Trần Thị Thu Trà – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Xử lý phục hồi và bảo quản khoai tây https://thucphamcongdong.vn/xu-ly-phuc-hoi-va-bao-quan-khoai-tay-3-c-0-9.html Fri, 09 Jul 2021 12:53:22 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49597

Muốn lưu trữ khoai tây ta cần phải phân loại và sử dụng các phương pháp xử lý bảo quản phù hợp...

Bài viết Xử lý phục hồi và bảo quản khoai tây được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Khoai tây có rất nhiều loại với hình dáng, màu sắc và độ dày vỏ khác nhau. Thời gian bảo quản thông thường của khoai tây tối đa cũng chỉ kéo dài hai đến ba tháng. Vì vậy, muốn lưu trữ khoai tây ta cần phải phân loại và sử dụng các phương pháp xử lý bảo quản phù hợp.

Thật không may là khoai tây không thể trưng bày trong bát hay đặt trên kệ, dưới ánh sáng như những hình chụp trên tạp chí ẩm thực. Những củ khoai tây ngoài việc chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với ánh sáng, chúng còn kích thích mọc mầm. Màu xanh của vỏ là do tạo ra một loại hóa chất độc alkaloid gọi là solanine. Hàm lượng solanine trong khoai tây được quy định dưới 200 mg/kg. Khoai tây xanh sẽ có vị đắng và gây ngộ độc.

Nếu bạn tự trồng khoai tây tại nhà thì chỉ cần đợi khoảng 2-3 tuần sau khi hoa nở, lá còn xanh là đã có thể thu hoạch khoai tây bi (baby potatoes). Loại khoai tây nhỏ không thích hợp để lưu trữ dù được xử lý phục hồi (cure) tốt như thế nào, vì thế có thể được sử dụng ngay để nấu nướng. Khoai tây lúc này thường mỏng vỏ, có ít thành phần tinh bột nhất và thường được dùng trong các món nướng hoặc luộc nguyên củ.

Nguồn ảnh: https://plantinstructions.com/
Nguồn ảnh: https://jz-eats.com

Nếu thu hoạch khoai tây khi cây bắt đầu héo hay lá cây đã chuyển sang màu vàng nâu thì khoai tây lúc này đã trưởng thành và củ khoai to hơn, nhiều tinh bột hơn, phù hợp cho các món khoai tây chiên hoặc khoai tây nghiền. Khoai tây thường ngon nhất khi chúng được sử dụng ngay sau khi đào lên.

Nguồn ảnh: https://www.leekgarden.com/
Nguồn ảnh: https://feelgoodfoodie.net/recipe/healthy-mashed-potatoes/

Cách xử lý phục hồi (cure) khoai tây trưởng thành trước khi lưu trữ

Xử lý phục hồi là bước cần thiết giúp cho khoai tây mới thu hoạch có thể lưu trữ được lâu hơn. Giai đoạn này thường kéo dài 7 đến 10 ngày cho khoai tây trưởng thành.

Trước khi xử lý, khoai tây sẽ được nhẹ nhàng làm sạch bằng giấy thô hoặc vải nhưng không cần phải loại bỏ đất bám ở chồi và khe nứt của củ khoai. Không chà rửa khoai dưới nước và chỉ nên thực hiện rửa nước ngay trước khi nấu.

Sau khi loại bỏ đất, khoai được xếp thành một lớp trong thùng và để ở nhiệt độ 18oC (65oF) và độ ẩm 90%, được che phủ bởi tấm vải hay khăn để chắn sáng. Trong suốt thời gian này, lớp vỏ ngoài khô đi, những vết thương nhỏ sẽ lành và lớp vỏ mới sẽ hình thành ở nơi lớp vỏ bị trầy xước. Loại khoai tây vỏ mỏng phục hồi nhanh hơn loại có vỏ dày. Do đó, loại khoai tây vỏ dày cần thời gian xử lý phục hồi lâu hơn loại mỏng vỏ.

Hầu hết loại khoai tây màu đỏ đều có lớp vỏ mỏng, trong khi khoai tây màu nâu có vỏ dày và khoai tây tím thường có vỏ dày nhất. Tất cả khoai tây đều bị mất độ ẩm khi lưu trữ, vì thế vỏ khoai tây càng dày thì càng lưu trữ được lâu hơn.

Nguồn ảnh: https://www.nutritionadvance.com/types-of-potatoes/

Phân loại và lưu trữ khoai tây

Sau khi xử lý phục hồi, thì khoai tây có thể được phân theo loại và để ở những nơi tối, nhiệt độ khoảng 13oC (55oF) và độ ẩm dưới 85% trong vòng 1-2 tuần. Độ ẩm quá cao sẽ tạo nấm mốc nhưng quá thấp lại làm giảm hương vị của khoai.

Sau 2 tuần, nếu muốn lưu trữ khoai tây lâu hơn đòi hỏi phải giảm nhiệt độ lưu trữ xuống thấp 2-4oC (35-40oF), phòng tối với độ ẩm vừa phải và thông thoáng. Ở giai đoạn này chỉ giữ lại những củ khoai lành lặn, không có đốm nâu hoặc vết dập.

Không để khoai tây chung với những loại trái cây sản sinh khí ethylene khi chín như táo, chuối, v.v. vì chúng sẽ làm khoai tây nhanh hỏng.

Khoai tây sống lưu trữ trong tủ lạnh sẽ bị mất độ ẩm và làm mất hương vị của khoai. Cũng không nên để khoai tây sống trong tủ đông vì thành phần nước trong khoại tây nở ra phá vỡ cấu trúc tế bào và khiến cho khoai bị nhũn khi nấu. Nhiệt độ tủ lạnh dưới 4oC làm cho tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, và khoai bị sẫm màu khi nấu.

Kết luận

Khoai tây sống có thể được lưu trữ từ 2 tuần đến vài tháng phụ thuộc nhiều vào chất lượng khoai tây và điều kiện lưu trữ. Khoai tây bi thường được dùng ngay cho nấu nướng. Khoai tây trưởng thành, kích thước lớn hơn thì có thể được xử lý phục hồi sau khi thu hoạch và lưu trữ tốt hơn ở phòng tối, nhiệt độ thấp, thông thoáng khí và độ ẩm không quá cao. Không được dùng khoai tây mọc mầm hoặc có màu xanh do được tiếp xúc với ánh sáng vì chúng chứa độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

https://www.growveg.com/guides/how-to-cure-and-store-potatoes/  

Bài viết Xử lý phục hồi và bảo quản khoai tây được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Giăm bông xông khói kiểu Virginia https://thucphamcongdong.vn/giam-bong-xong-khoi-kieu-virginia-3-c-4-2.html Mon, 05 Jul 2021 13:57:26 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49567

Bài viết nói về những bước cơ bản trong quá trình tạo nên món giăm bông xông khói Virginia tuyệt hảo.

Bài viết Giăm bông xông khói kiểu Virginia được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Giăm bông xông khói kiểu Virginia là một trong những sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu hàng đầu của miền Bắc Mỹ. Trải qua hơn ba thế kỷ, loại giăm bông này vẫn được xem là sản phẩm thượng hạng bởi vì hương vị thơm ngon đặc biệt của nó. Bài viết này sẽ nói về những bước cơ bản trong quá trình tạo nên món giăm bông xông khói Virginia tuyệt hảo này.

Bắt đầu với nguyên liệu chất lượng cao

Để có được giăm bông tuyệt hảo, bạn nên chọn đùi heo chất lượng cao. Đùi heo ngon là đùi lấy từ những con heo đúng lứa, khỏe mạnh, và phải có một tỷ lệ nạc – mỡ phù hợp. Đùi heo tươi có thể được mua ở siêu thị hay các chợ bán lẻ và có dấu kiểm định chất lượng từ được cơ quan chức năng kiểm dịch. Việc làm này đảm bảo rằng bạn có được sản phẩm đến từ những con heo khỏe mạnh, không bị bệnh.

