TS. Nguyễn Thị Kim Ngân – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.24 Quy trình sản xuất bơ động vật https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-bo-dong-vat-4-e-15.html Mon, 25 Nov 2019 00:36:56 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=39821

Bơ có lịch sử rất lâu đời. Người Roman cổ đại dùng nó như là kem để làm đẹp và để xử lý vết bỏng. Ngày xưa con người tạo bơ bằng cách lắc sữa trong những cái túi bằng da động vật hoặc trong những khúc gỗ rỗng. Ngày nay hương vị tuyệt vời của bơ được tạo thành nhờ công nghệ hiện đại.

Bài viết Quy trình sản xuất bơ động vật được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Video mô tả quy trình sản xuất bơ động vật.

Bơ có lịch sử rất lâu đời. Người Roman cổ đại dùng nó như là kem để làm đẹp và để xử lý vết bỏng. Ngày xưa con người tạo bơ bằng cách lắc sữa trong những cái túi bằng da động vật hoặc trong những khúc gỗ rỗng. Ngày nay hương vị tuyệt vời của bơ được tạo thành nhờ công nghệ hiện đại.

  • Sữa bò tươi được chở đến nhà máy trong các xe thùng và được kiểm tra màu sắc và mùi vị.
  • Sữa được dẫn vào thùng phân tách để ly tâm tách chất béo (bơ sữa) ra khỏi chất lỏng (sữa tách béo).
  • Bơ sữa là thành phần chủ yếu của bơ, có màu trắng ngà, đặc và chứa khoảng 38% chất béo.
  • Bơ sữa được chuyển vào thùng trộn, thanh trùng Pasteur và để nghỉ 24h.
  • Sau đó bơ sữa được dẫn vào máy đánh đã được khử trùng. Mỗi lần 1500L bơ sữa được dẫn vào, khoảng ½ tổng thể tích của máy đánh để dành chỗ cho không khí thoát ra trong quá trình đánh. Máy đánh quay 28 vòng/phút, cứ mỗi 5 phút người ta lại mở van thoát khí một lần. Sau khoảng 30 phút, các phân tử chất béo va chạm và kết dính lại với nhau thành dạng lổn nhổn (giống bắp rang, khoảng 694kg). Phần chất lỏng (sữa bơ, khoảng 800L) được tháo ra khỏi máy, được dùng để sản xuất ice cream.
  • Bơ bắp rang được trộn với 14kg muối hoặc không trộn muối (để sản xuất bơ không muối), đánh thêm 30 phút để tạo ra bơ thành phẩm. Bơ thành phẩm có màu vàng vì chứa vitamin A.
  • Mỗi lần khoảng 30kg bơ thành phẩm được cho vào máy nghiền và đóng thành các khối để đóng gói. Máy nghiền này hoạt động 4 ngày/tuần, tạo khoảng 33 khối bơ/phút. Số lượng này tương đối thấp so với một số xí nghiệp sữa khác. Tuy nhiên nhịp độ tương đối chậm giúp kiểm soát chất lượng tốt hơn.
  • Giấy bọc có phủ lớp nhôm để ngăn ánh sáng vào làm hỏng mùi vị bơ. Mỗi tờ giấy có chiều dài là 26.5 cm và chiều rộng là 19 cm.
  • Cứ 15 khối bơ thì 1 khối được kiểm tra về khối lượng để đảm bảo mỗi khối có khối lượng chính xác là 455 gram.
  • Các khối bơ được chuyển vào xe lạnh và phân phối tới người sử dụng.

Tài liệu tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=qwb2uZLSLhw&index=52&list=PLfCk374GUQIj46VRW-dydG0TsFdv3QgBr

 

 

Bài viết Quy trình sản xuất bơ động vật được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bảo quản rau củ bằng cách muối khô https://thucphamcongdong.vn/bao-quan-rau-cu-bang-cach-muoi-kho-3-c-5-3.html Mon, 22 Apr 2019 06:36:58 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=16316

Muối khô được quảng bá để thay thế phương pháp đóng hộp, với mục đích tiết kiệm bao bì thủy tinh, kim loại và nhiên liệu.

Bài viết Bảo quản rau củ bằng cách muối khô được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Muối khô là  phương pháp bảo quản rau củ, thịt, cá đã có từ lâu đời.

