng dễ bị nhiễm trùng tai, hen suyễn, nhiễm trùng xoang mũi.

Liệu dị ứng có di truyền?

Một đứa trẻ có di truyền về xu hướng bị dị ứng nhưng không nhất thiết là một loại dị ứng cụ thể nào.

Ví dụ, nếu cha hoặc mẹ của trẻ bị sốt cỏ khô hoặc dị ứng vật nuôi, thì xác suất là 40-50% trẻ cũng sẽ có một loại dị ứng nào đấy. Xác suất này sẽ tăng lên 75-80% khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng.

Thành viên trong gia đình có thể bị các loại dị ứng khác nhau.

Nếu con bạn bị dị ứng thì khi nào bạn có thể biết?

Nó phụ thuộc vào mức độ thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng của con bạn. Thông thường phải mất thời gian cho một loại dị ứng phát sinh. Mỗi người bị dị ứng có một ngưỡng nhất định trước khi chất gây dị ứng gây ra phản ứng dị ứng, và điều này có thể mất vài tháng. Đó là lý do tại sao dị ứng phấn hoa có liên quan đến sốt cỏ khô thường mất vài năm để phát sinh dị ứng.

Vì vậy, nếu con bạn nhận di truyền bị dị ứng với lông mèo, bé có thể không có triệu chứng trong vài tháng đầu tiên khi bé ở bên cạnh chú mèo Fluffy, hoặc bé có thể có một phản ứng rất nhỏ. Nhưng rồi một ngày, khi mức độ tiếp xúc đạt đến ngưỡng của bé, cơ thể bé sẽ phản ứng mạnh để chống lại.

Làm thế nào để bạn biết được con bạn bị dị ứng với thứ gì?

Đã có những cuộc kiểm tra cẩn thận với sự giúp đỡ của sở y tế nhằm xác định nguyên nhân chính xác của một dị ứng. Manh mối được tìm ra khi có những phản ứng dữ dội xảy ra.

Dị ứng nấm mốc thường phát sinh trong thời tiết ẩm ướt hoặc mưa và nó khó phân biệt với bệnh cảm lạnh. Dị ứng bụi hoặc vật nuôi thường gây ra sự sung huyết vào buổi sáng và có thể xảy ra trong suốt cả năm. Dị ứng liên quan với phấn hoa thường phổ biến hơn trong mùa xuân, mùa hè và mùa thu.

Thật không may, gửi Fluffy đi xa vài ngày sẽ không cho bạn biết chắc chắn liệu bé có bị dị ứng vật nuôi hay không. Các nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins cho thấy sau khi đã đem chú mèo ra khỏi nhà, có thể phải mất hơn một năm để phân hủy hết lông mèo còn trong nhà để nó không còn ảnh hưởng đối với những người bị dị ứng.

Mặt khác, nếu đưa bé ra khỏi con vật cưng trong nhà (ví dụ như đưa bé đi nghỉ mát) và bé có vẻ tốt hơn, thì điều đó là một manh mối rất tốt nhưng nó không có nghĩa bạn đã xác định được kết luận sau cùng. Bạn cũng phải xem xét xem con bạn có thể bị dị ứng với cái gì khác trong ngôi nhà hay không.

Nếu cuối cùng nếu bạn vẫn không tìm được nguyên nhân thì nên đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra bé và hỏi rất nhiều câu hỏi. Nếu bác sĩ tin rằng vấn đề là do dị ứng, ông có thể giới thiệu bạn trực tiếp tới một chuyên gia dị ứng, hoặc ông có thể đề nghị xét nghiệm máu để đo nồng độ các kháng thể (dị ứng) IgE trong máu của bé.

Xét nghiệm máu có thể ít chính xác hơn so với các xét nghiệm trên da. Vì vậy, nếu xét nghiệm máu không thấy bị dị ứng, bước tiếp theo có thể là cho con bạn xét nghiệm trên da. Bạn sẽ cần phải nói chuyện với chuyên gia dị ứng về vấn đề này.

Trong một thử nghiệm trên da, chuyên gia dị ứng sẽ cho một lượng nhỏ các chất gây dị ứng phổ biến lên trên da của bé. Nếu con bạn bị dị ứng với một chất nào đó, bé sẽ có một phản ứng tương tự như khi bị muỗi đốt vào chỗ đó. Trẻ sơ sinh có thể có những phản ứng nhỏ hơn so với trẻ lớn hơn, nhưng xét nghiệm vẫn có thể rất hữu ích.

