TS. Nguyễn Lệ Trúc – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Hạt vi nhựa – mối nguy hại tiềm ẩn khi pha sữa bằng bình nhựa cho trẻ sơ sinh https://thucphamcongdong.vn/ham-luong-hat-vi-nhua-trong-sua-pha-bang-binh-nhua-lieu-co-an-toan-cho-tre-so-sinh-8-g-14.html Wed, 17 Feb 2021 08:22:57 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49086

Lượng hạt vi nhựa mà trẻ sơ sinh tiếp nhận hằng ngày có thể là rất lớn, nguyên nhân phần lớn từ những lựa chọn và thói quen của người lớn khi pha sữa cho trẻ

Bài viết Hạt vi nhựa – mối nguy hại tiềm ẩn khi pha sữa bằng bình nhựa cho trẻ sơ sinh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Hướng dẫn của WHO về cách pha sữa cho trẻ liệu có hoàn toàn đúng?

Hiện nay, bình nhựa với đủ mẫu mã, kích cỡ vừa bắt mắt, vừa tiện dụng là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bà mẹ trẻ khi pha sữa cho các bé sơ sinh thân yêu. Theo hướng dẫn của WHO để phòng tránh ngộ độc do vi sinh vật từ bình bẩn, bình sữa cần được rửa nước sôi và dùng nước nóng 70°C để pha sữa. Nhưng nghiên cứu mới lại cho thấy cách làm trên có thể khiến hạt nhựa từ bình phát tán vào trong sữa với lượng đáng kể và có thể không còn an toàn cho trẻ.

Lượng hạt vi nhựa mà trẻ sơ sinh tiếp nhận hằng ngày có thể là rất lớn mà các bậc phụ huynh vẫn không hề hay biết. Việc trẻ sơ sinh hiện đang phải tiếp xúc với một lượng hạt vi nhựa rất lớn phần nhiều cũng do những lựa chọn và thói quen của người lớn. Mới đây trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Food, nếu chúng ta sử dụng bình sữa nhựa, bình thủy tinh có các phụ kiện bằng nhựa PP (polypropylene) hoặc ấm đun nước bằng nhựa, thì chúng ta đã “bổ sung” vào bữa ăn của mỗi trẻ khoảng 14,6 ngàn đến 4,55 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày.
Theo hướng dẫn của WHO, khi pha sữa cho trẻ, bình sữa cần được rửa sạch, sau đó luộc trong nước sôi và ngâm trong nước luộc cho đến khi dùng.

Việc ngâm trong nước luộc theo ý kiến của nhóm tác giả là nhằm tránh việc nhiễm bẩn bình sữa không cố ý trong lúc để ráo trên kệ chén dĩa (nước luộc được xem là môi trường đã được diệt khuẩn trong lúc đun sôi).

Nước dùng để pha sữa theo hướng dẫn là nước nóng 70°C. Sữa bột được cho vào nước nóng trong bình và lắc cho đến khi sữa tan hết [1].

Cũng theo hướng dẫn của WHO, việc tiệt trùng bình sữa và pha sữa bằng nước nóng 70°C sẽ giảm nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn Enterobacter sakazakiiSalmonella enterica có thể có mặt trong sữa bột gây ra cho trẻ.

Hình 1: Quy trình luộc bình sữa theo hướng dẫn của WHO [1]
Tuy nhiên, mới đây trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Food, nếu chúng ta làm theo đúng hướng dẫn này của WHO và sử dụng bình sữa nhựa, bình thủy tinh có các phụ kiện bằng nhựa PP (polypropylene) hoặc ấm đun nước bằng nhựa, thì chúng ta đã “bổ sung” vào bữa ăn của mỗi trẻ khoảng 14,6 ngàn đến 4,55 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày [2]. Phần lớn các hạt vi nhựa này có kích thước nhỏ hơn 20 µm.

Nhóm nghiên cứu này lặp lại cách rửa bình và pha sữa của WHO như trên với các bình sữa và phụ kiện có chứa nhựa PP (gồm bóng trọng lực – còn gọi là gravity ball – ống hút và vòng cổ) trong vòng 21 ngày.