Phương pháp này phổ biến vào đầu thế kỷ hai mươi, đặc biệt trong chiến tranh Thế giới  thứ nhất và hai. Muối khô được quảng bá để thay thế phương pháp đóng hộp, với mục đích tiết kiệm bao bì thủy tinh, kim loại và nhiên liệu. Có hai cách muối khô cơ bản: sử dụng nồng độ muối thấp và nồng độ muối cao.

  1. Nồng độ muối thấp (2,5-5% muối trên tổng trọng lượng rau củ) kích thích sự phát triển một vài loại vi khuẩn lactic (Lactic acid bacteria- LAB), tương tự loại vi khuẩn có trong sữa chua. Vi khuẩn lactic làm tăng độ axit của rau củ, ức chế vi khuẩn gây thối, và tạo vị chua nhẹ cho rau củ muối. Quá trình muối khô hoàn tất trong vòng 1-4 tuần. Để có thành phẩm tốt nhất, nên sử dụng lọ chứa sạch, mua rau củ tươi, cân chính xác lượng muối, rau củ, và tiến hành quá trình muối ở nhiệt độ tối ưu (17-22oC). Với nồng độ muối thấp (2,5-5%), dùng 125-250g muối cho 5kg rau củ.
  2. Nồng độ muối cao (20-25%) ức chế sinh trưởng của tất cả các loại vi khuẩn và bảo quản tốt rau củ, nhưng cũng khiến rau củ rất mặn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng loại rau củ muối này có mùi vị và cấu trúc hơn hẳn rau củ đóng hộp hoặc đông lạnh. Với nồng độ muối cao (20-25%), dùng 500-625g muối cho 2.5kg rau củ.

Không nên dùng nồng độ muối 5-20%, vì khoảng nồng độ này kích thích sự phát triển vi khuẩn gây thối, khiến rau củ có mùi khó chịu.

Bắp cải hay được dùng để muối khô với nồng độ muối thấp, như sauerkraut hoặc kim chi. Sauerkraut được làm bằng cách rải xen kẽ bắp cải thái mỏng với muối. Kim chi được làm bằng cách xát muối và các loại gia vị khác như ớt bột vào bắp cải. Phương pháp muối sauerkraut có thể dùng cho các loại cải khác như củ cải trắng, củ cải tía và su hào. Muối khô có thể bảo quản nhiều loại rau củ khác nhau, như súp lơ, rau xanh (rau chân vịt, cải xoăn, cải đỏ), đậu hạt, đậu que. Đối với nhóm này, thay vì rải muối từng lớp vào rau tươi, rau nên được hấp chín trước.

Bạn có thể quan tâm:

  • Súp lơ muối không lên men (bài 3.c.5.4)

Tài liệu tham khảo:

http://www.homepreservingbible.com/39-dry-salting-as-a-method-to-preserve-vegetables/                                                          

Bài viết Bảo quản rau củ bằng cách muối khô được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Cách muối chua dưa chuột không đóng hộp https://thucphamcongdong.vn/cach-muoi-chua-dua-chuot-khong-dong-hop-3-c-5-2.html Wed, 27 Jan 2016 01:23:56 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=4644

Có hai phương pháp muối chua dưa chuột dễ dàng và cực chuẩn: muối chua trong tủ lạnh và muối chua trong tủ đá. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng. Dưa chuột muối chua trong tủ lạnh luôn giòn tan, ...

Bài viết Cách muối chua dưa chuột không đóng hộp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Người ta thường học thêm được điều gì đó sau khi mắc lỗi. Nhưng bạn không cần phải mắc lỗi để học cách làm được dưa chuột muối chua tại nhà. Có hai phương pháp muối chua dưa chuột dễ dàng và cực chuẩn: muối chua trong tủ lạnh và muối chua trong tủ đá. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng. Dưa chuột muối chua trong tủ lạnh luôn giòn tan, không như loại đóng hộp, và quá trình muối chua giúp bạn hiểu thêm nhiều thứ về nước muối chua, vốn là hỗn hợp của dấm, đường, nước và muối. Phương pháp muối chua trong tủ đá cần thêm một bước, đó là xát muối vào dưa chuột. Với hai phương pháp này, bạn không cần phải bật bếp lên nấu, do đó căn bếp sẽ luôn mát mẻ. Hơn nữa, bạn có thể làm thành từng mẻ nhỏ, chỉ khoảng 1 kg dưa chuột/lần.