Đùi dùng để làm giăm bông nên chọn loại dài, thịt tươi có độ đàn hồi khi chạm tay vào, phần đầu đùi to, vòng mỡ bên ngoài mỏng như ở hình 1, phần cạnh thịt mông đường mỡ mỏng hoặc ít mỡ ở mặt trước như hình 3a, không nên nặng quá 11 kg. Đùi nặng hơn thường sẽ bị nhiều mỡ và dễ bị ôi hơn trước khi gia vị ướp kịp thấm sâu vào để ức chế vi khuẩn làm hỏng thịt. Do đó, kích cỡ đùi heo sẽ quyết định nhiệt độ và độ ẩm tương đối của quá trình xông khói giăm bông.

Những loại đùi tươi

Loại đùi cắt theo kiểu đồng quê (country-style) như hình 2a, có xương ống chân dài và vết cắt tại khớp xương cùng. Kiếu cắt này hạn chế phần thịt giữa xương ống và khớp tiếp xúc với không khí, do đó hạn chế khả năng hư hỏng.

Đùi cắt theo kiểu thông thường có phần xương ống ngắn, để lộ phần xương với tủy cùng với phần nạc bao quanh xương. Khớp được cắt nằm giữa đốt xương cùng thứ hai và thứ ba, làm cho bề mặt nạc bao quanh khớp xương rộng hơn so với đùi cắt theo kiểu đồng quê. Do đó, loại đùi kiểu này phù hợp để ướp và ủ trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tương đối.

Làm thế nào nhận biết đùi tươi và chất lượng?

Hình 3a minh họa một cái đùi heo chất lượng cao, chắc thịt, màu phần nạc sáng với một ít vân mỡ lẫn trong nạc ở phần thịt trước khớp.

Nên tránh mua loại đùi được mô tả trong Hình 3b. Loại đùi này cơ mềm nhão, màu tái, và thiếu những vân mỡ. Chúng luôn bị chảy nước và co rút nhiều hơn trong suốt quá trình xử lý ướp muối. Đường nối sâu giữa khối cơ tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn và côn trùng sinh sôi.

Giữ lạnh đùi heo

Để có được sản phẩm chất lượng cao, đùi heo tươi cần được bảo quản trong khoảng 2-4oC (36-40oF), trong suốt quá trình từ khi giết mổ, làm mềm thịt, chuyên chở, bày bán đến khi ướp tẩm gia vị.

Quá trình tẩm ướp

Hỗn hợp gia vị tẩm ướp có thể tùy chỉnh theo ý thích cá nhân. Đôi khi, chỉ cần dùng muối ăn cũng được. Tuy nhiên, rất nhiều người lại thích ướp đường. Hỗn hợp ướp cho khoảng 45 kg (khoảng 100 pounds) đùi heo tươi cần:

3,6 kg (8 pounds) muối

1kg (2 pounds) đường

60 g (2 ounces) muối diêm (sodium nitrate or sodium nitrite) (có thể mua ở tiệm thuốc tây)

Trộn đều hỗn hợp này rồi chia làm hai phần bằng nhau dùng trong quá trình ướp thịt: một phần xát lên đùi heo vào ngày thứ nhất và dùng phần còn lại để xát lên đùi heo vào ngày thứ bảy.

Chà xát hỗn hợp này lên toàn bộ bề mặt thịt của đùi (hình 1). Thoa hỗn hợp muối này lên da và mỡ mặc dù bề mặt này chẳng hấp thụ bao nhiêu muối. Nhớ chú ý khi ướp phủ kín đều với gia vị và không để phần cuối của xương ống lòi ra ngoài, để hạ chế tiếp xúc không khí chúng dễ bị chua hay hư hỏng. Cũng nên lưu ý thoa muối cả các phần xung quanh xương đùi.

Kệ chứa đùi heo suốt quá trình ướp muối

Sau khi ướp muối đùi được đặt trên kệ gỗ hay thùng gỗ. Lúc này thịt sẽ hấp thu hương vị từ môi trường xung quanh, do đó nên tránh dùng kệ hay thùng từ gỗ thông hay các loại gỗ có mùi hương. Cũng có thể dùng kệ hay thùng nhựa, tuy nhiên cần lưu ý thiết kế của kệ cho nước thoát ra từ đùi heo không bị ứ đọng lại.

Thời gian ướp

Thời gian ướp đùi heo được tính là bảy ngày cho mỗi inch (2,54cm) bề dày thịt mông của đùi (xem hình 3a), hoặc nửa ngày đến một ngày cho mỗi pound (454g) thịt đùi. Ghi chú chính xác ngày bắt đầu và ngày kết thúc quá trình xử lý muối. Trong suốt quá trình muối nên giữ đùi heo ở 2 – 4oC (36 đến 40oF).

Sau khi ướp, ngâm và rửa đùi

Sau khi ướp, ngâm đùi trong nước lạnh khoảng một giờ, để hòa tan hầu hết hỗn hợp muối ướp trên bề mặt đùi, thịt sẽ dễ dàng hấp thu vị trong quá trình xông khói. Sau khi ngâm nước, chà đùi bằng bàn chải lông cứng và để khô ráo.

Ủ để thấm gia vị

Sau khi ngâm và rửa, đùi heo nên được lưu trữ ở nhiệt độ 10 – 15oC (50 đến 60oF) trong khoảng 14 ngày để gia vị thấm đều khắp đùi heo. Sản phẩm sẽ bị co rút khoảng 8 đến 10% suốt quá trình ướp và ủ thấm gia vị.

Quá trình xông khói (Smoked)

Ở Đông Nam Virginia, hầu hết đùi heo đều được xông khói để sấy khô và cho mùi hương đặc trưng. Đùi heo Smithfield được xông khói trong thời gian dài và nhiệt độ thấp (thấp hơn 32oC). Gỗ dùng để xông khói nên chọn loại cây rụng lá vào mùa thu. Cây hồ đào (hickory) là phổ biến nhất, nhưng gỗ cây táo, lê, đào, sồi, gỗ thích, tần bì, hay anh đào đều có thể sử dụng. Không dùng gỗ thông, tuyết tùng, vân sam, hay bất kỳ cây lá kim nào để xông khói thịt, bởi vì chúng tạo ra nhựa gây mùi vị đắng.

Lửa tạo khói nên giữ cho cháy âm ỉ tạo ra khói dày đặc. Giữ nhiệt độ buồng xông khói dưới 32oC. Treo đùi heo trong buồng xông khói không để chạm vào nhau, giúp cho mọi bề mặt của đùi đều được tiếp xúc với khói. Đùi heo nên được xông khói đến khi chúng chuyển sang màu nâu hạt dẻ, thường là một đến ba ngày.

Quá trình không xông khói (Non-smoked)

Ở Tây Nam Virginia, sau khi ủ cho thấm muối và đường thì đùi heo được chà xát tiếp với hỗn hợp gia vị cho mỗi 100 pounds (45kg) đùi heo sử dụng:

1kg (2 pounds) tiêu đen

1 lít (1 quart) mật mía

450 g (1 pound) đường nâu

28 g (1 ounce) muối diêm (sodium nitrate)

28 g (1 ounce) ớt bột

Bao gói đùi heo theo mô tả ở hình 5a-c.

Giai đoạn ủ khoảng 45 đến 180 ngày

Giai đoạn ủ giúp sản phẩm dậy lên hương vị đặc trưng. Nó có thể so sánh với giai đoạn ủ của phô mai.

Giai đoạn ủ chín của đùi heo khoảng 45 đến 180 ngày ở nhiệt độ 24 – 35oC (75 đến 95oF) với độ ẩm 55 đến 65%. Sử dụng quạt kết nối với thiết bị kiểm soát độ ẩm để giới hạn độ ẩm ngăn nấm mốc phát triển và sản phẩm khô quá mức. Nên để gió lưu thông trong suốt 7 đến 10 ngày đầu tiên của quá trình ủ chín để làm khô bề mặt đùi heo. Khối lượng đùi heo sẽ giảm khoảng 8 đến 12% so với ban đầu.

