Tô Thị Thanh Loan – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Xử lý phục hồi và bảo quản khoai tây https://thucphamcongdong.vn/xu-ly-phuc-hoi-va-bao-quan-khoai-tay-3-c-0-9.html Fri, 09 Jul 2021 12:53:22 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49597

Muốn lưu trữ khoai tây ta cần phải phân loại và sử dụng các phương pháp xử lý bảo quản phù hợp...

Bài viết Xử lý phục hồi và bảo quản khoai tây được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Khoai tây có rất nhiều loại với hình dáng, màu sắc và độ dày vỏ khác nhau. Thời gian bảo quản thông thường của khoai tây tối đa cũng chỉ kéo dài hai đến ba tháng. Vì vậy, muốn lưu trữ khoai tây ta cần phải phân loại và sử dụng các phương pháp xử lý bảo quản phù hợp.

Thật không may là khoai tây không thể trưng bày trong bát hay đặt trên kệ, dưới ánh sáng như những hình chụp trên tạp chí ẩm thực. Những củ khoai tây ngoài việc chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với ánh sáng, chúng còn kích thích mọc mầm. Màu xanh của vỏ là do tạo ra một loại hóa chất độc alkaloid gọi là solanine. Hàm lượng solanine trong khoai tây được quy định dưới 200 mg/kg. Khoai tây xanh sẽ có vị đắng và gây ngộ độc.

Nếu bạn tự trồng khoai tây tại nhà thì chỉ cần đợi khoảng 2-3 tuần sau khi hoa nở, lá còn xanh là đã có thể thu hoạch khoai tây bi (baby potatoes). Loại khoai tây nhỏ không thích hợp để lưu trữ dù được xử lý phục hồi (cure) tốt như thế nào, vì thế có thể được sử dụng ngay để nấu nướng. Khoai tây lúc này thường mỏng vỏ, có ít thành phần tinh bột nhất và thường được dùng trong các món nướng hoặc luộc nguyên củ.

Nguồn ảnh: https://plantinstructions.com/
Nguồn ảnh: https://jz-eats.com

Nếu thu hoạch khoai tây khi cây bắt đầu héo hay lá cây đã chuyển sang màu vàng nâu thì khoai tây lúc này đã trưởng thành và củ khoai to hơn, nhiều tinh bột hơn, phù hợp cho các món khoai tây chiên hoặc khoai tây nghiền. Khoai tây thường ngon nhất khi chúng được sử dụng ngay sau khi đào lên.

Nguồn ảnh: https://www.leekgarden.com/
Nguồn ảnh: https://feelgoodfoodie.net/recipe/healthy-mashed-potatoes/

Cách xử lý phục hồi (cure) khoai tây trưởng thành trước khi lưu trữ

Xử lý phục hồi là bước cần thiết giúp cho khoai tây mới thu hoạch có thể lưu trữ được lâu hơn. Giai đoạn này thường kéo dài 7 đến 10 ngày cho khoai tây trưởng thành.

Trước khi xử lý, khoai tây sẽ được nhẹ nhàng làm sạch bằng giấy thô hoặc vải nhưng không cần phải loại bỏ đất bám ở chồi và khe nứt của củ khoai. Không chà rửa khoai dưới nước và chỉ nên thực hiện rửa nước ngay trước khi nấu.

Sau khi loại bỏ đất, khoai được xếp thành một lớp trong thùng và để ở nhiệt độ 18oC (65oF) và độ ẩm 90%, được che phủ bởi tấm vải hay khăn để chắn sáng. Trong suốt thời gian này, lớp vỏ ngoài khô đi, những vết thương nhỏ sẽ lành và lớp vỏ mới sẽ hình thành ở nơi lớp vỏ bị trầy xước. Loại khoai tây vỏ mỏng phục hồi nhanh hơn loại có vỏ dày. Do đó, loại khoai tây vỏ dày cần thời gian xử lý phục hồi lâu hơn loại mỏng vỏ.

Hầu hết loại khoai tây màu đỏ đều có lớp vỏ mỏng, trong khi khoai tây màu nâu có vỏ dày và khoai tây tím thường có vỏ dày nhất. Tất cả khoai tây đều bị mất độ ẩm khi lưu trữ, vì thế vỏ khoai tây càng dày thì càng lưu trữ được lâu hơn.

