Đinh Thị Nữ – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Sản sinh sữa mẹ: Cơ thể bạn sản sinh nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo cho trẻ như thế nào? https://thucphamcongdong.vn/san-sinh-sua-co-ban-san-sinh-nguon-thuc-tu-nhien-hoan-hao-cho-tre-nhu-nao-1-b-b-17.html Mon, 24 Oct 2016 12:59:07 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6878 Sản sinh sữa mẹ

Hormone estrogen và progesterone giải phóng kích thích các hệ thống sinh học phức tạp để sản sinh sữa. Dòng sữa giàu protein, chất béo thấp gọi là sữa non...

Bài viết Sản sinh sữa mẹ: Cơ thể bạn sản sinh nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo cho trẻ như thế nào? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sản sinh sữa mẹ

Quá trình bắt đầu khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai, bạn đã có thể nhận thấy những thay đổi lớn về ngực của mình. Những biến đổi thể chất như ngực căng lên, núm vú và vùng da xung quanh núm vú bị sẫm màu, có thể là một vài dấu hiệu đầu tiên nhận biết bạn đã mang thai.

Các chuyên gia từng tin rằng sự thay đổi màu của quầng vú là để hỗ trợ trực quan cho trẻ sơ sinh, nhưng không có bằng chứng nào về sự hỗ trợ này. Jan Barger, chuyên gia tư vấn thâm niên cho trẻ bú mẹ, chỉ ra rằng nếu bạn quan sát sẽ thấy các em bé tìm được vú mẹ ngay sau khi chào đời với đôi mắt thường nhắm chặt.

Một tín hiệu cho thấy ngực của bạn đang sẵn sàng cho con bú là vùng da nổi lên xung quanh quầng vú của bạn lớn hơn và dễ nhận thấy hơn, thường là trong 3 tháng đầu. Những vùng da nổi lên này được gọi là tuyến Montgomery hoặc sần Montgomery. Dầu từ đó tiết ra bôi trơn núm vú của bạn và giúp ngăn ngừa khô, nứt, và nhiễm trùng khi bạn cho con bú.

Sản sinh sữa mẹ

Điều gì xảy ra bên trong ngực bạn ở giai đoạn thai kỳ

Có lẽ điều đáng lưu ý hơn những chuyển biến bề ngoài này là những thay đổi sâu rộng đang diễn ra bên trong ngực của bạn. Nhau thai phát triển kích thích việc giải phóng các hormone estrogen và progesterone, do đó kích thích các hệ thống sinh học phức tạp để sản sinh sữa.

Trước khi mang thai, cấu tạo phần lớn bộ ngực của bạn là mô hỗ trợ, các tuyến sữa và lớp mỡ bảo vệ. Số lượng mô mỡ của mỗi người phụ nữ khác nhau, đó là lý do tại sao có nhiều kích cỡ và hình dạng ngực khác nhau.

Việc bộ ngực căng lên khi mang thai đã chuẩn bị từ lúc bé còn là bào thai 6 tuần tuổi và vẫn nằm trong tử cung của mẹ. Bởi khi bé được sinh ra, các ống dẫn sữa chính (duct) – một mạng lưới để vận chuyển sữa trong ngực bạn – đã được hình thành.

Tuyến sữa của bạn ở yên cho đến tuổi dậy thì, lúc này một cơn lũ estrogen tác động khiến chúng phát triển và lớn dần lên. Trong thời gian mang thai, những tuyến đó càng phát triển mạnh hơn.

Đến khi bé được sinh ra, mô tuyến của bạn sẽ mở rộng đáng kể, bộ ngực của bạn lớn hơn bao giờ hết. Mỗi bên ngực có thể nặng hơn 1,5 pound (680 gram).

Ẩn mình giữa những tế bào mỡ và mô tuyến là các ống dẫn sữa chính (duct), một mạng lưới phức tạp với nhiều kênh dẫn truyền sữa. Hormone thai kỳ khiến cho các ống dẫn sữa này tăng về số lượng và kích cỡ.