Các loại côn trùng cần cảnh giác trong quá trình ướp và ủ thịt

Thịt sau khi ướp và ủ rất dễ bị côn trùng tấn công. Những loại côn trùng thường tấn công thịt muối thường gặp như: ruồi nâu phô mai (cheese skipper), bọ cánh cứng (larder beetle), bọ cánh cứng chân đỏ (red-legged ham beetle). Con mạt (mite) tuy không phải là côn trùng nhưng nó cũng thường tấn công thịt muối.

Ruồi nâu phô mai: loài côn trùng này có thói quen đẻ trứng trên phô mai và thịt muối. Thịt nhiễm côn trùng này nhanh chóng thối và bị nhớt. Ruồi trưởng thành có hai cánh và kích thước bằng 1/3 ruồi nhà. Chúng đẻ trứng trên phô mai hay thịt và phát triển nhanh chóng.

Bọ cánh cứng: chúng có màu nâu đen và một dải màu vàng trên lưng. Bọ trưởng thành dài khoảng 8,5 mm (1/3 inch). Ấu trùng bao phủ bởi lớp lông , màu nâu và sống trên hay sát dưới bề mặt thịt muối nhưng nó không gây thối thịt.

Bọ cánh cứng chân đỏ: ấu trùng của chúng màu hởi đỏ tía và dài khoảng 8,5 mm (1/3 inch). Chúng tấn công và gây thối rữa thịt. Bọ trưởng thành dài khoảng 6,4 mm (¼ inch) và có màu xanh lá ánh dương, chân và râu đỏ. Chúng ăn trên bề mặt thịt.

Con mạt: mạt trưởng thành màu trắng đục, dài khoảng 0,8 mm (1/32 inch). Phần thịt bị mạt tấn công thường có dạng mủn bột.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, nên bắt đầu muối và ủ chín trong thời tiết lạnh hoặc khu vực có kiểm soát nhiệt độ, ngăn côn trùng hoạt động. Cần phải làm sạch khu vực lưu trữ và ủ chín, nhất là các khe hở trong phòng. Khe hở nên được bịt kín với sáp hay gỗ nhân tạo sau khi rửa. Nên dùng tấm phủ lại để tránh côn trùng xâm nhập, đặc biệt là ruồi, kiến, hay các côn trùng khác mang theo mạt. Tốt nhất là nên làm cửa phòng hai lớp để giảm sự tấn công của côn trùng.

Sau khi rửa và bịt kín khe khở, phun một lớp mỏng thuốc diệt côn trùng để giết chết những côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng trong phòng ủ chín ba tháng một lần.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc diệt côn trùng và nhớ mang tất cả sản phẩm thịt ra ngoài trước khi phun xịt lên các bề mặt mà ruồi hay các côn trùng thường bò đến. Chờ cho thuốc khô hẳn mới mang thịt trở lại phòng lưu trữ.

Sau khi có các biện pháp phòng ngừa nếu bất kỳ sản phẩm nào bị côn trùng tấn công, phải loại bỏ ngay khỏi phòng lưu trữ để xử lý.  Cần loại bỏ vùng thịt đã bị côn trùng tấn công. Phần thịt cắt bỏ nên đủ sâu để loại bỏ cả ấu trùng đã xâm nhập vào xương và mỡ.

Những vùng thịt không bị côn trùng tấn công, vẫn an toàn để ăn, nhưng vẫn nên được tiêu thụ nhanh chóng. Phần thịt lộ ra sau khi đã cắt bỏ phần thịt hư nên được bôi dầu thực vật hay mỡ để ngăn mốc và bị khô.

Bảo vệ đùi heo bằng việc thiết lập rào cản ngăn giữa thịt và côn trùng. Các túi đựng hàng hóa màu nâu dày, không bị rách có thể được dùng cho mục đích này. Đùi heo có thể được bọc trong loại giấy làm túi này (không được dùng giấy sáp hay giấy đông lạnh).

Hình 5a đến 5f sẽ hướng dẫn bạn cách gói đùi heo trong giấy, bỏ vào túi, gấp và thắt lại. Đùi heo sau khi được bọc lại bằng cách này có thể treo trong một căn phòng mát và khô để ủ chín. Căn phòng này phải sạch, kín và có thông gió tốt.

Tài liệu tham khảo

https://pubs.ext.vt.edu/458/458-223/458-223_pdf.pdf

Bài viết Giăm bông xông khói kiểu Virginia được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Thực phẩm bổ não giúp bạn tăng khả năng tập trung https://thucphamcongdong.vn/thuc-pham-bo-nao-giup-ban-tang-kha-nang-tap-trung-1-e-2-2.html https://thucphamcongdong.vn/thuc-pham-bo-nao-giup-ban-tang-kha-nang-tap-trung-1-e-2-2.html#respond Sun, 01 Nov 2015 16:17:21 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2502 Thực phẩm bổ não giúp bạn tăng khả năng tập trung

Nhân sâm, cá, quả mọng, hay caffeine cùng một số loại thực phẩm khác và thói quen ăn uống lành mạnh giúp tăng khả năng tập trung cho não.

Bài viết Thực phẩm bổ não giúp bạn tăng khả năng tập trung được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Thực phẩm bổ não giúp bạn tăng khả năng tập trung

Nhân sâm, cá, quả mọng, hay caffeine?

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.1

Có nhiều tin đồn về công dụng của các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và nhiều người tin vào công hiệu thần kì của chúng, từ việc tăng sự tập trung đến tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung đến tăng cường các chức năng của não.

Nhưng chúng có thực sự hiệu nghiệm như lời đồn? Tin xấu là khi chúng ta có tuổi, cơ thể của chúng ta già theo cùng với tuổi tác. Còn tin tốt lành là bạn có cơ hội để cải thiện việc duy trì một bộ não khỏe mạnh nếu bạn bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống “thông minh” vào chế độ ăn uống của bạn.

Caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo hơn

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.2

Không có loại thuốc thần kỳ nào có thể làm tăng chỉ số IQ hoặc làm cho bạn thông minh hơn – nhưng một số chất như caffeine, có thể tiếp sinh lực cho bạn và giúp bạn tăng khả năng tập trung. Caffein có trong cà phê, sô cô la, nước tăng lực, và một số loại thuốc, nó có thể làm cho bạn có cảm giác phấn chấn tức thời có thể nhận thấy rõ ràng, mặc dù tác động chỉ trong một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, việc lạm dụng lại không tốt: quá nhiều caffeine có thể làm cho bạn có cảm giác bồn chồn lo sợ và bực bội khó chịu.

Đường có thể tăng cường sự tỉnh táo

Đường là nguồn năng lượng thích hợp cho bộ não của bạn – không phải đường saccrose mà là đường glucose – thành phẩm mà cơ thể thủy phân từ đường saccrose và carbohydrat mà bạn ăn. Đó là lý do tại sao một ly nước uống có đường có thể giúp bạn tăng trí nhớ ngắn hạn, khả năng tư duy và tinh thần tỉnh táo.

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.3

Dù sao đi chăng nữa, ăn quá nhiều đường cũng đem lại những tác động tiêu cực đến não bộ và cả cơ thể của bạn nữa. Sử dụng đường phù hợp và nó sẽ giúp bạn tăng cường được trí nhớ mà không tăng thêm vài kí.