Nguồn ảnh: https://www.nutritionadvance.com/types-of-potatoes/

Phân loại và lưu trữ khoai tây

Sau khi xử lý phục hồi, thì khoai tây có thể được phân theo loại và để ở những nơi tối, nhiệt độ khoảng 13oC (55oF) và độ ẩm dưới 85% trong vòng 1-2 tuần. Độ ẩm quá cao sẽ tạo nấm mốc nhưng quá thấp lại làm giảm hương vị của khoai.

Sau 2 tuần, nếu muốn lưu trữ khoai tây lâu hơn đòi hỏi phải giảm nhiệt độ lưu trữ xuống thấp 2-4oC (35-40oF), phòng tối với độ ẩm vừa phải và thông thoáng. Ở giai đoạn này chỉ giữ lại những củ khoai lành lặn, không có đốm nâu hoặc vết dập.

Không để khoai tây chung với những loại trái cây sản sinh khí ethylene khi chín như táo, chuối, v.v. vì chúng sẽ làm khoai tây nhanh hỏng.

Khoai tây sống lưu trữ trong tủ lạnh sẽ bị mất độ ẩm và làm mất hương vị của khoai. Cũng không nên để khoai tây sống trong tủ đông vì thành phần nước trong khoại tây nở ra phá vỡ cấu trúc tế bào và khiến cho khoai bị nhũn khi nấu. Nhiệt độ tủ lạnh dưới 4oC làm cho tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, và khoai bị sẫm màu khi nấu.

Kết luận

Khoai tây sống có thể được lưu trữ từ 2 tuần đến vài tháng phụ thuộc nhiều vào chất lượng khoai tây và điều kiện lưu trữ. Khoai tây bi thường được dùng ngay cho nấu nướng. Khoai tây trưởng thành, kích thước lớn hơn thì có thể được xử lý phục hồi sau khi thu hoạch và lưu trữ tốt hơn ở phòng tối, nhiệt độ thấp, thông thoáng khí và độ ẩm không quá cao. Không được dùng khoai tây mọc mầm hoặc có màu xanh do được tiếp xúc với ánh sáng vì chúng chứa độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

https://www.growveg.com/guides/how-to-cure-and-store-potatoes/  

Bài viết Xử lý phục hồi và bảo quản khoai tây được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Giăm bông xông khói kiểu Virginia https://thucphamcongdong.vn/giam-bong-xong-khoi-kieu-virginia-3-c-4-2.html Mon, 05 Jul 2021 13:57:26 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49567

Bài viết nói về những bước cơ bản trong quá trình tạo nên món giăm bông xông khói Virginia tuyệt hảo.

Bài viết Giăm bông xông khói kiểu Virginia được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Giăm bông xông khói kiểu Virginia là một trong những sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu hàng đầu của miền Bắc Mỹ. Trải qua hơn ba thế kỷ, loại giăm bông này vẫn được xem là sản phẩm thượng hạng bởi vì hương vị thơm ngon đặc biệt của nó. Bài viết này sẽ nói về những bước cơ bản trong quá trình tạo nên món giăm bông xông khói Virginia tuyệt hảo này.

Bắt đầu với nguyên liệu chất lượng cao

Để có được giăm bông tuyệt hảo, bạn nên chọn đùi heo chất lượng cao. Đùi heo ngon là đùi lấy từ những con heo đúng lứa, khỏe mạnh, và phải có một tỷ lệ nạc – mỡ phù hợp. Đùi heo tươi có thể được mua ở siêu thị hay các chợ bán lẻ và có dấu kiểm định chất lượng từ được cơ quan chức năng kiểm dịch. Việc làm này đảm bảo rằng bạn có được sản phẩm đến từ những con heo khỏe mạnh, không bị bệnh.

Đùi dùng để làm giăm bông nên chọn loại dài, thịt tươi có độ đàn hồi khi chạm tay vào, phần đầu đùi to, vòng mỡ bên ngoài mỏng như ở hình 1, phần cạnh thịt mông đường mỡ mỏng hoặc ít mỡ ở mặt trước như hình 3a, không nên nặng quá 11 kg. Đùi nặng hơn thường sẽ bị nhiều mỡ và dễ bị ôi hơn trước khi gia vị ướp kịp thấm sâu vào để ức chế vi khuẩn làm hỏng thịt. Do đó, kích cỡ đùi heo sẽ quyết định nhiệt độ và độ ẩm tương đối của quá trình xông khói giăm bông.

