TS. Vương Bảo Thy – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm cho trẻ nhờ đa dạng hóa chế độ ăn dặm https://thucphamcongdong.vn/giam-nguy-co-di-ung-thuc-pham-cho-tre-nho-da-dang-hoa-che-do-an-dam-7-a-18.html Sun, 23 May 2021 15:16:48 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49428

Dị ứng thực phẩm ở trẻ, cách khắc phục qua việc đa dạng hóa chế độ ăn dặm.

Bài viết Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm cho trẻ nhờ đa dạng hóa chế độ ăn dặm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là giai đoạn những năm đầu đời. Nếu trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em ruột dị ứng với thực phẩm nào đó thì nguy cơ trẻ dị ứng với loại thực phẩm đó sẽ cao hơn so với trẻ khác. Một số dị ứng thực phẩm có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên (thường vào khoảng 3-5 tuổi), nhưng một số dị ứng khác có thể kéo dài suốt đời, gây ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống.

Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm cho trẻ? Một số nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn dặm đa dạng sẽ là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu ích.

Cho trẻ ăn dặm đa dạng thực phẩm

Cho trẻ ăn dặm trong năm đầu đời được xem là một biện pháp để đa dạng hoá chế độ ăn của trẻ. Khi cho trẻ ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, kể cả thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng (Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì, cá,…) Bởi vì ăn dặm đa dạng trong năm tuổi đầu có thể làm tăng hấp thu lượng chất dinh dưỡng quan trọng và tác động tốt đến vai trò và chức năng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự đa dạng hóa chế độ ăn dặm trong năm đầu đời của trẻ cũng có liên quan đến việc giảm tình trạng dị ứng thực phẩm sau này.

Nghiên cứu PASTEUR/EFRAIM của Carole Roduit và cộng sự là nghiên cứu đầu tiên mô tả cụ thể vai trò và ảnh hưởng của chế độ ăn dặm đa dạng trong giai đoạn đầu đời đối với tình trạng dị ứng thực phẩm. Nghiên cứu này đã đánh giá mối liên quan giữa việc cho trẻ ăn dặm (ngoài sữa mẹ và sữa công thức) trong năm đầu đời và tình trạng mẫn cảm dị ứng cho đến khi trẻ 6 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện trên 856 trẻ ở 5 nước thuộc châu Âu (Áo, Phần Lan, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ).

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học chia trẻ thành 2 nhóm dựa trên sự đa dạng trong chế độ ăn dặm của trẻ. Nhóm 1: trẻ có chế độ ăn dặm với 15 loại thực phẩm khác nhau trong 12 tháng đầu đời. Nhóm 2: trẻ có chế độ ăn dặm chỉ với 6 loại thực phẩm chính trong 6 hoặc 12 tháng đầu đời (thực phẩm được coi là thuộc nhóm “thực phẩm chính” khi có trong chế độ ăn của ít nhất 80% trẻ).

Kết quả cho thấy trẻ thuộc Nhóm 2 khi ở độ tuổi 4-6 có nguy cơ nhạy cảm với dị ứng thực phẩm cao hơn trẻ ở Nhóm 1, do trẻ Nhóm 2 có chế độ ăn dặm ít đa dạng hơn trẻ Nhóm 1.

Nghiên cứu của Carole cũng cho thấy dựa trên báo cáo của bác sĩ cho các trẻ trong nghiên cứu đến 6 tuổi, tình trạng dị ứng thực phẩm giảm có liên quan đến việc cho trẻ ăn tăng cường rau/trái cây, ngũ cốc, bánh mì, thịt, bánh ngọt và sữa chua trong vòng 6 hoặc 12 tháng đầu đời.

Ngoài các nghiên cứu trên, Venter và cộng sự gần đây đã báo cáo mối liên hệ giữa việc đa dạng hóa chế độ ăn dặm trong năm đầu đời và tỷ lệ dị ứng thực phẩm ở trẻ giảm trong 10 năm tiếp theo. Việc cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn khi trẻ 6 tháng tuổi đã làm giảm 10,8% tỷ lệ dị ứng thực phẩm trong 10 năm đầu đời. Hơn nữa, việc bổ sung mỗi chất gây dị ứng thực phẩm vào chế độ ăn dặm trước 12 tháng đầu giúp giảm đáng kể (33,2%) tỷ lệ dị ứng thực phẩm trong 10 năm đầu đời.

Những nghiên cứu này cũng chỉ ra việc đa dạng chế độ ăn dặm có liên quan đến việc tăng lượng chất dinh dưỡng, bao gồm cả những chất dinh dưỡng có vai trò bảo vệ trong cơ chế dị ứng (axit béo omega-3 và chất xơ không tiêu hóa).

Cho trẻ ăn dặm với thực phẩm bổ sung

D’Vaz và cộng sự cho thấy rằng với những trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao, việc bổ sung axit béo omega-3 trong 6 tháng đầu đời có tác dụng ngăn ngừa mẫn cảm, chàm và dị ứng thực phẩm.

Tương tự, Birch và cộng sự đã chứng minh rằng sữa công thức bổ sung axit béo omega-3 cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh có khả năng bảo vệ, giúp trẻ chống lại bệnh dị ứng (thở khò khè, hen suyễn, viêm da dị ứng hoặc bất kỳ bệnh dị ứng nào) trong suốt ba năm đầu đời.

Lời khuyên

Dựa trên các bằng chứng hiện tại, chúng tôi khuyên bạn nên cho trẻ ăn dặm thực phẩm đa dạng, bao gồm cả thực phẩm dễ gây dị ứng trong năm đầu đời của trẻ, tùy theo khả năng phát triển não bộ của trẻ, văn hoá và thói quen gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi. Tuy nhiên ở một số quốc gia, trẻ đã được bắt đầu ăn dặm khi 3-4 tháng tuổi. Với trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa hoặc dị ứng thực phẩm nặng, nên đánh giá y tế trước khi đưa các chất dị ứng thực phẩm thông thường vào chế độ ăn dặm của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong năm đầu đời có thể làm tăng hấp thu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tốt đến thành phần vi sinh vật trong đường ruột của trẻ. Việc hấp thụ axit béo omega-3 và chất xơ có thể đặc biệt quan trọng, nhưng chúng ta cần có thêm thông tin về liều lượng và đối tượng sử dụng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Enza D, Diego GP, Marco Ugo AS, Elvira V, Gian VZ, Carina V. The Role of Diet Diversity and Diet Indices on Allergy Outcomes. Front Pediatr. (2020)
  2. Roduit C, Frei R, Depner M, Schaub B, Loss G, Genuneit J, et al. Increased food diversity in the first year of life is inversely associated with allergic diseases. J Allergy Clin Immunol. (2014)
  3. Meyer R, Chebar Lozinsky A, Fleischer DM, Vieira MC, Du Toit G, Vandenplas Y, et al. Diagnosis and management of Non-IgE gastrointestinal allergies in breastfed infants-An EAACI Position Paper. Allergy. (2020)
  4. Venter C, Brown KR, Maslin K, Palmer DJ. Maternal dietary intake in pregnancy and lactation and allergic disease outcomes in offspring. J. Pediatr Allergy Immunol. (2017)

 

Bài viết Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm cho trẻ nhờ đa dạng hóa chế độ ăn dặm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Vibrio parahaemolyticus https://thucphamcongdong.vn/vibrio-parahaemolyticus-2-a-b-5.html Fri, 30 Apr 2021 08:34:34 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49381

Vibrio parahaemolyticus, Bệnh gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus khi ăn các loại hải sản có vỏ sống hoặc nấu không đúng cách.

Bài viết <em>Vibrio parahaemolyticus</em> được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Vibrio là một nhóm vi khuẩn có khả năng gây bệnh thường gặp khi ăn hải sản sống. Vibrio có nhiều loài khác nhau nhưng ở đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loài Vibrio parahaemolyticus.

Bệnh do loài Vibrio parahaemolyticus gây ra liên quan chủ yếu đến hàu, nhưng đôi khi cũng liên quan đến cá và các loại hải sản có vỏ. Năm 2006, 177 ca bệnh ở New York, Oregon và Washington (Mỹ) có liên quan đến thủy sản có vỏ.  Năm 2004, 62 ca bệnh ở Alaska (Mỹ) có liên quan đến việc ăn hàu sống. Ngoài ra, còn nhiều đợt bùng phát bệnh khác nữa có liên quan đến hải sản mà bạn có thể tìm thấy dữ liệu trong báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ). Bất kì ai ăn hải sản sống hoặc nấu chín không đúng cách đều dễ bị nhiễm vi khuẩn này.

V. parahaemolyticus không gây bệnh tả (loài Vibrio gây bệnh tả được đề cập ở bài khác) nhưng có thể gây tiêu chảy ra máu, co thắt dạ dày, sốt, buồn nôn và nôn mửa. Những triệu chứng trên thường nhẹ và kéo dài dưới một tuần.

Đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu, vi khuẩn này có khả năng lây vào máu và gây nhiễm trùng nghiêm trọng các cơ quan trong cơ thể. Người có nguy cơ cao nhiễm bệnh từ loài này là người mắc bệnh tiểu đường, gan, thận, ung thư, AIDS hoặc các bệnh khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Người đang dùng thuốc có tác dụng giảm sự hoạt động của hệ miễn dịch như thuốc điều trị viêm thấp khớp hoặc ung thư cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm bệnh do V. parahaemolyticus. Những người nhóm này nên chú ý nấu thật chín hải sản trước khi ăn và khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng (nếu có).

Vi khuẩn V. parahaemolyticus

V. parahaemolyticus là vi khuẩn gram âm, hình que cong. Cả hai chủng Vibrio gây bệnh và không gây bệnh đều có thể được phân lập từ môi trường biển hoặc vùng nước lợ (cửa sông) và từ hải sản sống trong môi trường này.

V. parahaemolyticus có thể sống ở nhiệt độ lên đến 41oC, nhưng nhiệt độ tối ưu cho chúng phát triển là 20-35oC. Vi khuẩn này bị vô hoạt (mất khả năng phát triển) từ từ ở nhiệt độ <10oC (nhiệt độ tăng trưởng tối thiểu). Vì vậy mà không được bảo quản môi trường nuôi cấy V. parahaemolyticus trong tủ lạnh.

Vi khuẩn V. parahaemolyticus là loài ưa mặn. Nồng độ muối cao nhất trong hàu là 23 ppt (phần nghìn- part per thousand). Vi khuẩn này bị phân giải gần như ngay tức thì trong nước ngọt. Do đó, chúng thường không lây qua đường miệng.

Để tồn tại, môi trường sống của V. parahaemolyticus cần nồng độ muối tối thiểu là 0,5%, tối ưu là 2%. Cũng giống như các loài Vibrio khác, V. parahaemolyticus rất dễ bị tiêu diệt trong môi trường acid (pH thấp), khi đông lạnh hoặc nấu chín. Hầu hết các chủng của V. parahaemolyticus sinh bào tử trong điều kiện bất lợi nhưng chúng dễ dàng bị tiêu diệt bởi chất khử trùng thông thường như thuốc tẩy, cồn.

Bệnh do Vparahaemolyticus gây ra

Ở Mỹ, bệnh do loài này gây ra liên quan chủ yếu đến hàu, cá và các loại hải sản có vỏ. Ở các nước châu Á, bệnh do vi khuẩn này gây ra lại thường liên quan đến các loại thủy sản khác như cá có vây, mực, bạch tuộc, tôm hùm, tôm, cua và nghêu. V. parahaemolyticus không gây bệnh tả (loài Vibrio gây bệnh tả sẽ được đề cập ở bài khác) nhưng có thể gây tiêu chảy ra máu, co thắt dạ dày, sốt, buồn nôn và/ hoặc nôn mửa. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 90 giờ sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 2 – 6 ngày.

Ngoài nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa, vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm qua vết thương, ví dụ khi vết thương có sẵn tiếp xúc với nước nhiễm khuẩn hoặc vết thương phát sinh khi xử lý cá, hải sản.

Nhìn chung, bệnh do V. parahaemolyticus gây ra thường nhẹ, tự khỏi. Trường hợp phải nhập viện và/ hoặc điều trị kháng sinh chiếm tỷ lệ ít hơn 40% trong các trường hợp báo cáo. Biến chứng do nhiễm vi khuẩn này thường là viêm dạ dày ruột (tỷ lệ tử vong khoảng 2%) và nhiễm trùng máu (tỷ lệ tử vong khoảng 20-30%)

Cơ chế gây bệnh

Cơ chế V. parahaemolyticus gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện hai chất TDH và TRH từ vi khuẩn này là độc tố có khả năng phân giải tế bào máu, tấn công tế bào ruột và phá vỡ sự cân bằng chất điện giải.

