Nguyễn Thị Mai Hương – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.24 5 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên https://thucphamcongdong.vn/5-chat-bao-quan-thuc-pham-tu-nhien-2-c-20-8.html Tue, 31 May 2022 12:39:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=50230

Chất bảo quản là một nhóm chất phụ gia có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, thường được dùng với mục đích kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Rất nhiều chất bảo quản tự nhiên được dùng làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày và có thể được tìm thấy trong căn bếp gia đình.

Bài viết 5 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Chất bảo quản là một nhóm chất phụ gia có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, thường được dùng với mục đích kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Rất nhiều chất bảo quản tự nhiên được dùng làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày và có thể được tìm thấy trong căn bếp gia đình. 

Hành tây

Hành tây là một trong những chất bảo quản tự nhiên phổ biến nhất với các đặc tính chống oxy hóa và chống vi khuẩn. Hành tây vàng được cho là chất bảo quản tự nhiên hiệu quả nhất và các hợp chất polyphenol trong hành tây vàng còn có nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học và Công nghệ Thực phẩm (the International Journal of Food Science & Technology) cho thấy hành tây còn chứa các chất tổng hợp có khả năng hỗ trợ các vấn đề về sức khoẻ như viêm, các vấn đề tim mạch, bệnh mãn tính và một số bệnh ung thư.

Muối

Muối là một chất bảo quản thực phẩm hiệu quả khác cũng có nguồn gốc tự nhiên. Muối chủ yếu được dùng trong bảo quản thịt và các món ăn mặn.

Muối bảo vệ thực phẩm khỏi lên men, nấm mốc và diệt vi khuẩn qua quá trình thẩm thấu hút nước và làm vỡ tế báo vi khuẩn. Nói cách khác, muối liên kết với nước tại các mô thực phẩm, giúp hút ẩm trong thực phẩm từ đó ức chế vi khuẩn phát triển.

Đường

Tương tự muối, đường cũng là chất bảo quản tự nhiên và được sử dụng như nguyên liệu nấu ăn hàng ngày. Đường cũng có cơ chế thẩm thấu như muối, hút ẩm khỏi thực phẩm và cản trở vi khuẩn phát triển, giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Thực phẩm có thể được bảo quản trong xi-rô đường hoặc đường dạng tinh thể. Đường thường được dùng để bảo quản trái cây như táo, mận, đào, lê,… Ngoài việc bảo quản, đường còn được dùng để tăng vị ngọt và cải thiện hương vị của hoa quả.

Giấm

Giấm cũng là chất bảo quản tự nhiên hiệu quả cho trái cây và rau quả, được dùng phổ biến trong các món như dưa leo, đu đủ, củ cải và cà ngâm giấm. Hầu hết các loại giấm đều có khả năng kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

Giấm được tạo ra từ quá trình lên men dung dịch đường và nước. Axit acetic là thành phần chính trong giấm giúp tiêu diệt các vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Một số nhà hàng cũng sử dụng giấm để giữ một vài loại rau và trái cây tươi trong một hoặc hai ngày.

Tinh dầu hương thảo

Tinh dầu chiết xuất từ lá cây hương thảo cũng là một chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng rộng rãi. Trước đó, tinh dầu hương thảo được dùng chủ yếu để tạo hương thơm và gia vị cho các món ăn.

Tinh dầu hương thảo giúp ngăn quá trình oxy hóa của các loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, nó còn hiệu quả trong việc giữ màu sắc và hương vị của món ăn.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodadditivesworld.com/articles/natural-preservatives.html

Bài viết 5 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Tại sao “Calorie vào, Calorie ra” không có ý nghĩa gì cả đối với chế độ ăn kiêng của bạn? https://thucphamcongdong.vn/tai-sao-calorie-vao-calorie-ra-khong-co-y-nghia-gi-ca-doi-voi-che-do-an-kieng-cua-ban-1-c-8-5.html Thu, 15 Jul 2021 15:16:12 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49643

"Calorie vào so với calorie ra" liên quan như thế nào đến việc tăng/giảm cân?

Bài viết Tại sao “Calorie vào, Calorie ra” không có ý nghĩa gì cả đối với chế độ ăn kiêng của bạn? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Một số nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm “calorie vào so với calorie ra” là vô nghĩa. Thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta theo những cách khác nhau và đi qua các con đường trao đổi chất khác nhau. Không chỉ có vậy, các loại thực phẩm chúng ta ăn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến các hormone mà chúng điều hòa thời điểm và lượng thực phẩm chúng ta ăn vào. Do đó, các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của chúng ta cũng quan trọng như lượng calorie chúng ta ăn.

Calorie là gì?

Hãy chắc chắn rằng chúng ta hiểu một “calorie” có nghĩa là gì. Calorie là thước đo năng lượng: “1 calorie là lượng năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1 độ C”. Đơn vị của năng lượng là Joule. Một calorie tương đương với 4,184 joules. Chúng ta thường gọi là “calorie” nhưng thực ra là kilocalorie (kcal). Một kilocalorie, hay một Calorie trong chế độ ăn (với chữ “C” viết hoa) là năng lượng cần thiết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ C. Một Calorie trong chế độ ăn (kilocalorie) là 4184 J (joules).

Nhưng “năng lượng” nghĩa là gì? “Năng lượng là năng lực của một hệ thống để hoạt động.” Cơ thể con người đòi hỏi năng lượng để di chuyển, hít thở, suy nghĩ, co bóp tim, duy trì điện thế qua màng tế bào,… Ở mức độ phân tử, các chức năng cơ thể với một hệ thống các phản ứng hóa học vô cùng phức tạp. Những phản ứng hóa học này đòi hỏi năng lượng, đó là nơi mà calorie vào.

Tóm lại, một Calorie trong chế độ ăn là lượng năng lượng cần thiết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ C. Cơ thể sử dụng năng lượng (calorie) để điều khiển phản ứng hóa học.

Calorie vào, Calorie ra (CICO) đòi hỏi gì?

Theo cách tư duy “calori vào, calorie ra” (CICO), béo phì chỉ đơn giản là vấn đề của việc ăn quá nhiều calorie. Những người theo cách tư duy này thường nói rằng các loại thực phẩm ăn vào không quá quan trọng, chủ yếu là để góp phần calorie. Họ nói rằng cách duy nhất để giảm cân là ăn ít hơn, vận động nhiều hơn và đó là trách nhiệm của mỗi một cá nhân để giữ calorie cân bằng.

Một pound chất béo gồm 3500 calorie (một kilogam là 7700). Nếu bạn ăn ít hơn 500 calorie mà bạn cần đốt cháy mỗi ngày, sau một tuần (7 * 500 = 3500), bạn sẽ giảm một pound chất béo. Điều này xuất phát từ ý tưởng “một calorie là một calorie” – tất cả calorie được tạo ra bằng nhau, không liên quan đến nguồn thực phẩm. Mặc dù sự thật là béo phì gây ra do lượng calorie dư thừa và giảm cân do thiếu hụt calorie, việc đơn giản hóa quá mức này là hết sức sai lầm.

Thực tế là các loại thực phẩm khác nhau có thể có những tác động rất khác nhau lên cơ thể chúng ta và đi qua các con đường trao đổi chất khác nhau trước khi chúng chuyển thành năng lượng. Chỉ tập trung vào lượng calorie của thực phẩm và bỏ qua các ảnh hưởng chuyển hóa là một cách suy nghĩ rất thiếu sót.

Tóm lại, những người ủng hộ cách tư duy “Calorie vào, Calorie ra” cho rằng điều duy nhất cần quan tâm khi nói đến giảm cân là lượng calorie, bất chấp tác động chuyển hóa và nội tiết của các loại thực phẩm.

“Quá nhiều Calorie” không cho chúng ta biết nhiều

Bao nhiêu năng lượng chúng ta ăn và bao nhiêu năng lượng chúng ta tiêu thụ là vô cùng quan trọng. Luật đầu tiên của nhiệt động lực học bảo rằng năng lượng không thể bị mất đi, nó chỉ có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Vì vậy, nếu năng lượng vào cơ thể lớn hơn năng lượng ra khỏi cơ thể, cơ thể sẽ tích trữ năng lượng thường dưới dạng chất béo.

Nếu chúng ta lấy vào năng lượng nhiều hơn chúng ta cần, chúng ta tăng cân. Nếu chúng ta tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với chúng ta lấy vào, chúng ta giảm cân. Đây là một định luật vật lý không thể phá vỡ và thậm chí không thể tranh cãi.

Tuy nhiên … thông tin này, không cho chúng ta biết TẠI SAO điều này xảy ra. Một người tăng cân cũng giống như một người ăn nhiều hơn là đốt cháy. Hãy tưởng tượng rằng tiền sảnh của một rạp chiếu phim chứa đầy khách. Những người này đều ở đó vì họ muốn xem một bộ phim rất nổi tiếng vừa công chiếu. Nếu bạn muốn hỏi … “tại sao sảnh này đầy người?” và ai đó trả lời “vì nhiều người đi vào hơn đi ra” – bạn sẽ nghĩ đây là một câu trả lời khá vô lý, phải không? Điều này không cho bạn biết  về nguyên nhân của hội trường đông người, chỉ đơn giản là nói rõ sự thật hiển nhiên. Do đó nếu nói rằng tăng cân là do lượng calorie dư thừa cũng chỉ vô lý như khi nói rằng tiền sảnh rất đông vì nhiều người đi vào hơn đi ra.