Những loại đùi tươi

Loại đùi cắt theo kiểu đồng quê (country-style) như hình 2a, có xương ống chân dài và vết cắt tại khớp xương cùng. Kiếu cắt này hạn chế phần thịt giữa xương ống và khớp tiếp xúc với không khí, do đó hạn chế khả năng hư hỏng.

Đùi cắt theo kiểu thông thường có phần xương ống ngắn, để lộ phần xương với tủy cùng với phần nạc bao quanh xương. Khớp được cắt nằm giữa đốt xương cùng thứ hai và thứ ba, làm cho bề mặt nạc bao quanh khớp xương rộng hơn so với đùi cắt theo kiểu đồng quê. Do đó, loại đùi kiểu này phù hợp để ướp và ủ trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tương đối.

Làm thế nào nhận biết đùi tươi và chất lượng?

Hình 3a minh họa một cái đùi heo chất lượng cao, chắc thịt, màu phần nạc sáng với một ít vân mỡ lẫn trong nạc ở phần thịt trước khớp.

Nên tránh mua loại đùi được mô tả trong Hình 3b. Loại đùi này cơ mềm nhão, màu tái, và thiếu những vân mỡ. Chúng luôn bị chảy nước và co rút nhiều hơn trong suốt quá trình xử lý ướp muối. Đường nối sâu giữa khối cơ tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn và côn trùng sinh sôi.

Giữ lạnh đùi heo

Để có được sản phẩm chất lượng cao, đùi heo tươi cần được bảo quản trong khoảng 2-4oC (36-40oF), trong suốt quá trình từ khi giết mổ, làm mềm thịt, chuyên chở, bày bán đến khi ướp tẩm gia vị.

Quá trình tẩm ướp

Hỗn hợp gia vị tẩm ướp có thể tùy chỉnh theo ý thích cá nhân. Đôi khi, chỉ cần dùng muối ăn cũng được. Tuy nhiên, rất nhiều người lại thích ướp đường. Hỗn hợp ướp cho khoảng 45 kg (khoảng 100 pounds) đùi heo tươi cần:

3,6 kg (8 pounds) muối

1kg (2 pounds) đường

60 g (2 ounces) muối diêm (sodium nitrate or sodium nitrite) (có thể mua ở tiệm thuốc tây)

Trộn đều hỗn hợp này rồi chia làm hai phần bằng nhau dùng trong quá trình ướp thịt: một phần xát lên đùi heo vào ngày thứ nhất và dùng phần còn lại để xát lên đùi heo vào ngày thứ bảy.

Chà xát hỗn hợp này lên toàn bộ bề mặt thịt của đùi (hình 1). Thoa hỗn hợp muối này lên da và mỡ mặc dù bề mặt này chẳng hấp thụ bao nhiêu muối. Nhớ chú ý khi ướp phủ kín đều với gia vị và không để phần cuối của xương ống lòi ra ngoài, để hạ chế tiếp xúc không khí chúng dễ bị chua hay hư hỏng. Cũng nên lưu ý thoa muối cả các phần xung quanh xương đùi.

Kệ chứa đùi heo suốt quá trình ướp muối

Sau khi ướp muối đùi được đặt trên kệ gỗ hay thùng gỗ. Lúc này thịt sẽ hấp thu hương vị từ môi trường xung quanh, do đó nên tránh dùng kệ hay thùng từ gỗ thông hay các loại gỗ có mùi hương. Cũng có thể dùng kệ hay thùng nhựa, tuy nhiên cần lưu ý thiết kế của kệ cho nước thoát ra từ đùi heo không bị ứ đọng lại.

Thời gian ướp

Thời gian ướp đùi heo được tính là bảy ngày cho mỗi inch (2,54cm) bề dày thịt mông của đùi (xem hình 3a), hoặc nửa ngày đến một ngày cho mỗi pound (454g) thịt đùi. Ghi chú chính xác ngày bắt đầu và ngày kết thúc quá trình xử lý muối. Trong suốt quá trình muối nên giữ đùi heo ở 2 – 4oC (36 đến 40oF).

Sau khi ướp, ngâm và rửa đùi

Sau khi ướp, ngâm đùi trong nước lạnh khoảng một giờ, để hòa tan hầu hết hỗn hợp muối ướp trên bề mặt đùi, thịt sẽ dễ dàng hấp thu vị trong quá trình xông khói. Sau khi ngâm nước, chà đùi bằng bàn chải lông cứng và để khô ráo.

