Trương Bùi Thanh Thúy Vy – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường https://thucphamcongdong.vn/tre-em-va-thanh-thieu-nien-mac-benh-tieu-duong-1-d-2-9.html Mon, 05 Apr 2021 12:34:33 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49259

Khuyến nghị dinh dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường loại 1 nên tập trung vào việc đạt được các mục tiêu đường huyết để duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển bình thường mà không cần hạ đường huyết quá mức.

Bài viết Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Khuyến nghị dinh dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường loại 1 nên tập trung vào việc đạt được các mục tiêu đường huyết để duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển bình thường mà không cần hạ đường huyết quá mức. Điều này có thể thực hiện thông qua kế hoạch cá nhân về thức ăn và bữa ăn, chế độ kết hợp insulin linh hoạt, theo dõi lượng đường huyết, tăng cường giáo dục, ra quyết định dựa trên kết quả.

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2 cũng tương tự với nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên cùng tuổi không mắc bệnh. Cần xem xét cẩn thận sự thèm ăn của trẻ khi xác định nhu cầu năng lượng. Các phương pháp lý tưởng cho việc ước tính nhu cầu năng lượng của trẻ em hoặc thanh thiếu niên là dựa vào lượng thực phẩm/dinh dưỡng chúng đã ăn hàng ngày, để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển trong giới hạn bình thường. Đánh giá sự tăng cân và tăng trưởng bắt đầu tại lúc chẩn đoán bằng cách ghi lại chiều cao và trọng lượng trên biểu đồ tăng trưởng ở trẻ em. Mức năng lượng đầy đủ có thể được đánh giá bằng cách theo dõi thường xuyên mức độ tăng cân và phát triển bình thường của trẻ.

Không nên vì cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu mà cấm trẻ ăn một số thực phẩm hoặc bắt ăn liên tục một số loại thực phẩm mà trẻ không thích ăn. Các thành phần dinh dưỡng chính của bữa ăn cho trẻ nên được cá nhân hóa theo mục tiêu cụ thể về lượng đường huyết và mỡ máu cũng như yêu cầu về sự tăng trưởng và phát triển.

Nguồn ảnh: shutterstock.com

Khuyến nghị dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiểu đường loại 2 tập trung vào mục tiêu điều trị để bình thường hóa lượng đường huyết và tạo điều kiện cho trẻ có một lối sống lành mạnh. Không tăng cân quá mức, mức tăng trưởng bình thường và đạt được các mục tiêu đường huyết có thể được xem là thành công trong liệu pháp dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Khuyến nghị dinh dưỡng cũng cần phải giải quyết các nguy cơ gây ra bệnh tim mạch như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Nên xem xét đến chiến lược thay đổi hành vi để giảm sử dụng các loại thức ăn nhiều chất béo giàu năng lượng đồng thời khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cho cả gia đình.

Các kế hoạch về thực phẩm / bữa ăn được cá nhân hoá cũng như liệu pháp insulin tích cực có thể đem lại sự linh hoạt cho trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường, nhằm để phù hợp với những bất thường trong thời gian và lịch trình ăn uống, sự thay đổi khẩu vị và mức độ hoạt động.

Khuyến nghị

Sự nhất trí của chuyên gia

  • Các kế hoạch về thực phẩm / bữa ăn được cá nhân hoá cũng như liệu pháp insulin tích cực có thể đem lại sự linh hoạt cho trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường, nhằm để phù hợp với những bất thường trong thời gian và lịch trình ăn uống, sự thay đổi khẩu vị và mức độ hoạt động.
  • Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2 cũng tương tự với nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên cùng tuổi không mắc bệnh.

Tài liệu tham khảo

http://care.diabetesjournals.org/content/27/suppl_1/s36.full#sec-49

Bài viết Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Erythritol – chất tạo ngọt không chứa calo https://thucphamcongdong.vn/erythritol-chat-tao-ngot-khong-chua-calo-2-c-11.html Mon, 11 Sep 2017 09:45:47 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=8088

Chất tạo ngọt erythritol là chất tạo ngọt tự nhiên, không gây tác dụng phụ và có vị gần giống như đường nhưng không chứa calo

Bài viết Erythritol – chất tạo ngọt không chứa calo được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Chất tạo ngọt erythritol có hàm lượng calo thấp có vẻ tốt đến khó tin. Nó là chất tự nhiên, không gây tác dụng phụ và có vị gần giống như đường nhưng không chứa calo. Về cơ bản, nó có đầy đủ những cái tốt của đường nhưng không có các ảnh hưởng có hại của đường.

Erythritol là gì?

Erythritol thuộc về nhóm các hợp chất alcohol (rượu) của đường. Những phân tử này là sự kết hợp của một phân tử carbohydrate và một phân tử rượu (tuy nhiên nó không có chứa rượu ethanol, chất làm bạn say khi uống).

Có nhiều loại hợp chất alcohol của đường khác nhau. Chúng có thể được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên như trái cây, nhưng chúng cũng đang được bổ sung vào tất cả các loại sản phẩm “không đường”.

Cách mà những phân tử này được cấu tạo làm cho chúng có khả năng kích thích các thụ thể cảm nhận vị ngọt trên lưỡi của chúng ta.

Các loại dẫn xuất alcohol của đường thường gặp bao gồm xylitol, sorbitol, maltitol và vài loại khác. Nhưng erythritol thì hơi khác một chút so với những loại khác.

Đầu tiên, nó chứa ít calo:

  • Đường thường: 4 calo/g
  • Xylitol: 2,4 calo/g
  • Erythritol: 0,24 calo/g

Với chỉ 6 % lượng calo của đường, nó vẫn có 70% độ ngọt.

Do cấu trúc hóa học độc đáo của nó, cơ thể chúng ta không thể phá vỡ nó. Nó hầu như không thay đổi khi đi vào cơ thể và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào có hại đến sự chuyển hóa khi lượng đường vượt mức (liên kết đến 1.c.7.4), cũng như không gây ra các vấn đề về tiêu hóa như các loại alcohol khác của đường.

Trong sản xuất quy mô lớn, erythritol được tạo ra khi lên men đường glucose bằng nấm men.

Erythritol không gây tăng đột biến đường huyết hoặc insulin

Cơ thể người không có các enzyme để phá vỡ erythritol. Erythritol được hấp thụ vào máu và sau đó được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu.

Khi những người khỏe mạnh hấp thụ erythritol, không có sự thay đổi mức độ đường trong máu hoặc nồng độ insulin. Cũng không ảnh hưởng gì đến cholesterol, triglyceride hoặc các chỉ số sinh học khác.

Đối với những người thừa cân, tiểu đường hoặc gặp các vấn đề khác liên quan đến hội chứng chuyển hóa, erythritol là một chất thay thế đường tuyệt vời.

Erythritol không cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn trong miệng

Một tác dụng phụ thường gặp khi tiêu thụ đường là các bệnh về răng miệng như bệnh sâu răng. Các vi khuẩn có hại trong miệng sử dụng đường để tạo năng lượng. Khi vi khuẩn có nhiều năng lượng, chúng sẽ phát triển, sinh sôi và tiết ra axit ăn mòn men răng.

Các loại dẫn xuất alcohol của đường như Xylitol được tìm thấy trong các sản phẩm “tốt cho răng”, bởi vì vi khuẩn không thể tiêu hóa xylitol và do đó không thể sử dụng nó để tạo năng lượng.

Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra tác động của erythritol đến vấn đề răng sâu và thu được những kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy erythritol giúp giảm mảng bám và vi khuẩn có hại, nhưng một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nó không có tác dụng thực tế trong việc giảm sâu răng. Theo một nghiên cứu trên 485 học sinh trong 3 năm, erythritol thậm chí còn có tác dụng bảo vệ chống lại sự sâu răng tốt hơn xylitol và sorbitol.

Điều gì xảy ra khi erythritol ở trong cơ thể?

Có một lưu ý quan trọng đối với hầu hết các dẫn xuất alcohol của đường, đó là chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Bởi vì cơ thể không thể chuyển hóa tất cả các phân tử của chúng, một số sẽ đi xuống ruột và trở thành thức ăn cho vi khuẩn ở ruột.

Nhưng erythritol thì khác. Hầu hết nó được hấp thu vào cơ thể trước khi đi vào đại tràng, nơi mà hầu hết các vi khuẩn cư trú. Từ ruột non, các phân tử erythritol sẽ đi vào máu. Nó tuần hoàn trong máu một thời gian cho đến khi nó được bài tiết qua đường nước tiểu. Khoảng 90 % erythritol được bài tiết theo cách này.

Erythritol và hệ thống tiêu hóa

Mặc dù một phần erythritol có thể sẽ đi sâu vào hệ thống tiêu hóa và tiếp xúc với vi khuẩn đường ruột nhưng vi khuẩn không thể tiêu hóa chúng được.

Nghiên cứu sử dụng 1 g/kg trọng lượng cơ thể cho thấy nó được dung nạp rất tốt.

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng 50 g erythritol trong một liều đơn (dùng một lần) sẽ làm tăng triệu chứng buồn nôn và đau bụng âm ỉ.

Do đó, nếu bạn không sử dũng nhiều erythritol trong một lần thì bạn sẽ không bị bệnh và không phải chạy vào nhà vệ sinh.

Hãy thêm vào một ít muối, liều lượng có thể khác nhau tùy mỗi người.

Nhìn chung, erythritol dường như rất an toàn. Nhiều nghiên cứu về sự trao đổi chất và độc tính đã thử nghiệm trên động vật. Mặc dù sử dụng một lượng lớn erythritol trong thời gian dài nhưng chưa phát hiện ảnh hưởng tiêu cực nào.

Mối quan tâm về chất làm ngọt có hàm lượng calo ít

Hiện tại tác giả chưa tìm thấy bất cứ điều gì tiêu cực về erythritol trong các nghiên cứu. Tuy nhiên tác giả vẫn không tin rằng các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp nói chung là hoàn toàn vô hại.

Mặc dù các chất tạo ngọt này không chứa calo nhưng khi sử dụng trong thời gian dài chúng có thể dẫn đến (liên kết đến 2.c.10) béo phì và tiểu đường. Điều này đã được ghi nhận.

Điều này có thể là do các chất ngọt làm tăng cảm giác ngon miệng của thực phẩm, có thể ảnh hưởng đến não và làm cho chúng ta ăn nhiều hơn một cách vô thức.

Một số nhà nghiên cứu bệnh béo phì tin rằng số lượng thực phẩm chế biến sẵn siêu ngon trong việc chuỗi cung ứng thực phẩm là nguyên nhân thực sự của bệnh béo phì.

Tác giả không biết liệu tất cả những điều nêu trên chỉ xảy ra đối với các chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame hay cũng có thể xảy ra khi dùng erythritol hay không. Thời gian sẽ trả lời.

Kết luận

Nhìn chung, erythritol dường như là một chất tạo ngọt tuyệt vời.

Nó hầu như không chứa calo.

Nó có 70% độ ngọt của đường.

Nó không làm tăng lượng đường trong máu hoặc nồng độ insulin .

Nghiên cứu trên người cho thấy tác dụng phụ rất ít, chủ yếu là các vấn đề tiêu hóa nhỏ xảy ra ở một số người.

Nghiên cứu trên động vật được cho ăn một lượng lớn trong một thời gian dài cho thấy không có tác dụng phụ gì.

Tác giả thường khuyên là những người thích ăn ngọt nên thay thế đường bằng stevia hoặc một lượng nhỏ mật ong.

Tuy nhiên, mật ong (liên kết đến 1.e.15) thì chứa calo và fructose, còn stevia thì nhiều người không thích vị lạ của nó.