Câu hỏi hợp lý cần hỏi sẽ là  tại sao những người này ăn nhiều hơn?

Có phải đó là một hệ quả của một chuỗi các quyết định hợp lý để ăn nhiều hơn một chút và tập thể dục ít hơn một chút, hoặc có cái gì đó trong sinh lý của chúng ta gây ra… chẳng hạn như các hormone? Nếu đó là hành vi gây ra sự lấy vào nhiều calorie hơn (tăng cân) thì điều gì điều khiển hành vi này?

Thực tế là tất cả những suy nghĩ, ham muốn và hành động của chúng ta được điều khiển bởi các hormone và các mạch thần kinh. Nếu nói rằng đó là “tham lam” hay “lười biếng” gây ra lượng calorie gia tăng thì tức là chúng ta đã hoàn toàn không quan tâm đến các quá trình sinh lý phức tạp điều khiển hành vi và làm thế nào các loại thực phẩm chúng ta ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp các quá trình này.

Tóm lại: Nói rằng tăng cân là do lượng calo dư thừa là đúng, nhưng vô nghĩa. Nó không cho bạn biết gì về nguyên nhân thực sự.

Các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến nội tiết tố theo những cách khác nhau

Một trong những sai lầm lớn nhất trong dinh dưỡng là nghĩ rằng tất cả các calorie được tạo ra bằng nhau. Các chất macronutrients khác nhau (protein, chất béo và carbohydrate) đi qua các con đường trao đổi chất khác nhau. Hãy nhắc tới hai ví dụ … fructose và protein.

Fructose

Fructose, khi vào gan từ đường tiêu hóa, có thể được chuyển thành glucose và được tích lũy dưới dạng glycogen. Nhưng nếu gan đã đầy glycogen, nó có thể được chuyển thành chất béo… sau đó được vận chuyển ra hoặc bám lại ở gan. Tiêu thụ vượt mức fructose, có thể gây kháng insulin, làm tăng mức insulin khắp cơ thể. Insulin thúc đẩy tích lũy chất béo. Fructose cũng không được đưa vào cùng một cách như glucose và không ảnh hưởng đến cảm giác no trong cùng một cách. Fructose không giảm hormone ghrelin đói (tham khảo bài viết). Vì vậy,… 100 calorie từ fructose có thể làm tăng insulin của bạn trong thời gian dài, dẫn đến mức độ ghrelin cao hơn và tăng sự thèm ăn.

Protein

Nếu bạn có 100 calorie từ protein, khoảng 30% lượng calorie sẽ được sử dụng để tiêu hóa nó, bởi vì con đường chuyển hóa đòi hỏi năng lượng. Protein cũng có thể làm tăng độ no và tăng tỷ lệ trao đổi chất. Lượng protein tăng này thậm chí có thể được sử dụng để kiến tạo cơ bắp, các mô này khi hoạt động sẽ tiêu thụ calorie.

Rõ ràng … 100 calorie từ fructose có tác động hoàn toàn khác so với 100 calorie từ protein. Một calorie không phải là một calorie. Theo cách này, fructose sẽ làm năng lượng nhận vào so với protein, thông qua ảnh hưởng của nó lên các hormone, cơ thể và não bộ. Uống một lon soda mỗi ngày trong khoảng 5 năm sẽ có một tác động rất khác nhau lên cơ thể và sự cân bằng năng lượng dài hạn, so với ăn lượng calorie tương tự từ trứng.

Một số người cho rằng “bất kỳ” thực phẩm nào cũng có thể gây hại khi ăn quá mức. Ý kiến này có thể bị bác bỏ. Hãy thử ăn quá mức bông cải xanh, hoặc trứng. Bạn sẽ cảm thấy no rất nhanh và không muốn ăn tiếp. So với một loại thực phẩm khác như kem, chúng ta rất dễ tiêu thụ lượng lớn.

Tóm tại, các loại thực phẩm khác nhau đi qua các con đường trao đổi chất khác nhau. Một số thực phẩm có thể gây ra những thay đổi hormone thúc đẩy tăng cân, trong khi các loại thực phẩm khác có thể làm tăng cảm giác no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.

Tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sự thèm ăn

Thay đổi các chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn một cách đáng kể. Ví dụ tốt nhất của điều này được thấy trong các nghiên cứu so sánh chế độ ăn carbohydrate thấp (low-carb) và ít béo (low-fat).

Khi mà những người có chế độ ăn ít chất béo phải hạn chế calorie để giảm cân thì những người ăn low-carb (và nhiều béo và protein) thường có thể ăn đến khi họ cảm thấy hài lòng mà vẫn giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng có một cái gì đó về chế độ ăn uống low-carb làm giảm sự thèm ăn và làm cho mọi người giảm cân mà không cần phải kiểm soát calorie. Trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cần phải tích cực hạn chế calorie trong nhóm low-fat để đạt các kết quả tương đương, nhưng người ăn kiêng low-carb vẫn giảm cân nhiều hơn.

Trong nghiên cứu sau, nhóm low-fat hạn chế calorie, trong khi nhóm low-carb ăn đến khi no. Những người ăn kiêng low-carb tự động bắt đầu ăn ít calorie, vì sự thèm ăn của họ giảm xuống dần.

Những nghiên cứu này chỉ ra rằng không cần thiết phải tập trung ý chí vào lượng calorie để ăn ít hơn. Điều này có thể xảy ra tự động, chỉ đơn giản bằng cách thay đổi các loại thực phẩm bạn ăn.

Tóm lại, nhận thức được lượng calorie ăn vào là không cần thiết để giảm cân, mặc dù là bạn ăn theo một cách nào đó. Chế độ ăn low-carb trong khi tăng chất béo và protein được chứng minh là tự động dẫn đến hạn chế calorie ăn vào và giảm cân.

Các tỷ lệ chuyển hóa (calorie ra) có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn ăn

Một điều cần lưu ý là chế độ ăn kiêng dài hạn sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển hóa. Nếu bạn đã cắt giảm 10% lượng calorie ăn vào, bạn chỉ làm được trong một thời gian cho đến khi tỷ lệ chuyển hóa của bạn thích ứng và bạn sẽ dừng lại. Sau đó, bạn sẽ phải cắt giảm calorie một lần nữa, sau đó một lần nữa …

Cơ thể cố gắng hết sức để duy trì lượng chất béo của nó, điểm thiết lập chất béo này được quy định bởi vùng dưới đồi trên não. Nếu bạn không thay đổi chế độ ăn, chỉ là lượng thực phẩm bạn ăn thì điểm thiết lập này sẽ không thay đổi. Nếu trọng lượng của bạn giảm xuống dưới điểm thiết lập này, não của bạn phản ứng bằng cách giảm tiêu thụ calorie (calorie ra) và tăng lượng calorie ăn vào (calorie vào).

Tóm lại, cơ thể cố gắng chống lại những thay đổi về mức chất béo trong cơ thể bằng cách tăng cảm giác đói giảm tiêu thụ calorie.

Có thể chúng ta nhận được những gì ngược lại

Hầu hết mọi người tin rằng lượng calorie ăn vào tăng dẫn đến tăng cân.

Nhưng trở ngại là chúng ta có những điều ngược lại, sự tăng chất béo khiến lượng calorie ăn vào tăng lên?

Khi một cậu bé tuổi teen phát triển nhanh về chiều cao, cậu ta ăn vào nhiều calorie hơn tiệu thụ. Thay vì chuyển thành chất béo, lượng calorie sẽ được sử dụng để xây dựng cơ bắp, xương, da và nội tạng.

Không phải lượng calo gia tăng điều khiển tốc độ tăng trưởng, mà là các hormone, yếu tố tăng trưởng và những quá trình sinh lý đang gây ra sự tăng trưởng và sự tăng trưởng điều khiển lượng calo ăn vào tăng lên. Điều đó hợp lý, phải không?

Điều gì nếu béo phì cũng tương tự? Điều gì nếu lượng calorie là hậu quả của việc tăng cân, không phải là một nguyên nhân?

Trong cùng một cách mà cơ bắp và xương một cậu bé thiếu niên phát triển nhờ vào các hormone, lượng chất béo của một người béo phì có thể tăng do các hormone. Một ví dụ của điều này là các loại thuốc như một số thuốc chống trầm cảm và thuốc tránh thai, thường có tác dụng phụ là tăng cân. Không có calorie trong thuốc, nhưng chúng làm thay đổi sinh lý của cơ thể (não và các hormone) gây tăng cân. Trong trường hợp này, lượng calorie tăng là thứ yếu so với sự thay đổi hormone.

Tóm lại, có thể là chúng tôi đang bối rối về nguyên nhân và hậu quả. Có lẽ không phải là lượng calorie ăn vào tăng điều khiển sự tăng chất béo, mà tăng chất béo làm tăng lượng calorie ăn vào.

Ăn là hành vi của tiềm thức

Con người không phải là robot. Chúng ta không đi xung quanh và đưa ra quyết định về các hành vi của chúng ta dựa trên các tính toán toán học. Điều này chống lại bản chất của chúng ta.

