Trịnh Minh Trang – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.24 5 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên https://thucphamcongdong.vn/5-chat-bao-quan-thuc-pham-tu-nhien-2-c-20-8.html Tue, 31 May 2022 12:39:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50230

Chất bảo quản là một nhóm chất phụ gia có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, thường được dùng với mục đích kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Rất nhiều chất bảo quản tự nhiên được dùng làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày và có thể được tìm thấy trong căn bếp gia đình.

Bài viết 5 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Chất bảo quản là một nhóm chất phụ gia có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, thường được dùng với mục đích kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Rất nhiều chất bảo quản tự nhiên được dùng làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày và có thể được tìm thấy trong căn bếp gia đình. 

Hành tây

Hành tây là một trong những chất bảo quản tự nhiên phổ biến nhất với các đặc tính chống oxy hóa và chống vi khuẩn. Hành tây vàng được cho là chất bảo quản tự nhiên hiệu quả nhất và các hợp chất polyphenol trong hành tây vàng còn có nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học và Công nghệ Thực phẩm (the International Journal of Food Science & Technology) cho thấy hành tây còn chứa các chất tổng hợp có khả năng hỗ trợ các vấn đề về sức khoẻ như viêm, các vấn đề tim mạch, bệnh mãn tính và một số bệnh ung thư.

Muối

Muối là một chất bảo quản thực phẩm hiệu quả khác cũng có nguồn gốc tự nhiên. Muối chủ yếu được dùng trong bảo quản thịt và các món ăn mặn.

Muối bảo vệ thực phẩm khỏi lên men, nấm mốc và diệt vi khuẩn qua quá trình thẩm thấu hút nước và làm vỡ tế báo vi khuẩn. Nói cách khác, muối liên kết với nước tại các mô thực phẩm, giúp hút ẩm trong thực phẩm từ đó ức chế vi khuẩn phát triển.

Đường

Tương tự muối, đường cũng là chất bảo quản tự nhiên và được sử dụng như nguyên liệu nấu ăn hàng ngày. Đường cũng có cơ chế thẩm thấu như muối, hút ẩm khỏi thực phẩm và cản trở vi khuẩn phát triển, giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Thực phẩm có thể được bảo quản trong xi-rô đường hoặc đường dạng tinh thể. Đường thường được dùng để bảo quản trái cây như táo, mận, đào, lê,… Ngoài việc bảo quản, đường còn được dùng để tăng vị ngọt và cải thiện hương vị của hoa quả.

Giấm

Giấm cũng là chất bảo quản tự nhiên hiệu quả cho trái cây và rau quả, được dùng phổ biến trong các món như dưa leo, đu đủ, củ cải và cà ngâm giấm. Hầu hết các loại giấm đều có khả năng kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

Giấm được tạo ra từ quá trình lên men dung dịch đường và nước. Axit acetic là thành phần chính trong giấm giúp tiêu diệt các vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Một số nhà hàng cũng sử dụng giấm để giữ một vài loại rau và trái cây tươi trong một hoặc hai ngày.

Tinh dầu hương thảo

Tinh dầu chiết xuất từ lá cây hương thảo cũng là một chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng rộng rãi. Trước đó, tinh dầu hương thảo được dùng chủ yếu để tạo hương thơm và gia vị cho các món ăn.

Tinh dầu hương thảo giúp ngăn quá trình oxy hóa của các loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, nó còn hiệu quả trong việc giữ màu sắc và hương vị của món ăn.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodadditivesworld.com/articles/natural-preservatives.html

Bài viết 5 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe dựa trên khoa học bằng chứng https://thucphamcongdong.vn/anh-huong-cua-dau-dua-den-suc-khoe-dua-tren-khoa-hoc-bang-chung-1-e-11.html Fri, 15 Oct 2021 11:57:27 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49808

Dầu dừa có thành phần axit béo độc đáo, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện hàm lượng lipid lưu thông trong máu và giảm cân...

Bài viết Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe dựa trên khoa học bằng chứng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Dầu dừa là một ví dụ hoàn hảo về một thực phẩm gây tranh cãi: Dù dầu dừa được ca tụng là có lợi cho sức khỏe trên các phương tiện truyền thông, một số nhà khoa học lại cho rằng các quảng cáo này đã thổi phồng chức năng của dầu dừa.

Dầu dừa bị mang tiếng xấu chủ yếu là do có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất cao. Thế nhưng như chúng ta biết, chất béo bão hòa không phải là quá xấu. Ngoài ra, có vẻ các kết quả nghiên cứu thực hiện bởi các nhóm khác nhau đã cho kết luận trái ngược nhau.

Vậy dầu dừa tốt hay không tốt? Mời bạn đọc cùng nhìn vào những bằng chứng đã có để cùng hiểu thêm về ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe.