Họ tiến hành nghiên cứu với 10 loại bình sữa phổ biến, hiện đang được 78% dân số thế giới từ 48 khu vực khác nhau sử dụng. Mười loại bình sữa này hiện đang chiếm 82,5% thị phần bình sữa toàn cầu.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành rửa bình sữa ba lần với nước sạch ở 25°C, sau đó ngâm bình sữa trong nước sạch ở 95°C trong 5 phút để làm sạch và tiệt trùng bình sữa. Sau khi được sấy khô, bình sữa sẽ lắc với nước nóng 70°C trong 1 phút. Lượng nước sử dụng để “pha sữa” sẽ được thu lại. Tổng số hạt vi nhựa phát tán trong nước được đếm bằng kính hiển vi. Kết quả thu được khiến chúng ta phải kinh ngạc khi có tổng cộng 4,3 triệu hạt vi nhựa đã phát tán trong 1 lít nước.

Hình 2: Quy trình thực nghiệm kiểm tra hạt vi nhựa từ bình phát tán vào sữa

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến việc phán tán các hạt vi nhựa?

Do nhựa là vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ, việc sử dụng đồ nhựa lặp đi lặp lại ở nhiệt độ cao sẽ làm nhựa nhanh bị lão hóa và lượng vi nhựa phát tán sẽ tăng.

Cụ thể, nếu chúng ta luộc bình sữa trong nước sôi, chúng ta làm tăng lượng vi nhựa phát tán vào nước gấp nhiều lần. Do đó, việc lặp đi lặp lại chu trình tiệt trùng, pha sữa sẽ làm thoái hóa nhanh vật liệu nhựa và lượng hạt vi nhựa phát tán sẽ tăng theo thời gian.

woman holding baby and reaching for bottle of milk
Nguồn ảnh: iStock.com/Pilin Petunyia

Phần nào của bình sữa phát tán nhiều hạt vi nhựa nhất?

Nhóm tác giả chia 10 sản phẩm bình nhựa được nghiên cứu ra làm hai nhóm:

  • Nhóm 1 gồm những bình sữa có thân bình và các phụ kiện đi kèm làm hoàn toàn bằng nhựa PP: các bình thuộc nhóm này đã phát tán từ 1,3-16,2 triệu hạt vi nhựa trong 1 lít nước.
  • Nhóm 2 gồm bình sữa có thân bình bằng thủy tinh nhưng có các phụ kiện đi kèm như bóng trọng lực, ống hút và vòng cổ bằng nhựa PP: lượng hạt vi nhựa phát tán vào sữa ít hơn, chỉ từ 70-267 ngàn hạt vi nhựa trong 1 lít nước.
Nguồn ảnh: https://www.pexels.com/

Kết quả chi tiết hơn của từng sản phẩm được trình bày trong bảng 1. Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn các hạt vi nhựa phát tán trong nước có nguồn gốc từ thân bình sữa vốn được làm bằng nhựa PP.

Bảng 1. Lượng hạt vi nhựa phát tán vào nước trong mười bình sữa thử nghiệm

Sản phẩm (SP) Nhóm sản phẩm   Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L)
1 1 (làm hoàn toàn bằng nhựa PP) Thân bình 8.254.000 ± 772.000
2 Thân bình 11.657.000 ± 1.578.000
3 Thân bình 8.925.000 ± 1.948.000
4 Thân bình 16.224.000 ± 1.302.000
5 Thân bình 1.725.000 ± 150.000
6 Thân bình 1.967.000 ± 64.000
7 Thân bình 1.314.000 ± 131.000
8 Thân bình 7.218.000 ± 315.000
2 Vòng cổ và ống hút  

2.532.000 ± 273.000

3 Vòng cổ và ống hút  

453.000 ± 42.000

6 Gravity ball 114.000 ± 27.000
9 2 (thân bình bằng thủy tinh, đi kèm phụ kiện nhựa) Gravity ball và vòng cổ 69.000 ± 9.700
10 Gravity ball và vòng cổ 267.000± 15.000

Thói quen của cha mẹ khi pha sữa làm tăng lượng vi nhựa phát tán?

Khi chúng ta sử dụng nước sôi để pha sữa cho bé thay vì nước nóng 70°C, lượng vi nhựa phát tán trong sữa sẽ tăng đáng kể (từ 6 triệu hạt/lít lên 55 triệu hạt/lít). Bên cạnh đó, nếu bạn đun bình sữa nhựa có chứa nước trong lò vi sóng thì sẽ có càng nhiều hạt vi nhựa phát tán vào nước hơn.