Chúng ta ra quyết định dựa trên cảm xúc, chúng ta cảm thấy như thế nào và chúng ta muốn làm gì. Các phần “hợp lý” của bộ não thường không có nhiều quyền kiểm soát phần bộ não được điều chỉnh bởi cảm xúc.

Đó là bản chất con người. Thay đổi hành vi dựa trên quyết định có tính hợp lý thường là không thể.

Bạn có bao giờ quyết định không uống cà phê sau 2 giờ chiều? Luôn luôn làm bài tập về nhà ngay sau giờ học? Chỉ ở nhà ngủ trong ngày Chủ nhật?

Thực hiện thay đổi trong cuộc sống của bạn thường là rất khó và cũng giống cho hành vi ăn uống như quyết định ăn ít hơn 500 calorie mỗi ngày.

Thậm chí dù cho một số người có động lực cao hoàn toàn có thể kiểm soát lượng thức ăn (như vận động viên và người tập thể hình), điều này thực sự không phải là đại diện cho số đông.

Điều này là rất khó đối với hầu hết mọi người và đặc biệt là những người có xu hướng tăng cân.

Hãy sử dụng hơi thở như một ví dụ của việc khó khăn như thế nào để “kiểm soát” một chức năng sinh lý quy định bởi não bộ. Hơi thở là gần như hoàn toàn vô thức, mặc dù bạn có thể kiểm soát hơi thở của bạn trong một khoảng thời gian ngắn nếu bạn cố gắng tập trung. Nếu bạn đã quyết định bỏ qua 1 trong 10 hơi thở, sau đó bạn có lẽ có thể làm điều đó … nhưng chỉ trong một vài phút. Sau đó, bạn sẽ phân tâm và bắt đầu làm khác đi.

Điều này chỉ có thể khi bạn đang có ý thức tập trung vào nó … và thậm chí nếu bạn đã làm, bạn có thể miễn cưỡng bù đắp bằng cách hít thở mạnh hơn một ít ở 9 hơi thở khác, hoặc bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu và dừng lại.

Nếu bạn nghĩ rằng đây là một ví dụ vô lý và không áp dụng được đối với việc ăn uống, bạn đã sai. Ăn được kiểm soát theo cách cùng loại. Một số người có thể có ý thức ăn ít calorie và quản lý nó với việc kiểm soát khẩu phần ăn và/hoặc lượng calorie. Nhưng họ phải gắn bó với nó suốt đời.

Tóm lại, hành vi ăn uống chủ yếu là tiềm thức, được điều khiển bởi hormone và các mạch thần kinh. Có thể là không thể kiểm soát những loại hành vi này trong thời gian dài.

Sức khỏe tối ưu theo cách không chỉ là chú trọng vào trọng lượng

Một trong những vấn đề quan trọng với cách tư duy “calorie vào, calorie ra” là không tính đến các ảnh hưởng sức khỏe khác của thực phẩm.

Thực tế là các loại thực phẩm khác nhau có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta.

Ví dụ, chất béo trans có thể dẫn đến viêm, kháng insulin và tất cả sự khủng khiếp sau đó, bao gồm cả bệnh tim mạch và tiểu đường loại II. Một ví dụ khác là fructose. Khi tiêu thụ số lượng lớn (từ đường bổ sung, không phải trái cây), nó có thể dẫn đến sự kháng insulin, tăng cholesterol và triglycerides và tăng béo phì ở bụng.

Hơn nữa, có một trọng lượng khỏe mạnh KHÔNG đảm bảo rằng bạn đang khỏe mạnh, trong cùng một cách mà bị béo phì không nhất thiết có nghĩa là bạn đang không khỏe mạnh.

Mặc dù những vấn đề trao đổi chất là phổ biến hơn ở những người béo phì, nhiều cá nhân béo phì khỏe mạnh về trao đổi chất và nhiều người gầy có hội chứng chuyển hóa và có thể đang chống chọi lại với bệnh tim và bệnh tiểu đường loại II.

Dinh dưỡng tối ưu và phòng bệnh thì tốt hơn là chỉ quan tâm đến calorie.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/calories-in-calories-out

 

Bài viết Tại sao “Calorie vào, Calorie ra” không có ý nghĩa gì cả đối với chế độ ăn kiêng của bạn? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Vi chất dinh dưỡng và bệnh tiểu đường https://thucphamcongdong.vn/vi-chat-dinh-duong-va-benh-tieu-duong-1-d-2-6.html Fri, 18 Dec 2020 14:05:52 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48572

Có nên bổ sung vitamin hoặc khoáng chất ở những người bị bệnh tiểu đường? Trường hợp nào nên bổ sung? Loại vitamin, khoáng chất nào có lợi ích tích cực?

Bài viết Vi chất dinh dưỡng và bệnh tiểu đường được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Người bị tiểu đường nên trang bị kiến thức về tầm quan trọng của việc ăn đủ lượng vitamin và khoáng chất từ ​​nguồn thực phẩm tự nhiên, cũng như độc tính tiềm ẩn khi bổ sung lượng lớn các thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất. Mặc dù rất khó để biết chắc chắn hiệu quả của thuốc bổ sung, nhưng nếu cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, thuốc bổ sung có thể có lợi. Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, chẳng hạn như người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người ăn thuần chay và những người có chế độ ăn hạn chế calo, có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung chế phẩm vitamin tổng hợp.

Bởi vì bệnh tiểu đường có thể là tình trạng căng thẳng làm tăng quá trình oxy hóa, nên người ta đã quan tâm đến việc kê đơn có các vitamin chống oxy hóa cho những người bệnh tiểu đường. Nói chung, tiêu thụ lượng lớn các chất chống oxy hóa – bao gồm vitamin C, vitamin E, Selen, beta carotene và các carotenoids – không giúp bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Mặc dù các nghiên cứu quan sát lớn đã cho thấy mối tương quan giữa chế độ ăn uống hoặc bổ sung các chất chống oxy hóa với lợi ích tim mạch, các thử nghiệm kiểm soát giả dược lớn đã không cho thấy lợi ích đó và trong một số trường hợp, đã gợi ý tác dụng phụ của các loại vitamin chống oxy hóa.

Vai trò của folate (vitamin B9, một hợp chất vitamin B-ND) trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi được chấp nhận rộng rãi, nhưng vai trò của việc bổ sung folate để giảm homocysteine (Homocysteine là một acid amin chứa nhóm sulfhydryl, là một sản phẩm trung gian trong sự tổng hợp bình thường của các acid amin methionine và cysteine – ND) ​​và giảm biến cố tim mạch là không rõ ràng. Vai trò của vitamin B1, B6 và B12 trong điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường chưa được thành lập và không thể được khuyến cáo như là một lựa chọn điều trị thông thường. Việc sử dụng nicotinamide để bảo tồn khối lượng tế bào β trong các vấn đề chuẩn đoán gần đây với bệnh tiểu đường loại 1 đang được nghiên cứu; tuy nhiên, ảnh hưởng có lợi chưa được chứng minh rõ ràng.

Sự thiếu hụt các khoáng chất nhất định, chẳng hạn như kali, magiê và có thể là kẽm và crôm, có thể làm nặng thêm việc không dung nạp carbohydrate. Trong khi nhu cầu thay thế kali hoặc magiê là tương đối dễ phát hiện dựa trên nồng độ huyết thanh thấp, thì nhu cầu bổ sung kẽm và crom khó phát hiện hơn.

Tác dụng có lợi trên đường huyết từ việc bổ sung crom đã được báo cáo. Các nghiên cứu được thiết kế đã không cho thấy bất kỳ lợi ích đáng kể từ bổ sung crom trong việc kiểm soát đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường. Hiện nay, lợi ích từ bổ sung crom ở những người bị bệnh tiểu đường đã không được chứng minh một cách thuyết phục.

Người ta khuyến khích sử dụng một lượng khoảng 1.000-1.500 mg canxi hàng ngày, đặc biệt là ở người cao tuổi bị bệnh tiểu đường. Lời khuyên này có vẻ an toàn và có khả năng làm giảm bệnh loãng xương ở người già. Giá trị của việc bổ sung canxi ở những người trẻ hơn là không chắc chắn.

Vai trò của các muối vanadi trong bệnh tiểu đường đã được khám phá. Không có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả và có tiềm năng độc tính. Một loạt các chế phẩm thảo dược đã được chứng minh là có tác dụng có lợi khiêm tốn trên đường huyết. Tuy nhiên, các sản phẩm thương mại có sẵn là không đúng tiêu chuẩn và có thành phần khác nhau nhiều. Ở những người có bệnh tiểu đường, không có bằng chứng cho thấy lợi ích dài hạn từ các thảo dược. Chúng cũng có khả năng tương tác với các loại thuốc. Do đó, điều quan trọng là các bác sĩ nhận biết được các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đang sử dụng các sản phẩm này.

Không có bằng chứng rõ ràng về lợi ích từ việc bổ sung vitamin hoặc khoáng chất ở những người bị bệnh tiểu đường mà không thiếu chất. Ngoại trừ trường hợp dùng folate để phòng ngừa dị tật bẩm sinh và canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương.