Erythritol đáp ứng đủ những thiếu sót của hai loại trên.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/erythritol/

 

Bài viết Erythritol – chất tạo ngọt không chứa calo được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Kết quả khảo sát: 8 triệu chứng của bệnh nghiện ăn https://thucphamcongdong.vn/ket-qua-khao-sat-8-trieu-chung-cua-benh-nghien-1-c-7-18.html Sun, 26 Feb 2017 14:37:16 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=7616

8 triệu chứng điển hình của những người mắc chứng nghiện ăn hoặc có "mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm"

Bài viết Kết quả khảo sát: 8 triệu chứng của bệnh nghiện ăn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

8 triệu chứng điển hình của những người mắc chứng nghiện ăn (hoặc có “mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm”).

Tuần trước, tôi thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi mỗi người.

Một e-mail được gửi cho 17,094 cá nhân và có 875 người trong số đó trả lời.

Dưới đây là mô tả cho mỗi triệu chứng, cùng với những kết quả từ các cuộc khảo sát.

1. Thèm ăn mặc dù đã no

Bạn thường có cảm giác thèm ăn, thậm chí sau khi ăn một bữa ăn bổ dưỡng và no căng.

Ví dụ: Bạn vừa ăn xong một bữa ăn ngon với thịt bò, khoai tây và rau nhưng sau đó vẫn thèm ăn kem tráng miệng.

Bạn thấy đấy, cảm giác thèm ăn và đói không phải là một. Bạn không cảm thấy “đói” bởi vì bạn chỉ vừa ăn xong một bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng có một sự thôi thúc nào đó trong não của bạn để ăn một cái gì đó khác.

Điều này khá phổ biến và không nhất thiết có nghĩa rằng bạn có vấn đề. Hầu hết mọi người đều có cảm giác thèm ăn.

Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên và bạn có vấn đề thực sự về kiểm soát bản thân, đó chính là dấu hiệu có vài thứ xảy ra không tự nhiên.

Sự thèm ăn này không phải là nhu cầu của bạn về năng lượng hoặc chất dinh dưỡng, mà nó chính là việc não bộ giải phóng dopamine trong hệ thống củng cố của não. (dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động)

Thèm ăn mặc dù đã no

2. Ăn nhiều hơn bạn dự định

Có hại gì khi ăn một miếng nhỏ bánh sô cô la?

Một chút sẽ giết không bạn vì tất cả mọi thứ điều tốt khi điều độ, đúng không?

Đây là hai nhận xét mà chúng ta được nghe khá thường xuyên khi chúng ta từ chối việc chào bán thực phẩm không lành mạnh.

Cả hai đều hợp lí. Một ít sẽ không có nhiều tác hại và nếu chúng ta có thể ăn bánh trong một chừng mực nhất định thì không sao.

Nhưng đối với một số người, sẽ không chỉ là ăn một miếng sôcôla nhỏ hay một miếng bánh. Một miếng biến thành 20 miếng và một lát bánh biến thành một nửa cái bánh.

“Tất cả hoặc không” hiện tượng phổ biến đối với mọi người nghiện ăn. Không có cái gọi là “điều độ” – điều đó là không thể.

Nói với một người nghiện ăn đồ ăn vặt (liên kết đến 1.c.7.6) phải biết điều độ cũng giống như nói với một người nghiện rượu phải uống bia điều độ, điều đó là không thể.

Ăn nhiều hơn bạn dự định

Khi mắc chứng thèm ăn, có trên 54% người tham gia khảo sát thường xuyên hay luôn luôn ăn nhiều hơn dự định.

3. Ăn cho đến khi cảm thấy quá mức “no căng”

Hãy nói rằng bạn đang thèm ăn…

Bây giờ bạn bắt đầu ăn, ăn và ăn, cho đến khi bạn cảm thấy no (có nghĩa là, bạn không no khi bắt đầu ăn … xem triệu chứng 1).

Nhưng … nó không dừng lại ở đó.

Bạn tiếp tục ăn, sau đó bạn ăn thêm một vài thứ. Cuối cùng bạn cũng dừng lại, khi “cơn thèm” của bạn được thỏa mãn, bạn nhận ra rằng bạn đã ăn quá nhiều và bạn cảm thấy hoàn toàn no căng.

Ăn cho đến khi bạn cảm thấy mức quá no căng

Hơn 36% người tham gia khảo sát thường xuyên hay luôn luôn tiếp tục ăn cho đến khi cảm hoặc là thường xuyên hoặc tất cả thấy quá no. Trong một số trường hợp, điều này có thể được coi như là ăn uống chè chén say sưa.

4. Bạn cảm thấy có lỗi nhưng vẫn tiếp tục làm thế

Khi chúng ta làm điều gì đó trái lại các giá trị, nguyên tắc, quyết định mà chúng ta đã thực hiện trong đức tin tốt của mình, chúng ta thường cảm thấy tồi tệ khi nghĩ về nó vì chúng ta biết điều đó là không “đúng”.

Điều này được gọi là “lương tâm cắn rứt” thường xảy ra ở đa số chúng ta. Đó là một cảm giác vừa tốt vừa xấu.

Tốt, bởi vì nó có nghĩa là chúng ta quan tâm. Xấu, bởi vì nó chỉ làm chúng ta cảm thấy khó chịu khi nó xảy ra. Đó là một cảm giác kinh khủng.

Đối với những người thừa cân và những người đã cố gắng để phát huy “sức mạnh ý chí” và kiểm soát sự tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, rơi vào cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến lương tâm cảm thấy có lỗi.

Chúng tôi có thể cảm thấy rằng chúng ta đang làm điều gì đó sai, lừa dối chính mình. Chúng tôi có thể cảm thấy yếu ớt và vô kỷ luật.

Tuy nhiên, chúng ta lặp lại toàn bộ những điều ấy hết lần này đến lần khác.

Bạn cảm thấy có lỗi nhưng vẫn tiếp tục làm thế

Điều này dường như rất phổ biến, chỉ có 19% số người khảo sát không bao giờ hoặc hiếm khi tiếp tục ăn các loại thực phẩm mà họ cảm thấy có lỗi sau khi ăn chúng.

5. Đưa ra lời bào chữa trong đầu

Khi bạn đã quyết định tránh ăn vặt vào một ngày cụ thể nào đó, nhưng dù thế nào sự thèm ăn vẫn luôn hiện diện, bạn có thể tưởng tượng trong đầu bạn xuất hiện 2 luồng suy nghĩ và chúng đang tranh đấu với nhau.

Một bên đó chính là quyết định hợp lý và lý trí bạn để tránh ăn vặt. Có lẽ bạn đã quyết định chỉ ăn (liên kết đến 1.c.7.10) vào ngày thứ Bảy.

Nhưng bên còn lại là sự thèm muốn… hôm nay là ngày thứ Tư và bạn cảm thấy có một cái gì đó ngọt ngào vào buổi chiều.

Ngay bây giờ bạn có một sự thôi thúc để ăn một cái gì đó mà trước đó bạn đã quyết định bạn không được đi ăn vào ngày này.

Các quyết định hợp lý bạn đã thực hiện để tránh ăn vặt trở thành “thách thức” bởi ý nghĩ mới này… và bạn nên thoải mái ngày hôm nay và ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.

Vào những thời điểm đó, bạn bắt đầu “suy nghĩ” về việc liệu bạn có nên hay không nên nuông chiều bản thân. Bạn có thể đưa ra một số lý do vì sao nó sẽ là một ý tưởng tốt để thỏa mãn cơn thèm và bắt đầu ăn.

Đưa ra lời bào chữa trong đầu

Điều này dường như là rất phổ biến. Có 30% người tham gia khảo sát làm điều đó thường xuyên hoặc luôn luôn, gần 40% đôi khi làm việc đó.

6. Thất bại nhiều lần trong việc lập các quy tắc cho chính mình

Khi mọi người đang đấu tranh với sự tự chủ của mình bằng cách này hay cách khác, họ thường cố gắng để lập các quy tắc cho chính mình.

Ví dụ: chỉ ngủ trong những ngày cuối tuần, luôn luôn làm bài tập về nhà ngay sau giờ học, không bao giờ uống cà phê sau 2pm. Những điều đại loại như thế?

Hầu hết mọi người, kể cả tôi, những quy tắc này hầu như luôn luôn thất bại.

Thiết lập các quy tắc về ăn uống dường như là không thể, đặc biệt là đối với những người gặp vấn đề thèm ăn.

Một bữa ăn thoải mái mỗi tuần … hai bữa ăn thoải mái một tuần … một ngày Thứ Bảy ăn uống tự do, lúc mà tất cả các quy định đều gác sang một bên … chỉ ăn đồ ăn vặt ở các bữa tiệc, sinh nhật và các ngày lễ?

Cá nhân tôi cùng với nhiều người khác đã thử tất cả các quy tắc này.

Họ đã thất bại, mọi lúc.

Thất bại nhiều lần trong việc lập các quy tắc cho mình

Có 80% số người đã có ít nhất một số thất bại trong việc thiết lập các quy tắc về tiêu thụ thực phẩm. 49% trả lời thường xuyên hoặc luôn luôn thất bại.

7. Ăn trong âm thầm

Người có tiền sử thất bại nhiều lần trong việc thiết lập các quy tắc thường bắt đầu ăn vặt âm thầm một mình.

Họ có thể thích ăn một mình, khi không có ai ở nhà, một mình trong xe hơi hoặc khuya sau khi người khác đã đi ngủ.

Tôi đã từng lái xe đến cửa hàng, mua đồ ăn vặt và ăn một mình trong xe. Nếu tôi ở nhà một mình, tôi sẽ ăn nó ở đó … nhưng tôi chắc chắn phải vứt bỏ và giấu các bao bì để không ai có thể phát hiện những gì tôi đã làm.

Tôi cảm thấy xấu hổ về nó và tôi không thích suy nghĩ của những người thân khi họ nhận ra tôi yếu đuối thế nào và những gì tôi đã làm cho bản thân mình.

Ăn trong âm thầm

Rõ ràng điều này là khá phổ biến. Có 26% số thường xuyên hay luôn luôn và gần 25% thỉnh thoảng.

8. Không thể dừng lại dù gặp vấn đề về thể trạng

Chắc một điều là các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.

Trong thời gian ngắn, đồ ăn vặt có thể dẫn đến tăng cân, mụn trứng cá, hơi thở hôi, mệt mỏi, sức khỏe răng miệng kém và những vấn đề phổ biến khác.

Nhưng về lâu dài, năm này sang năm khác tiếp tục lạm dụng cơ thể, mọi thứ có thể bắt đầu thực sự trầm trọng.

Ăn đồ ăn vặt một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường loại II, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, mất trí và thậm chí mắc một số loại ung thư.

Người trải qua bất kỳ các vấn đề thể trạng nào và họ biết rằng vấn đề này có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ những thức ăn không lành mạnh, nhưng vẫn không thể thay đổi thói quen, thì họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Không thể dừng lại được dù gặp vấn đề về thể trạng

Trong số 870 cá nhân đã trả lời câu hỏi này, có 54% (476 người) trả lời đồng ý hay rất đồng ý.

Câu hỏi này là quan trọng nhất.

Nhiều người biết rằng thức ăn vặt có hại, nhưng vẫn không thể kiểm soát việc họ tiêu thụ chúng.

Một số chi tiết về cuộc khảo sát

Hầu hết những người tham gia là nữ

Hầu hết người tham gia là nữ

Tuy nhiên, tôi đã kiểm tra và mô hình là rất tương tự nhau cho cả nam và nữ.

Độ tuổi của người tham gia:

Độ tuổi của người tham gia

Tôi muốn chỉ ra rằng hầu hết những người tham gia là những người đang tìm kiếm thông tin giảm cân khi họ đã đăng ký vào danh sách gửi thư.

Điều này có nghĩa là khảo sát này có thể không đại diện hết cho mọi người nói chung.

Tôi không sử dụng từ nghiện trong các cuộc khảo sát, mà chỉ đề cập rằng đây là cuộc khảo sát về mối quan hệ của con người với thực phẩm.