“Hãy nhớ rằng xét nghiệm sẽ cho bạn biết con bạn bị dị ứng với chất gì vào thời điểm đó, nhưng nó có thể thay đổi khi con bạn lớn hơn,” Frank S. Virant, chuyên gia dị ứng trẻ em ở Seattle nói. Nếu con bạn có kết quả âm tính cho xét nghiệm trên da nhưng vẫn tiếp tục có các triệu chứng dị ứng, hãy cho bé xét nghiệm lại trong vòng 6 đến 12 tháng.

Làm thế nào bạn có thể bảo vệ con bạn khỏi dị ứng?

Dưới đây là những cách tốt nhất để giảm sự tiếp xúc của con bạn với các chất gây dị ứng phổ biến nhất:

Mạt bụi

Mạt bụi sống trong các loại vải và thảm và thường có trong mỗi phòng trong nhà. Nơi mà trẻ em thường tiếp xúc với bụi nhất là ở phòng ngủ, nệm và gối là nơi ẩn chứa nhiều mạt bụi nhất.

Các bước sau đây tuy hơi nhiều nhưng nó sẽ giúp đỡ con bạn.

“Những phụ huynh làm theo các bước sau đây có thể cải thiện 60-70% dị ứng của con mình,” Virant nói, “và điều này rõ ràng có thể giảm bớt việc dùng thuốc cho vấn đề dị ứng.”

  • Bọc nệm của con bạn bằng một tấm phủ không thể xâm nhập vào được, được làm từ vải len đan chặt, bạn có thể mua nó tại các cửa hàng cung cấp liên quan đến dị ứng. Không giống như tấm bọc bằng vinyl, tấm bọc nệm này rất thoáng khí và không bị nhàu nát. Tránh sử dụng chăn bông loại căn phồng dùng cho mùa đông và nên thay thế chúng bằng chăn mền.
  • Giặt cả bộ chăn giường một lần mỗi tuần bằng nước nóng để diệt bọ ve trong bụi. Chỉnh nhiệt độ nước trong nhà lên đến khoảng 130 độ F (khoảng 55oC) trước khi giặt chăn giường và nhớ cảnh báo cho các thành viên gia đình rằng nước sẽ nóng hơn bình thường. Hãy nhớ chỉnh lại nhiệt độ nước xuống khoảng 120 đến 125 độ F (49-52oC) sau đó để các thành viên trong gia đình sẽ không bị bỏng khi rửa tay hoặc khi tắm rửa.
  • Tránh chồng chất thú nhồi bông trong phòng con bạn – chúng cũng chứa rất nhiều mạt bụi. Hãy giặt sạch một vài con thú yêu thích của con bạn trong nước nóng mỗi tuần hoặc cho chúng vào tủ đông qua đêm.
  • Hãy hút bụi mỗi tuần, nhưng chắc chắn rằng con bạn không có trong phòng khi bạn đang hút bụi. Máy hút bụi khuấy động lên các hạt bụi còn lại trong phòng. Sau đó dùng cây lau nhà để lau sạch các hạt bụi này.
  • Hãy xem xét đầu tư vào một máy hút bụi với bộ lọc HEPA (high-efficiency-particulate-arresting, có hiệu quả hãm bụt cao), có thể bẫy các hạt nhỏ thậm chí là những hạt bụi có kích thước micro thường có thể lọt qua các máy hút bụi thông thường.
  • Nếu con bạn bị dị ứng mạt bụi nghiêm trọng, hãy xem xét thay thế thảm trong nhà bằng các loại sàn trơn như là gỗ hoặc vinyl.
  • Làm sạch hoặc thay thế các bộ lọc trong lò sưởi và máy điều hòa không khí của bạn hàng tháng trong những mùa mà chúng được sử dụng. Hãy làm sạch ống dẫn sưởi ấm vào mỗi mùa thu.

Lông vật nuôi

Nếu con bạn bị dị ứng với một con vật cưng, chỉ có một giải pháp duy nhất hết sức rõ ràng là hãy đem con vật ấy đi xa. Tất nhiên đó không phải là một quyết định dễ dàng, và có lẽ bạn sẽ xem nó nhưng là phương sách sau cùng.

Để giữ cho lông không rụng, tắm vật nuôi của bạn thường xuyên. Bạn có thể tìm thấy loại dầu gội làm giảm rụng lông ở các cửa hàng vật nuôi. Hãy giữ cho vật nuôi tránh xa đồ nội thất và phòng con bạn.