Ăn sáng để nạp năng lượng cho não

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.4

Bạn có hay bỏ bữa sáng không? Các nghiên cứu cho thấy ăn sáng có thể cải thiện trí nhớ và sự chú ý ngắn hạn. Những học sinh ăn sáng đầy đủ có xu hướng tập trung tốt hơn so với những học sinh không ăn sáng. Những thực phẩm hàng đầu trong danh sách nghiên cứu về nguồn năng lượng cho não bộ bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, sản phẩm từ sữa và trái cây. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều; các nhà nghiên cứu cũng cho thấy bữa ăn sáng quá nhiều calo làm cản trở sự tập trung.

Cá là thực phẩm bổ não

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.5

Cá là một nguồn protein liên quan nhiều đến sự phát triển của một não bộ tuyệt vời – với nhiều axit béo omega-3 – chìa khóa cho sức khỏe trí não. Những chất béo lành mạnh này là nguồn năng lượng tuyệt vời cho não, và một chế độ ăn uống với hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn không chỉ giúp phòng ngừa chứng mất trí nhớ và nguy cơ đột quỵ , mà rủi ro suy giảm trí tuệ cũng chậm hơn; hơn nữa, chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường trí nhớ, đặc biệt là khi chúng ta già.

Theo khuyến cáo, để bảo vệ não bộ và sức khỏe tim mạch, mỗi người chúng ta nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần.

Bổ sung thêm quả hạch và sô cô la hàng ngày

Quả hạch và các loại hạt là nguồn cung cấp phong phú vitamin E chống oxy hóa – nó có liên quan đến việc phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức khi bạn có tuổi. Sô cô la đen cũng có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Hơn nữa, nó còn chứa chất kích thích tự nhiên như caffeine giúp tăng cường sự tập trung.

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.6

Hãy tận hưởng thêm 28,35 g quả hạch và sô cô la đen mỗi ngày để nhận được tất cả những lợi ích tuyệt vời trên mà không lo thừa calo, chất béo, hoặc đường.

Bổ sung thêm quả bơ và các loại ngũ cốc nguyên hạt

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.7

Sự vận hành của mọi cơ quan trong cơ thể bạn đều phụ thuộc vào lưu lượng máu, đặc biệt là tim và não. Vì vậy, một chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và trái cây như quả bơ là cực kì tốt cho sức khỏe, bởi nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và làm giảm cholesterol xấu, nó còn giúp hạn chế tích tụ mảng bám và tăng cường lưu thông máu đến các tế bào não.

Ngũ cốc nguyên hạt, như bắp rang (popcorn) và lúa mì nguyên cám, cũng cung cấp chất xơ và vitamin E. Mặc dù quả bơ chứa chất béo, thế nhưng đó là chất béo tốt chobạn (chất béo không bão hòa đơn giúp máu lưu thông tốt).

Quả việt quất là thực phẩm siêu bổ dưỡng

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.8

Nghiên cứu trên động vật cho thấy quả việt quất có thể giúp bảo vệ não khỏi những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do và có thể làm giảm những tác động của các điều kiện liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn giàu quả việt quất cải thiện cả việc học hỏi và chức năng cơ bắp của những con chuột già, làm cho trí tuệ của những con chuột già tương đương với những con chuột trẻ hơn.

Lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng đó là sự thật: Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể gây cản trở sự tập trung, ví dụ như một bữa ăn quá nhiều calo có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, trong khi ăn quá ít calo có thể dẫn đến mất tập trung do cảm giác đói.

Hãy làm những điều có ích cho não bộ của bạn, trong đó bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối với đầy đủ các loại thực phẩm lành mạnh.

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.9

Vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ sung?

Nhiều loại thực phẩm bổ sung tự xưng tăng cường sức khỏe. Mặc dù thực sự có nhiều báo cáo về khả năng tăng cường trí tuệ đầy hứa hẹn của các loại thực phẩm bổ sung như vitamin B, C, E, beta-carotene, và magie, thế nhưng thực phẩm bổ sung chỉ có ích cho những người có chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cụ thể.

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.10

Các nhà nghiên cứu vẫn lạc quan về nhân sâm, bạch quả, và sự kết hợp của vitamin, khoáng chất và thảo dược và tác động của chúng lên bộ não.

Dù sao đi chăng nữa, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng các loại thuốc bổ hay thực phẩm bổ sung.

Hãy sẵn sàng cho một ngày mới

Thuc-pham-bo-nao-giup-tap-trung.11

Bạn muốn tăng khả năng tập trung? Hãy bắt đầu bằng một bữa ăn gồm nước ép trái cây nguyên chất, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt với cá hồi và một tách cà phê. Ngoài việc có một bữa ăn cân đối, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên sau:

  • Ngủ đủ giấc
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục giúp bạn tăng thêm tư duy
  • Ngồi thiền giúp tinh thần lạc quan và thư giãn.

Tài liệu tham khảo:

http://www.webmd.com/add-adhd/ss/slideshow-brain-foods-that-help-you-concentrate

Bài viết Thực phẩm bổ não giúp bạn tăng khả năng tập trung được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/thuc-pham-bo-nao-giup-ban-tang-kha-nang-tap-trung-1-e-2-2.html/feed 0
Đi ăn tiệm https://thucphamcongdong.vn/di-an-tiem-2-b-28.html https://thucphamcongdong.vn/di-an-tiem-2-b-28.html#respond Mon, 26 Oct 2015 16:14:09 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2447 Đi ăn tiệm

Bạn mắc phải chứng dị ứng thực phẩm khó chịu và bạn nghĩ mình phải hạn chế những bữa ăn bên ngoài cùng với gia đình và bạn bè? Không, bạn cần lập ra những kế hoạch phù hợp.

Bài viết Đi ăn tiệm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Đi ăn tiệm

Bạn mắc phải chứng dị ứng thực phẩm khó chịu và bạn nghĩ mình phải hạn chế những bữa ăn bên ngoài cùng với gia đình và bạn bè? Thực tế, bạn vẫn có thể tận hưởng những bữa ăn ngoài tiệm chỉ cần bạn chuẩn bị lập ra những kế hoạch phù hợp.

Đi ăn tiệm

FARE đã tạo ra chương trình FARESafe progame (hay còn gọi là “Ăn uống an toàn”) để cung cấp cho cả nhà hàng lẫn người bị dị ứng thực phẩm những công cụ cần thiết giúp tạo ra kinh nghiệm ăn uống an toàn hơn – và cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người đang phải chịu đựng chứng dị ứng thực phẩm. Theo dõi các liên kết dưới đây để tìm lời khuyên quan trọng và thông tin về việc quản lý ăn uống sao cho phù hợp với bệnh dị ứng thực phẩm của bạn.

Mang theo một “thẻ đầu bếp” (chef card) đã vạch ra các loại thực phẩm bạn nên tránh là một cách tuyệt vời để trao đổi thông tin về dị ứng của bạn với đầu bếp hoặc người quản lý tại các nhà hàng.

* Trắc nghiệm kiến thức của bạn về thành phần bữa ăn!

Hãy suy nghĩ bạn biết tất cả những gì cần biết về các thành phần bữa ăn mà có thể bày ra trong một nhà hàng? Tải về các bài trắc nghiệmđáp án bởi đầu bếp Joel Schaefer, để xem có bao nhiêu điều bạn thực sự biết.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/managing-food-allergies/dining-out

Bài viết Đi ăn tiệm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/di-an-tiem-2-b-28.html/feed 0
Các xét nghiệm chưa được chứng minh khoa học https://thucphamcongdong.vn/cac-xet-nghiem-chua-duoc-chung-minh-khoa-hoc-2-b-11.html https://thucphamcongdong.vn/cac-xet-nghiem-chua-duoc-chung-minh-khoa-hoc-2-b-11.html#respond Thu, 15 Oct 2015 04:41:21 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2196 CÁC XÉT NGHIỆM CHƯA ĐƯỢC CHỨNG MINH KHOA HỌC

Một số bác sĩ và chuyên gia sức khỏe đôi khi vẫn khuyên các bệnh nhân bị dị ứng nên làm các xét nghiệm chưa được chứng minh khoa học...