Bạn có nghiện ăn vặt không?

DSM-IV là một hướng dẫn sử dụng bởi các chuyên gia y tế để chẩn đoán các rối loạn tâm thần.

Nếu bạn nhìn vào các tiêu chí để đánh giá, bạn có thể dễ dàng thấy rằng nhiều triệu chứng trong số 8 triệu chứng trên phù hợp với các định nghĩa y học về việc nghiện.

Nếu bạn đang tự hỏi liệu bạn có vấn đề với chứng nghiện thực phẩm hay không, bạn chỉ cần tự hỏi mình một câu hỏi sau:

Bạn đã nhiều lần cố gắng bỏ ăn hoặc cắt giảm tiêu thụ các loại đồ ăn vặt, nhưng bạn không thể phải không?

Nếu bạn như thế, thì chắc chắn một điều – bạn đang gặp vấn đề và bạn nên làm một điều gì đó tốt hơn.

Cho dù bạn là một người hoàn toàn bị “nghiện” khiphù hợp với các định nghĩa y học của việc nghiện (liên kết đến 1.c.7.5), theo tôi điều đó không thành vấn đề.

Điểm mấu chốt ở đây là sâu trong trái tim của bạn, bạn muốn bỏ, nhưng bạn không thể.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/8-symptoms-of-food-addiction/

Bài viết Kết quả khảo sát: 8 triệu chứng của bệnh nghiện ăn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Làm thế nào để tăng cân hiệu quả và an toàn https://thucphamcongdong.vn/lam-nao-de-tang-can-nhanh-va-toan-1-c-8-14.html Fri, 24 Feb 2017 14:16:56 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=7597

Khoảng hai phần ba số người ở Mỹ thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người có vấn đề ngược lại đó là quá gầy. Đây là một mối quan tâm, bởi vì...

Bài viết Làm thế nào để tăng cân hiệu quả và an toàn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Kết hợp chế độ ăn đủ lượng calo và rèn luyện thể lực là hai yếu tố quan trọng nhất để đạt được cân nặnghợp lý và sức khoẻ tốt.

Thiếu cân có nghĩa là gì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng tỷ số giữa cân nặng cơ thể (kg)/ chiều cao (m) bình phương.

Tình trạng thiếu cân được xác định khi BMI dưới 18,5. Điều này có nghĩa là trọng lượng cơ thể thấp hơn so với mức cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu. Ngược lại, khi BMI trên 25 được coi là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì.

Nên tính xem BMI của bạn đang ở mức nào? Tuy nhiên, lưu ý rằng có nhiều vấn đề với BMI, vì chỉ số này chỉ dựa vào cân nặng và chiều cao cơ thể. BMI không tính khối lượng cơ bắp.

Một số người sinh ra cơ địa rất gầy nhưng vẫn khỏe mạnh. Thiếu cân theo BMI không nhất thiết có nghĩa rằng bạn có vấn đề sức khỏe.

Thiếu cân là tình trạng phổ biến ở trẻ em gái và phụ nữ gấp 2-3 lần. Tại Mỹ, 1% nam giới và 2,4% phụ nữ 20 tuổi trở lên bị thiếu cân.

Kết luận: Tình trạng thiếu cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18,5. Thiếu cân phổ biến hơn ở phụ nữ và trẻ em gái.

Hậu quả của việc thiếu cân?

Béo phì hiện đang là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như khi bạn bị béo phì.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu cân liên quan nguy cơ 140% nam giới chết sớm và 100% ở phụ nữ. Trong nghiên cứu này, béo phì “chỉ” dẫn đến nguy cơ lớn hơn 50% số người chết sớm, điều này chỉ ra rằng thiếu cân có thể còn tồi tệ hơn cho sức khỏe của bạn.

Kết quả nghiên cứu khác cho thấy tăng nguy cơ chết sớm ở nam giới do thiếu cân, nhưng phụ nữ thì không. Điều này chỉ ra rằng thiếu cân có thể tồi tệ hơn với nam giới.

Thiếu cân cũng có thể làm giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến chứng loãng xương và gãy xương, và gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Những người bị thiếu cân cũng có nhiều khả năng để có được sarcopenia (liên quan đến độ tuổi teo cơ), và có thể có nguy cơ cao mắc bệnh mất trí nhớ.

Kết luận: Thiếu cân có thể có hại như béo phì. Những người bị thiếu cân có nguy cơ loãng xương, nhiễm trùng, gặp các vấn đề khả năng sinh sản và tử vong sớm.

Nguyên nhân khiến một số người bị thiếu cân.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: https://authoritynutrition.com)

Giảm cân không lành mạnh có thể gây ra một số bệnh, điển hình như:

  • Rối loạn ăn uống: Điều này bao gồm biếng ăn do tâm lý, rối loạn tâm thần nghiêm trọng.
  • Các vấn đề tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và gây ra sụt giảm cân không lành mạnh.
  • Bệnh Celiac: Là dạng nghiêm trọng nhất của việc không dung nạp gluten. Hầu hết những người bị bệnh celiac không phát hiện ra.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường không kiểm soát (chủ yếu là loại 1) có thể dẫn đến sụt giảm cân nhanh.
  • Ung thư: Các khối u, ung thư thường tiêu hao lượng lớn calo và có thể làm giảm trọng lượng rất nhiều.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng như các ký sinh trùng, bệnh lao và HIV/AIDS có thể làm chúng ta trở nên gầy yếu.

Khi bạn bị thiếu cân, bạn nên đi khám bác sĩ để tránh những bệnh nghiêm trọng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn vừa mới bắt đầu sụt giảm cân.

Kết luận: Có một số bệnh có thể gây ra sụt giảm cân không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn bị thiếu cân, hãy đi khám bác sĩ để phòng tránh các bệnh nghiêm trọng.

Làm thế nào để tăng cân hiệu quả?

Nếu bạn muốn tăng cân, bạn nên làm đúng cách. Chẳng hạn như:

Uống nhiều soda và ăn nhiều bánh rán có thể giúp bạn tăng cân, nhưng đồng thời việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nếu bạn bị thiếu cân, sau đó bạn muốn đạt được sự cân bằng giữa khối lượng cơ và mỡ dưới da, nhưng không phải là lượng tích tụ các chất béo quanh bụng không lành mạnh.

Người mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác thường liên quan với béo phì hơn là thiếu cân. Vì vậy, quan trọng là bạn cần thiết lập chế độ ăn và lối sống lành mạnh.

Kết luận: Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe ngay cả khi bạn đang cố gắng để tăng cân rất quan trọng.

Một số cách để tăng cân hiệu quả và an toàn

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: https://authoritynutrition.com)

  1. Ăn nhiều lượng calo hơn lượng calo tiêu hao

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để tăng cân là ăn nhiều lượng calo hơn so với lượng calo tiêu hao của cơ thể. Thặng dư calo (calo vào> calo ra) là cần thiết. Nếu không có điều này, bạn sẽ không tăng cân được.

Bạn có thể xác định nhu cầu calo của bạn bằng cách sử dụng máy tính tính lượng calo

  • Nếu bạn muốn tăng cân từ từ và đều đặn, hãy tính toán để có nhiều hơn 300-500 lượng calo so với lượng calo bạn tiêu hao mỗi ngày.
  • Nếu bạn muốn tăng cân nhanh hơn, hãy có nhiều hơn 700-1000 calo so với mức bình thường của bạn.

Hãy nhớ rằng tính calo chỉ mang tính ước lượng. Nhu cầu calo của bạn có thể thay đổi vài trăm calo mỗi ngày, nạp vào hoặc tiêu hao.

Bạn không cần phải đếm lượng calo mỗi ngày, chỉ cần làm điều đó vài ngày/tuần đầu tiên để có được một cảm giác về bao nhiêu calo trong chế độ ăn của bạn.

Kết luận: Bạn cần ăn nhiều calo hơn so với lượng calo cơ thể bạn tiêu hao để tăng cân. Mục tiêu nhiều hơn 300-500 calo mỗi ngày so với mức bình thường, hoặc thêm 700-1000 calo nếu bạn muốn tăng cân nhanh hơn.

  1. Ăn nhiều protein (chất đạm)

Chất dinh dưỡng quan trọng nhất để đạt được thể trọng hợp lý khỏe mạnh là protein. Cơ được cấu tạo từ protein, nếu không có protein hầu hết lượng calo sẽ như chất béo cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy rằng trong thời gian ăn dư nhiều, một chế độ ăn uống giàu protein tạo ra nhiều calo sẽ chuyển thành cơ bắp.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng protein cũng là một con dao hai lưỡi. protein rất dễ gây cảm giác no, có thể làm giảm đáng kể cơn đói và cơn thèm ăn của bạn. Điều này có thể khó khăn hơn để có được đủ lượng calo mong muốn.

Nếu bạn đang cố gắng để đạt cân nặng hợp lý, ước tính cần 0,7-1 gram protein cho mỗi 0,5kg trọng lượng cơ thể (1,5-2,2 gram protein cho mỗi kg thể trọng). Bạn thậm chí có thể tăng lượng protein hơn nếu lượng calo của bạn là rất cao.

Thức ăn giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt và những thực phẩm khác. Protein bổ sung như whey protein cũng có ích nếu bạn muốn có đủ chất đạm trong chế độ ăn uống của mình.

Kết luận: Protein hình thành các khối, tạo cơ bắp cho bạn. Ăn đủ protein cần thiết để đạt được trọng lượng cơ bắp thay vì chỉ cần chất béo.

  1. Ăn nhiều carb và chất béo, và ăn ít nhất gấp 3 lần mỗi ngày

Nhiều người cố gắng hạn chế không ăn carb hoặc chất béo khi cố gắng giảm cân. Đây không phải là ý kiến hay nếu mục tiêu của bạn là tăng cân, bởi vì nó sẽ trở nên khó khăn hơn để bạn có đủ lượng calo cần thiết.

  • Nếu tăng cân là ưu tiên của bạn hãy ăn thực phẩm nhiều carb và chất béo. Tốt nhất là ăn nhiều protein, chất béo và tinh bột trong mỗi bữa ăn.
  • Ăn chay không liên tục cũng là một ý tưởng không hay. Ăn chay rất hữu ích cho việc giảm cân và cải thiện sức khỏe, nhưng khó có thể có đủ lượng calo để tăng cân.
  • Hãy chắc chắn ăn ít nhất 3 bữa ăn mỗi ngày, và cố gắng bổ sung các đồ ăn nhẹ nhiều năng lượng bất cứ khi nào có thể.

Kết luận: Để tăng cân, ăn ít nhất 3 bữa ăn mỗi ngày và chắc chắn rằng ăn nhiều chất béo, carb và protein.

  1. Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, sử dụng nước chấm và gia vị

Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất rất quan trọng. Vấn đề là những thực phẩm có xu hướng tạo cảm giác no hơn các loại thực phẩm chế biến đóng hộp, vì thế khó có đủ lượng calo cần thiết.

Sử dụng nhiều loại gia vị, nước sốt có thể có ích. Thức ăn càng ngon thì bạn càng dễ ăn nhiều. Ngoài ra, cố gắng dùng nhiều thực phẩm giàu năng lượng càng nhiều càng tốt. vì chúng là những loại thực phẩm có chứa nhiều calo hơn so với trọng lượng của chúng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu năng lượng để tăng cân hoàn hảo.

  • Quả hạch: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt macca, đậu phộng, v.v.
  • Trái cây sấy khô: Nho khô, chà là, mận và những loại trái cây khác.
  • Sữa giàu chất béo: Sữa, sữa chua nguyên kem, phô mai, kem.
  • Chất béo và dầu: Dầu ô liu hạng nhất và dầu bơ.
  • Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch và gạo nâu.
  • Thịt: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, chọn phần có mỡ.
  • Củ: Khoai tây, khoai lang và khoai mỡ.
  • Sôcôla đen, bơ, bơ đậu phộng, nước dừa, granola, Trail mix (loại thực phẩm kết hợp giữa các loại trái cây sấy khô, ngũ cốc, các loại hạt và đôi khi có cả chocolate).