Dầu dừa có thành phần axit béo độc đáo

Dầu dừa rất khác với hầu hết các loại dầu ăn khác vì thành phần axit béo của chúng khá độc đáo: Các axit béo bão hòa chiếm đến khoảng 90%. Hơn nữa, điều độc đáo nhất của dầu dừa có lẽ là nó chứa nhiều axit béo bão hòa có tên gọi axit lauric (khoảng 40% trên tổng hàm lượng chất béo).

Điều này làm cho dầu dừa có khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ cao. Khi bị oxy hóa, dầu dừa có thể sinh ra những hợp chất có hại cho sức khỏe. Vì lý do này, dầu dừa phù hợp dùng cho chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên rán.

Ngoài ra, dầu dừa cũng khá giàu axit béo mạch trung bình, với khoảng 7% axit caprylic và 5% axit capric.

Bệnh nhân động kinh có chế độ ăn keto (chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo) thường ăn nhiều chất béo để kích hoạt trạng thái ketosis – trạng thái mà cơ thể sẽ đốt cháy chất béo thay vì carbohydrate để sinh năng lượng. Tuy nhiên dầu dừa thường không phù hợp với mục đích này do tác dụng kích hoạt trạng thái ketosis tương đối kém.

Trong khi axit lauric thường được coi là axit béo mạch trung bình, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận liệu việc phân loại này có phù hợp hay không.

Kết luận: Dầu dừa rất giàu nhiều loại axit béo bão hòa tương đối hiếm như axit lauric và các axit béo mạch trung bình.

Dầu dừa giàu axit lauric

Dầu dừa chứa khoảng 40% axit lauric. Trong khi đó, hầu hết các loại dầu dùng trong nấu ăn khác chỉ chứa một lượng nhỏ axit này. Một ngoại lệ là dầu hạt cọ (palm kernel oil) chứa 47% axit lauric.

Axit lauric có độ dài vào khoảng giữa các axit béo mạch dài và mạch trung bình.

Trong khi thường được coi là axit béo mạch trung bình, axit lauric được tiêu hóa và chuyển hóa khác với các axit béo mạch trung bình khác và có nhiều điểm chung hơn với các axit béo mạch dài.

Các nghiên cứu cho thấy axit lauric làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, nhưng điều này chủ yếu là do sự tăng cholesterol liên kết với lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Sự gia tăng cholesterol HDL, so với tổng lượng cholesterol, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Kết luận: Dầu dừa đặc biệt giàu axit lauric, một chất béo bão hòa hiếm và được cho rằng có tác dụng cải thiện thành phần lipid máu.

Dầu dừa, mỡ máu và bệnh tim mạch

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn dầu dừa giúp cải thiện lượng lipid lưu thông trong máu, có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu lớn, ngẫu nhiên có đối chứng, đã được thực hiện trên 91 người lớn tuổi trung niên nhằm kiểm tra tác dụng của việc ăn 50 gam dầu dừa, bơ hoặc dầu ô liu nguyên chất hàng ngày trong vòng một tháng.

Tương tự như dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa không làm tăng cholesterol “xấu” – loại cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) .

Một nghiên cứu khác ở phụ nữ bị béo bụng cho thấy rằng dầu dừa làm tăng HDL và giảm tỷ lệ LDL so với HDL, trong khi dầu đậu nành làm tăng tổng lượng cholesterol và LDL, đồng thời giảm HDL.

Những kết quả này hơi mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đây cho thấy dầu dừa làm tăng cholesterol LDL (xấu) so với dầu hoa rum (safflower oil), một nguồn chất béo đa không bão hòa, mặc dù nó không làm tăng LDL nhiều như khi sử dụng bơ.

Tóm lại, những nghiên cứu này chỉ ra rằng dầu dừa có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim khi so sánh với một số nguồn chất béo bão hòa khác như bơ và dầu đậu nành, nhưng vẫn có thể làm tăng cholesterol “xấu” ở một số nhóm đối tượng khác.

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy dầu dừa có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh như đau tim hoặc đột quỵ.

Kết luận: Các nghiên cứu hiện nay vẫn cho các kết quả trái ngược nhau về ảnh hưởng của dầu dừa đến chỉ số cholesterol trong máu. Sự khác nhau này có lẽ do các nghiên cứu được thực hiện trên các nhóm đối tượng khác nhau có chế độ ăn tổng quát và lối sống khác nhau. Như vậy, với những kết quả nghiên cứu hiện nay vẫn cần đánh giá tác dụng của dầu dừa một cách thận trọng. 

Dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân so với dầu nành

Có một số bằng chứng cho thấy dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân.