Bài viết Các xét nghiệm chưa được chứng minh khoa học được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
CÁC XÉT NGHIỆM CHƯA ĐƯỢC CHỨNG MINH KHOA HỌC

CÁC XÉT NGHIỆM CHƯA ĐƯỢC CHỨNG MINH KHOA HỌC

Tác giả: Thạc sĩ Philippe Bégin, Đại học Montreal

Một số bác sĩ và chuyên gia sức khỏe đôi khi vẫn khuyên các bệnh nhân bị dị ứng nên làm các xét nghiệm chưa được chứng minh khoa học. Tại Mỹ, các tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán và quản lý thực phẩm gây dị ứng (The Guidelines for the Dianosis and Management of Food Allergy in the United States) được Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm ở Mỹ (the National Institute of Allergy and Infectious Diseases – NIAID) xuất bản. Các tài liệu này liệt kê các phương pháp xét nghiệm KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ dùng trong chẩn đoán dị ứng thực phẩm.

Đây là nguồn tài liệu hướng dẫn đáng tin cậy, được phát triển bởi một nhóm chuyên gia dị ứng thực phẩm chuyên nghiệp cùng với 34 tổ chức, cơ quan liên bang và những nhóm ủng hộ bệnh nhân với nhiệm vụ cung cấp những tư vấn lâm sàng cũng như luôn cập nhật mới nhất để giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân dị ứng thực phẩm.

Xin lưu ý rằng danh sách chỉ liệt kê một số xét nghiệm mà NIAID và các chuyên gia cho rằng chưa được chứng minh và thử nghiệm. Nếu có thắc mắc, bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn thêm.

Bên cạnh việc tốn phí xét nghiệm, các phương pháp này còn mang lại những rủi ro sau: Đầu tiên, nó có thể đưa đến chẩn đoán sai đi kèm với những âu lo và chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt vô ích. Tệ hơn, các xét nghiệm sai khiến người bệnh hiểu nhầm họ không bị dị ứng thực phẩm và tiếp tục dùng thực phẩm đó, điều này có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.

Ứng dụng Kinesiology (thử nghiệm cơ)

  • Nguyên lý: Người bệnh sẽ cầm thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng ở một cánh tay. Cánh tay còn lại sẽ duỗi thẳng và giơ ngang vai. Người kiểm tra sẽ đo “độ mạnh” bằng cách tác động một lực lên cánh tay đang duỗi thẳng. Nếu cánh tay được kiểm tra “yếu hơn” thì loại thực phẩm bệnh nhân cầm có khả năng gây dị ứng cho họ.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Cơ bắp khá “nhạy cảm” với bất cứ thứ gì có hại cho nó. Một chất gây dị ứng thực phẩm sẽ làm “cơ yếu hơn” khi bạn tiếp xúc với nó. Phương pháp châm cứu hoặc bấm huyệt được sử dụng để “chữa bệnh” dị ứng thực phẩm.
  • Tại sao phương pháp này không đáng tin? Thứ nhất, phương pháp này chưa có tài liệu chứng minh rõ ràng. Thứ hai, việc kết luận các cơ bắp “bị yếu” có thể do người kiểm tra suy đoán hoặc mất tập trung. Lấy ví dụ một nghiên cứu được thực hiện với bệnh nhân bị dị ứng nọc độc của ong bắp cày. Bốn chuyên gia làm xét nghiệm không thể phân biệt giữa nọc độc ong và nước khi sử dụng thử nghiệm cơ trên bệnh nhân.

Xét nghiệm độc tế bào (cytotoxicity testing)

  • Xét nghiệm này là gì? Các tế bào máu trắng được lấy từ một mẫu máu. Các tế bào này được đặt trên bản kính có chứa các mẫu khô của các loại thực phẩm nghi ngờ dị ứng. Các bản kính được quan sát dưới kính hiển vi. Sự biến dạng ở tế bào cho thấy cơ thể dị ứng với loại thực phẩm này.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Người xét nghiệm kết luận rằng việc tế bào bị thay đổi hình dạng đồng nghĩa là thực phẩm đó gây hại cho tế bào. Ví dụ, tế bào T không còn hình dạng chữ T như bình thường, hoặc nhầm lẫn hình dạng của tiểu cầu trong máu là những “vi khuẩn” trong thực phẩm dị ứng và khuyên người bệnh nên tránh những thực phẩm đó hoặc phải điều trị bằng thuốc dạng giọt đặc hiệu.
  • Tại sao phương pháp này không đáng tin cậy? Sự thay đổi của tế bào khi tiếp xúc với chất dị ứng thực tế không quan sát được dưới kính hiển vi. Nếu muốn thấy rõ sự thay đổi của tế bào cần những máy móc tiên tiến hơn dùng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu. Vì vậy, kết quả báo cáo về thực nghiệm này không đáng tin cậy.

Thử  nghiệm xung điện bề mặt (electrodermal test) hoặc thử nghiệm VEGA 

  • Thử nghiệm này là gì? Phương pháp này sử dụng một điện kế (dụng cụ đo dòng điện) để đo sức đề kháng của cơ thể (body’s resistance) khi tiếp xúc với một chất gây dị ứng thực phẩm. Bệnh nhân được yêu cầu cầm một ống kim loại chứa thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, và tay còn lại được gắn các điện cực để đo dòng điện.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Người xét nghiệm giải thích rằng các tín hiệu điện từ đặc trưng (electromagnetic signature) từ thực phẩm dị ứng can thiệp vào dòng điện được đo. Nếu dòng điện bị giảm (điện trở tăng) đồng nghĩa với thực phẩm đó gây dị ứng.
  • Tại sao phương pháp này không đáng tin cậy? Không có cơ sở khoa học cho những tuyên bố này. Chỉ số trên điện kế bị ảnh hưởng một phần do diện tích tiếp xúc của điện kế với tay và áp lực khi thao tác của kĩ thuật viên.

Kỹ thuật loại bỏ dị ứng Nambrudipad (NAET) hoặc cách loại bỏ dị ứng tự nhiên (NEAT)

  • Xét nghiệm này là gì? NAET là một phương pháp điều trị dựa trên châm cứu mà thường kết hợp với xét nghiệm xung điện bề mặt và thử nghiệm cơ (đã đề cập ở trên). Phương pháp này được Devi Nambrudipad, một nhà châm cứu từ California, phát minh dựa trên ý tưởng dùng phương pháp châm cứu để “làm bớt nhạy” chất gây dị ứng.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Nambrudipad tuyên bố rằng 95% các loại bệnh gây ra bởi một số loại dị ứng. Chất gây dị ứng rất đa dạng và mơ hồ. Lý thuyết NAET cho rằng nguyên nhân gây ra dị ứng là năng lượng bị nghẽn cục bộ và phương pháp châm cứu có thể loại bỏ dị ứng vì nó làm thông các năng lượng bị nghẽn này.

Devi Nambrudipad nói rằng cô đã nhận được bằng thạc sĩ từ Đại học Khoa học Y Tế Antigua (UHSA) năm 2002. Tuy nhiên, Hội đồng Y khoa California không công nhận bằng cấp của trường UHSA từ năm 1995, do đó không cấp giấy phép hoạt động cho Nambrudipad.

  • Tại sao phương pháp này không đáng tin cậy? Phương pháp không nằm trong danh sách hướng dẫn NIAID do những tuyên bố thiếu cơ sở. Lý thuyết NAET “trái” với các khái niệm về giải phẫu học, sinh lý học, bệnh lý học, vật lý  và dị ứng được công nhận bởi khoa học.

“Khám phá” của Nambrudipad bằng cách kiểm tra dị ứng bằng cách đo cơ bắp là vô căn cứ. Chẩn đoán sai này có thể dẫn đến khuyến nghị tránh những thực thẩm không gây dị ứng, làm bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng ở trẻ em và gây rối loạn ăn uống.