Những loại thực phẩm trên rất dễ tạo cảm giác no và đôi khi bạn cần phải ép buộc mình phải tiếp tục ăn ngay cả khi bạn cảm thấy no.

Điều này có thể là một ý tưởng tốt, không ăn nhiều rau nếu tăng cân là ưu tiên hàng đầu của bạn. Chỉ đơn giản là để dành chỗ cho các loại thực phẩm giàu năng lượng.

Ăn trái cây nguyên chất là tốt, nhưng hãy ăn những loại trái cây không phải nhai nhiều, như chuối.

Kết luận: Bạn có thể thêm nước sốt, gia vị vào thức ăn của bạn để giúp bạn ăn nhiều hơn. Chế độ ăn của bạn bao gồm càng nhiều các loại thực phẩm giàu năng lượng càng tốt.

Tăng cân và cải thiện tình trạng sức khỏe

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: https://authoritynutrition.com)

Để đảm bảo rằng lượng calo dư thừa chuyển thành cơ bắp của bạn thay vì chỉ thành mô mỡ và sau đó tăng trọng lượng cơ thể, hãy đến phòng tập thể dục thể hình, 2-4 lần mỗi tuần, nâng tạ và cố gắng để tăng trọng lượng tạ theo thời gian.

Nếu bạn không khỏe mạnh hoặc bạn là người mới đến tập luyện, hãy xem xét việc nhờ một huấn luyện viên cá nhân giỏi để giúp bạn bắt đầu.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có vấn đề xương hoặc bất kỳ loại bệnh nào.

Phương pháp tập luyện cardio là tốt nhất vì chúng tập trung chủ yếu vào cân nặng. Thực hành theo phương pháp cardio rất tốt để nâng cao thể lực và sức khỏe, nhưng nếu tập luyện quá nhiều bạn sẽ tiêu hao tất cả lượng calo bổ sung mà bạn nạp vào cơ thể.

Kết luận: Nâng tạ và cải thiện sức mạnh rất quan trọng. Điều này giúp bạn đạt được khối lượng cơ bắp thay vì chỉ là chất béo.

8 lời khuyên khác để tăng cân

Kết hợp ăn nhiều calo và luyện tập sức khoẻ là hai yếu tố quan trọng nhất để đạt được cân nặng.

Sau đây là một vài mẹo để tăng cân nhanh hơn:

  1. Không uống nước trước bữa ăn. Điều này có thể lấp đầy dạ dày của bạn và khó hơn để có đủ calo.
  2. Ăn thường xuyên hơn. Cố gắng thêm vào môt bữa ăn bổ sung hoặc ăn nhẹ bất cứ khi nào bạn có thể, chẳng hạn như trước khi đi ngủ.
  3. Uống sữa. Uống sữa nguyên chất để làm dịu cơn khát là một cách đơn giản để có thêm protein và calo.
  4. Hãy thử dùng weight gainer shakes. Nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn hãy sử dụng sản phẩm weight gainer shakes. Vì nó chứa protein, carb và calo cao.
  5. Sử dụng đĩa lớn hơn. Chắc chắn sử dụng đĩa lớn nếu bạn đang cố gắng có nhiều calo hơn, như các dĩa nhỏ hơn làm cho con ăn tự động ăn ít hơn (liên kết đến 1.c.8.4).
  6. Thêm kem vào cà phê của bạn. Đây là một cách đơn giản để tăng calo.
  7. Hãy dùng creatine. Việc xây dựng cơ bắp, bổ sung creatine monohydrate có thể giúp bạn tăng trọng lượng cơ bắp.
  8. Có giấc ngủ ngon. Ngủ đúng cách rất quan trọng cho sự tăng trưởng cơ bắp.

Kết luận: Có một vài điều khác mà bạn có thể làm để tăng cân nhanh hơn bao gồm uống sữa, sử dụng weight gainer shakes, thêm kem vào cà phê và ăn thường xuyên hơn.

Tăng cân có thể khó nhưng thống nhất là chìa khóa để thành công lâu dài.

Kết hợp ăn đủ lượng calo và rèn luyện thể lực là hai yếu tố quan trọng nhất để đạt được cân nặng mong muốn.

Sau đây là một vài mẹo để tăng cân nhanh hơn:

  1. Không uống nước trước bữa ăn. Điều này có thể lấp đầy dạ dày của bạn và khó hơn để có đủ lượng calo.
  2. Ăn thường xuyên hơn. Cố gắng thêm các bữa ăn bổ sung hoặc ăn nhẹ bất cứ khi nào bạn có thể, chẳng hạn như trước khi đi ngủ.
  3. Uống sữa. Uống sữa nguyên chất để làm dịu cơn khát là một cách đơn giản để có thêm protein và lượng calo.
  4. Hãy thử dùng các sản phẩm chứa protein, carb và giàu lượng calo.
  5. Sử dụng đĩa ăn lớn hơn. Chắc chắn sử dụng đĩa ăn lớn nếu bạn đang cố gắng thu nạp lượng calo nhiều hơn, các dĩa ăn nhỏ hơn làm cho bạn tự động ăn ít hơn.
  6. Thêm kem vào tách cà phê của bạn. Đây là một cách đơn giản để tăng calo.
  7. Hãy dùng creatine. Việc xây dựng cơ bắp, bổ sung creatine monohydrate có thể giúp bạn tăng trọng lượng cơ bắp.
  8. Hãy đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngủ đúng cách rất quan trọng cho sự tăng trưởng cơ bắp.

Kết luận: Có một vài điều khác mà bạn có thể làm để tăng cân nhanh hơn bao gồm uống sữa; sử dụng sản phẩm chứa protein, carb và giàu lượng calo;thêm kem vào tách cà phê và ăn thường xuyên hơn.

Tăng cân có thể khó nhưng thống nhất theo phương pháp, kế hoạch là chìa khóa để thành công.

Thật sự khó để một người có thể đạt được cân nặng hợp lý. Bởi vì cơ thể của bạn có một trạng thái cân nặng nhất định mà nó cảm thấy thoải mái.

Cho dù bạn cố gắng hạ thấp cân nặng (giảm cân) hoặc nâng lên (tăng cân), thì cơ thể bạn sẽ chống lại những thay đổi ấy bằng cách điều tiết mức độ đói và quá trình trao đổi chất của bạn.

Khi bạn ăn nhiều lượng calo và tăng cân, bạn có thể mong đợi cơ thể của bạn phản ứng bằng cách làm giảm sự thèm ăn và thúc đẩy sự trao đổi chất. Điều này phần lớn là qua trung gian bộ não, cũng như hormone điều tiết như leptin.

Vì vậy, bạn nên dự đoán chắc chắn mức độ khó khăn. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải ép buộc mình phải ăn mặc dù bạn cảm giác không thể ăn được nữa.

Tóm lại, thay đổi trọng lượng cơ thể là một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút. Việc này có thể mất một thời gian dài, và bạn cần phải cân nhắc kĩ nếu bạn muốn thành công.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/how-to-gain-weight/

Bài viết Làm thế nào để tăng cân hiệu quả và an toàn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà https://thucphamcongdong.vn/phong-ngua-ngo-doc-thuc-pham-tai-nha-1-b-c-50.html Sat, 10 Dec 2016 10:38:20 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=7221 Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Sự thật là hầu hết mỗi khi bạn hay con bạn bị đau bụng hoặc tiêu chảy, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có khả năng chính là thủ phạm.

Bài viết Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Tôi có thực sự cần phải lo lắng về ngộ độc thực phẩm không?

Bạn nên quan tâm nếu bạn muốn tránh những cơn chuột rút, tiêu chảy và nôn mửa khó chịu. Sự thật là hầu hết mỗi khi bạn hay con bạn bị đau bụng hoặc tiêu chảy, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có khả năng chính là thủ phạm. Hơn nữa, bạn có thể chưa bao giờ biết điều gì đã gây ra các triệu chứng trên, bởi vì các triệu chứng này thường cần đến 2 ngày mới xuất hiện. Vi khuẩn trong thực phẩm có thể nhân đôi số lượng sau mỗi 20 phút ở nhiệt độ phòng, và chỉ cần chúng nhân lên một vài ngàn lần là đủ để hạ gục người trưởng thành. Trẻ em còn nhạy cảm hơn với ngộ độc thực phẩm do hệ miễn dịch còn yếu.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Vi khuẩn có ở đâu?

Bạn không thể nhìn, ngửi hoặc nếm chúng, nhưng có hàng triệu vi khuẩn đang ở xung quang bạn. Hầu hết chúng đều vô hại; một số, như E. coliSalmonella, là mối đe dọa với hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn gây bệnh này có thể hiện diện trong thịt sống, thịt gia cầm, cá hoặc trứng – chúng phát triển mạnh trong các thực phẩm giàu đạm – hoặc bạn có thể đưa chúng vào cơ thể bạn nếu bạn quên rửa tay trước khi chế biến thực phẩm. Chúng sẽ gây hư hỏng thực phẩm ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp và thức ăn không quá mặn hay có tính axit mạnh.

Nhà bếp của tôi có đủ sạch sẽ không?

Vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt nhà bếp hàng giờ và nhiễm qua các thực phẩm khác, vì vậy bạn nên giữ mọi thứ sạch sẽ. Hãy đặc biệt quan tâm đến việc rửa các vật dụng tiếp xúc với thịt sống hoặc trứng trước khi sử dụng lại nó. (Ví dụ, bạn không nên sử dụng cùng một cái đĩa để chứa thịt sống và thịt đã nướng chín.) Cọ rửa kỹ với xà phòng và nước nóng là đủ sạch. Các chất tẩy rửa kháng khuẩn mới cũng chẳng làm sạch hơn nhiều. Và đừng quên giặt khăn lau thường xuyên trong nước nóng và khử trùng miếng rửa chén cứ mỗi vài ngày bằng cách ném nó vào máy rửa chén. Thay miếng rửa chén cứ mỗi vài tuần.

Việc nấu nướng có tiêu diệt được vi khuẩn không?

Việc nấu nướng thực phẩm đến ~71oC (160 F) sẽ tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn. (Một số loại thịt cần nấu ở nhiệt độ cao hơn. Không nên đoán màu sắc mà hãy sử dụng nhiệt kế loại dùng cho thịt.) Nhưng nếu thực phẩm để ở nhiệt độ phòng quá hai giờ, vi khuẩn có thể phát triển nhanh đến mức nguy hiểm và hình thành độc tố kháng nhiệt không thể bị tiêu diệt bằng cách nấu nướng. Thậm chí thực phẩm đã nấu chín có thể bị ôi thiu do để quá lâu ở nhiệt độ phòng, vì thế bạn nên để thức ăn thừa vào trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Tủ lạnh của tôi có đủ lạnh không?

Tủ lạnh nên được cài đặt ở nhiệt độ dưới 4oC (kiểm tra lại bằng cách sử dụng nhiệt kế). Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Lưu trữ phần thức ăn thừa trong vật chứa nông để chúng được làm lạnh nhanh chóng. Và không nên để thực phẩm trong tủ lạnh quá đầy vì không khí phải tuần hoàn để giữ lạnh thực phẩm. Thậm chí ở nhiệt độ lạnh này, vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm vẫn tiếp tục hoạt động trên thức ăn thừa trong vòng vài ngày. Khi nghi ngờ thực phẩm bị hư hỏng, bạn nên vứt bỏ chúng đi!