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: dấm trắng, dấm táo hoặc bất kỳ loại dấm nào với độ chua khoảng 5%. Muối thô hoặc muối thường đều được.

dua-chuot

Dưa chuột

Cách làm dưa chuột muối chua trong tủ lạnh

Làm dưa muối trong tủ lạnh rất dễ, chỉ cần pha nước muối và đổ ngập mặt dưa đã thái lát, sau một ngày là ăn được và có thể trữ trong tủ lạnh khoảng một tháng. Bạn không nên lo lắng nếu ban đầu nước muối không ngập mặt dưa. Chỉ cần qua đêm, dưa sẽ tiết ra nước và làm tăng mực nước.

Để làm dưa muối ngọt: pha 250 ml dấm (1 chén), 60 ml nước (1/4 chén), 100 g đường (1/2 chén) và 1 thìa cà phê muối. Đun nhẹ hỗn hợp đến khi đường tan hết. Đổ ngập dưa chuột thái miếng, hoặc hỗn hợp dưa chuột và hành tây thái mỏng. Thêm hạt mù tạt hoặc ớt khô dạng mảnh nếu muốn.

Để làm dưa muối với thì là: pha 250 ml dấm (1 chén), 60 ml nước (1/4 chén), 50 g đường (1/4 chén), 1 thìa cà phê muối. Đun nhẹ cho tan hết. Đổ ngập lên dưa chuột, cho thêm 1 thìa cà phê hạt thì là và vài lá/bông thì là, thêm 2 tép tỏi đã bóc vỏ.

dua-muoi-cu-hanh

Dưa muối với củ hành

dua-muoi-thi-la

Dưa muối với thì là

Cách làm dưa muối trong tủ đá

Dưa muối trong tủ đá có vị chua đậm hơn dưa muối trong tủ lạnh và có thể được bảo quản trong vài tháng. Xát muối trước khi ngâm chua là bước không thể bỏ qua, nhưng bạn cũng có thể tự do sáng tạo thêm với các loại rau gia vị, củ cải ngựa hoặc hạt cần tây. Nếu bạn muốn cho thêm hành tây hoặc ớt chuông thái lát, bạn vẫn nên xát muối tất cả trước khi ngâm chua để tạo độ giòn. Phương pháp muối chua này rất linh hoạt, chẳng hạn như bạn có thể đun nhỏ lửa nước muối và gia vị khoảng 10 phút để gia vị ngấm hơn.

Trước khi bắt đầu, cắt dưa chuột đã rửa sạch thành miếng đều nhau và cho vào một tô lớn. Rắc 2 thìa canh muối (15 g), thêm khoảng 6 viên đá và đậy khăn lên. Sau ít nhất 3 tiếng, hoặc nhiều nhất là 10 tiếng, đổ ra rổ cho ráo nước và rửa sạch muối bằng nước lạnh. Để ráo nước trong khi bạn chuẩn bị nước muối.

Để làm dưa muối ngọt: pha 250 ml dấm (1 chén), 200 g đường (1 chén), 60 ml nước (1/4 chén). Đun nhẹ cho tan đường. Để nguội và đổ ngập mặt dưa chuột. Thêm hạt mù tạt, hạt cần tây hoặc ớt khô dạng mảnh nếu muốn. Cho vào hộp và để đông đá trong vòng ít nhất 1 tuần. Rã đông trong ngăn mát qua đêm trước khi dùng.

Để làm dưa muối với thì là: pha 250 ml dấm (1 chén), 50 g đường (1/4 chén), 60 ml nước (1/4 chén). Đun nhẹ cho tan đường. Đổ ngập mặt dưa chuột, thêm 1 thìa cà phê hạt thì là và vài lá/bông thì là, thêm 2 tép tỏi đã bóc vỏ và chút ớt khô dạng mảnh. Cho vào hộp và để đông đá trong vòng ít nhất 1 tuần. Rã đông trong ngăn mát qua đêm trước khi dùng.

Sau khi làm vài lần, bạn sẽ quen và hiểu hơn về phương pháp muối chua cơ bản. Tiếp theo, bạn sẽ có thể học phương pháp muối dưa đóng hộp với số lượng lớn. Nhưng cũng có thể bạn thấy phương pháp muối chua này đã quá tuyệt vời rồi nên bạn sẽ chỉ muốn dùng nó mà thôi.