Bác sĩ  Stephen Barret, người sáng lập tổ chức Quackwatch, đã bác bỏ những tuyên bố sai lầm của NAET.

Xét nghiệm tổng lượng IgG và Ig4

  • Xét nghiệm này là gì? Xét nghiệm kháng thể IgG trong máu. IgG là một kháng thể được tạo ra bởi cơ thể để chống lại chất gây dị ứng thực phẩm.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Kháng thể IgG có liên quan tới bệnh viêm nhiễm và bệnh tự miễn dịch. Vì vậy, việc tránh các loại thực phẩm gây dị ứng có thể chữa khỏi bệnh như bệnh đái tháo đường, trầm cảm, béo phì, bệnh rối loạn giảm chú ý và bệnh Crohn.
  • Tại sao phương pháp này không đáng tin cậy? Không giống như kháng thể IgE chịu trách nhiệm đối với dị ứng, kháng thể IgG tìm thấy trong cả người dị ứng và không dị ứng. IgG là kháng thể bình thường được thực hiện bởi cơ thể để chống nhiễm trùng. Việc tạo ra các kháng thể IgG được cho là một phản ứng bình thường của cơ thể khi ăn uống. Ví dụ, các kháng thể IgG tìm thấy trong quá trình nghiên cứu về miễn dịch thực phẩm.

Phân tích tóc

  • Xét nghiệm này là gì? Xét nghiệm này kiểm tra hàm lượng chất khoáng trong tóc.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Nếu bạn ăn thực phẩm có hại, nó sẽ ảnh hưởng đến lượng khoáng chất của tóc.
  • Tại sao phương pháp này không đáng tin cậy? Tóc mọc chậm (ít hơn 1,2 cm mỗi tháng), do đó dù tóc mọc sát da đầu cũng đã vài tuần tuổi. Vì vậy, không thể dùng phương pháp xét nghiệm tóc để suy ra tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Ngoài ra, không có cơ sở nào cho mối liên hệ giữa tóc và chất gây dị ứng thực phẩm.

Kiểm tra mạch của bệnh nhân (pulse testing)

  • Phương pháp này là gì? Kiểm tra mạch của bệnh nhân sau khi họ ăn một loại thực phẩm.
  • Những gì bạn sẽ nghe (giải thích sai lầm): Kiểm tra này được dựa trên ý tưởng rằng, nếu bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, mạch đập sẽ tăng sau khi ăn thực phẩm đó.
  • Tại sao phương pháp này không đáng tin cậy? Phương pháp này không có cơ sở khoa học. Việc mạch đập nhanh rất có thể do sự hồi hộp của người bệnh trong quá trình kiểm tra.

Những xét nghiệm khác chưa được chứng minh khoa học và không đạt chuẩn NIAID bao gồm:

  • Tế bào basophil giải phóng/kích hoạt histamine
  •  Kích thích lymphocyte (lymphocyte stimulation)
  •  Kiểm tra nhiệt trên mặt (facial thermography)
  • Phân tích dịch dạ dày (gastric juice analysis)
  •  Kích thích nội soi gây dị ứng (endoscopic allergen provocation)
  •  Kích thích trung hòa (provocation neutralization)
  • Các thử nghiệm giải phóng chất trung gian (mediator release assay)

Danh sách các phương pháp trên đều không đạt tiêu chuẩn để chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Bạn muốn xem danh sách đầy đủ, vui lòng tham khảo các hướng dẫn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi về bất kỳ phương pháp chẩn đoán, xin mời liên hệ với Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma& Immunology – AAAAI).

Xem thêm Bài Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/diagnosis-testing/unproven-testing

Bài viết Các xét nghiệm chưa được chứng minh khoa học được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/cac-xet-nghiem-chua-duoc-chung-minh-khoa-hoc-2-b-11.html/feed 0
Lợi ích của Chuối https://thucphamcongdong.vn/loi-ich-cua-chuoi-1-e-3-3.html https://thucphamcongdong.vn/loi-ich-cua-chuoi-1-e-3-3.html#respond Fri, 09 Oct 2015 08:17:51 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=1930 Lợi ích của Chuối

Những công dụng tuyệt vời của chuối đối với sức khỏe, như: bệnh huyết áp, chức năng thần kinh, giảm cân, khả năng hấp thụ canxi, vitamin B6...

Bài viết Lợi ích của Chuối được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Lợi ích của Chuối

Lợi ích của Chuối
Lợi ích của Chuối

Những công dụng tuyệt vời của chuối đối với sức khỏe:

  1. Huyết áp

Bệnh huyết áp và nguy cơ đau tim, đột quỵ và chứng xơ vữa động mạch có thể thuyên giảm nhờ hàm lượng Kali cao có trong chuối (hơn 13% trong RDA – khẩu phần ăn kiêng khuyến nghị). Bạn có biết rằng một trái chuối trung bình chứa hơn 400 mg Kali?

  1. Khả năng hấp thụ canxi

Chuối rất giàu fructooligosaccharides – là một chất xơ hòa tan (viết tắt là FOS) giúp thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi. Ngoài ra, FOS cũng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đại tràng, giúp thúc đẩy khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

  1. Chức năng thần kinh

Chuối hỗ trợ các chức năng thần kinh và chức năng của cơ do hàm lượng Kali và vitamin B cao. Đây cũng là lý do vì sao chuối được xem như một vị thuốc giúp phòng chống chứng chuột rút cơ.

  1. Vitamin B6

Đóng vai trò như một chất kháng viêm với 34% lượng vitamin B6 theo khẩu phần ăn kiêng khuyến nghị (RDA), có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.

  1. Giảm cân

Một hợp chất có trong chuối gọi là tinh bột phản tính (resistant starch) giúp hỗ trợ việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể.

 

Nguồn

http://www.betterhealthpublishing.com/246/

Bài viết Lợi ích của Chuối được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/loi-ich-cua-chuoi-1-e-3-3.html/feed 0
Triển vọng của việc sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi https://thucphamcongdong.vn/trien-vong-cua-viec-su-dung-con-trung-lam-thuc-an-chan-nuoi-8-2.html https://thucphamcongdong.vn/trien-vong-cua-viec-su-dung-con-trung-lam-thuc-an-chan-nuoi-8-2.html#respond Sun, 13 Sep 2015 04:05:54 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=1360 Con trung

Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho động vật và tạo ra các sản chăn nuôi là một hướng đi rất có triển vọng...

Bài viết Triển vọng của việc sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Con trung

Con trung

Khi được hỏi về việc phát triển ý tưởng này, chỉ có 17% trong số 415 nông dân, người đầu tư nông nghiệp và người tiêu dùng được phỏng vấn ở Flanders, Belgium phản đối. Các thành phẩm chăn nuôi sau khi đã áp dụng thức ăn có côn trùng được xem là có tính bền vững cao hơn, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe hơn, nhưng có nguy cơ xuất hiện các vị lạ và các chất gây dị ứng, đồng thời mang tính kinh doanh thấp – theo như một nghiên cứu đã được công bố trong “Khoa học và kĩ thuật chăn nuôi động vật”.

Nghiên cứu

Sử dụng côn trùng trong thức ăn của vật nuôi là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao tính bền vững chế độ ăn của vật nuôi và duy trì tính hợp pháp của việc sản xuất các sản phẩm từ gia súc hiện nay. Một đội nghiên cứu từ khoa Công nghệ sinh học của Đại học Ghent đã phỏng vấn 196 nông dân, 137 nhà đầu tư nông nghiệp và 82 người tiêu dùng về thái độ, sự tin tưởng ở chất lượng sản phẩm, lợi ích dự tính được cũng như rủi ro, mối quan ngại và sự ủng hộ sử dụng phương pháp dùng côn trùng trong thức ăn chăn nuôi và các thành phẩm chăn nuôi thu hoạch được sau khi áp dụng chế độ dinh dưỡng có thức ăn côn trùng. Nghiên cứu này đã đươc công bố vào tháng 1 năm 2015 ở Flanders, Belgium, nơi có nền công nghiệp chăn nuôi gia súc phát triển mạnh.