 

Nhiệt độ (°C)

Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L) từ SP1 Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L) từ SP2 Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L) từ SP3
25 625,000± 192,000 30,000± 3,400 77,000± 6,300
40 3,139,000± 564,000 301,000± 31,000 1,437,000± 180,000
70 6,130,000± 762,000 6,328,000± 774,000 5,186,000± 362,000
95 54,712,000± 1,232,000 12,515,000± 1,989,000 7,127,000± 462,000

Cách pha sữa an toàn cho trẻ để giảm hạt vi nhựa vào cơ thể

Để giảm thiểu lượng hạt vi nhựa phát tán trong quá trình pha sữa cho trẻ, nhóm nghiên cứu đề xuất 4 bước đơn giản như sau:
1. Rửa sạch bình sữa sau khi được tiệt trùng bằng nước lạnh đã tiệt trùng
2. Pha sữa bột trong bình chứa bằng thủy tinh
3. Sau khi sữa nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển sữa vào bình sữa đã tiệt trùng theo bước 1.
4. Không hâm lại sữa đã pha trong hộp nhựa, đặc biệt là khi dùng lò vi sóng.

Image result for milk powder mixing for baby
Ảnh: https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-make-formula-milk-for-baby/

Lượng hạt vi nhựa mà trẻ sơ sinh tiếp nhận hằng ngày có thể là rất lớn mà các bậc phụ huynh vẫn không hề hay biết. Việc trẻ sơ sinh hiện đang phải tiếp xúc với một lượng hạt vi nhựa rất lớn phần nhiều cũng do những lựa chọn và thói quen của người lớn. Mặc dù tác động của hạt vi nhựa đến sức khỏe của nhân loại, đặc biệt là trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được làm rõ, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách lựa chọn bình sữa thủy tinh cho trẻ. Nếu bạn không có điều kiện để mua bình sữa thủy tinh cho trẻ hoặc lo lắng về độ bền của bình sữa thủy tinh, hãy thực hiện 4 bước được liệt kê ở trên.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.who.int/foodsafety/publications/micro/PIF_Bottle_en.pdf?fbclid=IwAR2zkiGPJd_Lt8-HZfx66ag40dmzaZUwavf97eZivIWYt3U-ahMXowFgeQs.
[2] https://www.nature.com/articles/s43016-020-00171-y?fbclid=IwAR0NmV0Zl5ulNx7W3OlgSuwd9t907GCSggm43_rrgTgtV1rHTyxhDGuhR04 

Bài viết Hạt vi nhựa – mối nguy hại tiềm ẩn khi pha sữa bằng bình nhựa cho trẻ sơ sinh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Tìm hiểu về arsen https://thucphamcongdong.vn/tim-hieu-ve-arsen-8-c-1.html Tue, 02 May 2017 15:24:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=7880

Trong tiếng Việt, kim loại arsen thường bị gọi nhầm là thạch tín, dẫn tới có sự hiểu nhầm là mọi hợp chất có chứa arsen đều là chất kịch độc. Tuy nhiên, độc tính của hợp chất arsen tùy thuộc vào loại hợp chất (vô cơ hay hữu cơ), hóa trị của arsen trong hợp chất đó và độ tinh khiết của hợp chất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích toàn diện về các hợp chất arsen.

Bài viết Tìm hiểu về arsen được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Nguồn ảnh: http://www.seattleorganicrestaurants.com/vegan-whole-food/arsenic-found-in-rice-chickens-cereals-FDA.php

Trong tiếng Việt, kim loại arsen thường bị gọi nhầm là thạch tín, dẫn tới có sự hiểu nhầm là mọi hợp chất có chứa arsen đều là chất kịch độc. Và từ đó dấy lên những lo ngại về hàm lượng arsen có trong nước nắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, thật ra thì độc tính (có độc hay không, độc tính cao hay thấp) của hợp chất arsen tùy thuộc vào loại hợp chất (vô cơ hay hữu cơ), hóa trị của arsen trong hợp chất đó và độ tinh khiết của hợp chất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích toàn diện về các hợp chất arsen.

Vài điều về arsen [1]

Arsen là một thành phần tự nhiên của vỏ trái đất (tồn tại trong các khoáng sản) và được phân bố rộng khắp trong môi trường không khí, nước và đất.

Các dạng tồn tại và hợp chất của arsen: arsen hữu cơ, arsen vô cô và khí arsine.