Các ống dẫn sữa chính (duct) sẽ phân nhánh vào các kênh nhỏ hơn gần lồng ngực, các kênh nhỏ này được gọi là ống nhánh (ductule). Ở cuối mỗi ống nhánh là một chùm túi nhỏ giống như chùm nho, mỗi túi nhỏ gọi là phế nang. Mỗi chùm phế nang được gọi là một tiểu thùy (lobule); một chùm tiểu thùy thì được gọi là thùy (lobe). Mỗi ngực có chứa từ 15 đến 20 thùy, mỗi ống chính sẽ kết nối với một thùy.

Được thúc đẩy bởi các hormone prolactin, các phế nang nhận được protein, đường và chất béo từ nguồn cung cấp máu và sản sinh sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào xung quanh các phế nang bóp ép các tuyến bên trong và đẩy sữa từ các tuyến đi vào ống nhánh, rồi dẫn sữa đến ống chính có kích thước lớn hơn. (Bạn có thể tưởng tượng 15-20 ống dẫn sữa chính như những ống hút đơn lẻ, một vài số trong đó hợp nhất lại, do đó chỉ khoảng 8 hay 9 ống dẫn tới đầu núm vú của bạn cung cấp sữa cho em bé).

Hệ thống ống dẫn sữa của bạn đôi khi phát triển hoàn toàn trong quý thứ hai của thai kỳ, vì vậy bạn có thể sản sinh sữa cho con ngay cả khi bạn sinh non.

Quá trình sản sinh sữa sau khi em bé được sinh ra

Bạn sẽ bắt đầu có đủ sữa cung cấp cho bé trong vòng 48 đến 96 giờ sau sinh. Bà mẹ sinh con lần thứ hai sữa sẽ ra sớm hơn so với lần đầu sinh con.

Khi bạn cắt bỏ nhau thai, mức estrogen và progesterone trong cơ thể bạn đột ngột giảm xuống. Đồng thời, mức prolactin tăng lên. Hormone tuyến yên này báo hiệu cho cơ thể và cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều sữa để nuôi dưỡng bé. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy prolactin cũng có thể làm cho bạn cảm nhận “tình mẫu tử”, đó là lý do tại sao một số chuyên gia gọi đó là hormone làm mẹ.

Khi cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho con bú, nó bơm máu thêm vào các phế nang, làm cho ngực bạn săn chắc và đầy. Mạch máu căng ra và các mô vú cương lên thêm, kết hợp với sữa nhiều, có thể làm cho ngực của bạn tạm thời đau nhức và căng sữa, nhưng việc cho con bú thường xuyên trong vài ngày đầu sẽ giúp làm giảm bớt sự khó chịu.

Đầu tiên là sữa non

Trong những ngày đầu cho con bú, em bé của bạn sẽ được tận hưởng một dòng sữa giàu protein, chất béo thấp gọi là sữa non. Một vài giọt sữa đặc, màu vàng này có thể đã rỉ ra trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Với một số phụ nữ, thậm chí còn sớm hơn, trong quý thứ hai của thai kỳ.

Đây là “dòng sữa đầu tiên” được sinh ra khi các tế bào ở trung tâm của các phế nang hòa tan và chảy qua các ống dẫn sữa tới núm vú. Chất lỏng dễ tiêu hóa này có đầy đủ các kháng thể độc nhất có thể chống lại bệnh tật gọi là globulin miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. (Tìm hiểu thêm về các giai đoạn khác nhau và đặc điểm của sữa mẹ).

Sản sinh sữa mẹ

Sữa truyền từ mẹ đến em bé như thế nào

Khi em bé bú sữa, sữa phải được “chảy xuống” hay tiết ra từ phế nang bên trong.

Nó diễn ra như thế này: Khi bé hút núm vú của bạn, bé sẽ kích thích tuyến yên giải phóng oxytocin (cũng như prolactin) vào máu của bạn. (Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn nghĩ về việc cho bé bú hoặc nghe con khóc). Khi sữa trong ngực đã đủ, oxytocin tác động khiến các tế bào xung quanh các phế nang đã chứa đầy sữa co lại và siết chặt.