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_preventing-food-poisoning-in-your-home_64409.bc

Bài viết Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Kiến thức về tủ đông https://thucphamcongdong.vn/kien-thuc-ve-tu-dong-1-b-c-53.html Mon, 24 Oct 2016 00:48:24 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6858

Bên cạnh lò vi sóng, tủ đông là một thiết bị khác không thể thiếu trong bếp gia đình. Bạn có thể mua thức ăn số lượng lớn với giá tiết kiệm hơn,

Bài viết Kiến thức về tủ đông được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1-b-c-53
Nguồn ảnh: thehappyhousewife.com

Bên cạnh lò vi sóng, tủ đông là một thiết bị khác không thể thiếu trong bếp gia đình. Bạn có thể mua thức ăn số lượng lớn với giá tiết kiệm hơn, chẳng hạn như thịt, cá, bánh mì và táo (để làm bánh) và dự trữ chúng cho tới khi cần. Hoặc bạn có thể chuẩn bị một mẻ súp lớn hoặc thịt hầm và dự trữ chúng trong các hộp nhỏ. Bạn cũng có thể đông lạnh thức ăn thừa như súp hoặc món hầm cho bữa ăn tiếp theo, nhanh và tiện lợi.

Tủ đông cũng là nơi thuận tiện để dự trữ các loại nguyên liệu cho các bữa ăn nhanh đầy dinh dưỡng mà trẻ thích, từ cá tẩm bột và xúc xích cho đến rau quả, và cả các món tráng miệng như kem, hoa quả và sữa chua đông lạnh. Đông lạnh còn là cách tuyệt vời để giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Thực tế, đông lạnh các loại hạt (quả hạch) và bánh mì (thái lát trước khi đông lạnh) là cách bảo quản tốt hơn so với cất chúng trong chạn thức ăn.

Để an toàn và giữ được hương vị tối đa, hãy nhớ những điều sau:

Hãy chú ý đến nhiệt độ

Để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển, đừng để thức ăn nóng nguội dần trên bếp ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, làm nguội phần thức ăn chưa dùng đến trong tủ lạnh. Làm mát thực phẩm trước cũng ngăn các tinh thể nước đá lớn hình thành trong quá trình lạnh đông, những tinh thể đá này có thể làm hỏng hương vị và kết cấu thức ăn.

Chia thực phẩm đã nấu chín thành từng phần nhỏ. Giữ súp và các món hầm khoảng 7cm chiều cao trong hộp, và chia thịt thành từng miếng dày khoảng 5- 7 cm.

Nhiệt độ tủ đông nên được giữ trong khoảng từ 0 đến 8 độ F (-18 đến -13oC).

Bao gói đúng cách

Đóng gói rất quan trọng khi đông lạnh thực phẩm. Bao gói tốt thực phẩm giúp ngăn chặn sự bỏng lạnh- có thể ảnh hưởng đến kết cấu và hương vị thực phẩm. Bỏng lạnh xảy ra khi thực phẩm đông lạnh bắt đầu mất nước. Hãy tìm mua túi nhựa hoặc hộp nhựa có ghi “an toàn khi đông lạnh.” Nếu bạn muốn hâm nóng hộp thức ăn đông lạnh, hãy chắc chắn rằng loại hộp này là an toàn khi dùng cho cả tủ đông, lò nướng và lò vi sóng. Đừng gói những thực phẩm có tính axit như cà chua trực tiếp trong màng nhôm vì axit có thể phản ứng với kim loại tạo ra hương vị khác lạ. Bao gói thực phẩm như sau:

  • Bánh mì: Nên lạnh đông bánh mì trong bao bì của chính nó, hoặc đóng gói bánh trong bao bì nhựa rút bớt không khí.
  • Rau củ nấu chín, súp, món ăn đút lò : dùng bao bì nhựa đóng kín
  • Rau quả tươi: dùng túi nhựa có khóa kéo (túi zip) tốt nhất là nên đẩy lượng khí trong túi ra ngoài.
  • Thịt : bao gói 2 lớp, đầu tiên là lớp nhựa dẻo dùng cho tủ đông, rồi đến lớp màng nhôm (loại dày) hoặc giấy freezer (giấy dày, 1 miấy dày, hoặc giấy a ngoàiloại ất nước. Hãy tìmh iều sau: i giấy dày, hoặc g)

Một nhược điểm của việc đông lạnh là có thể làm thay đổi kết cấu của thực phẩm. Quả mâm xôi đông lạnh không còn độ giòn như quả tươi, vì vậy thay vì ăn trực tiếp, bạn có thể sử dụng chúng theo những cách khác, ví dụ như dùng rắc lên trên món tráng miệng hay làm sinh tố. Và nước sốt kem đông lạnh có thể bị tách lớp khi được hâm nóng trở lại. Sự tách lớp này ít xảy ra nếu nước sốt được trộn chung với mì ống, và nếu có tách lớp cũng không dễ thấy và hương vị vẫn tuyệt vời.

Chọn vị trí phù hợp

Thịt đông lạnh và thức ăn chưa dùng đến nên để ở phía trong của ngăn giữa hoặc ngăn thấp hơn vì nơi đó lạnh nhất – nhiệt độ ở cửa tủ dao động quá nhiều và không đủ lạnh. Ngăn cửa tốt nhất dùng để chứa các loại nước ép cô đặc và các thực phẩm nhỏ hơn, chẳng hạn như các gói rau quả hoặc trái cây đông lạnh. Một số người thích sắp xếp tủ đông theo cách đặt các loại thức ăn khác nhau (thịt, bánh mì, rau quả) trong các ngăn cụ thể, đặc biệt khi không gian chật hẹp, để có thể tìm được dễ dàng. Tránh xếp chồng các gói thức ăn trong tủ đông cho đến khi chúng đã được đông lạnh hoàn toàn.

Dán nhãn tất cả mọi thứ

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng ngay lập tức, vẫn hãy đánh dấu loại thực phẩm và ngày tháng trên bao bì. Bạn cũng có thể ghi thêm số lượng và cách hâm nóng cho trường hợp một ai khác muốn hâm nóng. Bạn có thể viết ngay trên giấy bạc bằng bút không thấm nước. Hoặc nếu sử dụng đĩa để đựng thức ăn, hãy đính kèm các thông tin sử dụng trên một miếng giấy dính dán trên đĩa đó. Nếu bạn là người hay lên danh sách hoặc là người siêu ngăn nắp, bạn có thể làm một danh sách các loại thực phẩm đang có trong tủ đông và dán nó bên ngoài cửa. Một số người cho rằng cách này rất có ích cho việc lập kế hoạch bữa ăn và danh sách mua sắm.

Rã đông an toàn

Đông lạnh từng phần nhỏ sẽ giúp bạn rã đông mà bớt lo lắng về sự xâm nhập của vi khuẩn. Ví dụ, nếu bạn có một miếng thịt lớn, như một con gà tây, khi rã đông bên trong có thể vẫn còn cứng trong khi bên ngoài đã ấm rồi. Hãy nhớ rằng đối với miếng thực phẩm lớn, rã đông trong tủ lạnh tốt hơn là ở nhiệt độ phòng.

Bạn cũng có thể rã đông thực phẩm đông lạnh trong lò vi sóng (chỉnh chế độ “rã đông”) hoặc dưới dòng nước lạnh hơn 70F (21oC) chảy liên tục. Rau quả và một số loại thực phẩm đông lạnh (như cá tẩm bột) có thể được rã đông trong quá trình nấu nướng. Hãy kiểm tra nhãn gói nếu bạn không chắc chắn.

Giới hạn thời gian trữ đông

Để an toàn và giữ được hương vị, thực phẩm không nên trữ đông quá lâu. Dưới đây là khuyến cáo thời gian lưu trữ đối với một số thực phẩm chế biến thông thường.

  • Thịt: thịt tảng, thịt viên, thịt khối, giăm bông, gà tây, gà, cá- thn cáo ônlưu tr : 1-3 tháng.
  • Các món kết hợp: cơm, mì ống spaghetti, mì nướng lasagna, các món mì xào, súp – thời gian lưu trữ : 1-3 tháng.
  • Bánh mì: bánh mì tròn, bánh mì ngọt, ổ bánh mì, bánh mì cafe – thời gian lưu trữ : 3-6 tháng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_freezer-facts_1433914.bc?showAll=true

Bài viết Kiến thức về tủ đông được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những điều cần biết về vitamin cho trẻ https://thucphamcongdong.vn/su-that-ve-vitamin-cho-tre-1-b-c-54.html Mon, 24 Oct 2016 00:38:17 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6855

Ý kiến chuyên gia vẫn chưa thống nhất rằng liệu việc bổ sung multivitamin và khoáng chất hàng ngày là có cần thiết cho tất cả các trẻ em hay không.

Bài viết Những điều cần biết về vitamin cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1-b-c-54Có nên bổ sung vitamin cho trẻ?

Ý kiến chuyên gia vẫn chưa thống nhất rằng liệu việc bổ sung multivitamin và khoáng chất hàng ngày là có cần thiết cho tất cả các trẻ em hay không. Lời khuyên từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) là chỉ cho trẻ sử dụng các chế phẩm bổ sung khi có lời khuyên từ bác sĩ. AAP cho rằng hầu hết trẻ em không cần dùng các chế phẩm bổ sung vì rất nhiều loại thực phẩm thông thường đã được bổ sung tăng cường vitamin và khoáng chất (ở Hoa Kỳ).

Mặt khác, AAP cũng thừa nhận rằng việc sử dụng các chế phẩm bổ sung sẽ không gây bất kỳ tác hại nào miễn là nó không vượt quá lượng tiêu thụ khuyên dùng (RDA) cho loại vitamin hay khoáng chất đó.

Các chuyên gia khác lại tin rằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày là một cách tốt để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào trong chế độ ăn uống của trẻ.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng:

  • Dùng chế phẩm bổ sung mỗi ngày không gây hại miễn là hàm lượng của nó không vượt quá giá trị RDA cho bất kỳ một vitamin và khoáng chất nào.
  • Một số trẻ em – chẳng hạn những đứa trẻ ăn chay hoặc nhạy cảm với thực phẩm – có thể cần chế phẩm bổ sung để đáp ứng được giá trị RDA cho một số vitamin và khoáng chất.
  • Chế phẩm bổ sung không nên coi là sự thay thế cho thực phẩm nguyên và không nên dùng để điều chỉnh chế độ ăn uống nghèo nàn. Nếu con của bạn không ăn khỏe, hãy cho bé dùng multivitamin cộng với cải thiện dần thói quen ăn uống của bé.

Tóm lại nếu bạn lo ngại trẻ không đáp ứng được các yêu cầu của một chế độ ăn uống cân bằng, được liệt kê trong khuyến nghị của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thì nên thử cho trẻ dùng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày.

Có nên cho trẻ uống vitamin nếu trẻ kén ăn?

Nếu bạn lo ngại chế độ ăn uống của trẻ đang thiếu hụt dinh dưỡng – ví dụ trẻ không ăn bất cứ thực phẩm màu xanh lá cây nào, hoặc trẻ chỉ ăn một loại đồ ăn trong nhiều ngày – để yên tâm thì bạn có thể cho trẻ dùng một chế phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Debby Demory-Luce, việc này chỉ giúp đảm bảo thêm một chút ít rằng trẻ đang nhận được những chất trẻ đang thiếu.

Nên bổ sung cho trẻ những loại vitamin nào?

Bất kỳ loại multivitamin nào mà dành cho trẻ em (dạng viên nhai hoặc dạng lỏng) đều sử dụng được, ngoại trừ khi trẻ có nhu cầu gì đặc biệt khác. Ví dụ, nếu trẻ ăn chay, hãy bảo đảm các chế phẩm bổ sung sử dụng cho trẻ có chứa vitamin B12 và vitamin D, cũng như có chứa riboflavin và canxi, vì các chất này thường thiếu trong chế độ ăn chay. Hoặc nếu bác sĩ xác định trẻ bị thiếu máu, bác sĩ có thể khuyên dùng một chế phẩm bổ sung có chứa một hàm lượng sắt cần thiết.