KHUYẾN NGHỊ

Bằng chứng mức B

Không có bằng chứng rõ ràng về lợi ích từ việc bổ sung vitamin hoặc khoáng chất ở những người bị bệnh tiểu đường mà không thiếu chất. Trường hợp ngoại lệ bao gồm folate để phòng ngừa dị tật bẩm sinh và canxi để phòng ngừa bệnh xương.

Bổ sung thường xuyên các thức ăn có chất chống oxy hóa là không nên vì những bất ổn liên quan đến hiệu quả và độ an toàn lâu dài.

Tài liệu tham khảo:

http://care.diabetesjournals.org/content/27/suppl_1/s36.full#sec-49

 

Bài viết Vi chất dinh dưỡng và bệnh tiểu đường được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Cân đối năng lượng và béo phì https://thucphamcongdong.vn/can-doi-nang-luong-va-beo-phi-1-d-2-5.html Mon, 07 Dec 2020 13:33:03 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48511

Béo phì có liên quan như thế nào đến bệnh tiểu đường loại 2? làm thế nào để giảm cân lâu dài?

Bài viết Cân đối năng lượng và béo phì được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Do ảnh hưởng của bệnh béo phì đang kháng insulin, giảm cân là một mục tiêu điều trị quan trọng đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Những nghiên cứu ngắn hạn đã chứng minh rằng việc giảm cân ở những người có bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến giảm sức đề kháng insulin, các biện pháp cải thiện đường huyết, rối loạn lipid máu, giảm huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu dài hạn về đánh giá mức độ mà những cải tiến này có thể được duy trì thì không có sẵn kết quả. Lý do khiến việc giảm cân lâu dài trở nên khó khăn đối với hầu hết mọi người có lẽ là do năng lượng vào, năng lượng ra và do đó trọng lượng cơ thể được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh trung ương. Quy định này dường như bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền. Hơn nữa, các yếu tố môi trường thường làm việc giảm cân khó khăn đối với những gen dễ mắc bệnh béo phì.

Bằng chứng chứng minh rằng cấu trúc, chương trình lối sống tích cực liên quan đến việc giáo dục người tham gia, tư vấn cá nhân, chế độ ăn giảm chất béo và tiêu thụ năng lượng, hoạt động thể chất thường xuyên và thường xuyên liên hệ với người tham gia là cần thiết để giảm cân lâu dài, khoảng  5-7% cân nặng ban đầu. Khi ăn kiêng để giảm cân, chất béo có lẽ là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cầnhạn chế. Tiêu thụ thực phẩm tự nhiên và tổng lượng năng lượng được tăng lên khi chế độ ăn có nhiều chất béo và giảm khi chế độ ăn uống ít chất béo. Tập thể dục chỉ có tác dụng khiêm tốn về giảm cân. Tuy nhiên, tập thể dục được khuyến khích vì nó cải thiện độ nhạy insulin, làm giảm lượng đường trong máu và là yếu tố quan trọng trong việc duy trì lâu dài việc giảm cân. Giảm cân với liệu pháp hành vi đơn lẻ cũng hợp lý  và cách tiếp cận hành vi có thể hữu ích nhất, giống như là một thuốc hỗ trợ cho chiến lược giảm cân khác. Tuy nhiên, chiến lược tối ưu để ngăn ngừa và điều trị bệnh béo phì lâu dài vẫn chưa được xác định.

Chế độ ăn giảm cân tiêu chuẩn mà cung cấp giảm 500-1000 calo so với ước tính là cần thiết để duy trì cân nặng. Mặc dù nhiều người có thể giảm vài cân (khoảng 10% trọng lượng ban đầu) với chế độ ăn như vậy, nhưng các tài liệu y khoa chỉ ra rằng nếu không có các thành phần khác của một chương trình lối sống tích cực, hiệu quả lâu dài là rất thấp. Đa số mọi người lấy lại cân nặng đã mất.

Thay thế bữa ăn cung cấp một lượng nhất định năng lượng thường xuyên như một sản phẩm công thức. Sử dụng công thức thay thế bữa ăn một lần hoặc hai lần mỗi ngày để thay thế một bữa ăn bình thường có thể dẫn đến giảm cân đáng kể, nhưng liệu pháp này phải được tiếp tục nếu muốn duy trì sự giảm cân. Chế độ ăn thấp calo (VLCDs) cung cấp dưới 800 lượng calo hàng ngày, làm giảm trọng lượng đáng kể, cải tiến nhanh chóng đường huyết và lipid máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Khi dừng chế độ ăn VLCDs và lựa chọn các bữa ăn tự chọn thì tăng cân là bình thường. Như vậy, chế độ ăn VLCDs mang tới những giới hạn trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 và chỉ nên được xem xét kết hợp với một chương trình duy trì trọng lượng cấu trúc.

Các dữ liệu hiện có cho thấy rằng các loại thuốc giảm cân có thể hữu ích trong việc điều trị người thừa cân với bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng thật là khiêm tốn. Hơn nữa, các dữ liệu hiện có cho thấy rằng các loại thuốc này chỉ hiệu quả khi họ đang dùng và nên được sử dụng kết hợp với các chiến lược lối sống lành mạnh. Những loại thuốc này nên được sử dụng ở những người có chỉ số BMI> 27,0 kg / m2.

Mặc dù phẫu thuật cắt dạ dày có thể là một điều trị giảm cân hiệu quả cho bệnh béo phì nặng (bao gồm cả béo phì trầm trọng ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2), phẫu thuật này chỉ nên được xem xét cho những bệnh nhân có BMI ≥35 kg / m2. Không có số liệu so sánh các phương pháp y tế và phẫu thuật để giảm cân, do đó những lợi ích và rủi ro của phương pháp phẫu thuật tương đối không chắc chắn. Vì vậy, phẫu thuật cắt dạ dày nên được coi là chưa được chứng minh trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Khuyến nghị

Bằng chứng mức A

Ở những bệnh nhân kháng insulin, giảm tiếp nhận năng lượng, giảm cân giúp cải thiện sức đề kháng insulin và đường huyết trong ngắn hạn.

Chương trình duy trì trọng lượng cấu trúc nhấn mạnh sự thay đổi lối sống, bao gồm giáo dục, giảm chất béo (<30% năng lượng hàng ngày) và nạp năng lượng, hoạt động thể chất thường xuyên và liên hệ tham gia thường xuyên, có thể giảm cân lâu dài từ 5-7% của cân nặng ban đầu.

Tập thể dục và thay đổi thói quen là hữu ích nhất hỗ trợ cho những chiến lược giảm cân khác. Tập thể dục là hữu ích trong việc duy trì giảm cân.

Chế độ ăn giảm cân tiêu chuẩn, khi được sử dụng một mình, không có khả năng để giảm cân lâu dài. Chương trình lối sống tích cực có cấu trúc là cần thiết.

Tài liệu tham khảo:

http://care.diabetesjournals.org/content/27/suppl_1/s36.full#sec-49

 

Bài viết Cân đối năng lượng và béo phì được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
4 cách đường làm cho bạn béo https://thucphamcongdong.vn/4-cach-duong-lam-cho-ban-beo-1-c-8-2.html Tue, 28 May 2019 16:04:33 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=18896 6 loại đường có thể giết chết bạn

Tiêu thụ quá mức fructose làm giảm điều hòa sự cân bằng năng lượng tức thời và mất đi cân bằng năng lượng lâu dài...

Bài viết 4 cách đường làm cho bạn béo được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
6 loại đường có thể giết chết bạn

Các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau và chỉ có đường là vỗ béo cơ thể. Đường (sucrose) và si rô đường (high fructose corn syrup) có chứa hai loại phân tử đường: glucose và fructose. Glucose rất quan trọng cho cơ thể và là một phần không thể thiếu của quá trình trao đổi chất. Cơ thể chúng ta sản xuất và lưu trữ glucose trong máu. Mỗi tế bào trong cơ thể có thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Nếu chúng ta không thu nhận glucose từ chế độ ăn uống, để sản xuất ra những gì chúng ta cần thì cơ thể phải lấy năng lượng từ protein và chất béo.

Tuy nhiên fructose thì khác. Phân tử đường này không phải là một phần tự nhiên của quá trình chuyển hóa và cơ thể không sản xuất ra nó. Trong thực tế, rất ít các tế bào trong cơ thể có thể sử dụng nó, ngoại trừ các tế bào gan. Khi chúng ta ăn nhiều đường, hầu hết các fructose được chuyển hóa ở gan. Ở gan, fructose được chuyển thành chất béo, mà sau đó được bài tiết vào máu.

Fructose gây kháng insulin

Bạn đã bao giờ nghe nói về hormone (nội tiết tố) insulin? Nó là một trong những hormone điều tiết quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể.

Insulin được tiết ra bởi các tuyến tụy, sau đó di chuyển trong máu đến các tế bào ngoại vi như tế bào cơ. Insulin truyền tín hiệu tới các tế bào để vận chuyển glucose đến bề mặt tế bào, từ đó glucose được đưa vào bên trong và được sử dụng.