Trong các hợp chất kể trên, arsen có thể có các số oxi hóa khác nhau, bao gồm (-3), (0), (+3) và (+5).

Độc tính của các hợp chất arsen

Độc tính của các hợp chất arsen tùy thuộc vào dạng hợp chất của arsen (hữu cơ hoặc vô cơ), số oxi hóa, độ tinh khiết, v.v.

Các hợp chất arsen hữu cơ là các chất không hoặc có rất ít độc tính, còn các hợp chất arsen vô cơ là những chất có độc tính cao [2].

Xét về mặt số oxi hóa (hay hóa trị), độ độc của các hợp chất arsen được xếp theo thứ tự như sau [3]:

Hạng 1: hợp chất arsen vô cơ hóa trị 3

Hạng 2: hợp chất arsen hữu cơ hóa trị 3

Hạng 3: hợp chất arsen vô cơ hóa trị 5

Hạng 4: hợp chất arsen hữu cơ hóa trị 5

Hạng 5: nguyên tố arsen

Nguồn nhiễm arsen và tác động của nó đối với sức khỏe con người

Hợp chất arsen vô cơ [4]

Hợp chất arsen vô cơ (tồn tại ở dạng muối arsenite hoặc arsenate) có trong nguồn nước ngầm. Dùng nước bị nhiễm arsen để uống, tưới tiêu, hoặc sản xuất công nghiệp sẽ gây nhiễm độc arsen cho người và động vật.

Ngoài nước uống, gạo là nguồn có thể chứa arsen vô cơ cao hơn các nguồn thực phẩm khác. Đó là do lúa là loại cây cần trồng trong môi trường ngập nước (lúa nước). Khi cây lúa phát triển, cây và hạt có xu hướng hấp thụ arsen từ nước bị nhiễm arsen nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Việc arsen trong gạo (8.c.2) có đáng lo ngại hay không sẽ được đề cập chi tiết hơn trong một bài viết khác.

Ngoài nguồn thực phẩm, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ nhiễm arsen vô cơ vì loại cây này hấp thụ arsen tự nhiên từ đất. Đặc biệt là trước kia tỷ lệ nhiễm arsen từ thuốc lá còn cao hơn vì trồng cây thuốc lá có sử dụng chất diệt côn trùng chứa thành phần hóa học là arsenate.

IARC (Tổ Chức Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế) đã tuyên bố arsen vô cơ trong nước uống là nguồn arsen chính gây ung thư cho con người.

Phơi nhiễm arsen trong thời gian dài sẽ gây ra viêm, ung thư da, ung thư bàng quang và ung thư phổi. Nếu sử dụng nguồn nước nhiễm arsen vô cơ trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, gây tử vong và ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ nhỏ.

Lưu ý: thạch tín là một dạng oxide của arsen, thuộc nhóm hợp chất arsen vô cơ, có công thức hóa học là As4O6 (hoặc As2O3). Đây là hợp chất cực độc.

Hợp chất arsen hữu cơ [2]

Hợp chất arsen hữu cơ là hợp chất arsen có chứa nguyên tố carbon, ngoài ra có thể có thêm các nguyên tố khác như hydro, oxy và ni-tơ. Hợp chất arsen hữu cơ có trong cá và các loại hải sản khác, chủ yếu dưới dạng arsenobetaine và arsenocholine. Những hợp chất này không độc và có thể được bài tiết qua nước tiểu 48 h sau khi tiêu thụ.

Ngưỡng an toàn cho arsen trong thực phẩm

Đối với thực phẩm, mọi chất đều có thể trở nên không an toàn nếu vượt ngưỡng. Ngược lại, khi hàm lượng của chất nằm dưới ngưỡng an toàn thì cơ thể có khả năng xử lý bài tiết tốt.

Như đã đề cập ở trên, arsen vô cơ có độ độc cao nên tất cả các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ chứa arsen vô cơ đều cần phải đạt yêu cầu dưới ngưỡng quy định. Cụ thể như sau:

Nước uống: hàm lượng arsen vô cơ tối đa trong nước là 10 μg/L. Tuy nhiên, trong nước ngầm, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều giếng nước (khoảng 27%) có hàm lượng arsen cao hơn ngưỡng an toàn rất nhiều [2, 5].