Tài liệu tham khảo

http://www.growveg.com/growblogpost.aspx?id=252

Bài viết Cách muối chua dưa chuột không đóng hộp được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bảo quản rau củ bằng cách muối chua https://thucphamcongdong.vn/bao-quan-rau-cu-bang-cach-muoi-chua-3-c-5-1.html Fri, 08 Jan 2016 09:32:55 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=4026

Một trong những phương pháp bảo quản rau củ lâu đời nhất và an toàn nhất là muối chua. Nồng độ muối cao trong dung dịch muối sẽ ức chế các vi sinh vật có hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho...

Bài viết Bảo quản rau củ bằng cách muối chua được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Một trong những phương pháp bảo quản rau củ lâu đời nhất và an toàn nhất là muối chua.

Khi bắp cải được muối chua theo kiểu Đức, hoặc củ cải và cải thảo được muối chua thành kimchi, nồng độ muối cao trong dung dịch muối sẽ ức chế các vi sinh vật có hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng vi khuẩn có lợi phát triển, chủ yếu là vi khuẩn lên men lactic. Các vi khuẩn này sử dụng đường trong rau củ tươi và tạo ra axit lactic có chức năng bảo vệ rau củ khỏi bị thối hỏng, đồng thời tạo vị chua dịu. Khi rau củ đã đủ độ chua, chúng ta có thể cho vào lọ sạch và giữ trong tủ lạnh trong ít nhất 4-5 tháng. Tuy nhiên rất hiếm khi rau củ muối chua được để lâu như vậy, vì rau củ muối chua quá ngon và giàu dinh dưỡng đến nỗi bạn khó mà cưỡng lại được mỗi khi thèm thứ gì đó không béo, giàu vitamin và men vi sinh có ích.

bap-cai-muoi-chua
Nguồn ảnh: https://kylauudis.ee/2010/09/14/rouge-lahedal-tuleb-kapsapaev/

Bắp cải muối chua theo kiểu Đức (German kraut)

Nguồn ảnh: https://korea.net.vn/huong-dan-lam-kim-chi-cai-thao-thom-cay-dung-vi-han-quoc.html

Kim chi

Hướng dẫn muối chua

Bạn đừng sợ mình sẽ làm hỏng, vì muối chua rất dễ miễn là bạn làm theo đúng hướng dẫn sau đây:

  1. Chỉ dùng rau củ tươi, không dập nát và rửa thật sạch. Bạn cũng cần rửa sạch tay, dao và thớt khi sơ chế rau củ để muối chua.
  2. Phải dùng một lượng muối thích hợp. Việc này lúc đầu có vẻ khó, nhưng dần dần bạn sẽ có được cảm nhận cho riêng mình. Thông thường, nên cho khoảng 2 thìa canh (34 g) muối thường (không chứa iôt) trong khoảng 1 lit nước. Lượng nước khó xác định được chính xác vì rau củ sẽ tiết ra nước trong dung dịch muối. Vào ngày thứ hai, khi rau củ đã mất bớt nước, khi ăn bạn sẽ thấy rau mặn hơn bình thường một chút, và nhạt hơn nước biển (khoảng 3,5% muối). Nếu dung dịch muối vẫn còn rất mặn vào ngày thứ ba, bạn có thể đổ gần hết đi và thay bằng nước thường. Nếm lại sau khoảng 12 tiếng và pha loãng hơn nữa nếu cần. Tuy làm như vậy thì bạn sẽ mất nhiều men vi sinh, nhưng nếu không giải quyết vấn đề thì quá trình lên men sẽ rất chậm và tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Để muối chua thành công, bạn nên điều chỉnh lượng muối cho thích hợp chậm nhất là vào ngày thứ tư.
  3. Mùa thu thường là mùa tốt nhất để muối chua rau củ do thời tiết mát mẻ. Bản thân quá trình lên men cũng đã sinh ra nhiệt, do đó nếu nhiệt độ phòng vào khoảng 24°C, nhiệt độ trong bình lên men sẽ là trên 27°C. Rau củ muối chua ở nhiệt độ cao thường bị mềm và nhớt, nhưng sẽ giòn ngon nếu ở nhiệt độ thấp hơn (15°-20°C).