Phấn hoa

Trong mùa dị ứng gần như là không thể tránh phấn hoa ở trong không khí. Tuy nhiên bạn có thể cố gắng giữ bé trong nhà và đóng chặt cửa sổ trong những mùa phấn hoa, đặc biệt là vào những ngày nhiều gió, nhưng điều này có thể là không thực tế.

Nếu con bạn đi chơi ngoài trời, hãy tắm và gội đầu cho bé mỗi đêm nhằm loại bỏ bất kỳ chất gây dị ứng nào trong không khí. Nên hong khô quần áo trong máy sấy hơn là để trên dây phơi, và đóng ống dẫn khí vào phòng ngủ của bé.

Kiểm tra lượng phấn hoa trong khu vực của bạn để bạn biết được ngày nào đặc biệt cần lưu tâm về việc tiếp xúc của con bạn với phấn hoa.

Nấm mốc

Sử dụng một máy hút ẩm và điều hòa không khí khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt, đặc biệt là trong một tầng hầm ẩm ướt hoặc các khu vực khác trong nhà nơi mà dễ phát sinh nấm mốc.

Nếu phòng tắm của bạn là nguồn phát sinh nấm mốc, hãy làm sạch nó thường xuyên bằng nước tẩy rửa diệt nấm bằng cách pha trộn một ít nước tẩy rửa với nước hoặc dùng một dung dịch tự nhiên như dầu cây trà và nước. Và xem xét nên đầu tư vào một hệ thống thông gió tốt hơn.

Nấm mốc thường có thể được tìm thấy ở buồng kín, gác xép, hầm chứa, chậu cây, tủ lạnh, vòi hoa sen, và trong các thùng rác hay dưới thảm. Ngay cả một cây thông giả trong dịp Giáng Sinh cũng có thể chứa nấm mốc.

loại thuốc nào có thể giúp được không?

Có, nhưng không thể dùng thuốc dị ứng khi chưa thông qua bác sĩ. Bác sĩ có thể đề xuất các thuốc kháng histamine hay thuốc xịt mũi steroid và kê cho bạn một toa thuốc. Nhiều loại thuốc dị ứng mới hơn có ít tác dụng phụ hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường, mặc dù vậy các loại thuốc này không được dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Phương pháp miễn dịch dị ứng là gì?

Nếu con thật sự bị quấy rầy bởi dị ứng, chuyên gia dị ứng cho thể đề nghị cho con bạn chích ngừa dị ứng (miễn dịch), nhưng thường chỉ khi nào bé được 4-6 tuổi. Có một số trường hợp ngoại lệ dùng cho trẻ nhỏ hơn nhưng chỉ đối với những trẻ bị hen suyễn nặng.

Chích miễn dịch dị ứng được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ và mũi chích có chứa lượng nhỏ các chất gây dị ứng – như phấn hoa, mạt bụi, hoặc lông – giúp cơ thể của trẻ làm quen với các chất này theo thời gian.

Với thuốc chích ngừa dị ứng, những điều thường xảy ra là: Bé sẽ được chích mỗi tuần trong khoảng 4-6 tháng, cho đến khi bé tiếp xúc đủ liều của chất gây dị ứng để huấn luyện cơ thể bé chịu đựng được nó. Sau đó, bé tiếp tục được chích một hoặc hai lần mỗi tháng trong 4-6 tháng, tiếp theo là chích hàng tháng trong một năm.

Sau đó, bác sĩ sẽ xem xét sự cần thiết có cần phải điều trị thêm không. Nếu thuốc thật sự có hiệu quả, con bạn có thể tiếp tục sử dụng phương pháp này trong nhiều năm.

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn con bạn không bị dị ứng ngay từ đầu?

Có rất nhiều thông tin mâu thuẫn về việc ngăn chặn hoặc trì hoãn các dị ứng bằng cách trì hoãn – hoặc tăng tốc – việc tiếp xúc của trẻ với chất gây dị nguyên tiềm năng.

“Một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể nhìn vào mã gen và thực sự biết được một đứa trẻ sẽ bị dị ứng gì và phải làm sao với nó,” Virant nói. “Nhưng thực tế là, ngay bây giờ, chưa có cách nào có thể giúp chúng ta dự đoán trước.”

Tất nhiên, nếu bạn hoặc người bạn đời của bạn bị dị ứng với mèo, bạn sẽ không nuôi mèo trong nhà.

Và bạn nên luôn giữ nhà của bạn – đặc biệt là phòng của con em – sạch sẽ không nấm mốc và bụi mạt, cho dù con bạn có bị dị ứng hay không.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_allergies-in-babies_73.bc?showAll=true

 

Bài viết Dị ứng ở trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>