Tần suất nhiễm bệnh

CDC của Mỹ ước tính có 45.000 ca bệnh do V. parahaemolyticus xảy ra mỗi năm. Tại Mỹ, khoảng 86% số ca bệnh là do thực phẩm. Có sự tương quan giữa xác suất nhiễm bệnh và những tháng thời tiết ấm khi nhiệt độ nước lớn hơn 15oC (59oF). CDC ước tính rằng chỉ 1 trong 20 trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo, và có lẽ hiếm có ca nhập viện và tử vong trong các trường hợp không được báo cáo.

Cách chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán được thực hiện bằng cách nuôi cấy vi khuẩn này từ phân, vết thương hoặc máu của người bệnh (trong trường hợp nhiễm trùng máu).

Cách phòng bệnh

Loài vi khuẩn V. parahaemolyticus thường sống trong nước biển dọc theo bờ biển hoặc trong vùng nước lợ ở các cửa sông. Vibrio có thể gây bệnh nếu bạn uống phải nước nhiễm khuẩn hoặc ăn phải bất kì thực phẩm nào có tiếp xúc với nguồn nước nhiễm khuẩn này, đặc biệt là hải sản. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách nấu hải sản đạt đến nhiệt độ tâm 62,7oC (145oF) trong tối thiểu 15 giây. Riêng món bánh cá, nhiệt độ tâm cần đạt 68,3oC (155oF) và món cá nhồi là 73,8oC (165oF).

Vi khuẩn, trong đó có Vibrio, có thể sống trong thực phẩm đã được nấu chín nhưng sau đó bị nhiễm khuẩn trở lại vì tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Vì vậy, bạn cần tránh lây nhiễm chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín và các bề mặt (bàn, bếp) dành cho nấu nướng, ăn uống.

Một điều nữa cũng rất quan trọng là nên rửa thực phẩm sống bằng nước sạch; luôn rửa tay và các dụng cụ nấu nướng có bề mặt tiếp xúc với thực phẩm sống; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 4oC (40oF) hoặc thấp hơn. Sau khi rửa các bề mặt nhà bếp bằng nước, hãy dùng nước vệ sinh nhà bếp chuyên dụng bán sẵn trên thị trường (kitchen sanitizer) để làm sạch lần cuối.

Có thể bạn đã từng nghe nói rằng nên ăn hàu và các loại hải sản có vỏ khác vào những tháng có chữ “R” trong tiếng Anh. Ví dụ như tháng giêng (January), tháng hai (February),…Nhưng hãy nhớ rằng hải sản nhiễm Vibrio và các loại vi khuẩn khác (kể cả virus) có thể gây bệnh ở bất kì tháng nào. Vì vậy, đừng lơ là mất cảnh giác mà hãy tuân thủ những lời khuyên cơ bản về an toàn thực phẩm quanh năm.

Tài liệu tham khảo:

http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/CausesOfIllnessBadBugBook/

Bài viết <em>Vibrio parahaemolyticus</em> được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Cách bảo quản măng tây https://thucphamcongdong.vn/cach-bao-quan-mang-tay-3-c-0-6.html Thu, 04 Mar 2021 15:34:39 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49211

Măng tây có thể được bảo quản bằng cách đóng hộp, muối chua, bảo quản đông lạnh, sấy khô hoặc ngâm muối...

Bài viết Cách bảo quản măng tây được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Nếu bạn là người thích măng tây, bạn có thể ăn măng tây quanh năm nếu biết cách bảo quản hợp lý. Tuy nhiên, hãy ước tính lượng măng tây vừa đủ dùng để thời gian bảo quản măng tây không quá một năm. Bạn có thể bảo quản măng tây bằng cách đóng hộp, muối chua, bảo quản đông lạnh, sấy khô hoặc ngâm muối. Sau đây là một số cách giúp bạn bảo quản măng tây.

Đóng hộp/hũ: Tương tự như khi bảo quản các thực phẩm có hàm lượng acid thấp như thịt và rau củ ít acid, măng tây cần được đóng hộp/hũ và tiệt trùng bằng nồi áp suất. Với hũ 1 lít, lượng măng tây cần dùng khoảng 1,6 kg. Bạn có thể cho một muỗng canh muối vào hũ trước khi cho măng tây vào nếu muốn. Bạn có thể cho măng tây vào nước đang sôi, nấu trong khoảng 3 phút, sau đó cho măng tây và nước luộc vào hộp/hũ khi còn nóng. Hoặc bạn có thể xếp măng tây tươi thành bó thật chặt trong hũ hoặc măng tây cắt khúc khoảng 2,5 cm vào đến ngay dưới cổ của hũ, sau đó cho nước sôi vào. Với cả hai cách này, nước luộc măng tây hay nước sôi rót vào hũ sao cho vừa ngập măng tây và cách miệng hũ khoảng 2,5 cm. Cho các hũ măng tây vào nồi áp suất, chỉnh ở mức 5 kg (11 pound) đối với nồi áp suất bình thường (loại có gắn đồng hồ đo áp suất và bạn tự chỉnh áp suất bằng cách chỉnh mức nhiệt nấu của bếp) và mức 4,5 kg (10 pound) đối với nồi áp suất tự động (tự mở van giảm áp nếu áp suất cao hơn mức cài đặt). Thời gian tiệt trùng khoảng 30 phút cho hũ nửa lít và 40 phút cho hũ 1 lít (ở độ cao trong khoảng 0 – 305 m so với mực nước biển).

Nguồn ảnh: https://practicalselfreliance.com/canning-asparagus/

Muối chua: Chuẩn bị khoảng 500 – 700g măng tây nguyên cọng hoặc cắt khúc 2,5 cm cho hũ nửa lít. Chọn hũ miệng rộng hoặc hũ cao đều phù hợp để muối chua măng tây. Cho 1 ít tỏi và ¼ muỗng cà phê ớt bằm hoặc một ít tiêu đen vào hũ trước khi cho măng tây vào nếu muốn. Để chuẩn bị dung dịch muối chua, đun sôi hỗn hợp ½ ly nước, ½ ly giấm, và 2,5 muỗng cà phê muối tinh. Rót dung dịch muối chua ngập bề mặt măng tây. Để nguội, đậy nắp hũ và cho vào tủ lạnh. Rau củ muối chua có thể ăn sau 1 đến 2 giờ, nhưng ngon nhất là ăn sau 3 ngày, và có thể bảo quản trong 1 tháng. Để có thể bảo quản lâu hơn, bạn có thể đóng hộp/hũ măng tây muối chua. Tuy nhiên, vì dung dịch muối chua có chứa giấm, bạn chỉ cần đóng hộp măng tây muối chua và thanh trùng bằng nước sôi chứ không cần tiệt trùng bằng nồi áp suất như phương pháp ở trên. Điều chỉnh lượng dung dịch muối chua cách miệng hũ khoảng 1 cm. Cho các hũ măng tây muối chua  vào nước đang sôi và giữ trong khoảng 10 phút.

Măng tây ngâm miso (Misozuke): Các loại rau củ chần ngâm trong miso (một loại tương đậu nành lên men) là món muối chua điển hình của Nhật Bản. Chần khoảng 500g măng tây với nước muối đun sôi khoảng 1 – 2 phút. Vớt ra để ráo và cho vào hộp bằng thủy tinh hoặc sứ, sau đó cho miso vào để ngập măng tây. Bảo quản măng tây ngâm miso trong tủ lạnh và dùng được khoảng 1 tháng.

Cấp đông: Chần măng tây nguyên cọng hoặc cắt khúc trong nước muối đun sôi khoảng 1 – 2 phút. Nếu không thích cho muối vào, sau khi chần bạn có thể trộn mỗi 500 g măng tây với 1 – 2 muỗng canh nước chanh hoặc nước cam để tăng hương vị cho măng tây. Trải măng tây ra khay, đặt vào tủ đông khoảng 30 phút hoặc đến khi măng đông cứng lại, sau đó cho vào hộp và bảo quản trong tủ đông.

Măng tây sấy khô: Chần măng tây trước khi sấy để măng tây không mất màu và giảm hương vị khi sấy. Bạn nên sử dụng phương pháp chần bằng hơi nước (hấp) thay vì trong nước sôi để không làm kéo dài thời gian sấy do nước chần giữ lại trong măng tây. Sấy măng bằng thiết bị thực phẩm đến khi thấy măng dẻo. Sau khi sấy, để nguội, cho vào hũ kín và đóng nắp lại. Đặt hũ nơi khô thoáng. Nếu làm đúng cách, măng tây sấy có thể giữ được trong 1 năm. Cần kiểm tra lại sau vài tháng để xem măng có bị hư hỏng hay không, chủ yếu là bị mốc do sấy không đủ khô hoặc do ẩm đi vào hũ trong quá trình bảo quản. Măng tây sấy có thể dùng để nấu súp, nấu món hầm, món súp kem, món ăn kèm, vv.

Măng tây sấy bằng lò nướng: chuẩn bị một khay sấy bằng cách trải vải thưa trên vĩ nướng hoặc khung gỗ và dùng kẹp để cố định miếng vải. Làm nóng lò với chế độ nhiệt thấp nhất có thể (khoảng 60 – 77°C), duy trì nhiệt độ trong lò khoảng từ 50 – 62°C, dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ trong lò. Giảm nhiệt độ lò bằng cách dùng muỗng gỗ hoặc khăn gấp lại chèn ở cửa lò. Lưu ý: phương pháp này không an toàn đối nếu nhà bạn có trẻ nhỏ.

Nguồn ảnh: Charles Tumiotto on Unsplash

Măng tây muối: Chần 500 g măng tây cắt khúc trong nước sôi khoảng 30 – 60 giây. Ngâm trong nước đá rồi vớt ra để ráo. Chuẩn bị tô/chậu lớn, trộn măng tây đã chần với 1/3 ly muối tinh (khoảng 90 g). Cho hỗn hợp vào hũ 1 lít đã tiệt trùng sao cho măng tây cách miệng hũ khoảng 2,5 cm. Nén nhẹ  sao cho dịch tiết ra từ măng tây ngập bề mặt măng tây. Nếu dịch không đủ ngập bề mặt măng tây, cần cho thêm nước muối nồng độ cao (pha tỉ lệ 1 lít nước sôi : khoảng 270 g muối) đến khi ngập bề mặt. Cho nước muối mặn vào túi nylon và đặt đè lên để măng tây ngập hoàn toàn trong nước muối. Đặt hũ trên khay để tránh dung dịch bị tràn trong quá trình muối. Để hũ măng tây ở nhiệt độ từ 18°C đến 22°C trong khoảng 2 đến 4 tuần. Sau đó, lấy bỏ túi nước muối, đậy nắp và bảo quản hũ măng tây muối trong tủ lạnh. Mở hũ kiểm tra mỗi tuần một lần để xem có bị váng trắng trên bề mặt không. Loại bỏ váng trắng để không làm giảm hương vị măng tây. Nếu măng tây bị mốc, mềm hay mùi thối do hư hỏng, phải bỏ hũ măng tây này ngay lập tức. Nếu bảo quản đúng cách, măng tây muối có thể trữ được trong tủ lạnh đến 6 tháng.

Tài liệu tham khảo

http://www.homepreservingbible.com/1774-how-to-preserve-fresh-asparagus-for-your-favorite-asparagus-recipes/

Bài viết Cách bảo quản măng tây được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Coxiella burnetii – Thông tin tóm tắt cho người tiêu dùng https://thucphamcongdong.vn/coxiella-burnetii-thong-tin-tom-tat-cho-nguoi-tieu-dung-2-a-b-6.html Mon, 15 Feb 2021 08:37:20 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49046

Vi khuẩn Coxiella burnetii gây ra căn bệnh được gọi là bệnh sốt Q như thế nào? Nguồn lây nhiễm bệnh sốt Q?

Bài viết <em>Coxiella burnetii</em> – Thông tin tóm tắt cho người tiêu dùng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Vi khuẩn Coxiella burnetii gây ra căn bệnh được gọi là bệnh sốt Q, có hai dạng bệnh khác nhau.