Khi chúng ta ăn một bữa ăn có carbohydrate cao, lượng đường tăng lên. Glucose dư thừa là độc hại do đó lượng insulin tăng nhanh để đưa đường ra khỏi máu và vào bên trong các tế bào. Nếu cơ thể không có insulin hoặc không hoạt động đúng, đường huyết sẽ đạt mức gây độc. Ở người khỏe mạnh, cơ chế này hoạt động rất tốt và cho phép chúng ta ăn bữa ăn chứa nhiều carbohydrate mà không làm đường huyết tăng cao. Tuy nhiên cơ chế này có xu hướng phá vỡ. Tế bào trở nên đề kháng với tác dụng của insulin, làm cho tuyến tụy phải tiết ra nhiều hơn để vận chuyển glucose vào tế bào. Về cơ bản, khi bạn trở nên kháng insulin, bạn sẽ có nhiều insulin hơn trong máu (cho đến khi cơ chế này hoàn toàn ngừng hoạt động và dẫn đến bệnh tiểu đường loại II).

Nhưng insulin cũng có các chức năng khác. Một trong số đó là gửi tín hiệu đến các tế bào mỡ. Insulin bảo cho các tế bào mỡ thu lấy chất béo trong máu, lưu trữ nó và tránh đốt cháy chất béo mà chúng tích lũy. Khi mức insulin được tăng kinh niên, phần lớn năng lượng trong máu của chúng ta được lắng đọng có chọn lọc trong các tế bào mỡ và được lưu trữ. Tiêu thụ fructose dư thừa là một nguyên nhân của tình trạng kháng insulin và nồng độ insulin cao trong máu. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ gặp khó khăn khi sử dụng các chất béo dự trữ và não bộ cho rằng đang đói. Vì thế chúng ta ăn nhiều hơn.

Cơ chế số 1 đạt được do chất béo từ đường gây ra: Ăn nhiều đường kinh niên làm tăng mức độ insulin trong máu, điều này làm chuyển hóa có chọn lọc năng lượng từ thức ăn thành các tế bào chất béo.

Fructose gây kháng hormone leptin

Fructose cũng gây tăng cân bằng cách ảnh hưởng đến một loại hormone gọi là leptin. Leptin được tiết ra bởi các tế bào chất béo. Các tế bào chất béo càng lớn, càng nhiều leptin được tiết ra. Đây là tín hiệu mà não sử dụng để xác định lượng chất béo được tích lũy trong một ngày.

Khi chúng ta ăn thực phẩm, một phần được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Điều này làm cho các tế bào mỡ lớn hơn và tiết ra nhiều leptin hơn. Khi não cảm nhận leptin tăng lên, nó “thấy” rằng chúng ta có đủ chất béo tích lũy và rằng chúng ta không cần phải ăn. Đây là cơ chế tự nhiên để làm cho chúng ta ngừng cảm giác đói và ăn ít hơn khi có rất nhiều chất béo trong các tế bào mỡ, điều này ngăn cơ thể trở nên béo phì.

Đơn giản là: Nhiều chất béo = nhiều leptin = chúng ta có đủ năng lượng = không cần phải ăn.

Tăng leptin cũng làm cho cơ thể giải phóng nhiều chất béo từ chất béo dự trữ và tăng tốc độ trao đổi chất. Đây là cách nó hoạt động, nhưng nếu não trở nên đề kháng với leptin (không “nhìn thấy” các leptin trong máu) thì quá trình điều tiết này sẽ không hoạt động. Nếu não không “thấy” leptin, nó sẽ không biết có đủ tế bào chất béo hay chưa và sẽ không có bất kỳ tín hiệu để báo cho não rằng cần phải ngừng ăn.

Leptin thấp = không đủ năng lượng được lưu trữ = cần phải ăn nhiều hơn và đốt cháy chất béo dự trữ ít hơn. Đây là cách kháng leptin làm chúng ta béo. Não nghĩ rằng cơ thể đang đói và làm cho chúng ta ăn nhiều hơn đốt cháy chất béo dự trữ ít hơn.

Cố gắng dùng “ý chí” vượt qua các các tín hiệu đói do leptin gây ra là gần như không thể. Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người không thể chỉ đơn giản là “ăn ít hơn, vận động nhiều hơn” và cứ sống vui vẻ. Để có thể ăn ít hơn, chúng ta phải thoát khỏi sự kháng leptin, để não “thấy” tất cả các chất béo đã tích lũy.

Chế độ ăn giàu fructose có thể gây kháng leptin. Một trong những cơ chế là fructose làm tăng lượng triglycerides trong máu, làm khóa kênh vận chuyển leptin từ máu vào não. Đây là cách mà lượng đường vượt mức bỏ đi cơ chế điều chỉnh chất béo của cơ thể, làm cho não nghĩ rằng cần phải tiếp tục ăn.

Cơ chế số 2: Fructose gây ra sự kháng leptin trên não, có nghĩa là não không “nhìn thấy” tất cả các chất béo tích lũy trong cơ thể và nghĩ rằng cơ thể đang đói. Điều này gây ra một định hướng sinh hóa mạnh mẽ do leptin gây ra làm cho cơ thể cứ tiếp tục ăn ngay cả khi không cần.

Fructose không mang lại cảm giác no theo cùng cách như glucose

Cách cơ thể và não bộ điều chỉnh lượng thức ăn nhận vào là vô cùng phức tạp và liên quan đến nhiều hormone và các mạch thần kinh. Có một khu vực trong não được gọi là vùng dưới đồi, nơi mà tất cả các tín hiệu này được giải thích. Đây là nơi leptin (được thảo luận ở mục trên) hoạt động trong não, cùng với nhiều tế bào thần kinh và hormone khác.

Một nghiên cứu tương đối mới được xuất bản vào năm 2013 đã kiểm tra ảnh hưởng của fructose so với glucose lên cảm giác no và lượng thực phẩm ăn vào. Hai mươi người tình nguyện khỏe mạnh được uống hoặc một loại thức uống tạo ngọt bằng glucose hoặc một loại thức uống tạo ngọt bằng fructose, chụp cắt lớp não và một bảng câu hỏi được sử dụng để đánh giá. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống glucose làm giảm lưu lượng máu và hoạt động ở vùng dưới đồi (nơi lượng thực phẩm ăn vào được kiểm soát) trong khi uống fructose thì không có tác dụng như vậy. Những người uống glucose cảm thấy ít đói hơn và thỏa mãn hơn so với những người uống fructose.

Điều này ngụ ý rằng thức uống tạo ngọt bằng fructose, mặc dù cùng mức năng lượng như thức uống glucose, nhưng KHÔNG làm tăng cảm giác no bằng.

Một hormone quan trọng khác gọi là ghrelin, hormone “đói”. Càng nhiều ghrelin, chúng ta càng cảm thấy đói. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng fructose không làm giảm nồng độ ghrelin trong máu nhiều như glucose đã làm.

Những nghiên cứu này đề nghị rằng fructose không làm bạn cảm thấy no sau một bữa ăn theo cùng cách như glucose, thậm chí với lượng calo chính xác như nhau.

Cơ chế số 3: Fructose không làm cho bạn cảm thấy no sau bữa ăn theo cùng cách như glucose, dẫn đến sự gia tăng lượng calo tổng ăn vào.

Đường có thể gây nghiện

Đường gây nghiện và hoạt động của dopamine tại các trung tâm khen thưởng của bộ não, giống như các loại thuốc gây nghiện như cocaine.

Trong một bài báo tổng quan năm 2008 trên tạp chí Neuroscience and Biobehavioural Reviews, các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng tiềm năng gây nghiện của đường. Những nghiên cứu này đã được thực hiện ở chuột, là đại diện tốt cho cơ thể vì chúng trở nên nghiện thuốc cùng một cách như con người. Một trích dẫn từ nghiên cứu: “Các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng, trong một số trường hợp, thường xuyên ăn đường có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi và hóa học thần kinh tương tự như tác dụng của một chất gây nghiện.”

Ăn đường mang lại cho chúng ta “niềm vui” và phóng thích opiate và dopamine ở hệ thống khen thưởng của não, đặc biệt là trong một khu vực gọi là Nucleus Accumbens. Những khu vực này cùng chung với khu vực được kích thích bởi các chất gây nghiện như nicotin và cocaine. Đối với một số cá nhân với một khuynh hướng nhất định, điều này có thể dẫn đến nghiện toàn diện.

Những người có cảm giác thèm ăn mạnh đối với đường và không thể bỏ hoặc giảm mức tiêu thụ bất chấp hậu quả vật lý tiêu cực (như tăng cân) là những người nghiện đường.

Cơ chế số 4: Đường, do ảnh hưởng mạnh mẽ của nó lên hệ thống khen thưởng trong não, dẫn đến dấu hiệu điển hình của nghiện có thể so sánh với các thuốc gây nghiện. Điều này kích hoạt hành vi tìm kiếm sự hưởng thụ mạnh mẽ mà có thể dẫn đến ăn quá nhiều.

Vì vậy, tiêu thụ quá mức fructose làm giảm điều hòa sự cân bằng năng lượng tức thời và mất đi cân bằng năng lượng lâu dài. Bạn ăn càng nhiều đường, quá trình này càng kéo dài và càng mạnh. Bằng cách này, đường tạo nên kích thích sinh hóa mạnh làm bạn ăn nhiều hơn, đốt cháy năng lượng ít hơn và trở nên béo. Cố gắng dùng ý chí vượt qua cơ chế kích thích này là hầu như không thể. Điều này không đúng cho trái cây nguyên quả, có chứa chất xơ và năng lượng thấp. Trái cây là nguồn cung cấp fructose tương đối nhỏ trong chế độ ăn.