Ngoài ra, trẻ em dưới 4 tuổi không thể nghiền nát thực phẩm khi nhai, vì thế hãy cho trẻ dùng vitamin dạng lỏng để ngăn chặn nguy cơ bị nghẹn.

Trẻ em thường không có đủ vitamin D, do đó AAP khuyến cáo rằng hầu hết trẻ em, từ trẻ sơ sinh đến vị thành niên, nên bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày.

Lưu ý là các chế phẩm bổ sung thường không chứa đủ 100% tất cả các vitamin và khoáng chất, vì thế cần chắc chắn là trẻ cũng nhận được các vitamin và khoáng chất từ thức ăn.

Nếu trẻ không ăn uống đủ sữa và các sản phẩm từ sữa hàng ngày và chỉ nhận được, ví dụ, 15 – 20% giá trị RDA cho canxi từ các chế phẩm bổ sung, thì trẻ phải cần đến các nguồn thực phẩm khác, chẳng hạn như nước cam có bổ sung canxi.

Khi chọn một chế phẩm bổ sung vitamin cho trẻ, hãy đọc kĩ nhãn sản phẩm. Một cuộc khảo sát quốc gia ở Hoa Kỳ cho thấy những trẻ em có chế độ ăn ít một chất dinh dưỡng nào đó thường được bổ sung thêm vitamin; và một số trẻ trong số đó đã nhận được nhiều hơn lượng giới hạn khuyên dùng cho vitamin A, axit folic và kẽm. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các chế phẩm bổ sung vitamin mà trẻ đang dùng không chứa quá nhiều các chất này trừ khi bác sĩ có lời khuyên khác.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không bắt buộc các chế phẩm bổ sung có cùng một tiêu chuẩn (như thuốc) trước khi sản xuất, vì vậy chất lượng và hoạt tính của các chế phẩm bổ sung là có thể khác nhau giữa các nhãn hiệu. (Xem bài viết về việc Mua một chế phẩm bổ sung để được hướng dẫn thêm).

Một điều lưu ý nữa là không dùng các thức uống có chứa vitamin thay cho các chế phẩm bổ sung vitamin. Thông thường các thức uống chứa vitamin (bao gồm cả nước uống thể thao hoặc các thức uống cung cấp năng lượng) đều có chứa caffeine và đường.

Có nên cho trẻ dùng nhiều vitamin hơn trong một ngày, nếu trẻ ăn rất kém trong tuần đó?

Không. Không có bất kì lý do gì để cho trẻ dùng nhiều hơn liều khuyến cáo hàng ngày (thường là một viên một ngày). “Một số người nghĩ rằng thêm một chút là tốt nhưng thêm nhiều hơn thì tốt hơn”, Demory-Luce nói. Cách nghĩ như vậy về vitamin là rất nguy hiểm. Dùng vitamin quá liều không chỉ gây tổn hại cho trẻ, ví dụ dư chất sắt, mà việc dùng quá liều vitamin còn ngăn chặn sự hấp thu các chất khác gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.

Những điều cần thận trọng khi dùng vitamin?

Vitamin được sản xuất tạo hình giống như các loại kẹo để thu hút trẻ, vì vậy trẻ có thể ăn nhiều viên một lúc nếu bạn không chú ý. Nhưng nhận được quá nhiều vitamin và khoáng chất (đặc biệt sắt) có thể nguy hiểm, hoặc thậm chí gây tử vong.

Vì vậy, hãy xem vitamin như là thuốc. Hãy chắc chắn rằng nắp đậy là loại trẻ không mở được và nhất là phải để vitamin ngoài tầm tay trẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng Demory-Luce, một bà mẹ hai con, đã có một bài học không mấy dễ chịu trong chuyện này: “Con trai tôi đã với tới hộp vitamin, mở nắp an toàn và ăn mười viên trước khi tôi phát hiện ra”, cô nói. “May mắn thay, loại vitamin đó không chứa sắt”. Bây giờ cô ấy luôn để lọ vitamin trong tủ và khóa lại.

Hãy gọi cho trung tâm kiểm soát chất độc (ở Hoa Kỳ) nếu bạn nghi ngờ trẻ đã dùng quá liều vitamin, ngay cả khi vitamin đó không chứa sắt.

Tài liệu tham khảo

 http://www.babycenter.com/0_the-lowdown-on-childrens-vitamins_64355.bc?showAll=true
http://medulamedula.com/vitamin-ve-mineral-takviyesi

Bài viết Những điều cần biết về vitamin cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những điều bạn cần biết về xylitol https://thucphamcongdong.vn/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-xylitol-2-c-12.html Wed, 05 Oct 2016 16:28:47 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6822

Những điều bạn cần biết về xylitol cũng như cách nó tác động đến sức khỏe của bạn.

Bài viết Những điều bạn cần biết về xylitol được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

2-c-12

Dùng thêm đường là thói quen không lành mạnh nhất trong chế độ ăn uống hiện đại. Vì thế, chúng ta có xu hướng thay thế đường bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như là xylitol.

Xylitol có vẻ bề ngoài và vị giống như đường, nhưng có lượng calo ít hơn và không làm tăng lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng xylitol có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và có nhiều lợi ích quan trọng khác.

Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn chi tiết về xylitol cũng như cách nó tác động đến sức khỏe của bạn.

Xylitol là gì và nó có từ đâu?

Xylitol là một loại dẫn xuất alcohol (rượu) của đường (hoặc polyalcohol).

Dẫn xuất alcohol của đường là sự kết hợp của một phân tử đường và một phân tử rượu. Cấu tạo của nó làm cho nó có khả năng kích thích các thụ thể cảm nhận vị ngọt trên lưỡi.

Xylitol được tìm thấy với lượng nhỏ trong nhiều loại trái cây (liên kết đến 1.e.16) và rau quả, vì thế nó được xem là chất tự nhiên. Con người cũng có thể tạo ra một lượng nhỏ xylitol thông qua sự trao đổi chất thông thường.

Xylitol là một thành phần phổ biến trong kẹo cao su, kẹo, kẹo bạc hà, các loại thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Xylitol có vị ngọt tương tự như đường thường, nhưng chứa ít calo (liên kết đến 1.c.8.5) hơn 40 %.

  • Đường: 4 calo/gram
  • Xylitol: 2,4 calo/gram

Xylitol có màu trắng, dạng bột tinh thể.

Xylitol là một chất tạo ngọt tinh chế, vì vậy nó không chứa bất kỳ loại vitamin, khoáng chất hoặc chất đạm (liên kết đến 1.c.7.27) nào. Vì thế nó không chứa calo.

Xylitol có thể được chiết xuất từ cây bạch dương, nhưng nó cũng có thể được tạo thành bằng quy trình công nghiệp chuyển hóa sợi thực vật được gọi là xylan thành xylitol.

Mặc dù các dẫn xuất alcohol của đường về mặt kỹ thuật có chứa carbohydrate, nhưng hầu hết chúng không làm tăng lượng đường trong máu nên chúng sẽ không được tính vào hàm lượng carb tổng, điều này làm cho chúng trở thành những chất tạo ngọt phổ biến trong các sản phẩm có hàm lượng calo thấp (liên kết đến 1.c.7.11).

Đừng lo về tính alcohol (rượu) của các hợp chất này bởi vì chúng thực sự không chứa bất kì thành phần nào làm cho người sử dụng bị say. Dẫn xuất alcohol của đường an toàn với người nghiện rượu.

Kết luận: Xylitol là một loại chất tạo ngọt được gọi là dẫn xuất alcohol của đường, được tìm thấy ở một số loại thực vật. Nó có vẻ về ngoài và vị giống như đường, nhưng có lượng calo ít hơn 40 %.

Xylitol có chỉ số glycemic rất thấp và không gây tăng đột biến đường huyết hoặc insulin

Một trong những tác động có hại của việc sử dụng đường (hoặc sirô bắp có hàm lượng fructose cao) là gây tăng đột biến hàm lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Do lượng fructose cao nên khi tiêu thụ vượt mức sẽ dẫn đến việc kháng insulin và tất cả các vấn đề về trao đổi chất.

Xylitol không chứa fructose (liên kết đến 1.c.7.9) và không có ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu và insulin. Vì vậy, xylitol không có bất kì tác hại nào của đường thường.

Chỉ số đường huyết (chỉ số đo tốc độ tăng lượng đường trong máu khi sử dụng thực phẩm) của xylitol chỉ có 7, trong khi đường thường có chỉ số đường huyết là 60-70.

Xylitol có thể được xem là chất tạo ngọt tốt cho việc giảm cân (liên kết đến 1.c.8.3) vì nó chứa calo ít hơn 40 % so với đường thường.

Xylitol là một chất tạo ngọt thay thế tuyệt vời cho đường đối với những người có bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường, béo phì hoặc có các vấn đề trao đổi chất khác.

Mặc dù còn chưa được nghiên cứu ở người nhưng thí nghiệm trên chuột cho thấy rằng xylitol có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường, giảm mỡ bụng và thậm chí ngăn ngừa tăng cân khi thực hiện chế độ ăn tăng cân.

Kết luận: Không giống như đường, xylitol có ảnh hưởng không đáng kể đến lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Một số thí nghiệm trên chuột cho thấy lợi ích tuyệt vời của xylitol đối với sự trao đổi chất.

Xylitol ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn xấu trong khoang miệng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng

Nhiều nha sĩ khuyên bạn sử dụng kẹo cao su xylitol vì rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng xylitol có nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và phòng ngừa sâu răng.

Một trong những nguy cơ hàng đầu gây sâu răng là vi khuẩn đường miệng Streptococcus mutans. Đây là vi khuẩn gây ra mảng bám trên răng. Mặc dù có một ít mảng bám trên răng là bình thường, nhưng nếu có quá nhiều mảng bám thì hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu tấn công các vi khuẩn trong mảng bám. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về nướu như bệnh viêm nướu.

Các vi khuẩn đường miệng sử dụng glucose từ thực phẩm, nhưng chúng không thể sử dụng xylitol. Vì thế thay thế đường bằng xylitol giúp hạn chế hàm lượng năng lượng cho các vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, tác dụng của xylitol không chỉ có vậy. Mặc dù các vi khuẩn có hại không thể sử dụng xylitol để tạo năng lượng, nhưng chúng vẫn tiêu thụ được xylitol. Khi vi khuẩn đã “ăn no” các xylitol, chúng không thể sử dụng glucose, vì vậy con đường sản xuất năng lượng của chúng bị tắc nghẽn và kết quả là chúng sẽ chết đi.

Nói cách khác, khi bạn nhai kẹo cao su chứa xylitol (hoặc sử dụng nó như  một chất tạo ngọt), sự chuyển hóa đường của vi khuẩn sẽ bị tắc nghẽn và chúng sẽ chết vì đói.

Trong một nghiên cứu, sử dụng kẹo cao su xylitol giúp giảm 27-75% các vi khuẩn gây hại nhưng không ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi.

Xylitol cũng có những lợi ích nha khoa khác:

  • Tăng hấp thu canxi trong hệ thống tiêu hóa, điều này tốt cho răng và cũng ngăn ngừa bệnh loãng xương.
  • Tăng tiết nước bọt. Nước bọt có chứa canxi và phosphate giúp tái khoáng hóa cho răng.
  • Giảm độ axit trong nước bọt, do đó giúp phòng ngừa sự suy thoái men răng do axit.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc thay thế đường bằng xylitol hoặc thêm xylitol vào chế độ ăn uống có thể làm giảm 30-85 % bệnh sâu răng.

Bởi vì các chứng viêm là gốc rễ của nhiều bệnh mãn tính, vì thế việc giảm mảng bám và giảm viêm nướu cũng có thể có những lợi ích cho những bộ phận khác của cơ thể.