Sự ủng hộ

Các nhà đầu tư nông nghiệp đã có phản ứng tích cực nhất đối với việc sử dụng côn trùng trong thức ăn của động vật (đạt trung bình 4.16 trên thang điểm từ 1 đến 5), sau đó là người tiêu dùng (3.89) và nông dân (3.83). Ý tưởng này được người dân ủng hộ nhiều nhất đối với thức ăn của cá và gia cầm, tiếp đến là thức ăn của lợn, thấp hơn là thức ăn cho thú cưng và gia súc.

Thức ăn có thành phần từ côn trùng được xem là có tính bền vững cao hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn cho động vật, nhưng lại có độ an toàn vi sinh vật thấp hơn các loại thức ăn truyền thống.

Các thành phẩm chăn nuôi thu hoạch được sau khi áp dụng chế độ ăn có thức ăn côn trùng được xem là giàu tính đề kháng, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe hơn, nhưng cũng chứa các chất gây dị ứng và có thể có vị lạ, đồng thời mang tính kinh doanh thấp và ít được ưa chuộng trên thị trường. 17% số người được phỏng vấn đã từ chối các sản phẩm như trứng, thịt gia cầm thu hoạch từ động vật được cho ăn với chế độ thức ăn có côn trùng như trên, và chỉ có 25% số người được phỏng vấn từ chối các sản phẩm như thịt bò và sữa của các động vật này.

Lợi ích và rủi ro ước tính

Lợi ích được ước tính nhiều nhất của phương pháp sử dụng côn trùng trong thức ăn chăn nuôi gắn liền với việc giảm sự phụ thuộc của nền công nghiệp chăn nuôi vào nguồn nguyên liệu protein nhập khẩu, cũng như việc tăng cường sự bình ổn giá của các sản phẩm hữu cơ phụ. Bên cạnh đó, rủi ro cao nhất được ước tính là những tác động mạnh vào sự đa dạng sinh học của các loài côn trùng ở phạm vi ngoài địa phương và sự xâm nhập của vi trùng gây hại vào lưới thức ăn.

Sự ủng hộ của luật pháp, cộng đồng người tiêu dùng và thái độ của nhà phân phối được xem là tín hiệu “bật đèn” cho những mối lo ngại chính về ý tưởng này. Tuy vậy, nhìn chung, lợi ích được ước tính vượt trội hơn những rủi ro và quan ngại. Chính những lợi ích đó đóng vai trò quyết định tác động đến tâm lý ủng hộ phương pháp sử dụng thức ăn có côn trùng cho động vật của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Thái độ ủng hộ đối với thức ăn sử dụng côn trùng

Nhân tố đóng vai trò quyết định để thức ăn gia súc có thành phần từ côn trùng được chấp nhận chính là thái độ của người tiêu dùng khi họ sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm thu hoạch từ gia súc được cho ăn bằng phương pháp này. “Người ta càng nghĩ côn trùng có lợi cho sức khỏe và được sử dụng làm thức ăn cho người thì họ cũng sẽ càng tin rằng côn trùng hoàn toàn phù hợp để trở thành một thành tố trong thức ăn của vật nuôi” – chuyên gia Wim Verbeke, người chỉ đạo nghiên cứu này, cho biết.

“Thực tiễn của nghiên cứu này cho thấy rằng những vấn đề đang tranh cãi nên tập trung chủ yếu vào việc sử dụng côn trùng trong thức ăn của cá, gia cầm và lợn, trong khi đó thì sữa, các sản phẩm hằng ngày và thịt thu hoạch từ gia súc được cho ăn theo phương pháp trên lại mang lại lợi nhuận thấp và ít được ưa chuộng, điều này đã chỉ ra rằng việc cho côn trùng vào thức ăn cho gia súc không hề phổ biến hiện nay”, tác giả của nghiên cứu này cho biết.

Tác giả kết luận rằng khả năng tích cực xung quanh ý tưởng dùng côn trùng trong thức ăn của động vật, như đã nêu trong bài nghiên cứu, đang tạo đà để họ tiến tới giải quyết các vấn đề đang còn tranh cãi và tận dụng nguồn protein hoàn toàn mới này để sản xuất thức ăn động vật.

Tài liệu tham khảo:

http://www.sciencedaily.com/releases/2015/04/150415091335.htm

Bài viết Triển vọng của việc sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/trien-vong-cua-viec-su-dung-con-trung-lam-thuc-an-chan-nuoi-8-2.html/feed 0
Côn trùng có thể là nguồn đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ protein ngày càng tăng https://thucphamcongdong.vn/con-trung-co-the-la-nguon-dap-ung-cho-nhu-cau-tieu-thu-protein-ngay-cang-tang-8-1.html https://thucphamcongdong.vn/con-trung-co-the-la-nguon-dap-ung-cho-nhu-cau-tieu-thu-protein-ngay-cang-tang-8-1.html#respond Sun, 13 Sep 2015 04:00:42 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=1395

Ngày nay, trước hiện trạng nhu cầu tiêu thụ protein ngày càng lớn trong khi thiếu nguồn cung từ những nông trại chăn nuôi gia súc mới, thì côn trùng...

Bài viết Côn trùng có thể là nguồn đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ protein ngày càng tăng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

con trung

Tại một hội thảo chuyên đề vào ngày 13/7, IFT15 (…), tiến sĩ Aaron Dossey, người sáng lập All Things bugs LLC, đã phát biểu: “Chúng ta đang sống trên trái đất này với 7 tỉ người, và dự kiến con số này sẽ là 9 tỉ vào năm 2050. Trong khi 1/3 diện tích bề mặt đất có thể sử dụng của chúng ta đã được sử dụng để chăn nuôi, thì nhu cầu sử dụng protein – đặc biệt là protein động vật – đang gia tăng còn nhanh hơn cả tốc độ gia tăng dân số”. Ngoài ra, ông còn cho rằng côn trùng sẽ là một nguồn thay thế giàu dinh dưỡng đáng kể.

(Tại một hội thảo chuyên đề vào 13/7 tại IFT15: Nơi Khoa Học Nuôi Dưỡng Những Đổi Mới được chủ trì bởi Viện Kỹ sư Công Nghệ Thực Phẩm (IFT) ở Chicago)

Trong năm nay, công ty Dossey Dự án sản xuất khoảng 25,000 bột protein tinh sạch từ dế. Công ty này vừa nhận được một khoảng trợ cấp cho nhiều dự án nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng côn trùng để làm thức ăn, nhằm làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ông đã đưa ra nhiều tính năng chứng tỏ côn trùng là một nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Tiện ích: Đất, nước, năng lượng, thức ăn và các nguồn tài nguyên khác mà côn trùng sử dụng đều ít hơn gia súc.
  • Thân thiện với môi trường: Côn trùng thải ít khí độc hại hơn và không bị nhiễm bệnh bởi thuốc trừ sâu. Chúng cũng không mang bất cứ hóc-môn nào trong cơ thể.
  • Sinh sản nhanh: Chúng sinh sản khá nhanh vì vậy có thể thay thế các nguồn nguyên liệu khác đang bị cạn kiệt.
  • Đa dạng sinh học: Có hàng triệu loại côn trùng khác nhau vì vậy khá dễ để tìm một khu vực thuận lợi cho việc thu hoạch.
  • Dinh dưỡng: Chúng có lượng protein và Omega 3s, một lượng axit béo cần thiết để giảm cholesterol trong cơ thể.