Trong một nghiên cứu trên 40 phụ nữ bị béo bụng, dầu dừa giúp làm giảm vòng eo so với dầu đậu nành trong khi các dấu hiệu sức khỏe khác cũng được cải thiện.

Một nghiên cứu có đối chứng khác trên 15 phụ nữ cũng cho thấy khi thêm vào bữa sáng, dầu dừa nguyên chất giúp giảm thèm ăn khi so sánh với dầu ô liu nguyên chất.

Những lợi ích này có thể do axit béo chuỗi trung bình mang đến, từ đó có khả năng dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các bằng chứng về tác dụng giảm cân của axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa vẫn chưa đủ thuyết phục.

Kết luận: Một số nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể làm giảm mỡ bụng và ngăn sự thèm ăn. Nhưng lợi ích giảm cân thực sự còn gây tranh cãi và chỉ ở mức vừa phải.

Người dân ăn nhiều dừa (không chỉ là dầu dừa) đang khỏe mạnh

Nếu dầu dừa là xấu cho bạn, thì chúng ta hẳn nhiên sẽ thấy các vấn đề sức khỏe trong các cộng đồng tiêu thụ nhiều dầu dừa.

Trong quá khứ, cộng đồng người bản địa nhận tỷ lệ lớn lượng calo từ dừa khỏe mạnh hơn rất nhiều so với các nước phương Tây.

Người Tokelauan ăn nhiều hơn 50% lượng calo từ dừa và là những người tiêu thụ lượng chất béo bão hòa lớn nhất trên thế giới. Người Kitavan ăn lên đến 17% lượng calo từ chất béo bão hòa, chủ yếu từ dừa.

Cả hai dân tộc trên đều không có dấu vết của bệnh tim mạch mặc dù mức tiêu thụ chất béo bão hòa cao, và họ tương đối khỏe mạnh.

Tuy nhiên, những người bản địa này nhìn chung đã tuân theo lối sống lành mạnh, ăn nhiều hải sản và trái cây, và hầu như không tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn.

Có một điều thú vị là họ sử dụng dừa, cùi dừa và kem dừa – chứ không phải dầu dừa đã qua chế biến mà chúng ta có thể mua trong siêu thị ngày nay.

Mặc dù vậy, những nghiên cứu quan sát này vẫn chỉ ra rằng con người có thể sống khỏe mạnh bằng chế độ ăn giàu chất béo bão hòa từ dừa.

Chỉ cần lưu ý rằng sức khỏe tốt của những người dân bản địa Thái Bình Dương này phản ánh lối sống lành mạnh của họ, không nhất thiết là do họ sử dụng nhiều dừa.

Cuối cùng, lợi ích của dầu dừa có thể phụ thuộc vào lối sống tổng thể, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn theo một chế độ ăn uống không lành mạnh và không tập thể dục, thì việc tiêu thụ nhiều dầu dừa sẽ không có lợi cho bạn.

Kết luận: Những người dân trên đảo Thái Bình Dương theo chế độ ăn bản địa đã ăn rất nhiều dừa mà không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe tốt của họ có lẽ phản ánh lối sống lành mạnh hơn là do sử dụng dầu dừa.

Điểm mấu chốt

Mặc dù lợi ích của dầu dừa vẫn còn gây tranh cãi, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn một lượng dầu dừa vừa phải là có hại.

Với một số đối tượng, dầu dừa có thể cải thiện tỷ lệ thành phần cholesterol trong cơ thể bạn, mặc dù hiện vẫn chưa rõ liệu nó có bất kỳ ảnh hưởng nào đến nguy cơ mắc bệnh tim hay không.

Những lợi ích này được cho là do hàm lượng cao của axit lauric, một chất béo bão hòa độc đáo hiếm có trong thực phẩm.

Với những đối tượng khác, việc tiêu thụ nhiều dầu dừa lại có thể làm tăng lượng cholesterol “xấu” trong máu.

Kết luận lại, việc ăn dầu dừa có vẻ an toàn và thậm chí có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Nhưng như với tất cả các loại dầu ăn, hãy đảm bảo sử dụng dầu dừa ở mức độ vừa phải và hạn chế các món ăn chiên, rán dù bạn đang sử dụng bất kỳ loại dầu mỡ nào.