Kết luận: Xylitol có thể hạn chế sự phát triển các vi khuẩn có hại trong miệng, làm giảm sự tích tụ mảng bám và giảm sâu răng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng và bệnh viêm nướu.

Xylitol giảm nhiễm trùng tai ở trẻ em và chống nấm Candida albicans

Miệng, mũi và tai đều được kết nối với nhau. Vì thế vi khuẩn sống trong khoang miệng có thể gây ra nhiễm trùng tai, một vấn đề thường gặp ở trẻ em. Xylitol có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn này cũng giống như cách nó tiêu diệt vi khuẩn tạo mảng bám.

Trong một nghiên cứu ở trẻ em thường bị tái diễn bệnh nhiễm trùng tai, nếu chúng sử dụng kẹo cao su xylitol hàng ngày thì tỷ lệ nhiễm bệnh giảm 40 %.

Xylitol cũng giúp chống lại nấm men Candida albicans, làm giảm khả năng bám dính bề mặt và gây nhiễm trùng.

Kết luận: Kẹo cao su xylitol có thể làm giảm bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ em và giúp chống lại sự lây nhiễm của nấm Candida albicans.

Một số lợi ích sức khỏe tiềm năng khác của xylitol

Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể và được tìm thấy với số lượng lớn ở da và các mô liên kết.

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy xylitol có thể làm tăng việc sản xuất collagen giúp chống lại những ảnh hưởng của lão hóa da.

Xylitol cũng có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương, tăng khối lượng xương và hàm lượng khoáng chất trong xương ở chuột.

Mặc dù xylitol có thể tiêu diệt các vi khuẩn “xấu” trong miệng, nhưng nó cũng có thể cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột, đây là một ảnh hưởng tốt. Về mặt này, nó có chức năng tương tự như chất xơ hòa tan (liên kết đến 1.e.18).

Kết luận: Xylitol có thể giúp tăng sản xuất collagen và làm giảm nguy cơ loãng xương. Nó cũng có tác dụng giống prebiotic, trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có ích trong ruột.

Có một vấn đề cần chú ý đó là xylitol rất độc với chó

Ở người, xylitol được hấp thu chậm và không có ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin.

Tuy nhiên, với chó thì khác hẳn. Khi chó ăn xylitol, cơ thể nó nhầm tưởng rằng đã hấp thụ glucose và bắt đầu sản xuất một lượng lớn insulin. Khi điều này xảy ra, các tế bào của chó bắt đầu lấy glucose từ máu. Điều này có thể dẫn đến hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) và gây tử vong.

Xylitol cũng có ảnh hưởng xấu đến chức năng gan của chó, với liều cao có thể gây suy gan.

Lưu ý rằng với chó chỉ khoảng 0,1g xylitol/kg trọng lượng cơ thể đã gây ảnh hưởng, vì thế giống chó Chihuahua nặng 3 kg sẽ bị bệnh nếu ăn chỉ 0,3 gram xylitol. Lượng này ít hơn so với lượng chứa trong một viên kẹo cao su.

Vì vậy, nếu bạn có nuôi chó, hãy tránh để xylitol bừa bãi hoặc tốt nhất là không để chúng trong nhà. Nếu bạn cho rằng chó của bạn vô tình ăn xylitol, hãy mang nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Kết luận: Xylitol rất độc đối với chó, có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc suy gan.

Tác dụng phụ, liều dùng và nơi mua

Xylitol được dung nạp tốt, nhưng nếu sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa. Dẫn xuất alcohol của đường có hấp thụ nước đi vào ruột hoặc được lên men bằng vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy.

Tuy nhiên, cơ thể dường như có thể điều chỉnh xylitol rất tốt. Nếu bạn nạp từ từ để cơ thể có thời gian điều chỉnh, thì bạn sẽ không gặp bất kỳ tác động phụ nào.

Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn có thể dung nạp các dẫn xuất alcohol của đường hay không, thì khi lần đầu tiên ăn một lượng đáng kể, bạn nên đứng gần nhà vệ sinh.

Có thể nói sử dụng xylitol trong thời gian dài là hoàn toàn an toàn.

Một nghiên cứu cho thấy con người có thể tiêu thụ trung bình 1,5 kg xylitol mỗi tháng, với lượng tối đa hàng ngày là 400 g mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Nếu bạn muốn mua xylitol, Amazon là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có nhiều đánh giá thú vị của người dùng.

Dẫn xuất alcohol của đường có thể được dùng để làm ngọt cho tất cả mọi thứ như phê (liên kết đến 1.e.19), trà và nhiều công thức nấu ăn. Bạn có thể thay thế đường bằng xylitol với tỉ lệ 1:1.

Nếu bạn có hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp được FODMAP (chế độ ăn giúp giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích), hãy cẩn thận với các dẫn xuất alcohol của đường và nên tránh sử dụng hoàn toàn.

Lời kết

Nếu bạn muốn chất ngọt nào đó, xylitol là một lựa chọn tuyệt vời.

Trong khi vẫn đang có các cuộc tranh luận về các chất tạo ngọt là liệu chúng có gây hại cho bạn hay không, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng xylitol thực sự có lợi cho sức khỏe.

Nó không làm tăng đột biến đường huyết hoặc insulin, hạn chế các vi khuẩn tạo mảng bám trong miệng và là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn tốt trong ruột.

Tài liệu tham khảo

http://authoritynutrition.com/xylitol-101/

Bài viết Những điều bạn cần biết về xylitol được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bộ lọc nước: lọc thẩm thấu ngược https://thucphamcongdong.vn/bo-loc-nuoc-loc-tham-thau-nguoc-1-b-c-51.html Wed, 17 Aug 2016 15:11:58 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6604 Bộ_lọc_nước

Hệ thống lọc thẩm thấu ngược là hệ thống màng lọc được đặt dưới các bồn rửa, có thể loại bỏ hầu như tất cả các chất bẩn có trong van nước lạnh.

Bài viết Bộ lọc nước: lọc thẩm thấu ngược được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bộ_lọc_nước

Bộ_lọc_nước
(Nguồn ảnh: www.freedrinkingwater.com)

Lọc nước thẩm thấu ngược là gì?

Hệ thống lọc thẩm thấu ngược là hệ thống màng lọc được đặt dưới các bồn rửa, có thể loại bỏ hầu như tất cả các chất bẩn có trong van nước lạnh. Các model có thể khác nhau đôi chút, nhưng hầu hết chúng đều cho nước đi qua bộ màng lọc sơ bộ có kích thước cỡ một chiếc đèn pin để lọc cặn bẩn, sau đó nước sẽ đi qua màng giống loại cellophane để lọc các chất ô nhiễm nhỏ hơn. Trước khi đến được vòi nước gắn trên bồn rửa chén của bạn, dòng nước sạch đó được lọc lần cuối qua bộ lọc carbon để loại bỏ bất kỳ hóa chất nào còn sót lại trong quá trình truyền đi.

Hệ thống lọc thẩm thấu ngược là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai?

Lọc thẩm thấu ngược là một lựa chọn tốt nếu bạn lo lắng về các chất gây ô nhiễm – đặc biệt là hóa chất và kim loại nặng như chì – và mong muốn sự tiện lợi và đảm bảo của dòng nước trực tiếp từ vòi đã được lọc 3 lần.

Nó loại bỏ những gì?

Một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm một bộ lọc sơ và một bộ lọc tinh, loại bỏ được chì, đồng, thạch tín, cadimi, clo, ký sinh trùng giardia, thuốc trừ sâu, muối, hợp chất trihalomethane, hợp chất sulfate, bào xác và hợp chất nitrate.

Màng thẩm thấu ngược cũng có thể lọc ra ít nhất là một số vi khuẩn và virus. Nhưng nó có thể có những khiếm khuyết nhỏ cho phép một vài vi khuẩn lọt qua, do đó bạn không nên sử dụng bộ lọc này với mục đích phòng tránh vi rút, vi khuẩn.

Ưu và nhược điểm?

Một hệ thống thẩm thấu ngược có những lợi ích sau: Nó tạo ra một hàng rào lọc ba tầng có thể lọc các chất ô nhiễm và nó không sử dụng điện. Nhược điểm chính của nó là nó lãng phí 2-4 lít nước máy cho mỗi lít nước được lọc. Lượng nước thải nó tạo ra càng ít thì tuổi thọ màng lọc càng ngắn vì lượng nước thải ra giúp giữ màng được sạch.

Lắp đặt nó có khó khăn như thế nào?

Nếu bạn không muốn mất 2 giờ đồng hồ cúi đầu xuống bồn nước thì hãy gọi điện cho thợ đặt đường ống.

Chi phí như thế nào?

Giá cho một hệ thống là khoảng 4,5 triệu ($ 200). Ngoài ra, mỗi 2-3 năm, bạn cần phải thay thế màng lọc. Nước được lọc có giá khoảng 1,85 cent/lit (ở Hoa Kỳ).

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_water-filters-reverse-osmosis-filters_64401.bc

Bài viết Bộ lọc nước: lọc thẩm thấu ngược được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Kết quả khảo sát: 8 triệu chứng của bệnh nghiện ăn https://thucphamcongdong.vn/ket-qua-khao-sat-8-trieu-chung-cua-benh-nghien-an-1-c-7-18.html Thu, 21 Apr 2016 11:04:15 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5432

8 triệu chứng điển hình của những người mắc chứng nghiện ăn (hoặc có "mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm").

Bài viết Kết quả khảo sát: 8 triệu chứng của bệnh nghiện ăn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

 

1.c.7.18.

 

8 triệu chứng điển hình của những người mắc chứng nghiện ăn (hoặc có “mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm”).

Tuần trước, tôi thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi mỗi người.

Một e-mail được gửi cho 17,094 cá nhân và có 875 người trong số đó trả lời.

Dưới đây là mô tả cho mỗi triệu chứng, cùng với những kết quả từ các cuộc khảo sát.

  1. Thèm ăn mặc dù đã no

Bạn thường có cảm giác thèm ăn, thậm chí sau khi ăn một bữa ăn bổ dưỡng và no căng.

Ví dụ: Bạn vừa ăn xong một bữa ăn ngon với thịt bò, khoai tây và rau nhưng sau đó vẫn thèm ăn kem tráng miệng.

Bạn thấy đấy, cảm giác thèm ăn và đói không phải là một. Bạn không cảm thấy “đói” bởi vì bạn chỉ vừa ăn xong một bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng có một sự thôi thúc nào đó trong não của bạn để ăn một cái gì đó khác.

Điều này khá phổ biến và không nhất thiết có nghĩa rằng bạn có vấn đề. Hầu hết mọi người đều có cảm giác thèm ăn.

Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên và bạn có vấn đề thực sự về kiểm soát bản thân, đó chính là dấu hiệu có vài thứ xảy ra không tự nhiên.

Sự thèm ăn này không phải là nhu cầu của bạn về năng lượng hoặc chất dinh dưỡng, mà nó chính là việc não bộ giải phóng dopamine trong hệ thống củng cố của não. (dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động)

Bạn có bao giờ cảm thấy thèm ăn một loại thức ăn nào đó mặc dù bạn cảm thấy no và vừa ăn xong một bữa ăn đầy dinh dưỡng?

1.c.7.18.1

Điều này rõ ràng là rất phổ biến, có ít hơn 13% hiếm khi hoặc không bao giờ trải nghiệm điều này.

  1. Ăn nhiều hơn bạn dự định

Có hại gì khi ăn một miếng nhỏ bánh sô cô la?

Một chút sẽ giết không bạn vì tất cả mọi thứ điều tốt khi điều độ, đúng không?

Đây là hai nhận xét mà chúng ta được nghe khá thường xuyên khi chúng ta từ chối việc chào bán thực phẩm không lành mạnh.