Trước nghiên cứu mang nhiều triển vọng tương lai này, tiến sĩ George C.Ziobro của Trung tâm Thực phẩm an toàn và dinh dưỡng Mỹ lại cảnh báo rằng việc bổ sung côn trùng vào thực đơn hàng ngày là không đơn giản. Theo trích dẫn yêu cầu của FDA, tất cả thực phẩm trong thực đơn cần phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, được sản xuất trong điều kiện sạch sẽ không gây hại đến sức khỏe con người và được dán nhãn mác chính thức.

Trong trường hợp côn trùng được sử dụng để sản xuất thức ăn, chúng phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đặc biệt để thực sự làm ra thức ăn cho con người chứ không chỉ đơn giản là một nguồn thức ăn “lấy được ngoài thiên nhiên” vì khả năng côn trùng nhiễm bệnh hoặc nhiễm thuốc là khá cao.

“Chúng ta đều ăn côn trùng hoặc một phần cơ thể của chúng, đa phần trong số đó các dịp đều là ngẫu nhiên”, ông Ziobro nói. “FDA đang hạn chế việc kinh doanh các loại thực phẩm chế biến từ côn trùng nhiễm độc hoặc côn trùng gây hại. Hiển nhiên rằng phần lớn trong chúng ta đều không muốn thấy một phần bữa sáng của mình biến mất khỏi đĩa thức ăn.”

Tài liệu tham khảo:

http://www.sciencedaily.com/releases/2015/07/150714142229.htm

Bài viết Côn trùng có thể là nguồn đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ protein ngày càng tăng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/con-trung-co-the-la-nguon-dap-ung-cho-nhu-cau-tieu-thu-protein-ngay-cang-tang-8-1.html/feed 0
Chế độ ăn hạn chế (Hoặc chế độ ăn loại trừ) https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-han-che-2-b-9.html https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-han-che-2-b-9.html#respond Sat, 15 Aug 2015 08:49:41 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=602 Chế độ ăn hạn chế (loại trừ)

Chế độ ăn hạn chế (hay còn gọi là chế độ ăn loại trừ) là chế độ ăn loại trừ bớt các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng khỏi khẩu phần ăn uống, qua đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán dị ứng thực phẩm.

Bài viết Chế độ ăn hạn chế (Hoặc chế độ ăn loại trừ) được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn hạn chế (loại trừ)

Chế độ ăn hạn chế (hay còn gọi là chế độ ăn loại trừ) là chế độ ăn loại trừ bớt các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng khỏi khẩu phần ăn uống, qua đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Phương pháp này kết hợp với các phương pháp xét nghiệm lẩy da hoặc xét nghiệm máu có thể giúp ích trong việc chẩn đoán bệnh dị ứng thực phẩm thông qua lượng kháng thể IgE và cả những bệnh rối loạn có liên quan, ví dụ như các loại dị ứng có liên quan đến đường ruột.

Chế độ ăn hạn chế (loại trừ)

Chế độ ăn uống hạn chế này thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần. Trong thời gian này, người bệnh sẽ không ăn các loại thực phẩm bị nghi ngờ gây dị ứng trong khi bác sĩ theo dõi triệu chứng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng dị ứng ở người bệnh biến mất thì có khả năng cao một trong số các thực phẩm hạn chế là nguyên nhân gây dị ứng. Khi đó, chúng ta có thể kết thúc giai đoạn thử nghiệm. Trong một vài trường hợp, thử nghiệm xác định nguyên nhân dị ứng này còn kéo dài thêm một bước nữa là cho người bệnh dùng trở lại từ từ các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Nếu các triệu chứng trở lại, thì khả năng kết luận người bệnh bị dị ứng với loại thực phẩm này càng cao.

Nếu chế độ ăn hạn chế này chưa có hiệu quả, người bệnh sẽ được đề nghị thử nghiệm phương pháp kích thích qua miệng để xác nhận lại kết quả.

Lưu ý: Chế độ ăn hạn chế chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của một chuyên gia dị ứng có kinh nghiệm.

Các phương pháp thử nghiệm khác đã được chứng minh khoa học :

Tài liệu tham khảo:

http://www.foodallergy.org/diagnosis-and-testing/food-elimination-diet

Bài viết Chế độ ăn hạn chế (Hoặc chế độ ăn loại trừ) được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-han-che-2-b-9.html/feed 0
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm https://thucphamcongdong.vn/chan-doan-va-xet-nghiem-benh-di-ung-thuc-pham-2-b-10.html https://thucphamcongdong.vn/chan-doan-va-xet-nghiem-benh-di-ung-thuc-pham-2-b-10.html#respond Sat, 15 Aug 2015 08:48:43 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=605 Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm

Các dấu hiệu dị ứng nghi ngờ là dị ứng thực phẩm cần nên đến gặp các chuyên gia để được chẩn đoán, và điều trị một cách hợp lý.

Bài viết Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm

Các dấu hiệu dị ứng nghi ngờ là dị ứng thực phẩm cần nên đến gặp các chuyên gia để được chẩn đoán và  điều trị thích hợp. Nếu như đang ở Mỹ, chúng ta có thể nhờ các bác sĩ gia đình (primary care provider) có thể giới thiệu hay tìm kiếm danh mục các chuyên gia dị ứng tại Viện Dị ứng, Hen Suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma and Immunology).

Người bệnh không nên tự mình chẩn đoán các loại thực phẩm gây dị ứng. Việc tự chẩn đoán này có thể dẫn đến chế độ ăn kiêng không cần thiết và không đủ dinh dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em. Ngoài ra, một số bệnh nhân nghĩ rằng họ bị dị ứng thực phẩm, trong khi thực tế họ bị chứng rối loạn thức ăn (xem thêm Bài Các tình trạng rối loạn liên quan đến dị ứng), mà cách điều trị hai chứng bệnh này có thể khác nhau.

Cần lưu ý rằng hiện nay chưa có nghiên cứu nào có thể chẩn đoán hiệu quả bệnh dị ứng thực phẩm. Một số xét nghiệm dị ứng chưa được chứng minh khoa học và còn gây tranh cãi. Một số phương pháp thậm chí có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng.

Tìm hiểu thêm các phương pháp chẩn đoán chưa được chứng minh khoa học.

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm

Các bước chẩn đoán dị ứng thực phẩm

Bước đầu tiên, chuyên gia dị ứng sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào tiền sử dị ứng của người bệnh. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi cho bệnh nhân để xác định được các dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm và các thực phẩm thường gây dị ứng cho bệnh nhân, sau đó bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra bên ngoài.

Tiếp theo, bác sĩ  tiến hành các xét nghiệm để giúp xác định các loại dị ứng thực phẩm. Thông thường một xét nghiệm không cho kết quả chính xác, do đó cần kết hợp các xét nghiệm khác nhau cộng với tiền sử bệnh dị ứng của bệnh nhân mới có thể đưa ra một chẩn đoán chính xác.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

Tất cả các xét nghiệm trên đều là phương pháp chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu dị ứng. Tùy thuộc vào tiền sử dị ứng của bệnh nhân và các kết quả xét nghiệm ban đầu, người bệnh có thể làm thêm các xét nghiệm khác để có được một chẩn đoán chính xác. Viện Quốc gia Bệnh về Dị ứng và Truyền nhiễm Hoa kỳ (NIAID) đã xuất bản cuốn tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị dị ứng thực phẩm. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy, được phát triển bởi một nhóm chuyên gia dị ứng thực phẩm chuyên nghiệp, cùng với 34 tổ chức, cơ quan liên bang và những nhóm hỗ trợ bệnh nhân. Tài liệu này cung cấp những tư vấn lâm sàng và luôn cập nhật mới nhất để giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân dị ứng thực phẩm.

Tài liệu tham khảo:

http: //www.foodallergy.org/diagnosis-and-testing

Bài viết Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/chan-doan-va-xet-nghiem-benh-di-ung-thuc-pham-2-b-10.html/feed 0