* Bài viết đã được điều chỉnh để phản ảnh những kết quả nghiên cứu cập nhật nhất về ảnh hưởng của dầu dừa đến cholesterol trong máu.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/why-is-coconut-oil-good-for-you

Bài viết Ảnh hưởng của dầu dừa đến sức khỏe dựa trên khoa học bằng chứng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Phụ nữ mang thai uống nước ngọt chứa đường ăn kiêng có an toàn không? https://thucphamcongdong.vn/phu-nu-mang-thai-uong-nuoc-ngot-chua-duong-an-kieng-co-an-toan-khong-1-b-a-43.html Mon, 07 Jun 2021 02:03:26 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49477

Nước ngọt có ga là một loại thức uống thông dụng và được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong các bữa tiệc. Nếu bạn chỉ thi thoảng uống nước ngọt thì khả năng cao thức uống này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã làm dấy lên mối …

Bài viết Phụ nữ mang thai uống nước ngọt chứa đường ăn kiêng có an toàn không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Nước ngọt có ga là một loại thức uống thông dụng và được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong các bữa tiệc. Nếu bạn chỉ thi thoảng uống nước ngọt thì khả năng cao thức uống này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã làm dấy lên mối lo ngại về việc uống nước ngọt có ga thông thường và cả nước ngọt chứa đường nhân tạo cho người ăn kiêng trong thời kỳ mang thai.

Cụ thể, một nghiên cứu quy mô lớn trên hơn 60.000 phụ nữ mang thai cho thấy những người uống nhiều hơn một lon đồ uống chứa đường tinh luyện hoặc đường nhân tạo hàng ngày đều có nguy cơ sinh non cao hơn những người không sử dụng.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn trên khoảng 3.000 phụ nữ cho thấy những người mẹ uống đồ uống chứa đường nhân tạo hàng ngày trong thời kỳ mang thai có khả năng cao hơn sinh ra những đứa trẻ bị thừa cân khi một tuổi.

Cần lưu ý rằng đây chưa phải những phát hiện cuối cùng và các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu chủ đề này.

Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này: nhiều loại nước ngọt có ga chứa caffeine. Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng huyết áp và làm tim đập nhanh hơn, không tốt cho giai đoạn thai kỳ. Trường Đại học Sản khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trong giai đoạn mang thai nên giới hạn lượng caffein tiêu thụ không quá 200 miligam/ngày (Hầu hết các loại nước ngọt dung tích 355 ml chứa 35 đến 55 miligam caffein).

Kết luận: Để an toàn, bạn nên hạn chế lượng nước ngọt các loại nạp vào, kể cả nước ngọt chứa đường nhân tạo dùng cho người ăn kiêng hoặc nước ngọt chứa đường tinh luyện thông thường, nhất là trong giai đoạn mang thai.

Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước khi mang thai. Sữa và nước ép 100% từ trái cây cũng là những lựa chọn tốt để vừa bổ sung nước, vừa bổ sung dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-drink-diet-soda-during-pregnancy_1245945.bc

Bài viết Phụ nữ mang thai uống nước ngọt chứa đường ăn kiêng có an toàn không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những điều cần biết về cholesterol cho trẻ em https://thucphamcongdong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-cholesterol-cho-tre-em-1-b-c-69.html Mon, 03 May 2021 03:33:32 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49395

Cholesterol là một chất béo dạng sáp được tạo ra bởi gan và cũng có thể đến từ thức ăn. Cholesterol giúp xây dựng màng tế bào và tạo nên các hormone (như estrogen và testosterone) và vitamin D. Có lẽ hầu hết người lớn không biết cholesterol có ý nghĩa thế nào đối với …

Bài viết Những điều cần biết về cholesterol cho trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Cholesterol là một chất béo dạng sáp được tạo ra bởi gan và cũng có thể đến từ thức ăn. Cholesterol giúp xây dựng màng tế bào và tạo nên các hormone (như estrogen và testosterone) và vitamin D.

lẽ hầu hết người lớn không biết cholesterol có ý nghĩa thế nào đối với trẻ em. Bệnh tim mạch bắt nguồn từ thời thơ ấu, vì vậy lượng lớn cholesterol trong cơ thể trẻ có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch và đột quỵ khi trẻ trưởng thành.

Cholesterol đến từ đâu?

Gan là nơi tạo nên tất cả cholesterol mà cơ thể cần. Nhưng cholesterol cũng có thể cung cấp vào cơ thể từ một số loại thực phẩm. Thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat) cao cũng có thể làm tăng tổng hợp cholesterol ở gan.

Thực phẩm từ thực vật như rau xanh, hoa quả và các loại hạt và quả hạch đều không chứa cholesterol. Những thực phẩm nguồn gốc  động vật có chứa cholesterol gồm:

  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt đỏ
  • Thịt gia cầm
  • Hải sản
  • Những sản phẩm từ sữa (gồm sữa, phô mai và kem)

Cholesterol có những loại nào?

Cholesterol không thể tự do di chuyển mà phải kết hợp với các protein để di chuyển trong máu đi khắp cơ thể. Phức hợp cholesterol và protein di chuyển trong máu được gọi là các lipoprotein.

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL, low-density lipoprotein) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL, high-density lipoprotein) là 2 loại lipoprotein mà chúng ta thường hay nghe nhất.