Sự co lại và siết chặt này làm sữa thoát khỏi phế nang và đi vào ống dẫn. Khi bé bú, sự kết hợp của việc nén núm vú và quầng vú cộng với áp suất âm (giống chân không) mà bé tạo ra khi hút núm vú, rồi thêm vào sự dồn chảy sữa bên trong do phản xạ “chảy xuống” – tất cả cả yếu tố này dẫn tới sự phân phối sữa trực tiếp tới miệng bé.

Trong những ngày đầu tiên cho con bú, bạn có thể cảm thấy đau trong dạ con của bạn khi em bé mút. Thường thấy khó chịu nhẹ, điều này có nghĩa rằng oxytocin đang giúp tử cung co trở lại kích thước trước khi mang thai. (Hormone này cũng gây ra sự co bóp tử cung trong thời gian sinh nở.)

Bạn có thể cảm thấy thanh thản, hài lòng và vui vẻ khi bạn cho con bú. Không sai khi một số người gọi oxytocin các hormone của tình yêu! Bạn cũng có thể cảm thấy buồn ngủ và khát. Đây là những dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang kích thích vú một cách thích hợp.

Khi dòng sữa của bạn nhiều lên, sự co lại của các phế nang đang chứa đầy sữa có thể tạo ra cảm giác như kiến ​​bò, đau buốt, rát hoặc đau nhói ở ngực. Sữa của bạn có thể nhỏ giọt hoặc thậm chí phun ra. (Nếu điều này xảy ra ở thời điểm không thích hợp, hãy thử đặt cánh tay của bạn ở phía trước ngực của bạn, áp dụng áp lực nhẹ nhàng để ngăn chặn dòng chảy.)

Một cách tự nhiên, càng cho bé bú thường xuyên, cơ thể bạn càng sản sinh nhiều sữa hơn. Đây là một quá trình tuyệt vời, giống như việc mang thai đã tạo ra em bé trong vòng tay của bạn.

Nguồn:

http://www.babycenter.com/0_making-breast-milk-how-your-body-produces-natures-perfect-ba_8785.bc

Bài viết Sản sinh sữa mẹ: Cơ thể bạn sản sinh nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo cho trẻ như thế nào? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú? https://thucphamcongdong.vn/sua-nguyen-chat-co-phai-la-tot-nhat-cho-toi-va-con-trong-thoi-ky-cho-con-bu-1-b-b-16.html Mon, 24 Oct 2016 11:50:23 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6875 Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú?

Bạn không cần phải uống sữa nếu bạn không thích hoặc không chịu được các sản phẩm từ sữa. Và bạn không cần phải uống sữa nguyên chất trong giai đoạn con bú..

Bài viết Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú?

Kathleen Huggins

Y tá và chuyên gia tư vấn cho con bú

Sữa và các sản phẩm khác từ sữa bò là nguồn canxi tốt. Nhưng thực ra bạn không cần phải uống sữa nếu bạn không thích hoặc không chịu được các sản phẩm từ sữa. Và chắc chắn bạn không cần phải uống sữa nguyên kem trong giai đoạn cho con bú. Trừ khi bạn là một người mẹ suy dinh dưỡng và có rất ít chất béo trong chế độ ăn của mình, tiêu thụ thêm chất béo dường như ít có tác động đến hàm lượng chất béo trong sữa mẹ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và cho con bú thường xuyên sẽ đảm bảo rằng em bé của bạn nhận được đủ sữa mẹ – và chất béo.

Nguồn:

http://www.babycenter.com/404_is-whole-milk-best-for-me-and-my-baby-while-im-breastfeeding_8836.bc

Bài viết Sữa nguyên chất có phải là tốt nhất cho tôi và con trong thời kỳ cho con bú? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Lựa chọn và sử dụng thực phẩm bổ sung một cách an toàn https://thucphamcongdong.vn/lua-chon-va-su-dung-thuc-pham-bo-sung-mot-cach-an-toan-5-c-3.html Wed, 25 Nov 2015 20:09:30 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=3452

Nghiên cứu trước khi mua hoặc sử dụng. Có rất nhiều nguồn thông tin trong các thư viện và mạng trực tuyến. Đọc qua các thông tin từ nhà sản xuất của sản phẩm, các thông tin này có thể không chuẩn hoặc sai.