Tài liệu tham khảo

https://authoritynutrition.com/4-ways-sugar-makes-you-fat/

Bài viết 4 cách đường làm cho bạn béo được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Dầu Ô-liu giúp giảm viêm khớp https://thucphamcongdong.vn/dau-o-liu-giup-giam-viem-khop-1-d-5-5.html Tue, 14 May 2019 13:11:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=18065 Dầu Ô-liu giúp giảm viêm khớp

Dầu ô-liu đặc biệt tinh khiết còn nhiều lợi ích khác ngoài lợi ích chống viêm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích cho sức khỏe tim mạch, loãng xương...

Bài viết Dầu Ô-liu giúp giảm viêm khớp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Dầu Ô-liu giúp giảm viêm khớp

Tiến sĩ Gary Beauchamp, Giám đốc Trung tâm Cảm quan Hóa học Monell ở Philadelphia trong khi nếm các loại dầu ô-liu đặc biệt tinh khiết (extra virgin olive oil) ở Sicily, đã nhận thấy vị cay ở phía sau cổ họng. Cảm giác đó gần giống với cảm giác khi nuốt một dạng thuốc chống viêm không chứa steroid dạng lỏng (non-steroidal anti-inflammatory drugs – NSAIDs), như ibuprofen và aspirin, trong các nghiên cứu về Cảm quan trước đó. Từ đó, Beauchamp phát hiện mối liên kết giữa dầu ô-liu và chứng viêm khớp.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy có một hợp chất trong dầu, gọi là oleocanthal, ngăn chặn việc sản xuất ra các enzyme COX-1 và COX-2 gây viêm giống như cách hoạt động của ibuprofen.

Tiến sĩ Paul Breslin và đồng tác giả của nghiên cứu năm 2011 cho biết: “Bằng cách ức chế các enzym gây viêm này, tình trạng viêm và tăng độ nhạy cảm đau liên quan đến chúng được giảm đi”. Các nhà nghiên cứu tìm thấy cường độ của cảm giác “tê tê trong cổ họng khi nuốt dầu ô-liu” trong dầu có liên quan trực tiếp đến hàm lượng oleocanthal. Theo Breslin, “Dầu ô-liu tinh khiết (virgin olive oil) từ vùng Tuscany, hoặc các khu vực khác có cùng giống ô-liu, có mức oleocanthal cao nhất”.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Hóa sinh năm 2015 nghiên cứu cụ thể vào những lợi ích của oleocanthal đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hợp chất này có tác động đáng kể không chỉ lên bệnh viêm mãn tính mà còn trên các quá trình viêm cấp tính.

Nhiều hơn công dụng chống viêm

Dầu ô-liu đặc biệt tinh khiết còn nhiều lợi ích khác ngoài lợi ích chống viêm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích cho sức khỏe tim mạch, loãng xương và các bệnh thần kinh (ảnh hưởng đến não, cột sống, cơ bắp và hệ thần kinh liên kết). Một nghiên cứu được xuất bản trong Tạp chí Phân tử học vào năm 2014 đã thảo luận về tác động của một thành phần trong dầu, được gọi là hydroxytyrosol, có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh. Trong một nghiên cứu trên động vật được bình duyệt trên Tạp chí PLOS One năm 2014, các nhà nghiên cứu cho thấy, khi dầu ô-liu tinh khiết được kết hợp với vitamin D, nó có tác dụng bảo vệ chống lại sự loãng xương. Một nghiên cứu do Tiến sĩ Francisco Perez-Jimenez của Đại học Cordoba, Tây Ban Nha vào năm 2005 cho thấy một hợp chất tìm thấy trong dầu, được gọi là polyphenol, có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch.

Lợi ích đầy đủ của Dầu Ô-liu tinh khiết

Các nhà nghiên cứu nói rằng khoảng 3,5 muỗng ăn canh dầu ô-liu sẽ có tác dụng bằng một viên ibuprofen 200mg. Ibuprofen được sử dụng rộng rãi để giúp kiểm soát cơn đau và chống viêm. Nhưng nếu sử dụng nhiều hơn 10 ngày tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra. Bạn cần dùng lượng đầu ô-liu tinh khiết bao nhiêu để giảm lượng thuốc phải uống thì cần phải được trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi thay đổi phác đồ điều trị thuốc.

Hãy nhớ rằng 3,5 muỗng ăn canh dầu ô-liu chứa hơn 400 calo. Vì vậy, cần sử dụng dầu ô-liu ở mức độ vừa phải để không dẫn đến tăng cân do thừa calo.

Không chế biến dầu ô-liu ở nhiệt độ cao (khoảng 410oF hay 210oC), bởi vì nhiệt độ này sẽ làm mất một số các đặc tính có lợi của dầu. Ở nhiệt độ thấp hơn, bạn có thể xào rau (300oF hay 150oC) hoặc chiên tẩm bột (340oF hay 170oC) và gặt hái được những lợi ích của việc thay thế sử dụng bơ bằng dầu ô-liu. Bạn cũng có thể sử dụng dầu ô-liu ở nhiệt độ phòng trong món salad, như bánh mì nhúng dầu, hoặc xào nhanh mì ống hoặc rau.

Bảo vệ đặc tính có lợi cho sức khỏe của dầu bằng cách giữ dầu ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng, hoặc cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh. Không để dầu bên cạnh bếp lò. Tại các cửa hàng tạp hóa, lựa chọn các chai đặt ở vị trí ít ánh sáng hoặc ở mặt sau của kệ – nó được che chắn khỏi ánh sáng huỳnh quang của đèn.

Tài liệu tham khảo

http://blog.arthritis.org/living-with-arthritis/olive-oil-anti-inflammatory-arthritis-diet/#sthash.rcOrCwv5.dpuf

Bài viết Dầu Ô-liu giúp giảm viêm khớp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Lượng sữa công thức mà bé cần https://thucphamcongdong.vn/luong-sua-cong-thuc-ma-be-can-1-b-b-23.html Mon, 24 Oct 2016 01:50:41 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6869

Có thể khó tìm ra chính xác lượng sữa công thức mà em bé của bạn cần. Có phải bé uống quá nhiều hoặc quá ít? Bao nhiêu là đủ?

Bài viết Lượng sữa công thức mà bé cần được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1-b-b-23
Nguồn: babycenter.com

Có thể khó tìm ra chính xác lượng sữa công thức mà em bé của bạn cần. Có phải bé uống quá nhiều hoặc quá ít? Bao nhiêu là đủ? Câu trả lời phụ thuộc chủ yếu vào cân nặng và tốc độ tăng trưởng của bé.

Bé cần bao nhiêu sữa công thức?

Nhìn chung, trẻ bú khi đói và dừng lại khi đã no. Tuy nhiên, những em bé sử dụng sữa công thức có xu hướng nặng hơn so với những trẻ bú sữa mẹ, khẩu vị thay đổi tùy vào từng bé và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé thay đổi từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác.

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng nếu bạn làm theo các hướng dẫn cơ bản dưới đây và kiểm tra thường xuyên với bác sĩ của bé, em bé của bạn sẽ phát triển một cách hợp lý.

Hướng dẫn này là dành cho những em bé bú sữa công thức hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu tiên và sau đó kết hợp sữa công thức với ăn dặm cho tới khi 1 tuổi.

Đừng cho bé bú hơn 32 oz (khoảng 950 ml) sữa công thức trong một ngày, và một khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn có thể sẽ cần phải cắt giảm số lượng sữa công thức mà bé uống. Bác sĩ của bé có thể cho bạn biết bé của bạn đang ở điểm nào trên biểu đồ tăng trưởng và giúp đảm bảo rằng bé đang phát triển đều đặn và nhận được một số lượng vừa đủ sữa công thức.

Tính lượng sữa công thức theo trọng lượng của em bé

Trong 4-6 tháng đầu tiên khi em bé của bạn chưa ăn dặm, có một nguyên tắc chung đó là: Cho uống 2,5 oz (74 ml) sữa công thức cho mỗi pound (454 g) trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Ví dụ, nếu bé nặng 6 pound (khoảng 2,7 kg), bạn sẽ cho bé bú khoảng 15 oz (440 ml) sữa trong thời gian 24 giờ. Nếu bé nặng 10 pound (khoảng 4,5 kg), bạn sẽ cho bé bú khoảng 25 oz (740 ml) sữa trong một khoảng thời gian 24 giờ.

Những con số này không phải là quy tắc cứng nhắc. Nó cung cấp cho bạn một giá trị trung bình hầu hết các bé cần. Việc cho bú hàng ngày của bé sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu cá nhân của bé – nói cách khác, bé có thể muốn bú nhiều hơn một chút trong một số ngày và ít hơn một chút trong những ngày khác.

Tính lượng sữa công thức dựa theo dấu hiệu đói của bé

Việc tìm hiểu dấu hiệu đói của bé sẽ giúp bạn biết khi nào và bao nhiêu sữa công thức mà bé cần.