Lipoprotein tỷ trọng thấp – còn gọi là cholesterol xấu – có  thể tích tụ ở thành động mạch. Cholesterol và các chất khác trong máu tạo thành mảng bám, từ đó có thể làm mạch máu trở nên cứng, hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Chúng cũng dễ tạo các cục máu đông. Một cục máu đông có thể làm tắc nghẽn một động mạch hẹp và gây ra đau tim hoặc đột quỵ.

Tình trạng xơ vữa động mạch (động mạch trở nên xơ cứng) có thể làm giảm lượng máu đi qua các cơ quan trong cơ thể như não, ruột và thận.

Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – còn gọi là cholesterol tốt – mang cholesterol từ các động mạch về gan. Ở gan cholesterol bị phân giải và đào thải ra ngoài.

Do vậy, tình trạng nồng độ LDL cao và nồng độ HDL thấp làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

Nguyên nhân nào làm tăng cholesterol?

3 lí do chính khiến nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao bao gồm:

  1. Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống nhiều chất béo, đặc biệt là nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  2. Di truyền: có bố mẹ hoặc họ hàng có nồng độ cholesterol cao
  3. Béo phì: có chế độ ăn uống không lành mạnh và không tập thể dục

Những người thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, không có bố mẹ hoặc họ hàng có nồng độ cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch, không bị thừa cân thì ít có nguy cơ có nồng độ cholesterol cao.

Chẩn đoán nồng độ cholesterol cao như thế nào?

Tất cả trẻ em nên được kiểm tra nồng độ cholesterol khi được 9-11 tuổi và kiểm tra lại một lần nữa khi được 17-21 tuổi.

Trẻ em trên 2 tuổi nên được kiểm tra nồng độ cholesterol nếu:

  • Có bố mẹ hoặc họ hàng có tổng nồng độ cholesterol cao hơn 240 mg/dL
  • Có một người trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch ở tuổi dưới 55 đối với nam và dưới 65 đối với nữ.
  • Có một vài vấn đề sức khoẻ (như bệnh thận, hội chứng Kawasaki hoặc viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên)
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Bị tiểu đường, huyết áp cao, hoặc hút thuốc

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol của trẻ. Trẻ phải được đảm bảo không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trừ nước trong khoảng 12 giờ trước khi xét nghiệm.

Theo hướng dẫn của Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (NCEP), khuyến nghị nồng độ cholesterol tỷ trọng thấp cho trẻ trong độ tuổi 2-18 được trình bày trong bảng sau:

Mức Tổng cholesterol (mg/dL)* LDL cholesterol, (mg/dL)
Bình thường < 170 < 110
Trên bình thường 170-199 110-129
Cao ≥ 200 ≥ 130

* mg/dL = miligram trên đề ci lít

 

Nồng độ cholesterol cao cần được điều trị như thế nào?

Nếu trẻ có nồng độ LDL lớn hơn hoặc bằng 130 mg/dL, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên để thay đổi lối sống và dinh dưỡng:

  • Giảm chất béo trong chế độ ăn uống (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) và cholesterol trong chế độ ăn
  • Tăng cường tập thể dục
  • Giảm cân nếu cần

Bác sĩ sẽ kiểm tra lại nồng độ cholesterol sau 3-6 tháng khi trẻ đã thực hiện các hướng dẫn trên.

Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên khi có nồng độ LDL lớn hơn hoặc bằng 190 mg/dL, nếu việc thay đổi chế độ ăn và tập luyện không hiệu quả thì có thể cân nhắc dùng thuốc để điều trị. Hơn nữa, những trẻ có nguy cơ cao như bị tiểu đường, bị huyết áp cao và tiền sử gia đình có người có nồng độ cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch có thể cần chữa trị để giảm nồng độ LDL.

5 cách giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu

Hãy kiểm tra nồng độ cholesterol của bạn. Nếu bạn có nồng độ cholesterol cao thì cần kiểm tra nồng độ cholesterol cho con bạn.

Dưới đây là 5 cách giúp kiểm soát nồng độ cholesterol cho gia đình của bạn:

  1. Ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch như:
  • Rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Phần nạc của thịt đỏ và gia cầm, cá, các loại hạt và quả hạch, các loại đậu và các sản phẩm từ đậu nành
  • Sữa các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo
  • Chất béo tốt như dầu cá, dầu từ các loại hạt hạt và dầu thực vật
  1. Hạn chế thức phẩm và đồ uống bổ sung đường.
  2. Đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm để lựa chọn thực phẩm và đồ uống có hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thấp.
  3. Tăng cường tập thể dục, điều này sẽ giúp tăng HDL trong máu. Trẻ em và thanh thiếu niên nên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày.
  4. Giúp trẻ giữ cân nặng phù hợp.