Ủ để thấm gia vị

Sau khi ngâm và rửa, đùi heo nên được lưu trữ ở nhiệt độ 10 – 15oC (50 đến 60oF) trong khoảng 14 ngày để gia vị thấm đều khắp đùi heo. Sản phẩm sẽ bị co rút khoảng 8 đến 10% suốt quá trình ướp và ủ thấm gia vị.

Quá trình xông khói (Smoked)

Ở Đông Nam Virginia, hầu hết đùi heo đều được xông khói để sấy khô và cho mùi hương đặc trưng. Đùi heo Smithfield được xông khói trong thời gian dài và nhiệt độ thấp (thấp hơn 32oC). Gỗ dùng để xông khói nên chọn loại cây rụng lá vào mùa thu. Cây hồ đào (hickory) là phổ biến nhất, nhưng gỗ cây táo, lê, đào, sồi, gỗ thích, tần bì, hay anh đào đều có thể sử dụng. Không dùng gỗ thông, tuyết tùng, vân sam, hay bất kỳ cây lá kim nào để xông khói thịt, bởi vì chúng tạo ra nhựa gây mùi vị đắng.

Lửa tạo khói nên giữ cho cháy âm ỉ tạo ra khói dày đặc. Giữ nhiệt độ buồng xông khói dưới 32oC. Treo đùi heo trong buồng xông khói không để chạm vào nhau, giúp cho mọi bề mặt của đùi đều được tiếp xúc với khói. Đùi heo nên được xông khói đến khi chúng chuyển sang màu nâu hạt dẻ, thường là một đến ba ngày.

Quá trình không xông khói (Non-smoked)

Ở Tây Nam Virginia, sau khi ủ cho thấm muối và đường thì đùi heo được chà xát tiếp với hỗn hợp gia vị cho mỗi 100 pounds (45kg) đùi heo sử dụng:

1kg (2 pounds) tiêu đen

1 lít (1 quart) mật mía

450 g (1 pound) đường nâu

28 g (1 ounce) muối diêm (sodium nitrate)

28 g (1 ounce) ớt bột

Bao gói đùi heo theo mô tả ở hình 5a-c.

Giai đoạn ủ khoảng 45 đến 180 ngày

Giai đoạn ủ giúp sản phẩm dậy lên hương vị đặc trưng. Nó có thể so sánh với giai đoạn ủ của phô mai.

Giai đoạn ủ chín của đùi heo khoảng 45 đến 180 ngày ở nhiệt độ 24 – 35oC (75 đến 95oF) với độ ẩm 55 đến 65%. Sử dụng quạt kết nối với thiết bị kiểm soát độ ẩm để giới hạn độ ẩm ngăn nấm mốc phát triển và sản phẩm khô quá mức. Nên để gió lưu thông trong suốt 7 đến 10 ngày đầu tiên của quá trình ủ chín để làm khô bề mặt đùi heo. Khối lượng đùi heo sẽ giảm khoảng 8 đến 12% so với ban đầu.

Các loại côn trùng cần cảnh giác trong quá trình ướp và ủ thịt

Thịt sau khi ướp và ủ rất dễ bị côn trùng tấn công. Những loại côn trùng thường tấn công thịt muối thường gặp như: ruồi nâu phô mai (cheese skipper), bọ cánh cứng (larder beetle), bọ cánh cứng chân đỏ (red-legged ham beetle). Con mạt (mite) tuy không phải là côn trùng nhưng nó cũng thường tấn công thịt muối.

Ruồi nâu phô mai: loài côn trùng này có thói quen đẻ trứng trên phô mai và thịt muối. Thịt nhiễm côn trùng này nhanh chóng thối và bị nhớt. Ruồi trưởng thành có hai cánh và kích thước bằng 1/3 ruồi nhà. Chúng đẻ trứng trên phô mai hay thịt và phát triển nhanh chóng.

Bọ cánh cứng: chúng có màu nâu đen và một dải màu vàng trên lưng. Bọ trưởng thành dài khoảng 8,5 mm (1/3 inch). Ấu trùng bao phủ bởi lớp lông , màu nâu và sống trên hay sát dưới bề mặt thịt muối nhưng nó không gây thối thịt.

Bọ cánh cứng chân đỏ: ấu trùng của chúng màu hởi đỏ tía và dài khoảng 8,5 mm (1/3 inch). Chúng tấn công và gây thối rữa thịt. Bọ trưởng thành dài khoảng 6,4 mm (¼ inch) và có màu xanh lá ánh dương, chân và râu đỏ. Chúng ăn trên bề mặt thịt.