Bé mới sinh: Nếu bé đói, bé cuối cùng sẽ khóc. Nhưng khóc là dấu hiệu đã trễ của cơn đói. Dấu hiệu trước đó bao gồm chép môi hoặc mút, reo hò (quay đầu về phía bàn tay của bạn khi bạn chạm vào má bé) và đưa tay lên miệng.

Thay đổi khẩu vị: em bé của bạn có thể đói hơn bình thường trong thời kỳ tăng trưởng, thường xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi sinh và ở độ tuổi 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Và em bé của bạn có thể ít đói hơn bình thường nếu bé cảm thấy không khỏe.

Muốn nhiều hơn: Bạn sẽ biết rằng bé muốn bú nhiều hơn khi bé bú một cách nhanh chóng và nhìn xung quanh để tìm thêm sữa. Nếu bé vẫn có vẻ đói sau khi bú xong chai đầu tiên, hãy thử pha thêm một hoặc hai oz (30-60 ml) sữa từng lần một. Nếu bạn pha một số lượng lớn hơn, bé có thể không dùng hết và bạn phải bỏ phần thừa đi.

Bú quá nhiều cho một cữ bú: Nôn mửa sau khi bú có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã bú quá nhiều. (Nhổ nước bọt là dấu hiệu bình thường, nôn mửa thì không.) Đau bụng sau khi bú cũng có thể là một dấu hiệu của bú quá nhiều. Nếu em bé của bạn cong chân, hoặc bụng của bé có vẻ căng, bé có thể bị đau.

Không phải lúc nào cũng là do đói: Không phải lúc nào bé khóc cũng là do bé đói. Hãy xem xét các khả năng khác – đặc biệt là nếu bạn vừa mới cho bé bú xong – bé khóc có thể vì tã ướt, bé cảm thấy lạnh hay nóng, bé cần được ợ, hoặc đơn giản là bé muốn được gần gũi với bạn.

Tính lượng sữa công thức theo độ tuổi của bé

Trong tuần đầu tiên, cho bé bú sữa công thức theo yêu cầu của bé. Sau đó, cần chú ý không cho bé bú quá nhiều để bé có thể đạt được một trọng lượng khỏe mạnh.

Hầu hết trẻ mới sinh muốn bú sau mỗi vài giờ. Bắt đầu với 1,5-2 oz (45-60 ml) sữa cho tuần đầu tiên và cho bú 2-3 oz (60-90 ml) mỗi 3-4 giờ.

Khi bé lớn hơn – và bụng của bé to hơn – bé sẽ uống ít lần hơn trong một ngày nhưng mỗi lần sẽ uống lượng nhiều hơn. Chẳng hạn, lúc khoảng 1 tháng tuổi, bé có thể giảm xuống bú còn 5-6 chai sữa, mỗi chai 4 oz (120 ml) mỗi 24 giờ. Và lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ giảm xuống còn 4-5 chai, mỗi chai 6-8 oz (180-240 ml) mỗi ngày.

Bé hầu như sẽ duy trì mức độ này (4-5 chai) cho đến sinh nhật đầu tiên của mình, lúc đó bé có thể chuyển sang dùng sữa bò, cùng với ba bữa ăn dặm và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày.

Dấu hiệu cho thấy bé bú một lượng sữa công thức vừa phải

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé bú một lượng sữa công thức vừa phải:

  • Tăng cân đều đặn. Bé tiếp tục tăng cân sau hai tuần đầu tiên và duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong năm đầu tiên. (Hầu hết các bé bị mất lên đến 10% trọng lượng lúc mới sinh và sau đó lấy lại trọng lượng đó lúc được khoảng 2 tuần tuổi.)
  • Bé vui vẻ. Bé có vẻ thoải mái và hài lòng sau mỗi lần bú.
  • Tã ướt. Bé làm ướt 5-6 tã một ngày nếu bạn đang sử dụng tã dùng một lần, hoặc 6-8 tã nếu bạn đang sử dụng tã vải. (Loại tã dùng một lần có thể giữ nhiều chất lỏng hơn.)

Những lo lắng liệu bé của bạn bú quá nhiều hoặc quá ít

Nếu bạn đang lo lắng rằng em bé của bạn bú quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Các bác sĩ có thể kiểm tra trọng lượng và tăng trưởng của bé, bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu lượng sữa bạn cho bé bú có phù hợp với kích thước và độ tuổi của bé không và tư vấn cho bạn về bất kỳ điều chỉnh nào bạn có thể cần phải thực hiện.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_how-much-formula-your-baby-needs_9136.bc

Bài viết Lượng sữa công thức mà bé cần được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Cách sử dụng sữa công thức an toàn cho trẻ https://thucphamcongdong.vn/cach-su-dung-sua-cong-thuc-an-toan-cho-tre-1-b-b-24.html Mon, 24 Oct 2016 01:33:06 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6866

Chuẩn bị sữa công thức cho trẻ không khó, nhưng điều quan trọng là bạn phải pha với nước theo tỉ lệ chính xác để em bé của bạn nhận được đủ số lượng chất dinh dưỡng.

Bài viết Cách sử dụng sữa công thức an toàn cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1-b-b-24Chuẩn bị sữa công thức cho trẻ không khó, nhưng điều quan trọng là bạn phải pha với nước theo tỉ lệ chính xác để em bé của bạn nhận được đủ số lượng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bởi vì bé không có nhiều khả năng miễn dịch đối với vi trùng, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do đó cần thận trọng khi pha sữa để tránh các loại mầm bệnh trong thực phẩm. Dưới đây là những gì bạn cần biết.

Kiểm tra ngày hết hạn

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất sữa công thức cho trẻ sơ sinh phải phân tích từng lô sản phẩm để xác định mức độ dinh dưỡng và mức độ an toàn, cũng như phải đánh dấu mỗi thùng sản phẩm với ngày sử dụng tối đa – giống như hạn sử dụng thường tìm thấy trên sản phẩm sữa, trứng và các sản phẩm dễ hư hỏng khác.

Khi bạn đang đi mua sắm với một em bé nhăng nhít, bạn có thể phải vội vàng lấy một lon sữa và đi ngay, nhưng vẫn hãy dành một vài giây để kiểm tra ngày hết hạn để bảo đảm an toàn và chất lượng. Nếu bạn mua với số lượng lớn, hãy kiểm tra ngày hết hạn mỗi khi bạn mở một lon mới.

Nếu bạn mới vừa sinh xong, bạn có thể nên đợi một vài tháng để thiết lập một thói quen bú sữa của bé trước khi bạn dự trữ sữa công thức với số lượng lớn. Bằng cách đó, bạn có thể tính toán lượng sữa công thức mà con bạn có thể sử dụng trước khi nó hết hạn.

Ngoài ra hãy chắc chắn rằng lon sữa không bị sứt mẻ bởi vì điều này có nghĩa là lớp thiếc bên trong đã bị nứt. Vết nứt này làm cho chất lỏng bên trong tiếp xúc với thép, có khả năng gây rỉ sét và thậm chí là tạo ra một lỗ hổng làm hỏng sữa chứa bên trong.

Nếu bạn vô tình mua sữa công thức đã hết hạn, hãy trả lại những hộp chưa mở và đổi nó với hộp mới. Hầu hết những nhà sản xuất sữa công thức cho phép đại lý bán lẻ trả lại hộp còn nguyên nhưng đã quá hạn (ở Mỹ).

Bảo quản sữa công thức ở nơi mát nhưng không lạnh đông

Nóng và lạnh có thể làm suy giảm chất dinh dưỡng trong sữa công thức, vì vậy giữ các hộp chưa mở ở nơi mát. Mặc dù nhiệt độ bảo quản tối ưu là từ 55 đến 75F (12 đến 24oC), nhưng bạn chỉ cần chắc là nhiệt độ bảo quản dưới 95F (35oC) và trên nhiệt độ lạnh đông là 32F (0oC) là được.

Chọn một tủ hoặc kệ đặt cách xa bếp lò, lò nướng, ống dẫn nhiệt, hoặc đường ống nước nóng. Đừng để hộp sữa dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp và đừng trữ chúng trong tủ đông (hay ngăn đông của tủ lạnh).

Sau khi bạn mở một lon sữa nước, hãy làm theo các hướng dẫn bảo quản trên hộp. Hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên lưu trữ sữa công thức trong chai, có đậy nắp, trong 24 đến 48 giờ.

Tốt nhất là không nên bảo quản sữa bột trong tủ lạnh hoặc một nơi ẩm ướt vì độ ẩm có thể gây ra vón cục sữa, làm cho sữa công thức bị đặc hơn khi pha.

Hãy cố gắng sử dụng hết lon sữa bột trong vòng một tháng sau khi mở hộp.

Sử dụng danh sách kiểm tra năm bước sau đây để chuẩn bị sữa công thức

  1. Rửa thật sạch các dụng cụ sử dụng

Chà rửa bình và núm vú với nước xà phòng ấm, sau đó sửa sạch lại với nước ấm có thể diệt hầu hết mầm bệnh. Một số chuyên gia khuyên bạn nên khử trùng tất cả các chai, núm vú, cốc đong, thìa và các vòng nhựa. Một số chuyên gia khác thì nói không cần, trừ khi an toàn nước trong khu vực của bạn có vấn đề. Còn những chuyên gia khác vẫn khuyên bạn nên khử trùng các dụng cụ chuẩn bị nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi.