Nhớ rằng quan trọng nhất là cả gia đình cùng nỗ lực duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Nếu thực hiện được thì bạn sẽ giúp gia đình và bản thân có một sức khỏe tốt ở hiện tại cả trong tương lai.

 

Tài liệu tham khảo:

https://kidshealth.org/en/parents/cholesterol.html?WT.ac=ctg#cathealthy-eating

Bài viết Những điều cần biết về cholesterol cho trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Từ vụ ngộ độc patê Minh Chay, lời khuyên của nhà dinh dưỡng cho các bà nội trợ khi chế biến và đóng gói thực phẩm tại nhà https://thucphamcongdong.vn/tu-vu-ngo-doc-pate-minh-chay-loi-khuyen-cua-nha-dinh-duong-cho-cac-ba-noi-tro-khi-che-bien-va-dong-goi-thuc-pham-tai-nha.html Wed, 18 Nov 2020 12:13:36 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48402

Rất nhiều ca ngộ độc nhiễm độc tố của C. botulinum là do sử dụng thực phẩm đóng hộp công nghiệp không đạt chuẩn, thực phẩm đóng hộp hay hút chân không chế biến

Bài viết Từ vụ ngộ độc patê Minh Chay, lời khuyên của nhà dinh dưỡng cho các bà nội trợ khi chế biến và đóng gói thực phẩm tại nhà được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Bài viết đã được đăng trên báo Viettimes ngày 29/09/2020 tại đây

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 6 lọ thuốc kháng độc tố Botulium đã được chuyển từ Hà Nội vào các tỉnh, thành phía Nam để sử dụng cứu chữa cho các bệnh nhân bị ngộ độc Botulium, do ăn pate Minh Chay. Giá thuốc này là 8.000 USD/lọ, nhập từ châu Âu và do Tổ chức Y tế thế giới tài trợ. Chúng khá hiếm do không có nhiều hãng sản xuất.

Rất nhiều ca ngộ độc nhiễm độc tố của C. botulinum là do sử dụng thực phẩm đóng hộp công nghiệp không đạt chuẩn, thực phẩm đóng hộp hay hút chân không chế biến tại nhà hoặc thực phẩm lên men có chứa độc tố.

Ở Mỹ, do có độ axit không đủ cao nên rau đóng hộp tại nhà là nguyên nhân phổ biến nhất gây bùng phát ngộ độc. Từ năm 1996 đến năm 2014, đã có 210 ca  ngộ độc thực phẩm được báo cáo cho CDC. Trong số 145 ca do thực phẩm chế biến tại nhà, 43 ca (tương đương 30%) là do rau đóng hộp tại nhà, ví dụ với các sản phẩm như: măng tây, đậu đũa, củ cải, ngô, khoai tây.

Botulinum là vi khuẩn gì?

Clostridium botulinum là vi khuẩn có khả năng sinh độc tố thần kinh botulism cực độc. Ngộ độc do độc tố từ trực khuẩn C. botulinum là một loại ngộ độc nghiêm trọng hiếm gặp gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh dẫn đến khó thở, liệt cơ và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Liều 0,09 microgam tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70 ký.

Nguyên nhân ngộ độc thường xuất phát từ việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm được bao gói kín với quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản không đảm bảo an toàn. Trào lưu đóng gói thực phẩm bằng túi hút chân không hoặc đóng hộp rau quả tại nhà không đúng cách cũng là nguyên nhân gây bùng phát ngộ độc này.

Hình mô phỏng C. botulinum – vi khuẩn Gram dương kỵ khí bắt buộc, sinh bào tử và có khả năng di động. (Nguồn: CDC.gov)

Chúng ta bị ngộ độc C. botulinum bằng cách nào?

C. botulinum có ở khắp nơi trong đất, trong các loại rau quả, kể cả mật ong, trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột người. Đặc biệt chúng có nhiều ở đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Khi gặp điều kiện sống bất lợi, vi khuẩn C. botulinum chuyển sang dạng ‘nghỉ’ gọi là bào tử (hiểu nôm na bào tử như hạt của cây) và có thể tồn tại ở dạng này trong khoảng 30 năm hoặc hơn. Bào tử C. botulinum không bị tiêu diệt khi đun sôi ở 100°C trong vòng 1 tiếng ở điều kiện áp suất không khí bình thường.

Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử lại phát triển thành dạng tế bào vi khuẩn sống và có khả năng sinh nhiều loại độc tố, nhưng quan trọng nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin).

Có 7 loại độc tố thần kinh được ký hiệu từ A đến G, trong đó các độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người.

Khi ăn phải các thực phẩm có chứa độc tố và không được nấu chín (đun sôi), người tiêu dùng sẽ bị ngộ độc.