Cả hai đều hợp lí. Một ít sẽ không có nhiều tác hại và nếu chúng ta có thể ăn bánh trong một chừng mực nhất định thì không sao.

Nhưng đối với một số người, sẽ không chỉ là ăn một miếng sôcôla nhỏ  hay một miếng bánh. Một miếng biến thành 20 miếng và một lát bánh biến thành một nửa cái bánh.

“Tất cả hoặc không” hiện tượng phổ biến đối với mọi người nghiện ăn. Không có cái gọi là “điều độ” –điều đó là không thể.

Nói với một người nghiện ăn đồ ăn vặt (liên kết đến 1.c.7.6) phải biết điều độ cũng giống như nói với một người nghiện rượu phải uống bia điều độ, điều đó là không thể.

Khi bạn bắt đầu ăn loại thức ăn mình đang thèm ăn, bạn có nhận ra rằng mình ăn nhiều hơn mình dự định không?

1.c.7.18.2


Khi mắc chứng thèm ăn, có trên 54% người tham gia khảo sát thường xuyên hay luôn luôn ăn nhiều hơn dự định.

  1. Ăn cho đến khi cảm thấy quá mức “no căng”

Hãy nói rằng bạn đang thèm ăn …

Bây giờ bạn bắt đầu ăn, ăn và ăn, cho đến khi bạn cảm thấy no (có nghĩa là, bạn không no khi bắt đầu ăn … xem triệu chứng 1).

Nhưng … nó không dừng lại ở đó.

Bạn tiếp tục ăn, sau đó bạn ăn thêm một vài thứ. Cuối cùng bạn cũng dừng lại, khi “cơn thèm” của bạn được thỏa mãn, bạn nhận ra rằng bạn đã ăn quá nhiều và bạn cảm thấy hoàn toàn no căng.

Khi bạn ăn thức ăn mà bạn muốn ăn, bạn có ăn cho đến khi bạn cảm thấy no căng?

1.c.7.18.3
Hơn 36% người tham gia khảo sát thường xuyên hay luôn luôn tiếp tục ăn cho đến khi cảm hoặc là thường xuyên hoặc tất cả thấy quá no. Trong một số trường hợp, điều này có thể được coi như là ăn uống chè chén say sưa.

  1. Bạn cảm thấy có lỗi nhưng vẫn tiếp tục làm thế

Khi chúng ta làm điều gì đó trái lại các giá trị, nguyên tắc, quyết định mà chúng ta đã thực hiện trong đức tin tốt của mình, chúng ta thường cảm thấy tồi tệ khi nghĩ về nó vì chúng ta biết điều đó là không “đúng”.

Điều này được gọi là “lương tâm cắn rứt” thường xảy ra ở đa số chúng ta. Đó là một cảm giác vừa tốt vừa xấu.

Tốt, bởi vì nó có nghĩa là chúng ta quan tâm. Xấu, bởi vì nó chỉ làm chúng ta cảm thấy khó chịu khi nó xảy ra. Đó là một cảm giác kinh khủng.

Đối với những người thừa cân và những người đã cố gắng để phát huy “sức mạnh ý chí” và kiểm soát sự tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, rơi vào cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến lương tâm cảm thấy có lỗi.

Chúng tôi có thể cảm thấy rằng chúng ta đang làm điều gì đó sai, lừa dối chính mình. Chúng tôi có thể cảm thấy yếu ớt và vô kỷ luật.

Tuy nhiên, chúng ta lặp lại toàn bộ những điều ấy hết lần này đến lần khác.

Bạn có cảm thấy có lỗi khi ăn các loại thức ăn nào đó nhưng bạn vẫn tiếp tục ăn?

1.c.7.18.4
Điều này dường như rất phổ biến, chỉ có 19% số người khảo sát không bao giờ hoặc hiếm khi tiếp tục ăn các loại thực phẩm mà họ cảm thấy có lỗi sau khi ăn chúng.

  1. Khi bạn đã quyết định tránh ăn vặt vào một ngày cụ thể nào đó, nhưng dù thế nào sự thèm ăn vẫn luôn hiện diện, bạn có thể tưởng tượng trong đầu bạn xuất hiện 2 luồng suy nghĩ và chúng đang tranh đấu với nhau.Đưa ra lời bào chữa trong đầu

Một bên đó chính là quyết định hợp lý và lý trí bạn để tránh ăn vặt. Có lẽ bạn đã quyết định chỉ ăn (liên kết đến 1.c.7.10) vào ngày thứ Bảy.

Nhưng bên còn lại là sự thèm muốn… hôm nay là ngày thứ Tư và bạn cảm thấy có một cái gì đó ngọt ngào vào buổi chiều.

Ngay bây giờ bạn có một sự thôi thúc để ăn một cái gì đó mà trước đó bạn đã quyết định bạn không được đi ăn vào ngày này.

Các quyết định hợp lý bạn đã thực hiện để tránh ăn vặt trở thành “thách thức” bởi ý nghĩ mới này… và bạn nên thoải mái ngày hôm nay và ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.

Vào những thời điểm đó, bạn bắt đầu “suy nghĩ” về việc liệu bạn có nên hay không nên nuông chiều bản thân. Bạn có thể đưa ra một số lý do vì sao nó sẽ là một ý tưởng tốt để thỏa mãn cơn thèm và bắt đầu ăn.

Bạn có đưa ra lí do tại sao bạn nên ăn loại thức ăn mà bạn muốn không?

1.c.7.18.5

Điều này dường như là rất phổ biến. Có 30% người tham gia khảo sát làm điều đó thường xuyên hoặc luôn luôn, gần 40% đôi khi làm việc đó.

  1. Thất bại nhiều lần trong việc lập các quy tắc cho chính mình

Khi mọi người đang đấu tranh với sự tự chủ của mình bằng cách này hay cách khác, họ thường cố gắng để lập các quy tắc cho chính mình.

Ví dụ: Chỉ ngủ trong những ngày cuối tuần, luôn luôn làm bài tập về nhà ngay sau giờ học, không bao giờ uống cà phê sau 2pm. Những điều đại loại như thế?

Hầu hết mọi người, kể cả tôi, những quy tắc này hầu như luôn luôn thất bại.

Thiết lập các quy tắc về ăn uống dường như là không thể, đặc biệt là đối với những người gặp vấn đề thèm ăn.

Một bữa ăn thoải mái mỗi tuần … hai bữa ăn thoải mái một tuần … một ngày  Thứ Bảy ăn uống tự do, lúc mà tất cả các quy định đều gác sang một bên … chỉ ăn đồ ăn vặt ở các bữa tiệc, sinh nhật và các ngày lễ?

Cá nhân tôi cùng với nhiều người khác đã thử tất cả các quy tắc này.

Họ đã thất bại, mọi lúc.

Bạn có cố gắng ngừng ăn những loại thức ăn nào đó hay lập quy tắc cho bữa ăn / ngày ăn tự do nhưng không thành công?

1.c.7.18.6

Có 80% số người đã có ít nhất một số thất bại trong việc thiết lập các quy tắc về tiêu thụ thực phẩm. 49% trả lời thường xuyên hoặc luôn luôn thất bại.

  1. Ăn trong âm thầm

Người có tiền sử thất bại nhiều lần trong việc thiết lập các quy tắc thường bắt đầu ăn vặt âm thầm một mình.

Họ có thể thích ăn một mình, khi không có ai ở nhà, một mình trong xe hơi hoặc khuya sau khi người khác đã đi ngủ.

Tôi đã từng lái xe đến cửa hàng, mua đồ ăn vặt và ăn một mình trong xe. Nếu tôi ở nhà một mình, tôi sẽ ăn nó ở đó … nhưng tôi chắc chắn phải vứt bỏ và giấu các bao bì để không ai có thể phát hiện những gì tôi đã làm.

Tôi cảm thấy xấu hổ về nó và tôi không thích suy nghĩ của những người thân khi họ nhận ra tôi yếu đuối thế nào và những gì tôi đã làm cho bản thân mình.

Bạn có từng ăn giấu mọi người ăn các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe?

1.c.7.18.7

Rõ ràng điều này là khá phổ biến. Có 26% số thường xuyên hay luôn luôn và gần 25% thỉnh thoảng.

  1. Không thể dừng lại dù gặp vấn đề về thể trạng

Chắc một điều là các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.

Trong thời gian ngắn, đồ ăn vặt có thể dẫn đến tăng cân, mụn trứng cá, hơi thở hôi, mệt mỏi, sức khỏe răng miệng kém và những vấn đề phổ biến khác.

Nhưng về lâu dài, năm này sang năm khác tiếp tục lạm dụng cơ thể, mọi thứ có thể bắt đầu thực sự trầm trọng.

Ăn đồ ăn vặt một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường loại II, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, mất trí và thậm chí mắc một số loại ung thư.

Người trải qua bất kỳ các vấn đề thể trạng nào và họ biết rằng vấn đề này có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ những thức ăn không lành mạnh, nhưng vẫn không thể thay đổi thói quen, thì họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Bạn có cảm thấy không thể kiểm soát bản thân trong việc tiêu thụ các thức ăn không tốt cho sức khỏe mặc dù gặp vần đề về thể trạng (tăng cân)?

1.c.7.18.8

Trong số 870 cá nhân đã trả lời câu hỏi này, có 54% (476 người) trả lời đồng ý hay rất đồng ý.

Câu hỏi này là quan trọng nhất.

Nhiều người biết rằng thức ăn vặt có hại, nhưng vẫn không thể kiểm soát việc họ tiêu thụ chúng.

Một số chi tiết về cuộc khảo sát

Hầu hết những người tham gia là nữ

Bạn là nam hay nữ?

1.c.7.18.9
Tuy nhiên, tôi đã kiểm tra và mô hình là rất tương tự nhau cho cả nam và nữ.

Độ tuổi của người tham gia:

Độ tuổi của bạn?

1.c.7.18.10

 

Tôi muốn chỉ ra rằng hầu hết những người tham gia là những người đang tìm kiếm thông tin giảm cân khi họ đã đăng ký vào danh sách gửi thư.

Điều này có nghĩa là khảo sát này có thể không đại diện hết cho mọi người nói chung.Tôi muốn chỉ ra rằng hầu hết những người tham gia là những người đang tìm kiếm thông tin giảm cân khi họ đã đăng ký vào danh sách gửi thư.

Tôi không sử dụng từ nghiện trong các cuộc khảo sát, mà chỉ đề cập rằng đây là cuộc khảo sát về mối quan hệ của con người với thực phẩm.

Bạn có nghiện ăn vặt không?

DSM-IV là một hướng dẫn sử dụng bởi các chuyên gia y tế để chẩn đoán các rối loạn tâm thần.

Nếu bạn nhìn vào các tiêu chí để đánh giá, bạn có thể dễ dàng thấy rằng nhiều triệu chứng trong số 8 triệu chứng trên phù hợp với các định nghĩa y học về việc nghiện.

Nếu bạn đang tự hỏi liệu bạn có vấn đề với chứng nghiện thực phẩm hay không, bạn chỉ cần tự hỏi mình một câu hỏi sau:

Bạn đã nhiều lần cố gắng bỏ ăn hoặc cắt giảm tiêu thụ các loại đồ ăn vặt, nhưng bạn không thể phải không?

Nếu bạn như thế, thì chắc chắn một điều – bạn đang gặp vấn đề và bạn nên làm một điều gì đó tốt hơn.

Cho dù bạn là một người hoàn toàn bị “nghiện” khi phù hợp với các định nghĩa y học của việc nghiện (liên kết đến 1.c.7.5), theo tôi điều đó không thành vấn đề.

Điểm mấu chốt ở đây là sâu trong trái tim của bạn, bạn muốn bỏ, nhưng bạn không thể.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/8-symptoms-of-food-addiction/

Bài viết Kết quả khảo sát: 8 triệu chứng của bệnh nghiện ăn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>