Gạo: hàm lượng arsen vô cơ tối đa trong gạo trắng theo quy định của Codex là 0,2 mg/kg [6]. Theo tiêu chuẩn Châu Âu, hàm lượng arsen vô cơ tối đa cho gạo còn vỏ lụa là 0,25 mg/kg; các loại bánh gạo là 0,3 mg/kg; thực phẩm ăn dặm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 0,1 mg/kg [7].

Một số loại thực phẩm khác: theo tiêu chuẩn của Úc, hàm lượng arsen vô cơ tối đa cho tảo hijiki và động vật thân mềm là 1 mg/kg, cho cá và động vật có vỏ là 2 mg/kg [8].

Hiện không có tiêu chuẩn cho arsen hữu cơ, một số quốc gia có đưa ra tiêu chuẩn cho tổng lượng arsen (tức là gồm cả arsen hữu cơ và vô cơ). Chẳng hạn như Canada đưa tiêu chuẩn arsen tổng cho dịch protein cô đặc từ cá là 3,5 ppm (hay 3,5 mg/kg) [9].

Liệu hàm lượng arsen trong nước mắm có đáng lo ngại?

Như chúng ta đều biết, nước mắm được sản xuất từ cá. Như đã trình bày ở trên, hợp chất arsen có trong cá là arsen hữu cơ. Thậm chí nếu hợp chất arsen này không thể được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình sản xuất và kết quả là tồn tại trong nước mắm thì cơ thể vẫn có thể  bài tiết chúng hoàn toàn qua nước tiểu sau 48 h.

Năm 2008, một nghiên cứu của Irene B. và cộng sự đã cho thấy hàm lượng arsen tổng (hữu cơ và vô cơ) trong 6 mẫu nước mắm của Việt Nam và Thái Lan dao động trong khoảng 0,69- 2,75 mg/L. Trong đó chủ yếu chỉ chứa các hợp chất arsen hữu cơ như arsenobetaine (82 – 94%), arsenocholine (4,9 – 7,7%), trimethylarsine oxide (0,7 – 7,8%) và trimethylarsenopropionate (0,5–2,1%). Trái lại, các hợp chất arsen vô cơ có độc tính cao như arsenite, arsenate, axit methylarsonic và axit dimethylarsinic đều tồn tại ở dạng vết, hàm lượng của chúng đều nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp đo (<0,01 mg/L) [10].

Ngoài ra, theo tiêu chuẩn CODEX STAN 302-2011 về chất lượng nước mắm, chúng tôi không tìm thấy thông tin về ngưỡng an toàn của arsen hữu cơ. Hay nói cách khác, arsen hữu cơ không phải là mối bận tâm của chúng ta về độc tính của arsen.

Tổng kết

Mọi người thường nhầm lẫn thạch tín là kim loại arsen, nhưng thật ra thạch tín chỉ là hợp chất oxide (hợp chất vô cơ) của arsen.

Độc tính của arsen phụ thuộc tùy hợp chất chứa arsen, trong đó hợp chất arsen hữu cơ, đặc biệt trong nguồn thực phẩm, gần như không có hại, còn hợp chất arsen vô cơ thường là chất kịch độc.

Cần thiết phải có các tiêu chuẩn cụ thể về ngưỡng an toàn của các hợp chất arsen trong thực phẩm. Khi hàm lượng của arsen nằm dưới ngưỡng an toàn thì dù có là arsen vô cơ thì cơ thể vẫn có khả năng xử lý bài tiết tốt.

Đối với nước mắm, arsen tồn tại ở dạng hữu cơ và do đó an toàn với người tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.atsdr.cdc.gov/csem/arsenic/docs/arsenic.pdf
  2. https://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp.asp?id=22&tid=3
  3. https://www.atsdr.cdc.gov/csem/csem.asp?csem=1&po=4
  4. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs372/en/
  5. https://www.researchgate.net/publication/241759562_Arsenic_and_Other_Metal_Contamination_of_Groundwater_in_the_Mekong_River_Delta_Vietnam
  6. http://www.fao.org/news/story/en/item/238558/icode/
  7. http://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:32015R1006&from=EN
  8. http://www.foodstandards.gov.au/consumer/chemicals/arsenic/Pages/default.aspx
  9. http://www.inspection.gc.ca/DAM/DAM-food-aliments/STAGING/text-texte/fish_man_standardsmethods_appendix3_1406403090196_eng.pdf
  10. http://agris.fao.org/agris-search/search.do?recordID=US201301534929

Bài viết Tìm hiểu về arsen được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>