C. botulinum cũng gây bệnh khi bào tử của vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở, vào đường tiêu hóa của trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) hoặc khi sử dụng quá nhiều độc tố của vi khuẩn vào công nghệ làm đẹp (ví dụ để xóa nếp nhăn). Nhưng các nội dung này không thuộc khuôn khổ của bài viết.

Khi nào có nguy cơ bị ngộ độc C. botulinum?

Vi khuẩn và bào tử C. botulinum thường có mặt ở nhiều nơi. Tuy nhiên, các bào tử thường lành tính nên nếu ăn thực phẩm mới chế biến và nấu chín kỹ sẽ tránh được nguy cơ bị ngộ độc C. botulinum. Tuy nhiên trong một số điều kiện môi trường nhất định, những bào tử này có thể phát triển thành dạng tế bào vi khuẩn sống, và trong 3-4 ngày có thể tạo đủ lượng độc tố nguy hiểm.

Các triệu chứng cần biết

Bao gồm: nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mí, nói lắp, khó nuốt, khó thở, cảm giác dày lưỡi/cứng lưỡi, khô miệng, yếu cơ. Tất cả các triệu chứng này là hệ quả của liệt cơ do độc tố của vi khuẩn. Chúng thường khởi phát từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn phải ăn phải thực phẩm có độc tố. Cũng có trường hợp triệu chứng biểu hiện sớm sau 6 giờ hoặc muộn sau 10 ngày.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng trên sẽ diễn tiến nặng gây liệt một số cơ bao gồm cả cơ hô hấp, tay, chân,… Người ngộ độc có thể không biểu hiện tất cả các triệu chứng trên.

Nguồn: CDC.gov

Khi bị ngộ độc, nên làm gì?

Để chẩn đoán xác định, ngoài khám và hỏi về các dấu hiệu liên quan, bác sỹ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm cận lâm sàng như chụp não, xét nghiệm dịch tủy, … để phân biệt với các bệnh khác có triệu chứng tương tự như đột quỵ, hội chứng nhược cơ… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm tìm độc tố và xác định vi khuẩn.

Bác sĩ sẽ điều trị nhiễm độc bằng thuốc chống độc (thường là các kháng thể đặc hiệu có khả năng trung hòa độc tố botulism). Thuốc này có tác dụng ngăn tác động của độc tố tới các dây thần kinh nhưng không chữa lành được các tổn thương đã có. Nếu không tự thở được do liệt cơ hô hấp, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ thở máy.

Với sự phát triển của thuốc chống độc và chăm sóc y tế ngày càng hiện đại, tỷ lệ tử vong do nhiễm độc tố của C. botulinum hiện nay đã thấp hơn rất nhiều so với trước đây (tỷ lệ tử vong ít hơn 5%).Một số bệnh nhân vẫn có thể tử vong do nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác do tê liệt thần kinh. Những người qua khỏi có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở trong nhiều năm và cần điều trị phục hồi dài hạn.

Hiện nay những nguồn mới gây ngộ độc nhiễm độc tố của C. botulinum vẫn đang được tiếp tục ghi nhận.

Vi khuẩn Clostridium botulinum. Infographic: Nguyễn Thị Hai, Hoàng Mai Phương

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì có thể phòng tránh nhiễm độc tố của C. botulinum.

Nếu tự đóng hộp hay lên men thực phẩm tại nhà, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc tố của C. botulinum ở cả khâu chế biến, bảo quản và lúc tiêu thụ thực phẩm bằng cách:

  • Chú ý tuân thủ hướng dẫn rửa, làm sạch và tiệt trùng các dụng cụ và thực phẩm sử dụng để đóng hộp.
  • Đặc biệt chú ý đến thời gian chế biến thực phẩm có độ axit không đủ cao (pH> 4,6).
  • Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm)
  • Trước khi ăn cà chua đóng hộp hay thực phẩm có cà chua đóng hộp tại nhà hoặc bất kỳ thực phẩm đóng hộp nào có độ axit không đủ cao, cần đun sôi thực phẩm trong xoong chảo ngay cả khi không phát hiện dấu hiệu hư hỏng. Ở độ cao dưới 305 mét cần đun sôi thức ăn trong 10 phút. Cứ lên cao khoảng 300 m thì đun sôi thêm 1 phút nữa.
  • Nếu thực phẩm được chế biến không đạt các tiêu chuẩn hiện hành và các phương pháp chế biến được khuyến cáo, đặc biệt đối với các thực phẩm đóng hộp hoặc hút chân không bị phồng bao bì, cần vứt bỏ chúng một cách an toàn: : đeo găng tay để tránh tiếp xúc với thực phẩm, bỏ thực phẩm hư hỏng vào túi và buộc kín, bỏ vào thùng rác không tái chế, hạn chế người và động vật khác có thể tiếp xúc với thực phẩm hư hỏng. Sau khi hoàn thành quy trình trên, rửa tay với xà phòng trong ít nhất 2 phút.
  • Sau khi mở bất kỳ thực phẩm đóng hộp hoặc ngâm chua nào, hãy bảo quản phần thừa trong tủ lạnh.
  • Không bao giờ nếm thức ăn để xác định xem nó có an toàn hay không. Không nếm hoặc ăn thức ăn bị biến màu, mốc, có mùi hôi. Không nếm hoặc ăn thức ăn từ đồ hộp bị rò rỉ; có chỗ phồng lên, bị hư hỏng, nứt, hoặc bất thường. Không nếm hoặc ăn thức ăn khi mở đồ hộp mà nó chảy ra chất lỏng hoặc bọt.
Phòng tránh ngộ độc Botulism. Infographic: Nguyễn Thị Hai, Hoàng Mai Phương