Một số người bệnh có thể có triệu chứng, trong khi một số khác thì không, và tình trạng bệnh sẽ phụ thuộc vào dạng bệnh họ mắc phải. (1) Dạng 1, các triệu chứng thường tự biến mất (mặc dù chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn) hoặc sau khi người bệnh dùng kháng sinh. Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thường gặp là sốt cao; nhức đầu dữ dội; đau cơ; ớn lạnh; đổ mồ hôi nhiều; buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy; ho khan và đau bụng hoặc ngực. Cơn sốt thường kéo dài một hoặc hai tuần. Với kiểu bệnh này, khoảng 1% số người bệnh tử vong, khi nhiễm trùng lan đến tim hoặc phổi. (2) Dạng 2, bệnh mãn tính, nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ hơn 60% cho số trường hợp không được điều trị. Hầu hết mọi người không bị bệnh dạng 2 này và dạng này thường gặp ở những người đã có bệnh nghiêm trọng khác hoặc ở phụ nữ đang mang thai. Sốt Q mãn tính có thể không tiến triển cho đến 6 tuần hoặc nhiều năm sau khi một người bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng thường lan đến niêm mạc của tim và cũng có thể lan đến não hoặc niêm mạc của não hoặc đến gan hoặc phổi. Bệnh tái phát ở khoảng một nửa số người bị bệnh sốt Q mãn tính, là những người dường như đã hồi phục sau khi được điều trị.

Vi khuẩn Coxiella burnetii

Coxiella burnetii, vi khuẩn nội bào, Gram âm, là tác nhân gây bệnh sốt Q. Coxiella burnetii có khả năng chống chịu với các điều kiện vật lý cực kỳ khắc nghiệt như: nhiệt độ, pH thấp và cao, độ ẩm cao, do chúng có giai đoạn tồn tại giống như bào tử.

Những tế bào này có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và trong thực phẩm bị ô nhiễm, chẳng hạn như sữa chưa được thanh/tiệt trùng. Do C. burnetii có khả năng lây lan qua các bình phun xịt và có liều lượng lây nhiễm thấp, nên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã tuyên bố chúng là tác nhân khủng bố sinh học tiềm năng loại B.

C. burnetii từ lâu đã được coi là mầm bệnh không hình thành bào tử, chịu nhiệt tốt nhất được tìm thấy trong sữa, vì vậy chúng trở thành sinh vật chuẩn để xác định điều kiện thanh/tiệt trùng thích hợp.

Bệnh liên quan tới vi khuẩn Coxiella burnetii

Sốt Q được mô tả là một căn bệnh có tên gọi “bệnh Q”, xuất hiện đầu tiên ở các công nhân của lò giết mổ ở Úc vào cuối những năm 1930 và hiện nay được biết đến trên toàn thế giới là căn bệnh có liên quan đến các công việc chăn nuôi. Có hai dạng bệnh: dạng cấp tính có thể có hoặc không có triệu chứng và nói chung là ít nghiêm trọng hơn, mặc dù nó có khả năng gây biến chứng và dạng mãn tính ít phổ biến hơn, có xu hướng bệnh nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Sốt Q cấp tính Sốt Q mãn tính
Tỷ lệ tử vong < 1% >60%, nếu không điều trị
Lưu lượng lây nhiễm Ít hơn 10 vi khuẩn Ít hơn 10 vi khuẩn
Thời gian ủ bệnh –         Sớm nhất là 2 tuần

–         Thời gian trung bình xuất hiện triệu chứng: 20 ngày.

Từ 6 tuần đến 1 năm sau đợt bệnh cấp tính.
Bệnh tật/ Biến chứng Bệnh tật:

–         Đôi khi không có triệu trứng.

–         Triệu chứng giống như bệnh cảm cúm.

–         Dễ dàng điều trị bằng kháng sinh.

Biến chứng:

–         Viêm phổi, viêm gan và viêm cơ tim.

Bệnh tật:

–         <5% bệnh nhân có biểu hiện sốt Q mãn tính.

–         Thường xảy ra ở những bệnh nhân đã bị suy yếu do mang thai, bệnh van tim hoặc bệnh khác.

Biến chứng:

–         Phần lớn liên quan tới bệnh gan, viêm màng não, viêm màng ngoài tim, viêm phổi.

Thời gian 1-2 tuần Thường khỏi bệnh sau khi điều trị kháng sinh kéo dài (18 tháng) nhưng khoảng 50% dễ bị tái phát.
Đường xâm nhập/ lây nhiễm –         Đường hô hấp.

–         Ăn uống: sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa chưa được thanh/tiệt trùng.

–         Qua vết cắn của ve, bọ.

–         Đường hô hấp.

–         Ăn uống: sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa chưa được thanh/tiệt trùng.

–         Qua vết cắn của ve, bọ.

Con đường/ lộ trình Vi khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ à nhân lên trong không bào bảo vệ trước khi tách khỏi tế bào vật chủ à lây lan sang các tế bào khỏe mạnh khác. Vi khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ à nhân lên trong không bào bảo vệ trước khi tách khỏi tế bào vật chủ à lây lan sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Tần suất xuất hiện bệnh sốt Q

Kể từ lần đầu tiên ca bệnh được báo cáo, số ca sốt Q đã tăng đều đặn:

  • Năm 2000: 17 ca khởi phát
  • Năm 2007: hơn 160 ca
  • Năm 2008: 132 ca (117 ca cấp tính và 15 ca mãn tính).
  • Kể từ thời điểm trên: 90 đến 110 ca cấp tính và 20 đến 25 ca mãn tính sốt Q đã được báo cáo mỗi năm.

Nguồn lây nhiễm bệnh sốt Q

C. burnetii được phát hiện gần như trên toàn thế giới và chúng được bài tiết thông qua nước tiểu, sữa, phân và các sản phẩm tạo ra từ các vật chủ khác nhau, như con người, gia súc, cừu, dê, các loài bò sát và chim. Bọ ve cũng là một ổ chứa và có thể truyền vi khuẩn trực tiếp qua vết cắn hoặc gián tiếp qua phân bị nhiễm bệnh. Hít phải vi khuẩn dạng khí dung là con đường lây truyền phổ biến nhất, mặc dù truyền nhiễm cũng có thể xảy ra khi ăn/uống phải sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa thanh/tiệt trùng bị ô nhiễm hoặc qua bọ ve.

Chẩn đoán bệnh sốt Q

Chẩn đoán lâm sàng sốt Q rất khó, do có nhiều bệnh có cùng triệu chứng. Tuy nhiên, phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có thể được sử dụng để phát hiện sớm bệnh khi các xét nghiệm kháng thể thông thường không hiệu quả. Sau khi bệnh phát triển đầy đủ, các xét nghiệm huyết thanh ít nhạy cảm hơn, chẳng hạn như xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) chống lại các kháng thể đặc hiệu của C. burnetii, có khả năng xác nhận chẩn đoán.

Đối tượng nhiễm bệnh sốt Q

Sốt Q có liên quan hầu hết đến các công việc trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là ở những nơi có thể phổ biến quá trình phun khí dung vào các sản phẩm chăn nuôi. Sốt Q thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và ở người lớn nhiều hơn trẻ em, có thể do đặc điểm nghề nghiệp của công nhân chăn nuôi. Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng là từ 45 đến 50 tuổi. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai nếu mắc phải bệnh này.

Phân tích C. burnetii trong thực phẩm

Mức độ thanh/tiệt trùng FDA bắt buộc đối với sữa thương mại giữa các tiểu bang ở Hoa Kỳ là gây chết C. burnetii, về cơ bản là ngăn cản khả năng xuất hiện của vi sinh vật trong sản phẩm này. Nếu cần phân tích C. burnetii, yêu cầu cần có động vật chủ sống hoặc nuôi cấy mô để nhân giống vi sinh vật.

Các đợt bùng phát bệnh sốt Q

Vào tháng 7 năm 2011, ba phụ nữ, ở Michigan (tuổi từ 30 đến 40), được chẩn đoán mắc bệnh sốt Q cấp tính sau khi uống phải sữa tươi chưa tiệt trùng.

Vào tháng 4 năm 2011, tại bang Washington, một đợt bùng phát bệnh liên quan đến sáu ca bệnh đã xảy ra, được cho là do hít phải các hạt bụi trong chuồng ô nhiễm bởi những con dê bị nhiễm bệnh. Một số con dê trong số này đã được bán và bị nghi ngờ là nguồn gốc của một đợt phát bệnh tại Montana bao gồm sáu trường hợp.

Trong khoảng thời gian 4 năm, bắt đầu từ 2007, một đợt bùng phát bệnh cực kỳ lớn ở Hà Lan đã gây ra gần 4.000 ca bệnh. Trong trường hợp này, dê và cừu sữa dường như là nguồn gây ra dịch bệnh, với 30 trang trại có tỷ lệ phá thai ở gia súc rất cao.

Tài liệu tham khảo

http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/CausesOfIllnessBadBugBook/

Bài viết <em>Coxiella burnetii</em> – Thông tin tóm tắt cho người tiêu dùng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Hạnh nhân – Thành phần dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe https://thucphamcongdong.vn/hanh-nhan-thanh-phan-dinh-duong-va-loi-ich-doi-voi-suc-khoe-1-e-3-13.html Mon, 15 Feb 2021 05:33:12 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49043

Hạnh nhân là thực phẩm tốt hay không tốt đối với sức khỏe? Thành phần dinh dưỡng, lợi ích đối với sức khỏe như thế nào? khả năng gây tác dụng phụ ra sao?

Bài viết Hạnh nhân – Thành phần dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Nội dung:

Thành phần dinh dưỡng

Lợi ích đối với sức khỏe

Khả năng gây tác dụng phụ

Hạnh nhân (Prunus dulcis) là hạt của cây hạnh nhân. Loại hạt này đã được trồng hàng ngàn năm ở Địa Trung Hải, nhưng hiện nay chúng được trồng nhiều nhất ở Mỹ. Hạnh nhân giàu các chất dinh dưỡng như magie, vitamin E, chất xơ, chất béo bão hòa,… Hạnh nhân có thể giúp giảm mỡ bụng và giảm cân. Ngoài ra, chúng còn được cho là có khả năng tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch và tiêu hóa. Vì hạnh nhân không chứa gluten nên những người kiêng gluten thường ăn hạnh nhân thay cho bột mì.

Bạn có thể ăn hạnh nhân dạng hạt sống hoặc nướng chín, có thể chế biến hạnh nhân thành dạng bột, sữa, si rô, bơ hay dầu hạnh nhân. Hạt hạnh nhân được phân loại như sau: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Chúng ta thường ăn loại ngọt, còn loại đắng được dùng làm nguyên liệu ép dầu hạnh nhân.

Thành phần dinh dưỡng hạnh nhân

Thành phần dinh dưỡng Tính trên 100 g hạnh nhân
Năng lượng 579 Calo
Nước 4 %
Protein 21,20 g
Carbohydrate 21,60 g
Đường 4,40 g
Chất xơ 12,50 g
Chất béo 49,90 g
Bão hòa 3,80 g
Không bão hòa đơn 31,55 g
Không bão hòa đa 12,33 g
Omega- 3 0 g
Omega- 6 12,32 g
Trans fat (chất béo chuyển hóa) 0,02 g

 

– Carbohydrate

Hạnh nhân chứa lượng carbohydrate tương đối thấp nhưng lại giàu chất xơ. 1 ounce (28 g) hạnh nhân chứa khoảng 6 g carbohydrate, trong đó chất xơ 3,5 g; đường 1,2 g. Hạnh nhân có cả 2 loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ giúp điều hòa lượng đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate. Do đó, hạnh nhân thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạnh nhân giàu chất xơ cũng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.

– Protein

Hàm lượng protein trong hạnh nhân tương đối cao: 6 g protein/ounce (28 g) hạnh nhân. Tuy nhiên, hạnh nhân không được xem là nguồn cung cấp protein hoàn hảo do chúng thiếu các axit amin thiết yếu như: lysine, methionine và threonine. Hạnh nhân giàu arginine, là loại axit amin có khả năng giúp chữa lành vết thương, điều trị viêm nhiễm và duy trì sức khỏe tim mạch.

– Chất béo

Chất béo chiếm khoảng 50% khối lượng hạnh nhân, chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Đây là loại chất béo có liên quan đến việc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Khoảng 10-15% chất béo trong hạnh nhân cơ thể không hấp thu được.