Con mạt: mạt trưởng thành màu trắng đục, dài khoảng 0,8 mm (1/32 inch). Phần thịt bị mạt tấn công thường có dạng mủn bột.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, nên bắt đầu muối và ủ chín trong thời tiết lạnh hoặc khu vực có kiểm soát nhiệt độ, ngăn côn trùng hoạt động. Cần phải làm sạch khu vực lưu trữ và ủ chín, nhất là các khe hở trong phòng. Khe hở nên được bịt kín với sáp hay gỗ nhân tạo sau khi rửa. Nên dùng tấm phủ lại để tránh côn trùng xâm nhập, đặc biệt là ruồi, kiến, hay các côn trùng khác mang theo mạt. Tốt nhất là nên làm cửa phòng hai lớp để giảm sự tấn công của côn trùng.

Sau khi rửa và bịt kín khe khở, phun một lớp mỏng thuốc diệt côn trùng để giết chết những côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng trong phòng ủ chín ba tháng một lần.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc diệt côn trùng và nhớ mang tất cả sản phẩm thịt ra ngoài trước khi phun xịt lên các bề mặt mà ruồi hay các côn trùng thường bò đến. Chờ cho thuốc khô hẳn mới mang thịt trở lại phòng lưu trữ.

Sau khi có các biện pháp phòng ngừa nếu bất kỳ sản phẩm nào bị côn trùng tấn công, phải loại bỏ ngay khỏi phòng lưu trữ để xử lý.  Cần loại bỏ vùng thịt đã bị côn trùng tấn công. Phần thịt cắt bỏ nên đủ sâu để loại bỏ cả ấu trùng đã xâm nhập vào xương và mỡ.

Những vùng thịt không bị côn trùng tấn công, vẫn an toàn để ăn, nhưng vẫn nên được tiêu thụ nhanh chóng. Phần thịt lộ ra sau khi đã cắt bỏ phần thịt hư nên được bôi dầu thực vật hay mỡ để ngăn mốc và bị khô.

Bảo vệ đùi heo bằng việc thiết lập rào cản ngăn giữa thịt và côn trùng. Các túi đựng hàng hóa màu nâu dày, không bị rách có thể được dùng cho mục đích này. Đùi heo có thể được bọc trong loại giấy làm túi này (không được dùng giấy sáp hay giấy đông lạnh).

Hình 5a đến 5f sẽ hướng dẫn bạn cách gói đùi heo trong giấy, bỏ vào túi, gấp và thắt lại. Đùi heo sau khi được bọc lại bằng cách này có thể treo trong một căn phòng mát và khô để ủ chín. Căn phòng này phải sạch, kín và có thông gió tốt.

Tài liệu tham khảo

https://pubs.ext.vt.edu/458/458-223/458-223_pdf.pdf

Bài viết Giăm bông xông khói kiểu Virginia được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những điều cần biết để có ly nước ép trái cây và rau củ đảm bảo an toàn thực phẩm https://thucphamcongdong.vn/nuoc-ep-trai-cay-va-rau-cu-nhung-dieu-can-biet-ve-an-toan-thuc-pham-2-f-2-11.html Mon, 31 May 2021 07:06:23 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49455

Nước ép trái cây và rau củ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể nhưng sử dụng nước ép trái cây/rau củ chưa qua xử lý có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe.

Bài viết Những điều cần biết để có ly nước ép trái cây và rau củ đảm bảo an toàn thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Nước ép trái cây và rau củ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể nhưng nếu sử dụng nước ép trái cây/rau củ chưa qua khử trùng có thể gây ra những rủi ro sức khỏe cho chính bạn và người thân.

Có thể bạn chưa biết?

Vi khuẩn có thể vẫn tồn tại trong trái cây và rau củ tươi sống hoặc nước ép tự chuẩn bị tại nhà hoặc ép trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi. Nếu trái cây/rau củ và nước ép không được khử trùng hay xử lý bằng phương pháp phù hợp để tiêu diệt/loại bỏ vi khuẩn có hại thì chúng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn, trở thành nguồn lây nhiễm mới và gây ngộ độc.

Phần lớn hệ miễn dịch của người khỏe mạnh có khả năng chống lại các tác động của ngộ độc thực phẩm. Mặc dù vậy, trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu (bệnh nhân cấy ghép, ung thư, tiểu đường hoặc HIV/AIDS) vẫn có nguy cơ bị ngộ độc nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do uống nước ép chưa qua xử lý khử trùng.