Vi khuẩn gây độc thích sống ở đâu?

  • Môi trường nghèo oxy hoặc hoàn toàn không có oxy (yếm khí), tức là các thực phẩm trong bao bì kín như thực phẩm đóng hộp hoặc hút chân không: Các bào tử dù có tồn tại trên bề mặt thực phẩm sống thường cũng không gây hại (trừ những trường hợp ngoại lệ bên dưới). Do đó, mối nguy từ botulism chủ yếu đến từ các sản phẩm đóng hộp hoặc hút chân không được chế biến và bảo quản không đúng tiêu chuẩn. Dù tình trạng ngộ độc do C. botulism thường được gọi là “ngộ độc thịt” (botulism), nhưng chúng vẫn có thể xảy ra khi ăn phải trái cây, rau củ được đóng hộp không đúng cách, đặc biệt là khi đóng hộp tại nhà.
  • Thực phẩm có độ axit không đủ cao, pH > 4,6 (pH là một thang đo đánh giá độ axit của thực phẩm, chỉ số pH càng nhỏ thì thực phẩm càng mang tính axit cao). Các thực phẩm lên men hoặc được bổ sung đủ lượng chanh, dấm, axit citric như trái cây tươi, củ kiệu, dưa giá, dưa chua, ớt tỏi ngâm…thường có độ pH < 4,6 nên thông thường không phải là môi trường thuận lợi cho bào tử này phát triển. Lưu ý: cà chua thường được xem là thực phẩm mang tính axit nhưng những thực phẩm đóng hộp từ cà chua lại có pH cao hơn 4,6 một chút. Vì vậy, sản phẩm từ cà chua cần được bổ sung chanh, dấm, axit citric để đạt pH < 4,6 khi chế biến thành thực phẩm đóng hộp. Thực phẩm ít axit ví dụ: măng tây, đậu xanh, củ cải, bắp, khoai tây, sung, cà chua, tất cả các loại thịt, cá và hải sản
  • Môi trường có nồng độ đường thấp. Các thực phẩm chứa nhiều đường (nhất là ở dạng cô đặc) như si rô, mứt… không phải là môi trường thuận lợi.
  • Môi trường có nồng độ muối thấp (ví dụ các thực phẩm có vị vừa ăn). Còn dưa cải muối, củ cải ngâm nước mắm…là các thực phẩm có nồng độ muối cao, vi khuẩn khó phát triển.
  • Môi trường với khoảng nhiệt độ thích hợp (35 – 37oC,vi khuẩn không phát triển ở nhiệt độ dưới 10oC). Các sản phẩm đóng hộp được chế biến đúng cách và giữ trong tủ lạnh thường có thời gian bảo quản lâu hơn.
  • Môi trường với độ ẩm thích hợp. Vi khuẩn cần đủ độ ẩm để phát triển. Các sản phẩm sấy khô như trái cây sấy khô, măng khô, … không phải là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

Tài liệu tham khảo

https://www.cdc.gov/botulism/index.html
https://nchfp.uga.edu/publications/usda/GUIDE01_HomeCan_rev0715.pdf
https://case.vn/vi-VN/26/27/233/details.case
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5076734/
https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Cong-nghe-Thuc-pham/TCVN-5542-2008-quy-pham-thuc-hanh-ve-sinh-doi-voi-thuc-pham-dong-hop-axit-thap-903055.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3875-QD-BYT-2020-Huong-dan-tam-thoi-chan-doan-dieu-tri-ngo-doc-botulinum-451879.aspx

Bài viết Từ vụ ngộ độc patê Minh Chay, lời khuyên của nhà dinh dưỡng cho các bà nội trợ khi chế biến và đóng gói thực phẩm tại nhà được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>