– Vitamin và chất khoáng

Hạnh nhân giàu vitamin và các chất khoáng quan trọng như vitamin E, B2, B1, B3, B9, magiê, mangan, phốt pho, sắt, canxi, kali, kẽm.

– Hợp chất thực vật

Hạnh nhân chứa nhiều hợp chất thực vật có tính chống oxy hóa mạnh như resveratrol, catechin, epicatechin, kaempferol và quercetin.

Lợi ích đối với sức khỏe

– Giảm cân: Hạnh nhân là loại thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cân. Chúng dễ tạo cảm giác no, do chứa nhiều protein và chất xơ. Khoảng 10-15% chất béo hạnh nhân không được cơ thể hấp thu. Vì vậy, lượng calo nạp vào cơ thể thực sự sẽ ít hơn. Một số nghiên cứu cho thấy sau khi ăn hạnh nhân cũng như các loại hạt khác, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng nhẹ. Kết quả một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít calo khi bổ sung 3 ounces (84 g) hạnh nhân mỗi ngày giúp giảm được hơn 62% trọng lượng. Một nghiên cứu khác trên 100 phụ nữ thừa cân cho kết quả: hạnh nhân giúp giảm cân và mỡ bụng nhiều hơn so với những người không ăn hạt.

– Bệnh tim mạch: Bổ sung hạnh nhân trong chế độ ăn cho thấy có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol “xấu”, không tốt cho sức khỏe). Các nghiên cứu cho thấy những người ăn hạnh nhân thường xuyên nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với những người không ăn hạnh nhân.

– Bệnh tiểu đường: Hạnh nhân giàu magiê, loại chất khoáng mà bệnh nhân tiểu đường hay bị thiếu. Magiê đóng vai trò quan trọng trong độ nhạy insulin và giúp kiểm soát mức đường huyết. Ăn hạnh nhân thường xuyên giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, vì hạnh nhân chứa ít carbohydrate, giàu chất xơ, protein và các loại chất béo tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy ăn hạnh nhân có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường, ví dụ như bệnh tim.

– Bệnh đường tiêu hóa: Ăn hạnh nhân nguyên hạt có lợi cho hệ tiêu hóa do chúng giúp cải thiện cân bằng các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.

Khả năng gây tác dụng phụ

Hầu hết ai cũng có thể ăn được hạnh nhân. Tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng với chúng. Các triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ (chảy nước mũi, phát ban hoặc sưng) đến đe dọa tính mạng (khó thở).

Loại hạnh nhân ngọt, lành tính hơn, được ăn nhiều hơn. Loại hạnh nhân đắng có độc tính do có chứa amygdalin. Khi ăn phải vài hạt hạnh nhân đắng, hậu quả thậm chí có thể là tử vong.

Bảo quản hạt hạnh nhân không đúng cách cũng có thể tạo aflatoxin, loại độc tố sinh ra do nấm mốc.

Hạnh nhân cũng có thể góp phần hình thành sỏi thận do chứa nhiều oxalate, chất này được cơ thể người hấp thụ tốt.

Hạnh nhân có chứa axit phytic – chất có khả năng ức chế sự hấp thụ canxi, sắt và kẽm, gây tình trạng thiếu chất khoáng trong cơ thể. Tuy nhiên, khả năng ức chế này chỉ xảy ra khi ăn trong cùng bữa ăn.

Tóm lại: Hạnh nhân là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Chúng giàu các chất dinh dưỡng như: chất béo lành mạnh, chất xơ và hợp chất thực vật có tính chống oxy hóa cao. Hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường. Hạnh nhân cũng có thể giúp giảm cân và mỡ bụng. Vì vậy, để có một chế độ ăn lành mạnh bạn nên bổ sung khoảng 1 nắm hạnh nhân mỗi ngày như món ăn nhẹ.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/foods/almonds/

Bài viết Hạnh nhân – Thành phần dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nghệ và chiết xuất curcumin từ nghệ https://thucphamcongdong.vn/nghe-va-chiet-xuat-curcumin-tu-nghe-2-c-21-2-7.html Thu, 11 Feb 2021 17:24:03 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49031

Nghệ giúp chữa lành vết thương, giảm đau, giúp xương vững chắc, chống lại ung thư, làm đẹp... Curcumin (chất chống oxy hóa) có thể dùng thay thế cho nghệ tươi.

Bài viết Nghệ và chiết xuất curcumin từ nghệ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Củ nghệ là loại thảo mộc phổ biến ở Đông Nam Á. Người ta cũng có thể dùng chiết xuất curcumin từ nghệ để thay thế củ nghệ tươi. Ngoài chức năng là một chất tạo màu, curcumin còn là một chất chống oxy hoá. Nghệ còn được gọi là Saffron Ấn Độ và được người Ấn Độ dùng nấu ăn trong nhiều thế kỉ qua.

Chất màu curcumin trong nghệ có màu vàng cam, không tan trong nước, ít tan trong chất béo và các loại dầu nhưng tan tốt trong các dung môi phân cực như aceton, rượu. Curcumin có màu vàng khi pH < 7, màu cam khi pH > 7, và nhạy với ánh sáng.

Nguồn ảnh: tamanna-rumee–fIt2bymQp4-unsplashv

Với xu hướng ưa chuộng màu thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, màu vàng cam của nghệ được dùng trong nấu ăn và ứng dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực phẩm như đồ uống, bánh kẹo, nước sốt, món tráng miệng, kem, v.v. Ở Ấn Độ, màu vàng cam của bột nghệ còn được dùng để trang trí sàn nhà ngay lối vào nhà vì họ tin rằng điều này mang đến sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Lợi ích sức khoẻ của nghệ

Nghệ có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vì thế được các bác sĩ khuyên dùng trong nấu ăn hàng ngày. Những lợi ích chính của nghệ đối với sức khoẻ bao gồm:

  • Nghệ giúp chữa lành vết thương nhanh chóng nhờ cơ chế hoạt động như một chất khử trùng.
  • Nghệ là thuốc giảm đau nhanh cho những cơn đau liên quan đến xương.
  • Nghệ giúp xương vững chắc hơn nên được xem là thành phần quan trọng trong chế độ ăn của phụ nữ, trẻ em và người già.
  • Nghệ cũng được cho là có ích trong việc chống lại tế bào ung thư và bệnh vảy nến.
  • Chiết xuất curcumin từ nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm đại tràng, bệnh Crohn, ung thư, bệnh Alzheimer, bệnh bò điên… Tuy nhiên, tách chiết curcumin từ nghệ là một quy trình phức tạp.

Hơn nữa, nghệ còn giúp da mịn màng, làm mờ sắc tố và cải thiện làn da. Các thành phần chiết xuất từ nghệ thường được bổ sung vào các sản phẩm  làm đẹp.

Chiết xuất curcumin từ nghệ

Chiết xuất curcumin từ nghệ có mã số phụ gia là E100 / E141 C.I. No.75300/75815. Curcumin được chiết xuất từ nghệ bằng dung môi. Củ nghệ sau khi được nhổ lên khỏi mặt đất sẽ được tách bỏ phần còn lại của cây và phơi khô. Củ nghệ khô được nghiền mịn và chiết xuất curcumin bằng dung môi. Dịch chiết sau đó sẽ được tách loại dung môi bằng cách làm ‘’bốc hơi’’ dung môi để tạo ra nhựa dầu. Để sử dụng trong một số sản phẩm thực phẩm cụ thể, dịch chiết curcumin còn được ‘’khử mùi’’ để loại bỏ mùi nghệ đặc trưng.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodadditivesworld.com/turmeric.html

http://www.foodadditivesworld.com/curcumin.html

http://www.foodadditivesworld.com/curcumin-cu-chloro.html

Bài viết Nghệ và chiết xuất curcumin từ nghệ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Đông trùng hạ thảo – Kỳ 2: Góc nhìn khoa học https://thucphamcongdong.vn/dong-trung-ha-thao-ky-2-goc-nhin-khoa-hoc-8-b-2-4.html Mon, 01 Feb 2021 08:18:51 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48819

Đông trùng hạ thảo giúp cải thiện thể chất, có hiệu quả đối với bệnh hen suyễn, bệnh gan, ung thư... Không dùng đông trùng hạ thảo trong thời kỳ mang thai...

Bài viết Đông trùng hạ thảo – Kỳ 2: Góc nhìn khoa học được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Đông trùng hạ thảo được quảng cáo với nhiều công dụng thần thánh như ngăn ngừa ung thư, chữa bệnh thận và dùng được cả cho bệnh nhân sau khi ghép thận.

Tuy nhiên, những công dụng thường được nghe nhắc đến của chúng là cải thiện phong độ trong vận động thể thao, điều trị rối loạn tình dục ở nam giới, điều trị chứng rối loạn thận, chữa viêm gan… Những công dụng này được cho là tác dụng của hơn 20 thành phần mang hoạt tính sinh học, chủ yếu là polysaccharid, cordycepin, adenosine, cordycepic acid (D-mannitol) và sterol.

Các thành phần hoạt tính sinh học khác cũng được tìm thấy, bao gồm hai peptide (cordymin và myriocin), melanin, lovastatin, acid γ-aminobutyric và cordysinin.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi phân tích từng công dụng thực sự của đông trùng hạ thảo thông qua kết quả nghiên cứu khoa học được đăng trên các trang y khoa uy tín như webmd và drug.com, nhằm mục đích giải đáp thắc mắc của quý độc giả.

Cải thiện thể chất giúp tăng phong độ vận động thể thao

Theo kết quả thử nghiệm trên chuột được đăng trên tạp chí International Journal of Medicinal Mushrooms vào năm 2016, sau 3 tuần được cho ăn sản phẩm CS-4, những con chuột lâu bị kiệt sức hơn, nghĩa là có cải thiện sức bền vận động ở chuột. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng lại cho thấy tác dụng cải thiện thể chất ở người không đơn giản như vậy, mà phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng, ví dụ liều lượng và thời gian sử dụng.

Cụ thể hơn, một số thử nghiệm lâm sàng mù đôi, ngẫu nhiên, quy mô nhỏ ở những người tình nguyện khỏe mạnh và ở các vận động viên cho thấy dùng đông trùng hạ thảo không ảnh hưởng đến độ bền hoặc hiệu suất khi thi đấu (không tăng, không giảm).

Trong các thử nghiệm riêng biệt nhau, tình nguyện viên sử dụng đông trùng hạ thảo chung với chiết xuất Yohimbe (Yohimbe là hoạt chất chiết xuất từ vỏ cây cùng tên, điều trị rối loạn cương dương ở nam giới) hoặc Rhodiola rosea (loại thảo dược giúp cải thiện sức bền), nhưng kết quả không có sự khác biệt ý nghĩa so với giả dược.

Các kết quả nghiên cứu lâm sàng kể trên lần lượt đăng trên Tạp chí Medicine and Science in Sport and Exercise năm 2004 và tạp chí Journal of Strengh of Conditioning  Research  năm 2005. Đồng thời các kết quả này đều có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu PubMed thuộc Thư viện Y tế Quốc gia của Mỹ.

Tương tư, một thử nghiệm lâm sàng khác đăng trên tạp chí International Journal of Sport Nutrition and Exercise Metabolism năm 2007 cho thấy: sử dụng 3 gam đông trùng hạ thảo (loại CS-4) mỗi ngày trong suốt 5 tuần cũng không có tác dụng so với giả dược.

Tuy nhiên, có một tin vui: một nghiên cứu chi tiết hơn cho thấy hiệu quả của đông trùng hạ thảo phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng.

Đây là một nghiên cứu mù đôi (có đối chứng giả dược) đăng trên tạp chí Journal of Dietary Supplement vào tháng 01/2017. Nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (có 28 người tham gia trong vòng 1 tuần) và giai đoạn 2 (10 người trong số này tham gia tiếp thêm 2 tuần nữa). Họ được cho dùng tổng cộng 4 gam hỗn hợp nấm có chứa chiết xuất C. militaris mỗi ngày.

Mục đích nghiên cứu chính là đánh giá công dụng của đông trùng hạ thảo khi sử dụng với cùng liều lượng trong thời gian ngắn (1 tuần) và thời gian dài hơn (3 tuần).

Kết quả cho thấy sử dụng hỗn hợp nấm có chứa đông trùng hạ thảo trong một tuần không cải thiện đáng kể so với giả dược. Tuy nhiên, khi tăng thời gian sử dụng lên 3 tuần thì các chỉ tiêu đo lường mức độ oxy hóa khi vận động và thời gian kiệt sức cải thiện đáng kể.