Bài viết Lựa chọn và sử dụng thực phẩm bổ sung một cách an toàn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Thực phẩm chức năng

  • Nghiên cứu trước khi mua hoặc sử dụng. Có rất nhiều nguồn thông tin trong các thư viện và mạng trực tuyến. Đọc qua các thông tin từ nhà sản xuất của sản phẩm, các thông tin này có thể không chuẩn hoặc sai. Tìm tài liệu từ các bên thứ ba đáng tin cậy, chẳng hạn như các nhà nghiên cứu hoặc các cơ quan chính phủ.
  • Kiểm tra với bác sĩ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác của bạn trước khi bạn thử các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Trong trường hợp bác sĩ của bạn có thể không biết về tất cả các sản phẩm hiện có, họ vẫn có thể giúp bạn tránh khỏi việc phạm phải một sai lầm nghiêm trọng.
  • Nếu bạn mua một sản phẩm từ thực vật (chế phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo mộc hoặc thực vật ), hãy tìm một sản phẩm mà chỉ sử dụng một các phần của cây mà ta cho là hữu ích. Tránh những loại sản phẩm từ thực vật được sản xuất từ toàn bộ các phần của cây, trừ khi toàn bộ cây đó được khuyến nghị sử dụng.
  • Liệu nhãn mác có cung cấp cách thức liên hệ với công ty đó trong trường hợp bạn có thắc mắc hoặc quan tâm về sản phẩm của họ hay không? Các nhà sản xuất có uy tín sẽ cung cấp thông tin liên hệ trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm của họ.
  • Tránh các sản phẩm mà tuyên bố rằng “công dụng thần kỳ”, “đột phá”, hay “phát minh mới”, cũng như những loại thuốc được cho rằng có lợi ích nhưng không có tác dụng phụ, hoặc chứa một “thành phần bí mật” hoặc “bí quyết”. Những tuyên bố như vậy hầu như là gian lận, và các sản phẩm có thể chứa các chất gây hại, dược phẩm, hoặc các chất nhiễm độc.
  • Cố gắng tránh các chất bổ sung dạng hỗn hợp của nhiều thành phần khác nhau. Càng chứa nhiều thành phần, sẽ càng có nhiều cơ hội gặp tác dụng có hại. Dạng hỗn hợp như thế cũng gây khó khăn hơn để biết được thành phần nào gây ra tác dụng phụ.

Chỉ dùng một sản phẩm mỗi lần. Hãy lưu ý bất kỳ tác dụng phụ bạn gặp phải khi dùng sản phẩm đó. Nếu bạn bị nổi mẩn đỏ, mất ngủ, bồn chồn, lo âu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, hoặc nhức đầu nặng hãy ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay. Báo cáo bất kỳ một phản ứng nào với bác sĩ của bạn, và những triệu chứng nghiêm trọng cho FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).

  • Nếu bạn có bất kỳ ca phẫu thuật hoặc dự kiến phẫu thuật nào, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy trao đổi với bác sĩ phẫu thuật của bạn về việc khi nào bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm bổ sung. Một số chất bổ sung cần 2 – 3 tuần để hoàn toàn rời khỏi cơ thể của bạn, và một số ít có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng trong hoặc sau khi phẫu thuật.
  • Trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú, chỉ sử dụng chế phẩm bổ sung theo quy định hoặc đồng ý của bác sĩ. Gần như rất ít nghiên cứu về tính an toàn của các sản phẩm này; và những tác động của chúng trên một bào thai đang lớn hoặc trẻ sơ sinh là chưa được hiểu rõ.
  • Không tự ý dùng các phương thuốc tự kê toa thay vì các loại thuốc theo quy định của bác sĩ mà không nói trước với bác sĩ của bạn.
  • Không phụ thuộc vào bất kỳ sản phẩm không kê toa nào để chữa bệnh ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác. Bất kể các công bố của chúng là gì thì những điều đó quá khó để có thể tin tưởng được.
  • Tuân theo các quy định về liều dùng trên nhãn. Dùng quá liều có thể gây tử vong. Không dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào lâu hơn so với khuyến cáo.
  • Không bao giờ sử dụng sản phẩm bổ sung cho trẻ nhỏ hoặc trẻ em dưới 18 tuổi mà không báo cho bác sĩ của trẻ. Trẻ em hấp thu các chất dinh dưỡng và các loại thuốc khác hoàn toàn với người trưởng thành, và có nhiều tác động của nhiều sản phẩm ở trẻ em chưa được biết đến.
  • Tránh các sản phẩm công bố về khả năng điều trị một loạt các bệnh không liên quan với nhau. Nếu bất kỳ một chế phẩm bổ sung nào công bố là có thể chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, hoặc ngăn ngừa bệnh, chẳng hạn như “chữa ung thư”, hoặc “ngăn chặn khối u tăng trưởng” thì các sản phẩm đó đang được bán bất hợp pháp như một loại thuốc.