Muối chua theo lượng nhỏ

Lọ thủy tinh là vật dụng hữu ích để muối chua theo lượng nhỏ. Các loại rau củ thích hợp nhất để muối chua bao gồm: bắp cải, cà rốt, bông cải xanh, dưa chuột, tỏi, su hào, ớt chuông, củ cải trắng, đậu que và củ cải turnip. Trong các loại rau củ kể trên, dưa chuột nguyên quả thường được muối riêng trong hũ sành lớn, còn các loại rau củ khác có thể được muối chua riêng biệt hoặc trộn lẫn nhau trong lọ thủy tinh.

Để bắt đầu, bạn hãy thái nhỏ rau củ cho vừa ăn và cho vào một thau lớn. Sau đó rắc muối lên và đảo đều cho thấm trong thời gian ít nhất 5 phút. Bạn có thể cho thêm gia vị tùy thích để món muối chua có màu sắc bắt mắt và mùi vị đặc biệt, ví dụ: bột ớt, gừng, nghệ, hạt mùi v.v. Cho rau củ vào một lọ có miệng rộng, dùng tay nén chặt và để chừa 5 cm giữa rau và miệng lọ.

Kế tiếp, đổ nước vào một túi nilon nhỏ, buộc chặt, rửa sạch bề mặt túi và cho cả túi vào lọ. Túi nước này làm nhiệm vụ đè rau củ xuống và ngăn rau củ tiếp xúc với không khí. Khí sinh ra trong quá trình lên men sẽ “chạy” lên phía trên theo thành túi khiến dung dịch muối chua trào ra ngoài, do đó bạn nên đặt lọ lên trên một chiếc đĩa.

Muoi-chua-cai
Nguồn ảnh: https://www.growveg.com/guides/preserving-how-to-ferment-garden-vegetables/

Ngày kế tiếp, khuấy nhẹ bằng thìa sạch và thêm nước lọc nếu cần để nước ngập hoàn toàn bề mặt rau củ. Ấn rau củ xuống và đặt túi nước lên trên như cũ. Bước này cần được lặp lại mỗi ngày. Bạn không nên lo lắng khi ngửi thấy mùi khó chịu, nhất là khi muối bắp cải hoặc củ cải. Ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, rau củ của bạn sẽ rất thơm, mặc dù phương pháp “túi nước” này là để giảm thiểu mùi của rau củ muối chua.

Sau 5 ngày, nếm lại rau củ muối chua để xem chúng đã đạt độ chua hay chưa. Nếu cho vào tủ lạnh, quá trình lên men sẽ dừng lại, nhưng bạn cũng không nên cho vào tủ lạnh quá sớm. Sau 3 ngày, mùi vị của rau củ đã có sự thay đổi, nhưng chúng ta nên để lên men lâu hơn để tạo vị chua dịu và giúp rau củ được bảo quản tốt hơn. Quá trình này có thể kéo dài đến 3 tuần trong thời tiết giá lạnh, nhưng chỉ tầm 5-7 ngày ở điều kiện bình thường.

Tài liệu tham khảo

http://www.growveg.com/growblogpost.aspx?id=372

Bài viết Bảo quản rau củ bằng cách muối chua được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Quy trình sản xuất mật ong https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-mat-ong-4-e-14-2.html https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-mat-ong-4-e-14-2.html#respond Sat, 10 Oct 2015 09:02:54 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2035 Quy trình sản xuất mật ong

Ong thợ hút mật hoa và mang về tổ. Các ong thợ khác biến mật hoa thành mật ong bằng cách tiêu hóa đường phức hợp trong mật hoa thành glucose và fructose...

Bài viết Quy trình sản xuất mật ong được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Quy trình sản xuất mật ong

Video mô tả quy trình sản xuất mật ong bằng cách sử dụng các cầu ong di động để thu hoạch mật mà không phải giết ong.