Nhóm nghiên cứu cho rằng khi sử dụng 4 gam mỗi ngày trong 3 tuần có thể có lợi cho khả năng chịu đựng tập thể dục cường độ cao và trì hoãn sự mệt mỏi. Nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu chi tiết hơn để xác định chiến lược dùng thuốc tối ưu với mục tiêu cải thiện hiệu suất tập thể thao, cũng như xem xét ảnh hưởng sức khỏe nếu sử dụng đông trùng hạ thảo với liều cao hơn trong thời gian dài hơn.

Cải thiện tình trạng rối loạn tình dục ở nam giới

Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí International Journal of Medicinal Mushrooms năm 2008 cho thấy việc duy trì sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày, trong vòng 40 ngày có thể cải thiện ham muốn tình dục ở nam giới có ham muốn tình dục thấp và ở người cao tuổi.

Còn kết quả của các nghiên cứu sau đây được tổng hợp trên website uy tín WebMD.com

Hen suyễn

Nghiên cứu ban đầu cho thấy nếu chỉ dùng đông trùng hạ thảo có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn ở người lớn. Nhưng ở trẻ em thì không đạt kết quả như vậy: một nghiên cứu ban đầu khác ở trẻ em cho thấy khi dùng đông trùng hạ thảo kết hợp với các loại thảo mộc khác trong vòng 6 tháng thì không thấy cải thiện triệu chứng bệnh.

Bệnh thận

Với bệnh thận mãn tính (CKD): Nghiên cứu ban đầu cho thấy khi dùng đông trùng hạ thảo kết hợp phương pháp điều trị bệnh thận mạn tính, có thể giúp cải thiện chức năng thận. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều có chất lượng thấp và chỉ được thực hiện tối đa là 6 tháng.

Với tổn thương thận do thuốc Cyclosporine: Có bằng chứng ban đầu cho thấy dùng đông trùng hạ thảo với Cyclosporine có thể làm giảm tổn thương thận do Cyclosporine gây ra ở những người được ghép thận. (Thuốc Cyclosporine là một loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để ngăn ngừa thải ghép ở những người ghép gan, thận hoặc cấy ghép tim. Thuốc thường được sử dụng cùng với các thuốc khác để giúp cơ quan mới của bạn hoạt động bình thường.)

Bệnh nhân cấy ghép thận: Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng đông trùng hạ thảo kết hợp với thuốc Cyclosporine liều thấp có thể đạt hiệu quả tương đương với dùng thuốc Cyclosporine liều tiêu chuẩn ở những người được ghép thận.

Các hiệu quả này bao gồm tăng thời gian sống của bệnh nhân thêm một năm, ngăn ngừa thải ghép và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo có tác dụng tương tự như Azathioprine khi dùng chung với thuốc điều trị nhằm cải thiện chất lượng sống sau khi ghép thận, ngăn ngừa đào thải thận và nhiễm trùng. Chúng cũng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh thận mạn tính/suy giảm chức năng thận trong thời gian dài – nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận ghép.

(Thuốc Azathioprine được sử dụng với các loại thuốc khác để ngăn chặn sự đào thải của cơ thể khi bạn được cấy ghép thận. Thuốc hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ miễn dịch để giúp cơ thể chấp nhận quả thận mới. Azathioprine thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch.)

Bệnh gan

Các bằng chứng khoa học ban đầu cho thấy dùng đông trùng hạ thảo bằng đường uống có thể cải thiện chức năng gan ở những người bị viêm gan B. Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo dường như kém hiệu quả hơn so với các loại thuốc bổ sung khác.

Ung thư

Nhiều thí nghiệm trong ống nghiệm và trên động vật đã được thực hiện trên chất chiết xuất từ đông trùng hạ thảo với dung môi ​​nước và ethanol. Các chất chiết xuất này có thể tăng cường hoạt động của cytokine (cytokine là các protein đóng vai trò sứ giả của tế bào giúp định hướng phản ứng miễn dịch của cơ thể) và giúp giảm tăng sinh tế bào khối u, kéo dài thời gian sống.

Các nghiên cứu lâm sàng quy mô nhỏ cho thấy dùng đông trùng hạ thảo có thể cải thiện các triệu chứng (theo báo cáo của bệnh nhân), tăng khả năng chịu đựng sau hóa trị (có thể do chức năng miễn dịch được tăng cường), và giảm kích thước khối u. Các kết quả này được đăng trên tạp chí Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis năm 2006 và tạp chí International Journal of Medicinal Mushrooms năm 2008.

Các bệnh khác 

Với các triệu chứng như thiếu máu, rối loạn nhịp thở, nhiễm trùng phổi (viêm phế quản), ho, mệt mỏi, chóng mặt, thường xuyên đi tiểu đêm, rối loạn nhịp tim, Cholesterol cao, rối loạn gan, tăng tuổi thọ, ù tai… cần thêm bằng chứng khoa học để đánh giá công dụng của đông trùng hạ thảo trong chữa trị.

Tóm lại, dù đông trùng hạ thảo đã có lịch sử lâu dài trong đông y, nhưng việc sử dụng chúng cho từng loại bệnh cần phải xét đến liều lượng, thời gian sử dụng, cơ địa của từng cá nhân, loại sản phẩm sử dụng, chất lượng sản phẩm… Bên cạnh những công dụng đã được xác minh, vẫn còn nhiều công dụng của đông trùng hạ thảo cần thêm bằng chứng khoa học.

Những ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?

Đông trùng hạ thảo có thể an toàn cho mọi người khi dùng bằng đường uống, trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng thích hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Tại thời điểm này không có đủ thông tin khoa học để xác định phạm vi liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo thích hợp. Quý độc giả cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Tốt nhất là hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng.

Đông trùng hạ thảo có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như tiêu chảy, táo bón và khó chịu ở bụng. Ngoài ra, nó cũng không phải là biệt dược quý cho tất cả mọi người.

Không dùng đông trùng hạ thảo trong các trường hợp sau:

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu đông trùng hạ thảo có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không hoặc các tác dụng phụ có thể là gì. Nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo khi mang thai và cho con bú, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Trẻ em dưới 5 tháng tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng.

Các bệnh tự miễn dịch: Các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS), bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc các tình trạng bệnh khác. Khi uống đông trùng hạ thảo có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn, điều này có thể làm tăng các triệu chứng của các bệnh tự miễn dịch. Nếu mắc phải một trong những tình trạng bệnh trên, tốt nhất nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo.

Rối loạn đông máu: Khi uống đông trùng hạ thảo có thể làm chậm quá trình đông máu vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu.

Khi phẫu thuật: Đông trùng hạ thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong khi phẫu thuật. Nên ngưng dùng đông trùng hạ thảo 2 tuần trước khi phẫu thuật

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo có thể tương tác với một số loại thuốc sau:
Thuốc Cyclophosphamide (Cytoxan và Neosar), Simulect, Neoral, Sandimune, Zenapax, Imuran, Cellcept, Prograf, thuốc chống viêm và ức chế hệ miễn dịch Prednisone.

Đặc điểm chung của các loại thuốc kể trên là làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch. Trong khi đó, trùng thảo có thể làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Ngoài ra, cũng cần lưu ý chỉ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy, do hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm hàng giả tinh vi được làm bằng bột ngô hoặc thạch cao, rất khó phân biệt kể cả lúc sử dụng.

Xem thêm bài viết Đông trùng hạ thảo – Kỳ 1: Những điều cần biết

Bài viết đã được đăng trên báo Soha.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.cell.com/trends/biotechnology/fulltext/S0167-7799(17)30160-9#secsect0005
  2. Stone, R. (2008). MYCOLOGY: Last Stand for the Body Snatcher of the Himalayas? Science, 322(5905), 1182–1182. doi:10.1126/science.322.5905.1182
  3. Caihong Dong, Suping Guo, Wenfeng Wang & Xingzhong Liu (2015) Cordyceps industry in China, Mycology, 6:2, 121-129, DOI: 1080/21501203.2015.1043967
  4. Lo HC, Hsieh C, Lin FY, Hsu TH. A Systematic Review of the Mysterious Caterpillar Fungus OphioCordyceps sinensisCordyceps sinensisCordyceps sinensis in Dong-ChongXiaCao ( Dōng Chóng Xià Cǎo) and Related Bioactive Ingredients. J Tradit Complement Med. 2013;3(1):16-32. doi:10.4103/2225-4110.106538https://blog.freshcapmushrooms.com/learn/cordyceps-mushroom-health/
  5. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-602/cordyceps
  6. https://www.drugs.com/npp/cordyceps.html#fandc-np5407.b4
  7. Xu YF. Effect of Polysaccharide from Cordyceps militaris (Ascomycetes) on Physical Fatigue Induced by Forced Swimming. Int J Med Mushrooms. 2016;18(12):1083-1092. doi: 10.1615/IntJMedMushrooms.v18.i12.30. PMID: 28094746.
  8. Earnest CP, Morss GM, Wyatt F, Jordan AN, Colson S, Church TS, Fitzgerald Y, Autrey L, Jurca R, Lucia A. Effects of a commercial herbal-based formula on exercise performance in cyclists. Med Sci Sports Exerc. 2004 Mar;36(3):504-9. doi: 10.1249/01.mss.0000125157.49280.af. PMID: 15076794.
  9. Colson SN, Wyatt FB, Johnston DL, Autrey LD, FitzGerald YL, Earnest CP. Cordyceps sinensis- and Rhodiola rosea-based supplementation in male cyclists and its effect on muscle tissue oxygen saturation. J Strength Cond Res. 2005 May;19(2):358-63. doi: 10.1519/R-15844.1. PMID: 15903375.
  10. Parcell AC, Smith JM, Schulthies SS, Myrer JW, Fellingham G. Cordyceps Sinensis (CordyMax Cs-4) supplementation does not improve endurance exercise performance. Int J Sport Nutr Exerc Metab. 2004 Apr;14(2):236-42. doi: 10.1123/ijsnem.14.2.236. PMID: 15118196.
  11. Holliday, John & Cleaver, Matt. (2008). Medicinal Value of the Caterpillar Fungi Species of the Genus Cordyceps (Fr.) Link (Ascomycetes). A Review. International Journal of Medicinal Mushrooms - INT J MED MUSHROOMS. 10. 219-234. 10.1615/IntJMedMushr.v10.i3.30.
  12. Li SP, Yang FQ, Tsim KW. Quality control of Cordyceps sinensis, a valued traditional Chinese medicine. J Pharm Biomed Anal. 2006 Aug 28;41(5):1571-84. doi: 10.1016/j.jpba.2006.01.046. Epub 2006 Feb 28. PMID: 16504449.
  13. Hirsch KR, Smith-Ryan AE, Roelofs EJ, Trexler ET, Mock MG. Cordyceps militaris Improves Tolerance to High-Intensity Exercise After Acute and Chronic Supplementation. J Diet Suppl. 2017;14(1):42-53. doi:10.1080/19390211.2016.1203386

Bài viết Đông trùng hạ thảo – Kỳ 2: Góc nhìn khoa học được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Đông trùng hạ thảo – Kỳ 1: Những điều cần biết https://thucphamcongdong.vn/ky-1-nhung-dieu-can-biet-ve-dong-trung-ha-thao-8-b-2-3.html Tue, 19 Jan 2021 11:17:46 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48706

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là loại đông dược quý, được xem như một loại thần dược. Hầu hết các sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường được nuôi trồng nhân tạo...

Bài viết Đông trùng hạ thảo – Kỳ 1: Những điều cần biết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là loại đông dược quý, được tìm thấy ở vùng núi lạnh giá của vùng Himalaya và cao nguyên Tây Tạng. Chúng có hình dạng con sâu mọc một ngọn cỏ trên đầu nên có tên gọi như trên, nhưng đó chỉ là lầm tưởng.

Đông trùng hạ thảo hình thành như thế nào? Nấm Cordyceps sinensis là gì? 

Vào mùa đông, các ấu trùng sâu bướm (thuộc chi bướm Thitarodes) vô tình ăn phải các bào tử nấm Cordyceps sinensis hoặc bị nấm ký sinh trên thân sâu.