Hãy hỏi bác sĩ của con bạn có nên tiệt trùng bình sữa và các dụng cụ mới mua trước khi sử dụng lần đầu tiên không và xin lời khuyên về cách thức làm sạch dụng cụ tốt nhất.

Hãy nhớ rằng nhiệt độ có thể làm giải phóng chất hóa học bisphenol A (BPA) có hại từ một số loại nhựa. Nếu bạn sử dụng loại chai polycarbonate hoặc chai có đánh dấu số tái chế 7 hoặc “PC”, đừng đun sôi chúng cũng đừng cho chúng vào máy rửa bát hoặc lò vi sóng. Tốt hơn là, nếu bạn có thể, hãy thay thế chai polycarbonate của bạn bằng những loại làm bằng một vật liệu khác, chẳng hạn như nhựa không chứa BPA, thủy tinh hoặc thép không gỉ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng chai có nhãn “BPA-free” và chai làm bằng nhựa polyethylene và polypropylene là an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng dù bất kỳ loại nhựa nào thì đều có khả năng gây ra sự rò rỉ hóa chất.

Nếu bạn lo lắng thì đừng nên cho chai nhựa của bất kỳ loại nhựa nào vào nước sôi, máy rửa chén, lò vi sóng, hoặc bất kỳ thiết bị nào có sử dụng nhiệt bởi vì nhiệt độ cao có thể giải phóng nhiều hóa chất từ ​​nhựa. Hãy rửa bằng tay những chai nhựa với nước xà phòng ấm, rồi rửa sạch. Hoặc sử dụng chai làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ là an toàn khi rửa bằng máy rửa chén.

Bạn nên rửa dụng cụ ngay sau mỗi lần cho bé bú để sữa công thức không bị dính khô vào bề mặt bên trong chai. Tháo rời tất cả các phần chai để các khu vực bề mặt được làm sạch tốt.

Nếu bạn muốn tiệt trùng chai, chỉ cần đặt các dụng cụ trong nước sôi khoảng năm phút. Bạn cũng có thể sử dụng nồi tiệt trùng thương mại. Ngoài ra, rửa núm vú với một hỗn hợp nước và giấm theo tỉ lệ 1:1 cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm.

Hãy để chai và các dụng cụ khô tự nhiên trên giá đỡ, hoặc sử dụng  khăn giấy nếu bạn cần dùng ngay lập tức. (Không sử dụng khăn lau bát đĩa vì chúng có thể chứa vi khuẩn.)

Nếu bạn đang sử dụng núm vú mẫu mà bạn đã được cho ở bệnh viện hoặc phòng khám, loại núm vú này thường được đóng gói trong gói tiệt trùng và có thể được sử dụng trực tiếp ngay sau khi lấy ra khỏi gói. Nhưng nó chỉ được sử dụng 1 lần, bạn nên vứt đi sau khi sử dụng chúng.

  1. Rửa và lau khô nắp hộp sữa công thức trước khi mở nó

Cách này giúp loại bỏ bụi và chất lỏng có trên nắp hộp. Sử dụng một dụng cụ mở hộp sạch, và rửa sạch nó trước khi sử dụng.

  1. Rửa sạch tay của bạn

Trước khi pha sữa, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Lau khô tay bằng khăn giấy.

  1. Thực hiện theo các hướng dẫn chuẩn bị trên thùng một cách chính xác

Hướng dẫn pha trộn sữa khác nhau tùy theo nhà sản xuất, và tỷ lệ nước để pha sữa công thức phụ thuộc vào việc nó là dạng bột hoặc dạng lỏng, vì vậy hãy đọc nhãn cẩn thận.

Thêm quá ít nước có thể gây hại thận của bé và gây ra tình trạng mất nước. Thêm quá nhiều nước làm loãng các chất dinh dưỡng và calo trong công thức và có thể gây ra sự tăng trưởng còi cọc và chậm lớn nếu việc này xảy ra thường xuyên.

Để chính xác hơn, sử dụng một cup đo lường tiêu chuẩn thay vì căn cứ vào những vạch đo lường trên chai của bé.

  1. Sử dụng nước sạch, an toàn

Nếu bạn đang sử dụng sữa cô đặc dạng bột hoặc dạng lỏng, hãy trộn sữa với nước sạch và an toàn. AAP cho biết sử dụng nước máy vẫn tốt miễn là sở y tế địa phương của bạn tuyên bố rằng uống nước máy là an toàn. Để nước máy chảy trong một hoặc hai phút để làm giảm hàm lượng chì hoặc các chất ô nhiễm khác. Nếu bạn xài giếng khoan, hãy kiểm tra chất lượng nước trước khi sử dụng nó để pha sữa công thức cho bé.

Để khử trùng nước, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo đun nước sôi lăn tăn trong một phút sau đó để cho nguội trong thời gian không quá 30 phút trước khi trộn với sữa công thức. (Đun sôi nước trong một thời gian dài có thể làm cô đặc khoáng chất và các tạp chất.)

Lưu ý rằng nước đóng chai không nhất thiết là nước đã vô trùng, cũng như nước lọc tại nhà. Bộ lọc (trong bình đựng nước hoặc vòi nước) mà không được thay thường xuyên vẫn có thể chứa vi khuẩn. Bạn có thể mua nước đóng chai tiệt trùng, nhưng phải kiểm tra nhãn để chắc chắn nó là nước đã tiệt trùng.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về chất lượng nước trong khu vực của bạn. Hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có nên đun sôi nước để pha sữa công thức cho bé không.

Các chuyên gia y tế nói rằng sử dụng nước có chứa flo (fluoride) để pha sữa công thức cũng không sao. Nhưng hãy nhớ rằng những em bé uống sữa pha với nước có chứa flo có nguy cơ bị nhiễm flo. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhưng nó có thể gây ra các đốm nhỏ màu trắng trên răng của bé, vấn đề này chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ. Nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ của bé.

Pha sữa dùng trong vòng 24 giờ và bỏ đi những phần sữa còn thừa

Dựa vào lượng sữa mà bé cần, pha vừa đủ dùng trong vòng 24 giờ tới. Một khi bạn đã pha sữa thì hãy bảo quản nó trong tủ lạnh ngay lập tức. Đừng chờ cho tới khi nó nguội bên ngoài tủ lạnh và sử dụng nó trong vòng 24 giờ.

Nếu em bé của bạn không thể uống hết một chai sữa trong vòng một giờ, hãy bỏ đi phần còn lại. Vi khuẩn từ miệng của bé có thể nhiễm vào chai, gây nhiễm cho sữa và làm cho bé bị bệnh nếu bé tiếp tục uống nó lần nữa.

Mẹo: Để tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian, hãy pha một lượng lớn sữa công thức vào buổi sáng và chia nó thành những chai 3-4 oz (90-120 ml), cất trong tủ lạnh và dùng cho cả ngày.

Đừng để sữa ở nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng là điều kiện hoàn hảo cho mầm bệnh trong sữa phát triển, vì vậy hãy cho bé uống sữa lúc còn ấm ngay lập tức. Đừng hâm nóng sữa quá sớm, và bỏ đi bất kỳ chai sữa nào để ở nhiệt độ phòng trong một giờ hoặc lâu hơn.

Nếu bạn chuẩn bị pha sữa cho bé mang đi, hãy trữ nó trong hộp cách nhiệt, lý tưởng là có cho thêm một túi nước đá. Nếu không thể chuẩn bị chu đáo như vậy thì hãy sử dụng các loại sữa dùng liền (không pha).

Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh từ thực phẩm

Các triệu chứng phổ biến nhất của một căn bệnh do thực phẩm là nôn mửa và tiêu chảy. Nếu em bé của bạn có những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Các bệnh do thực phẩm có thể rất nghiêm trọng ở trẻ, dẫn đến mất nước, suy thận và đôi khi có thể gây tử vong.

Báo cáo các vấn đề ngay lập tức

Đôi khi sữa công thức cho trẻ sơ sinh bị thu hồi vì sản phẩm sữa đó có thể gây nhiễm bệnh, vì vậy bạn nên để ý tới những sự kiện thu hồi sản phẩm.

Ở Hoa Kỳ, nếu bạn có khiếu nại hoặc quan ngại về sữa công thức cho trẻ em, đặc biệt là nếu bạn nghi ngờ sữa công thức đã làm cho em bé của bạn bị bệnh, bạn có thể báo cáo vấn đề trực tuyến cho Chương trình báo cáo tác dụng phụ MedWatch của FDA. Khi báo cáo, hãy cầm hộp sữa trên tay để bạn có thể báo cáo các thông tin cần thiết như tên của nhà sản xuất và ngày hết hạn của sản phẩm.

Cũng thông báo cho các nhà sản xuất sữa công thức về bất kỳ vấn đề nào. Hãy tìm số điện thoại dịch vụ khách hàng miễn phí trên nhãn.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_how-to-use-baby-formula-safely_1334673.bc

Bài viết Cách sử dụng sữa công thức an toàn cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>