Nhãn dán cảnh báo trên sản phẩm chưa qua khử trùng

Hầu hết nước ép đóng chai/hộp bán tại các siêu thị đều được khử trùng bằng phương pháp: thanh trùng (xử lý nhiệt) hoặc tiệt trùng (xử lý bằng các phương pháp khác) để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên tại một số cửa hàng, quán nước và chợ, nước ép được làm tại chỗ mà chưa qua quá trình khử trùng để đảm bảo an toàn.

Những sản phẩm chưa qua khử trùng hoặc tiệt trùng cần được bảo quản trong tủ lạnh. Tại Mỹ, FDA yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên bao bì ghi chú: “CẢNH BÁO: Sản phẩm này chưa được xử lý khử trùng, có thể chứa vi khuẩn có hại gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu”.

Mặc dù cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từng nhận được báo cáo về sự bùng phát của ngộ độc thực phẩm gây ra do uống nước ép từ trái cây và rau củ hoặc nước táo lên men chưa qua xử lý để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, FDA vẫn chưa thực hiện bắt buộc dán nhãn cảnh báo tương tự đối với nước ép và nước táo lên men được bán trong ly ngay tại vườn táo, chợ nông sản, quán ven đường và một số nhà hàng.

Hãy tuân thủ các bước sau để có ly nước ép an toàn

Khi mua nước ép trái cây và rau củ

  • Chú ý đọc nhãn cảnh báo dán trên sản phẩm (nếu có) để cẩn trọng khi mua nước ép chưa qua khử trùng. Các sản phẩm đã tiệt trùng thường đặt ở khu vực thực phẩm lạnh, khu thực phẩm đông lạnh hoặc khu vực dành cho nước ép đóng hộp, chai hoặc lon ở cửa hàng tạp hoá và siêu thị. Còn các sản phẩm chưa được khử trùng hoặc chỉ được thanh trùng thường chỉ được đặt ở ngăn lạnh của cửa hàng tạp hoá và siêu thị.
  • Hãy hỏi nhân viên bán hàng nếu bạn không chắc chắn sản phẩm nước ép có được khử trùng hay chưa, đặc biệt là các sản phẩm đặt trong ngăn lạnh hoặc bán theo ly.

Khi tự chuẩn bị nước ép trái cây và rau củ tại nhà

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất trong 20 giây trước và sau khi chuẩn bị đồ uống.
  • Cắt bỏ những phần bị hư hỏng hoặc bầm dập trên trái cây và rau củ tươi.
  • Rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau củ dưới vòi nước sạch trước khi sử dụng, bao gồm các sản phẩm trồng tại nhà hoặc mua từ siêu thị và chợ nông sản. KHÔNG rửa trái cây và rau củ bằng xà phòng, các chất tẩy rửa hoặc bất cứ dung dịch nước rửa trái cây rau củ bày bán trên thị trường.
  • Có thể dùng bàn chải sạch để cọ rửa các loại trái cây vỏ cứng (như dưa hấu hay dưa chuột) ngay cả khi bạn sẽ gọt bỏ vỏ khi ép để ngăn bụi bẩn, vi khuẩn không nhiễm vào từ vỏ khi gọt hoặc cắt.
  • Lau khô trái cây bằng khăn sạch hoặc khăn giấy sau khi rửa để giảm thiểu tối đa khả năng vi khuẩn có thể còn trên bề mặt.

Ngộ độc thực phẩm – triệu chứng nhận biết và cách xử lý

Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cũng có thể xảy ra trong vòng chỉ 20 phút hoặc đến 6 tuần sau đó.

Đa số các ca ngộ độc sẽ hồi phục sau một thời gian ngắn. Nhưng cũng có một số trường hợp có thể bị nghiêm trọng hơn như dẫn đến các vấn đề về sức khỏe mãn tính hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đôi khi ngộ độc thực phẩm có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm có thể bao gồm:

  • Nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng
  • Các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể

Nếu bạn nghi ngờ mình hay người thân bị ngộ độc thực phẩm, hãy bình tĩnh áp dụng các biện pháp sơ cứu nhanh chóng như gây nôn, bù nước và đưa đi cấp cứu ngay lập tức tại cơ sở y tế gần nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.fda.gov/food/buy-store-serve-safe-food/what-you-need-know-about-juice-safety

Bài viết Những điều cần biết để có ly nước ép trái cây và rau củ đảm bảo an toàn thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>