Bào tử nấm sẽ phát triển thành các sợi nhỏ gọi là sợi nấm (hyphae), tạo thành thể sợi (mycelium) bên trong ấu trùng. Suốt quá trình này, bào tử nấm dùng chất dinh dưỡng của ấu trùng để phát triển. Chúng dần dần biến ấu trùng thành “xác ướp” và “đẩy” ấu trùng quay sang tư thế dựng đứng, với đầu ấu trùng hướng gần mặt đất. Quá trình này tiếp tục diễn ra cho đến khi bào tử ăn hết chất dinh dưỡng bên trong ấu trùng (ấu trùng chết đi, chỉ còn lại lớp vỏ) và từ từ thoát ra từ phần đầu của con nhộng.

Vào mùa xuân, nấm sẽ vươn lên trên mặt đất như một ngọn cỏ và mọc dài thêm vài centimet. Phần nấm phát triển bên ngoài xác ấu trùng gọi là quả thể (fruiting body).

Do mùa đông nấm vẫn còn nằm bên trong xác ấu trùng (đông trùng) còn mùa hè mọc ra ngoài như ngọn cỏ (hạ thảo) nên người ta gọi chúng với tên “đông trùng hạ thảo” (mùa đông là sâu, mùa hè là cây).

Tên gọi này cộng với hình dạng “con sâu mọc cây trên đầu” nên có người hiểu nhầm chúng là loài nửa con – nửa cây.

Tuy nhiên, đó chỉ là tưởng tượng. Còn về mặt khoa học không có loài nào như cách diễn giải kể trên cả.

Với thói quen và sở thích của dân châu Á, đông trùng hạ thảo được xem như một loại thần dược. Do quá đắt tiền, chỉ những người có tiền hoặc khi cha mẹ quá già yếu, cận tử mới được người thân cố gắng mua cho dùng (kiểu ngậm sâm) như hy vọng cuối cùng để cứu vãn sự sống.

Công dụng của nấm, không phải của sâu

Nếu bạn tìm thấy một hộp thuốc bổ sung ghi nhãn thành phần Cordyceps, có thể chúng không phải là sản phẩm đông trùng hạ thảo tự nhiên như bạn nghĩ.

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) tự nhiên chỉ được tìm thấy ở châu Á, nằm giữa dãy Himalaya trên cao nguyên Tây Tạng, phát triển ở môi trường khí hậu đặc trưng nên khó có thể trồng đại trà.

Tuy nhiên, nhu cầu về đông trùng hạ thảo ngày càng tăng trên khắp thế giới dẫn đến tình trạng thu hoạch tùy tiện tràn lan, không kiểm soát và bảo vệ nguồn sản vật, khiến sản lượng thu hoạch tự nhiên của nấm Cordyceps sinensis ngày càng giảm đến mức báo động.

Năm 2008, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Yang Da-Rong (Trung Quốc) cho biết họ đã đi hết 47 chuyến trong hai mùa hè đến vùng Tây Tạng để tìm nấm C. sinensis. Kết quả khiến họ bị sốc: Vùng phát triển tự nhiên của nấm Cordyceps sinensis đã dời lên cao hơn 500 mét so với 20 năm trước đây, tương đương với việc đã mất đi 70%-97% sinh khối của loại nấm này. Điều này khiến các chuyên gia nghiên cứu nấm lo ngại chúng có thể bị tuyệt chủng.

Năm 1999 Trung Quốc đã liệt kê C. sinensis vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng. Họ kiểm soát nghiêm ngặt sản lượng thu hoạch. Do đó, chúng ngày càng khan hiếm, thậm chí gây ra các cuộc xung đột trong khu vực thu hoạch tại Tây Tạng và các vùng Tây Nam lân cận thuộc Trung Quốc. Giá được đẩy lên rất cao. Ví dụ, vào cuối những năm 90 thế kỷ 20, giá từ khoảng $5/gam đã tăng lên đến $72/gam hiện nay, khoảng 1,6 tỷ đồng – 1,8 tỷ đồng/kg.

Như vậy, đủ rõ lượng nấm đông trùng hạ thảo thu hoạch tự nhiên khó có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Phần quả thể của nấm C. sinensis, được xem là bộ phận chính chứa các hoạt chất sinh học, lại rất khó nuôi trồng nhân tạo do tốc độ phát triển và sản lượng đều thấp. Vì vậy, phương pháp sản xuất nấm C. sinensis công nghiệp hiện nay là nuôi cấy phần thể sợi của C. sinensis trong môi trường dạng lỏng. Phần thể sợi này đôi khi được gọi là Hirsutella sinensis dù được nuôi cấy từ loài nấm C. sinensis.

Hầu hết các sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường không có được thành phần nấm sinh trưởng ngoài tự nhiên mà chỉ chứa thành phần nấm thay thế (nhộng trùng thảo C. militaris trình bày ở phần sau bài viết), hoặc chỉ gồm bộ phận thể sợi của C. sinensis được nuôi cấy công nghiệp, hoặc tệ hơn là ghi nhãn giả mạo.

Nhộng trùng thảo hay thành phần nấm thay thế có chất lượng ngang bằng với nấm tự nhiên hay không?

Trước hết phải nói rõ: đông trùng hạ thảo không phải chỉ có một loài duy nhất. Chúng có đến gần… 400 loài khác nhau, được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu ở Châu Á, trong đó có 68 loài ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, có hai loài chính được quan tâm là đông trùng hạ thảo tự nhiên (Cordyceps sinensis) và loài nấm thay thế, được nuôi cấy nhân tạo- nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) như đã nói.

Việc nuôi trồng nhân tạo đông trùng hạ thảo C. sinensis chỉ mới đạt được tiến bộ đáng kể tại Trung Quốc trong vòng vài năm gần đây (dù vậy cũng chỉ chiếm khoảng 20% sản lượng thu hoạch tư nhiên). Hầu hết sản phẩm được quảng cáo là chứa đông trùng hạ thảo tự nhiên (Cordyceps sinensis) trên thị trường thực chất đều là sản phẩm nhân tạo, chứa phần thể sợi nấm với tên gọi thường gặp là Cordyceps CS-4.

Cordyceps CS-4  thường dùng ở dạng thuốc bổ sung hoặc dạng bột do không có hình dạng “vừa là sâu vừa là cây” như đông trùng hạ thảo tự nhiên.

Nhộng trùng thảo có cấu tạo hợp chất gần giống với đông trùng hạ thảo thiên nhiên. Nhờ những nghiên cứu đột phá gần đây, quả thể nấm Cordyceps militaris có thể được nuôi trồng một cách đáng tin cậy và có chi phí hợp lý. Phương pháp canh tác thậm chí không cần sử dụng côn trùng.

Một công ty ở Việt Nam đã nuôi trồng thành công loại nhộng trùng thảo này. Theo thông tin do công ty này công bố, nhộng trùng thảo do họ nuôi trồng có chứa 70% thành phần hoạt chất (cordycepic acid và adenosine) so với đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên.

Dù các sản phẩm Cordyceps trên thị trường hầu hết là các sản phẩm nuôi cấy nhân tạo, nhưng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sợi nấm này thực sự chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tương tự như đông trùng hạ thảo tự nhiên nếu được trồng và kiểm soát chất lượng đúng cách. Thật vậy, các nghiên cứu phân tích thành phần của đông trùng hạ thảo tự nhiên cho thấy 80% hoạt tính nằm trong phần quả thể và chỉ có 20% nằm trong thân sâu (cũng có chứa thể sợi nấm).

“Đông trùng hạ thảo” nhân tạo được nuôi trồng ra sao?

Cách tốt nhất để sản xuất CS-4 là nuôi cấy sợi nấm trong môi trường lỏng giàu chất dinh dưỡng. Có thể tưởng tượng các sợi nấm lơ lửng trong chất lỏng chứa trong các thùng lên men lớn nên phát triển và mở rộng nhanh chóng. Khi sợi nấm đã phát triển hết mức có thể, nó sẽ được tách ra khỏi chất lỏng dinh dưỡng, sấy khô và nghiền thành bột sợi nấm nguyên chất 100%.

Sản xuất CS-4 theo cách này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có tính chất tương tự như các quả thể nấm đông trùng hạ thảo thu hoạch ngoài tự nhiên.

Một cách tiết kiệm chi phí hơn, nhưng kém hiệu quả hơn để sản xuất CS-4 là nuôi cấy sợi nấm trên môi trường ngũ cốc.

Khi sợi nấm đã xâm nhập vào bên trong hạt, tất cả chúng sẽ được nghiền thành bột và sấy khô mà không cần tách sợi nấm ra khỏi hạt. Kết quả tạo ra sản phẩm cuối cùng chứa thành phần chính là tinh bột. Mặc dù sản phẩm có hầu hết các hợp chất có lợi giống như trong sợi nấm nguyên chất, nhưng hàm lượng nấm sẽ thấp hơn đáng kể. Khi các nhà sản xuất thuốc bổ sung sử dụng sản phẩm từ cách nuôi trồng này, họ thường không liệt kê số lượng và hàm lượng thực tế các hợp chất có lợi trên sản phẩm. Bạn hãy lật sản phẩm lên, tìm thông tin cuối nhãn bao bì nhé. Nếu có ghi dòng chữ “gạo lứt sợi nấm sấy khô” (freeze- dried myceliated brown rice) thì chính là nó đấy.

Ngoài ra còn có những giống trùng thảo khác đã được thương mại hóa ở Trung Quốc cùng với nhộng trùng thảo. Chúng mang tên Cordyceps guangdongensis và Isaria cicadaek, nhưng xin chưa bàn tới trong bài viết này.

Bài viết đã được đăng trên báo Soha.

Tài liệu tham khảo

1. https://www.cell.com/trends/biotechnology/fulltext/S0167-7799(17)30160-9#secsect0005
2. Stone, R. (2008). MYCOLOGY: Last Stand for the Body Snatcher of the Himalayas? Science, 322(5905), 1182–1182. doi:10.1126/science.322.5905.1182 
3. Caihong Dong, Suping Guo, Wenfeng Wang & Xingzhong Liu (2015) Cordyceps industry in China, Mycology, 6:2, 121-129, DOI: 10.1080/21501203.2015.1043967
4. Lo HC, Hsieh C, Lin FY, Hsu TH. A Systematic Review of the Mysterious Caterpillar Fungus OphioCordyceps sinensisCordyceps sinensisCordyceps sinensis in Dong-ChongXiaCao ( Dōng Chóng Xià Cǎo) and Related Bioactive Ingredients. J Tradit Complement Med. 2013;3(1):16-32. doi:10.4103/2225-4110.106538https://blog.freshcapmushrooms.com/learn/cordyceps-mushroom-health/
5. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-602/cordyceps
6. https://www.drugs.com/npp/cordyceps.html#fandc-np5407.b4
7. Xu YF. Effect of Polysaccharide from Cordyceps militaris (Ascomycetes) on Physical Fatigue Induced by Forced Swimming. Int J Med Mushrooms. 2016;18(12):1083-1092. doi: 10.1615/IntJMedMushrooms.v18.i12.30. PMID: 28094746.
8. Earnest CP, Morss GM, Wyatt F, Jordan AN, Colson S, Church TS, Fitzgerald Y, Autrey L, Jurca R, Lucia A. Effects of a commercial herbal-based formula on exercise performance in cyclists. Med Sci Sports Exerc. 2004 Mar;36(3):504-9. doi: 10.1249/01.mss.0000125157.49280.af. PMID: 15076794.
9. Colson SN, Wyatt FB, Johnston DL, Autrey LD, FitzGerald YL, Earnest CP. Cordyceps sinensis- and Rhodiola rosea-based supplementation in male cyclists and its effect on muscle tissue oxygen saturation. J Strength Cond Res. 2005 May;19(2):358-63. doi: 10.1519/R-15844.1. PMID: 15903375.
10. Parcell AC, Smith JM, Schulthies SS, Myrer JW, Fellingham G. Cordyceps Sinensis (CordyMax Cs-4) supplementation does not improve endurance exercise performance. Int J Sport Nutr Exerc Metab. 2004 Apr;14(2):236-42. doi: 10.1123/ijsnem.14.2.236. PMID: 15118196.
11. Holliday, John & Cleaver, Matt. (2008). Medicinal Value of the Caterpillar Fungi Species of the Genus Cordyceps (Fr.) Link (Ascomycetes). A Review. International Journal of Medicinal Mushrooms - INT J MED MUSHROOMS. 10. 219-234. 10.1615/IntJMedMushr.v10.i3.30. 
12. Li SP, Yang FQ, Tsim KW. Quality control of Cordyceps sinensis, a valued traditional Chinese medicine. J Pharm Biomed Anal. 2006 Aug 28;41(5):1571-84. doi: 10.1016/j.jpba.2006.01.046. Epub 2006 Feb 28. PMID: 16504449.
13. Hirsch KR, Smith-Ryan AE, Roelofs EJ, Trexler ET, Mock MG. Cordyceps militaris Improves Tolerance to High-Intensity Exercise After Acute and Chronic Supplementation. J Diet Suppl. 2017;14(1):42-53. doi:10.1080/19390211.2016.1203386

Bài viết Đông trùng hạ thảo – Kỳ 1: Những điều cần biết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn kiêng low-carb và thực đơn mẫu để “sống khỏe” https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-kieng-low-carb-va-thuc-don-mau-de-song-khoe-1-c-7-11.html Fri, 15 Jan 2021 02:10:33 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48741

Chế độ ăn kiêng với hàm lượng carbohydrate thấp (low-carb) là lựa chọn tốt nhất cho những người muốn giảm cân, sống khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên ăn thịt, cá, rau, các loại hạt... Không nên ăn đường, tinh bột,...