  • Ong thợ hút mật hoa và mang về tổ. Các ong thợ khác biến mật hoa thành mật ong bằng cách tiêu hóa đường phức hợp trong mật hoa thành glucose và fructose và dùng cánh làm khô mật. Chúng trữ mật vào lỗ tổ ong và dán kín lại bằng một chiếc “mũ” sáp (bee wax). Ong lính có nhiệm vụ bảo vệ tổ.
  • Thùng ong được chia thành các cầu ong là các khung gỗ song song, chứa hàng trăm ngàn con ong, tất cả đều được sinh ra từ chỉ 1 ong chúa. Ong chúa có thể đẻ đến 200.000 trứng/ngày
  • Người nuôi ong xịt khói đốt lá thông vào tổ để báo hiệu cho ong lính, tránh bị ong đốt. Sau đó họ đậy lên thùng ong một tấm ván có mùi cherry (mùi mà ong ghét) để khiến ong tập trung hết xuống đáy tổ, như vậy sẽ dễ lấy các bánh tổ ra hơn.
  • Trong nhà máy sản xuất mật ong, các cầu ong được treo vào máy cắt mũ để loại bỏ mũ sáp trên lỗ tổ ong. Các cầu ong sau đó được đưa vào máy ly tâm để thu lấy mật ong. Mật ong được lọc để loại bỏ sáp còn sót lại và đóng chai. Mỗi thùng ong có thể cho 70 pound (30 kg) mật mỗi ngày.
  • Phần sáp ong còn lại được dùng cho các ngành công nghiệp khác như sản xuất nến, son môi v..v..
  • Một số cầu ong được thiết kế theo kích cỡ nhỏ để bán nguyên cả tổ lẫn mật bên trong. Các bánh tổ này được cắt bằng dao nóng để vết cắt được hàn kín luôn bằng sáp ong từ tổ
  • Khi nhà sản xuất có quá nhiều mật ong, họ cho kết tinh mật ong thành các khối rắn để bảo quản. Khi có đơn đặt hàng, họ đun nóng các khối mật ở 130 F (54ºC) để mật trở lại dạng lỏng
  • Ngày nay quy trình sản xuất mật ong đã trở nên hiệu quả và nhân đạo hơn trước rất nhiều. Trước đây người ta phải giết ong để lấy mật. Vào năm 1851, một người nuôi ong ở Mỹ đã phát minh ra phương pháp nuôi ong dùng các cầu ong di động này. Đây là phương pháp vẫn đang được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Nguồn

Ian Collier

Bài viết Quy trình sản xuất mật ong được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-mat-ong-4-e-14-2.html/feed 0
Quy trình sản xuất mayonnaise https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-mayonnaise-4-e-13.html https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-mayonnaise-4-e-13.html#respond Fri, 09 Oct 2015 04:39:39 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=1901 Quy trình sản xuất mayonnaise

Video mô tả quy trình sản xuất mayonnaise từ trứng, dầu đậu nành và các gia vị khác.

Bài viết Quy trình sản xuất mayonnaise được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Quy trình sản xuất mayonnaise

Video mô tả quy trình sản xuất mayonnaise từ trứng, dầu đậu nành và các gia vị khác.

  • Nguyên liệu chính 1: Trứng dạng lỏng sau khi khử trùng Pasteur để diệt vi khuẩn Salmonella và các vi khuẩn thường gặp khác được chuyển đến nhà máy trong các xe thùng đã được làm sạch kỹ lưỡng, sau đó được dẫn vào bồn chứa lạnh (bồn 1).
  • Nguyên liệu chính 2: Dầu đậu nành cũng được vận chuyển trong các khoang chứa được khử trùng để đảm bảo an toàn thực phẩm, sau đó được bơm vào bồn chứa của nhà máy ở nhiệt độ thường ( bồn 2).
  • Nguyên liệu chính 3: hỗn hợp gia vị (thường là bí quyết riêng), dấm trắng, dấm hoa quả, muối, hương liệu dạng lỏng được trộn đều với nước ở nhiệt độ thường để tạo dạng huyền phù trong bồn chứa (bồn 3)
  • Máy tính điều khiển lượng nguyên liệu từ bồn 1, 2, 3 vào bồn trộn, trong đó các nguyên liệu được khuấy trộn đều ở tốc độ cao trong vài phút thành sốt mayonnaise
  • Thỉnh thoảng người ta lấy mẫu ở bồn trộn đem đi kiểm định chất lượng (màu, độ đồng đều, mùi vị, pH v..v..), nếu đạt sốt sẽ được đóng hộp. Mỗi hộp chỉ cần vài giây là được đổ đầy, sau đó được đóng nắp.

Nguồn

https://www.youtube.com/watch?v=DBfKTsRue4o&index=48&list=PLfCk374GUQIj46VRW-dydG0TsFdv3QgBr

Bài viết Quy trình sản xuất mayonnaise được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/quy-trinh-san-xuat-mayonnaise-4-e-13.html/feed 0