Bài viết Chế độ ăn kiêng low-carb và thực đơn mẫu để “sống khỏe” được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho rằng chế độ ăn kiêng với hàm lượng carbohydrate thấp (low-carb) là lựa chọn tốt nhất cho những người muốn giảm cân, sống khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn kiêng low-carb

Những loại thực phẩm nên có trong khẩu phần ăn của bạn phụ thuộc vào các yếu tố như: tình trạng sức khỏe, cường độ tập thể dục và bạn mong muốn giảm bao nhiêu cân (kg) so với trọng lượng cơ thể hiện tại.

Hướng dẫn chung dưới đây bao gồm tất cả các gợi ý có thể thực hiện và bạn hãy áp dụng tùy theo điều kiện mỗi cá nhân.

Những điều cơ bản

Nên ăn: Thịt, cá, trứng, rau, quả, các loại hạt, sữa giàu chất béo, chất béo, các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe và thậm chí là một số loại củ và ngũ cốc không gluten.

Không nên ăn: Đường, HFCS (xiro ngô có hàm lượng đường fructose cao), lúa mì, dầu hạt, chất béo chuyển hóa, sản phẩm “ít béo” và “ăn kiêng”, thực phẩm có độ chế biến cao.

Thực phẩm cần tránh

Bạn nên tránh 7 loại thực phẩm sau, theo thứ tự tầm quan trọng:

  • Đường: Nước giải khát, nước ép trái cây, si-rô agave, kẹo, kem và nhiều loại khác.
  • Các loại ngũ cốc gluten: Lúa mì, lúa mì spelt, lúa mạch và lúa mạch đen. Bao gồm bánh mì và mì ống.
  • Các loại chất béo chuyển hóa: Các loại dầu “hydro hóa” hoặc “hydro hóa một phần”.
  • Các loại dầu hạt và dầu thực vật có hàm lượng omega-6 cao: dầu bông, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu hạt nho, dầu bắp, dầu hạt cây rum và dầu hạt cải.
  • Chất ngọt nhân tạo: Aspartame, Saccharin, Sucralose, Cyclamates và Acesulfame Potassium. Sử dụng chất ngọt từ cỏ Stevia thay thế cho các loại đường này.
  • Các sản phẩm “ăn kiêng” và “ít béo”: Các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh quy giòn, v.v.
  • Thực phẩm có độ chế biến cao: Nếu có vẻ như loại thực phẩm đó đã được sản xuất trong một nhà máy, đừng ăn nó.
  • Bạn phải đọc danh sách thành phần, ngay cả trên các loại thực phẩm được dán nhãn là “thực phẩm tốt cho sức khỏe.”

Danh sách thực phẩm low-carb – Thực phẩm nên ăn

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm chính cho bữa ăn bằng các sản phẩm tươi, chưa qua chế biến (xem thêm các loại thực phẩm low-carb tại đây)

  • Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà và một số loại khác, nuôi bằng cỏ là tốt nhất.
  • Cá: cá hồi đỏ, cá hồi, cá tuyết chấm đen và nhiều loài cá khác. Cá đánh bắt tự nhiên là tốt nhất.
  • Các loại trứng: Trứng được làm giàu omega-3 hoặc trứng của gia cầm chăn thả là tốt nhất.
  • Các loại rau: Rau bina, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt và nhiều loại khác.
  • Trái cây: Táo, cam, lê, quả việt quất, dâu tây.
  • Các loại hạt và quả hạch: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt hướng dương, v.v.
  • Sữa giàu chất béo: pho mát, bơ, kem, sữa chua.
  • Chất béo và dầu: Dầu dừa, bơ, mỡ lợn, dầu ô liu và dầu gan cá tuyết.

Nếu bạn muốn giảm cân, hãy cẩn thận với pho mát và các loại hạt vì chúng rất dễ để ăn quá nhiều. Không ăn nhiều hơn một miếng trái cây mỗi ngày.

Có thể ăn

Nếu bạn đang khỏe mạnh, năng động và không cần phải giảm cân thì bạn có thể đủ khả năng để ăn nhiều hơn một chút carb.

  • Các loại củ: Khoai tây, khoai lang và một số loại củ khác.
  • Ngũ cốc không gluten: gạo, yến mạch, hạt diêm mạch và một số loại khác.
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu pinto, vv (Nếu bạn có thể ăn được chúng).

Bạn có thể ăn những thứ dưới đây một cách điều độ nếu bạn muốn:

  • Sô cô la đen: Chọn nhãn hiệu hữu cơ với 70% ca cao hoặc cao hơn.
  • Rượu: Chọn loại rượu vang khô không thêm đường hoặc tinh bột.

Sôcôla đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe nếu bạn ăn nó trong một chừng mực nhất định. Tuy nhiên, lưu ý rằng cả sôcôla đen và rượu sẽ cản trở sự tiến bộ của bạn nếu bạn ăn/uống quá nhiều.

Đồ uống

  • Cà phê
  • Trà
  • Nước
  • Đồ uống có ga không có chất ngọt nhân tạo.

Thực đơn low-carb mẫu cho một tuần

Đây là thực đơn mẫu trong một tuần cho chế độ ăn uống low-carb.

Thực đơn này cung cấp ít hơn 50 gram tổng lượng carb mỗi ngày, nhưng đã đề cập ở trên, nếu bạn đang khỏe mạnh và năng động, bạn có thể ăn nhiều hơn.

Thứ hai

  • Bữa sáng: trứng omelet với các loại rau khác nhau, chiên bằng bơ hoặc dầu dừa.
  • Bữa trưa: Sữa chua Grass-fed (sữa chua làm từ sữa của động vật ăn cỏ) cùng với quả việt quất và một ít quả hạnh nhân.
  • Bữa tối: Thịt băm có lẫn pho mát (không nhân), ăn kèm với rau và nước sốt salsa.

Thứ ba

  • Bữa sáng: thịt xông khói và trứng.
  • Bữa trưa: Bánh mì kẹp thịt và rau còn lại từ đêm hôm trước.
  • Bữa tối: Cá hồi cùng với bơ và rau quả.

Thứ tư

  • Bữa sáng: Trứng và rau, chiên trong bơ hoặc dầu dừa.
  • Bữa trưa: Salad tôm với một ít dầu oliu.
  • Bữa tối: Gà nướng cùng với rau.

Thứ năm

  • Bữa sáng: Trứng omelet với các loại rau khác nhau, chiên trong bơ hoặc dầu dừa.
  • Bữa trưa: Sinh tố sữa dừa, hoa quả, hạnh nhân và bột protein.
  • Bữa tối: Bò bít tết và rau.

Thứ sáu

  • Bữa sáng: Thịt xông khói và trứng.
  • Bữa trưa: Salad gà với một ít dầu oliu.
  • Bữa tối: thịt lợn với rau.

Thứ bảy

  • Bữa sáng: Trứng omelet với các loại rau khác nhau.
  • Bữa trưa: sữa chua Grass-fed với quả mọng, thịt dừa và một ít hạt óc chó.
  • Bữa tối: Thịt viên với rau.

Chủ nhật

  • Bữa sáng: Thịt xông khói và trứng.
  • Bữa trưa: sinh tố sữa dừa, một ít kem, bột protein hương sô cô la và quả mọng.
  • Bữa tối: Cánh gà nướng phủ một lớp rau bina.

Hãy ăn nhiều loại rau trong chế độ ăn uống của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là vẫn còn dưới 50 gram carb mỗi ngày, bạn sẽ có thể ăn thêm nhiều rau và một loại quả mỗi ngày.

Một lần nữa, nếu bạn đang khỏe mạnh, cơ thể thon gọn và hoạt động bình thường, bạn có thể thêm một số loại củ như khoai tây và khoai lang, cũng như một số loại ngũ cốc lành mạnh như gạo và yến mạch vào bữa ăn.

Một số loại thức ăn nhanh low-carb lành mạnh

Không có bằng chứng nào cho thấy nên ăn nhiều hơn 3 bữa ăn mỗi ngày vì lý do sức khỏe, nhưng nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn thì sau đây là một số đồ ăn nhanh low-carb lành mạnh, dễ dàng để chuẩn bị có thể giúp bạn no hơn:

  • Một miếng trái cây
  • Sữa chua béo
  • Một hoặc hai quả trứng luộc kĩ
  • Cà rốt bao tử
  • Đồ ăn còn lại từ tối hôm trước
  • Một nắm các loại hạt
  • Một ít pho mát và thịt

Ăn tại nhà hàng

Tại hầu hết các nhà hàng, để đặt một bữa ăn low-carb khá dễ dàng.

  1. Đặt một món có nguyên liệu chính là thịt hoặc cá.
  2. Yêu cầu họ chiên thức ăn của bạn trong bơ thật.
  3. Ăn thêm rau thay thế cho bánh mì, khoai tây và gạo.

Danh sách mua sắm thực phẩm low-carb đơn giản

Nguyên tắc tốt khi mua sắm là trong phạm vi một cửa hàng có thể tìm thấy hầu hết các loại thực phẩm.

Thực phẩm hữu cơ và động vật ăn cỏ là tốt nhất, nhưng chỉ khi bạn có thể dễ dàng mua được chúng.Thậm chí nếu bạn không mua thực phẩm hữu cơ, chế độ ăn kiêng của bạn vẫn tốt hơn một ngàn lần so với tiêu chuẩn ăn kiêng của phương Tây.

Cố gắng chọn các sản phẩm ít chế biến nhất mà vẫn hợp với túi tiền của bạn.

  • Thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, thịt xông khói)
  • Cá (béo cá như cá hồi là tốt nhất)
  • Trứng (Chọn các loại trứng được làm giàu omega-3 hoặc trứng từ gia cầm được chăn thả)
  • Dầu dừa (chọn loại nguyên chất)
  • Mỡ lợn
  • Dầu ô liu
  • Pho mát
  • Kem
  • Kem chua
  • Sữa chua (béo, không đường)
  • Quả việt quất (có thể mua hàng đông lạnh)
  • Các loại hạt
  • Quả ô liu
  • Rau quả tươi: rau xanh, ớt, hành, vv
  • Rau quả đông lạnh: bông cải xanh, cà rốt, một số loại khác.
  • Sốt salsa
  • Gia vị: muối biển, hạt tiêu, tỏi, mù tạt, vv

Lời khuyên: nên dọn tủ đựng thức ăn, đừng dự trữ quá nhiều những loại thức ăn đầy cám dỗ và không lành mạnh như: khoai tây chiên, kẹo, kem, nước ngọt, nước trái cây, bánh mì, ngũ cốc và các nguyên liệu làm bánh như bột mì và đường.

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/nutrition/low-carb-diet-meal-plan-and-menu#bottom-line

Bài viết Chế độ ăn kiêng low-carb và thực đơn mẫu để “sống khỏe” được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nhu cầu sắt khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai https://thucphamcongdong.vn/nhu-cau-sat-khuyen-nghi-doi-voi-phu-nu-mang-thai-1-b-a-22.html Mon, 04 Jan 2021 13:22:03 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48674

Tại sao bạn cần sắt khi mang thai? Ngay cả trước khi bạn mang thai, cơ thể bạn vẫn cần sắt vì nhiều lý do: Sắt cần thiết để sản sinh hemoglobin, là protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến các tế bào khác. Sắt là thành phần quan …

Bài viết Nhu cầu sắt khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Nguồn ảnh: Tatjana Baibakova, shutterstock.com

Tại sao bạn cần sắt khi mang thai?

Ngay cả trước khi bạn mang thai, cơ thể bạn vẫn cần sắt vì nhiều lý do:

  • Sắt cần thiết để sản sinh hemoglobin, là protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến các tế bào khác.
  • Sắt là thành phần quan trọng của myoglobin (protein giúp cung cấp oxy cho cơ), collagen (protein trong xương, sụn và mô liên kết), và các enzym.
  • Sắt giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Mặt khác trong suốt quá trình mang thai, nhu cầu sắt cần nhiều hơn vì các lý do sau:

  • Lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng lên khoảng 50% trong thời kỳ mang thai so với bình thường, vì vậy bạn cần nhiều sắt hơn để sản xuất hemoglobin nhiều hơn.
  • Bạn cần thêm sắt cho nhau thai và thai nhi phát triển, đặc biệt là trong thai kỳ thứ hai và thứ ba.
  • Nhiều phụ nữ cần sắt nhiều hơn vì họ bắt đầu mang thai với lượng sắt dự trữ không đủ.
  • Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan tới sinh non, bé sinh ra nhẹ cân và tỷ lệ tử vong sơ sinh cao.

Bạn cần bao nhiêu sắt theo nhu cầu khuyến nghị?

Phụ nữ mang thai cần 27 mg sắt/ ngày

Phụ nữ không mang thai cần 18 mg sắt/ ngày

Bạn không nhất thiết hấp thu lượng sắt khuyến nghị trên mỗi ngày. Vì nhu cầu này được tính trung bình/ ngày cho khoảng thời gian vài ngày hoặc một tuần.

Các nguồn thực phẩm cung cấp sắt

Có hai dạng sắt trong thực phẩm: sắt heme và sắt không heme. Sắt heme chỉ có trong các thực phẩm từ động vật và dễ hấp thu hơn cho cơ thể. Sắt không heme có trong thực vật, các thực phẩm được tăng cường sắt và trong các chế phẩm bổ sung (thuốc bổ). Để đảm bảo rằng bạn đang nhận sắt đủ theo nhu cầu khuyến nghị, hãy ăn đa dạng các thực phẩm giàu sắt mỗi ngày.

Nguồn ảnh: Tatjana Baibakova, shutterstock.com

Thịt đỏ, thịt gia cầm và cá là những nguồn thực phẩm cung cấp sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Gan có hàm lượng sắt cao nhưng đồng thời chứa một lượng không an toàn vitamin A, do đó nên giới hạn chỉ ăn một đến hai khẩu phần mỗi tháng khi mang thai. Nếu chế độ ăn của bạn không có protein nguồn động vật, bạn có thể nhận sắt từ các loại đậu, rau củ và ngũ cốc.

Lượng sắt heme trong 3 ounce khẩu phần protein động vật phổ biến

Lưu ý: 3 ounce thịt (1 ounce = 37,5 gram) tương đương kích thước miếng thịt khoảng kích thước của bộ bài tây.

  • 3 ounce thịt bò bắp nạc: 3,2 mg
  • 3 ounce thịt bò thăn nạc: 3,0 mg
  • 3 ounce thịt gà tây nướng, phần thịt sẫm màu: 2,0 mg
  • 3 ounce thịt gà tây nướng, phần ức gà: 1,4 mg
  • 3 ounce thịt gà nướng, phần thịt sẫm màu: 1,1 mg
  • 3 ounce thịt gà nướng, phần ức gà: 1,1 mg
  • 3 ounce cá ngừ light tuna đóng hộp: 1,3 mg
  • 3 ounce thịt lợn thăn: 1,2 mg

Lượng sắt không heme trong các nguồn thực vật phổ biến

  • 1 chén ngũ cốc ăn liền được tăng cường sắt: 24 mg
  • 1 chén bột yến mạch ăn liền tăng cường sắt: 10 mg
  • 1 chén edamame (đậu nành Nhật Bản) luộc: 8,8 mg
  • 1 chén đậu lăng nấu chín: 6,6 mg
  • 1 chén đậu thận nấu chín: 5,2 mg
  • 1 chén đậu gà: 4,8 mg
  • 1 chén đậu lima: 4,5 mg
  • 1 ounce hạt bí ngô rang: 4,2 mg
  • 1 chén đậu đen hoặc đậu pinto nấu chín: 3,6 mg
  • 1 thìa canh mật đường đen: 3,5 mg
  • 1/2 chén đậu phụ trắng: 3,4 mg
  • 1/2 chén rau bina luộc: 3,2 mg
  • 1 cốc nước ép mận: 3,0 mg
  • 1 lát bánh mì trắng từ lúa mì nguyên hạt hoặc tăng cường sắt: 0,9 mg
  • 1/4 chén nho khô: 0,75 mg

Làm thế nào để hấp thu tối ưu lượng sắt trong chế độ ăn

Bạn không nhất thiết phải ăn một miếng thịt to để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày. Thực ra, bạn chỉ cần thêm một ít thịt hoặc cá trong chế độ ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu tối ưu sắt có trong các thực phẩm khác trong khẩu phần ăn.

Sau đây là lời khuyên để có thể hấp thu sắt tối ưu từ thực phẩm có trong khẩu phần ăn:

  • Nấu trong nồi/chảo bằng gang đối với thực phẩm có tính axit, hàm lượng ẩm cao như sốt cà chua sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu.
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, dâu tây, hoặc bông cải xanh…trong mỗi bữa ăn. Lưu ý khi bạn ăn chay với nguồn thực phẩm cung cấp sắt chủ yếu từ đậu, vitamin C có thể giúp tăng hấp thu sắt gấp sáu lần.
  • Nhiều loại thực phẩm lành mạnh có chứa “chất ức chế sắt”, chúng có thể làm giảm lượng sắt cơ thể hấp thu từ thực phẩm đó hoặc thực phẩm khác nếu ăn cùng lúc. Ví dụ như phytate trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, oxalat trong đậu nành và rau bina, polyphenol trong trà và cà phê, canxi trong sữa.
  • Nếu bạn bị chứng thiếu máu do thiếu sắt, một số chuyên gia khuyên không nên ăn những thực phẩm ức chế sắt cùng lúc với thực phẩm giàu sắt. Một số chuyên gia khác lại cho rằng ăn chung cũng không sao miễn là chế độ ăn của bạn nhìn chung chứa nhiều thực phẩm giàu sắt và giàu vitamin C. Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý cho thai kỳ để cung cấp đủ sắt.
  • Nếu bác sĩ khuyên bạn nên dùng chế phẩm bổ sung sắt, hãy dùng một giờ hoặc hai giờ trước bữa ăn bởi vì sắt được hấp thu dễ dàng nhất khi dạ dày rỗng. Hãy dùng chế phẩm bổ sung cùng với nước cam giàu vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. (Đừng dùng chung với sữa, cà phê, trà vì chúng có thể cản trở sự hấp thu sắt).
  • Canxi nguồn cung cấp ngoài các sản phẩm sữa cũng làm giảm hấp thu sắt, vì vậy nếu bạn uống bổ sung canxi hoặc các thuốc kháng axít có chứa canxi, hãy uống chúng ở thời điểm cách xa các bữa ăn.

Bạn có nên uống bổ sung sắt không?

Mặc dù cơ thể bạn hấp thu sắt hiệu quả hơn trong thời gian mang thai, bạn có thể không nhận được đủ sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Nhiều phụ nữ khi bắt đầu mang thai không đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho cơ thể và không thể đạt được lượng sắt mong muốn nếu chỉ từ chế độ ăn uống.

Bác sĩ chăm sóc thai kỳ của bạn có thể sẽ ghi đơn sử dụng loại vitamin tổng hợp cho thai kỳ với khoảng 30 mg sắt. Trừ khi bạn bị thiếu máu (hoặc có nguy cơ), lượng sắt này là đủ, do đó, không nên dùng thêm chế phẩm bổ sung khác, trừ khi có tư vấn/ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều gì xảy ra nếu bạn không hấp thu đủ sắt theo nhu cầu khuyến nghị?

Khi bạn không hấp thu đủ sắt, nguồn sắt dự trữ trong cơ thể trở nên cạn kiệt theo thời gian. Nếu cơ thể không còn đủ sắt trong máu để sản xuất hemoglobin cần thiết, bạn sẽ bị bệnh thiếu máu.

Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây hao tổn sức lực và gây ra nhiều triệu chứng khác, đặc biệt nếu bạn bị thiếu sắt nghiêm trọng. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng làm suy giảm khả năng của cơ thể trong phòng ngừa/ chống lại nhiễm trùng.

Thiếu sắt cũng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là giai đoạn đầu hoặc giữa thai kỳ, có liên quan đến  nguy cơ sinh non, nhẹ cân khi sinh, có thể gây tử vong bào thai hoặc trẻ sơ sinh. Xem thêm bài viết đầy đủ của chúng tôi về “thiếu máu do thiếu sắt”.

Nếu bạn bị thiếu máu/ mất rất nhiều máu khi sinh bé, bạn cần được truyền máu và có khả năng gặp những vấn đề khác sau sinh. Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ và chứng trầm cảm sau sinh.

Việc đáp ứng nhu cầu sắt của bé là cần thiết ngay khi trong giai đoạn bào thai. Bé sẽ nhận được sắt từ cơ thể mẹ cho đến lúc chào đời. Nghĩa là, nếu bạn bị thiếu máu nghiêm trọng khi mang thai, điều này ảnh hưởng đến dự trữ sắt của bé khi sinh, làm tăng nguy cơ bị bệnh thiếu máu về sau và có thể gây tác động xấu đến quá trình tăng trưởng và phát triển nhận thức của bé.

Bạn có thể hấp thu quá nhiều sắt?

Có thể. Hãy nhắm đừng tiêu thụ nhiều hơn 45 mg sắt mỗi ngày. Nếu cơ thể hấp thu nhiều sắt hơn so với nhu cầu khuyến nghị (từ việc dùng chế phẩm bổ sung sắt trong quá trình mang thai), khi đó nồng độ sắt trong máu của bạn tăng quá cao, có thể gây ra một số vấn đề cho mẹ và thai nhi.

Ví dụ, hấp thu quá nhiều sắt có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lúc mang thai hoặc gây stress do oxi hoá, tình trạng mất cân bằng trong cơ thể, có thể dẫn đến tiền sản giật, sẩy thai; đồng thời có liên quan đến bệnh tim và cao huyết áp. Vì vậy, hãy chỉ bổ sung sắt khi mang thai nếu có sự chỉ định/ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ của viên bổ sung sắt

Bổ sung sắt có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa của cơ thể. Triệu chứng phổ biến nhất là táo bón, là vấn đề thường gặp đối với nhiều phụ nữ mang thai. Hãy dùng nước ép mận nếu bạn bị táo bón. Nước ép mận có thể giúp bạn đi ngoài điều độ hơn, và nó cũng là nguồn cung cấp sắt tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị buồn nôn, hoặc đôi khi bị tiêu chảy. Nếu sau khi dùng chế phẩm bổ sung, bạn cảm thấy buồn nôn, hãy nằm xuống nghỉ ngơi một chút.

Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nêu trên, hãy tư vấn với bác sĩ thai kỳ của bạn. Nếu bạn không bị thiếu máu và viên vitamin tổng hợp cho thai kỳ của bạn có mức sắt nhiều hơn 30 mg, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn chuyển sang dùng loại có liều lượng thấp hơn.

Nếu bạn bị thiếu máu, bạn có thể tránh các vấn đề tiêu hóa bằng cách bắt đầu dùng chế phẩm bổ sung với liều lượng sắt thấp và điều chỉnh dần đến liều lượng mong muốn, hoặc bạn có thể uống viên sắt được chia ra liều thấp hơn trong suốt cả ngày. Bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn dùng loại chế phẩm bổ sung dễ chịu hơn cho dạ dày. Chẳng hạn một số bà mẹ ít gặp các tác dụng phụ hơn khi dùng loại chế phẩm bổ sung giải phóng sắt chậm theo thời gian, tuy nhiên loại chế phẩm này thì sắt cũng khó được hấp thu vào cơ thể hơn.

Cuối cùng, đừng lo lắng nếu phân trông sẫm màu hơn khi bạn bắt đầu uống viên bổ sung sắt, điều đó là dấu hiệu bình thường và vô hại.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_iron-in-your-pregnancy-diet_1468.bc?showAll=true

Bài viết Nhu cầu sắt khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>