Hãy lưu ý:

Biết các thành phần trong các loại thuốc thảo dược và các chế phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống bổ sung của bạn. Để giúp bảo vệ người tiêu dùng, Cục FDA khuyến cáo rằng những người sử dụng các sản phẩm này xem xét các đề xuất sau:

  • Hãy tìm các chế phẩm bổ sung có các chứng nhận USP hoặc NF ghi trên nhãn. Điều đó chứng tỏ rằng các nhà sản xuất tuân thủ theo tiêu chuẩn của Dược điển Hoa Kỳ.
  • Hãy hiểu rằng việc sử dụng các thuật ngữ “tự nhiên” trên một sản phẩm thảo dược không đảm bảo rằng sản phẩm đó an toàn. Ví dụ: cây cần độc là sản phẩm tự nhiên nhưng không an toàn.
  • Tìm hiểu thông tin đăng ký và danh tiếng của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Sản phẩm thảo dược và thực phẩm bổ sung được sản xuất bởi các nhà sản xuất thực phẩm hoặc dược phẩm có tiếng trên toàn quốc gần như đã được kiểm soát chất lượng chặt chẽ bởi vì các công ty này đã cần bảo vệ danh tiếng cho họ.

Nếu bạn cần biết thêm thông tin về sản phẩm bổ sung, hãy liên hệ với nhà sản xuất. Hỏi về quy trình thực hành sản xuất của công ty và các điều kiện kiểm soát chất lượng theo quy trình sản xuất các sản phẩm đó.

Làm thế nào để báo cáo khi có phản ứng nghiêm trọng

Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình của bạn bị tổn thương nghiêm trọng hay bệnh tật (gọi là biến cố bất lợi) do chế phẩm bổ sung, trước tiên hãy gọi bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. FDA xem xét những biến cố nghiêm trọng nếu nó gây ra bất kỳ điều gì trong số này:

  • Tử vong
  • Một tình huống đe dọa đến tính mạng
  • Nhập viện hoặc nằm viện lâu hơn dự kiến
  • Khuyết tật vĩnh viễn
  • Gây dị tật bẩm sinh
  • Cần chăm sóc y tế hoặc phẫu thuật để ngăn chặn thiệt hại hoặc khuyết tật vĩnh viễn

Sau khi bạn đã được điều trị, bạn hoặc bác sĩ của bạn có thể báo cáo các phản ứng bất lợi cho FDA bằng cách gọi số 1-800-FDA-1088 (1-800-332-1088). Hoặc bạn có thể vào trang web MedWatch của FDA tại www.fda.gov/medwatch/report/consumer/consumer.htm

Khi trình báo với FDA, bạn sẽ cần phải nói với họ:

  • Tên và số điện thoại của người bị ốm đau hoặc có vấn đề. Nếu người đang gặp vấn đề không thể trả lời điện thoại, FDA sẽ cần tên và số điện thoại của một người khác có thể cung cấp thêm thông tin nếu cần thiết
  • Mô tả về vấn đề và nó được giải quyết như thế nào
  • Tên (bao gồm cả các thương hiệu hoặc nhà sản xuất) của sản phẩm

Cùng với những thông tin cơ bản trên, bạn sẽ được hỏi về tuổi, trọng lượng, và giới tính của người đang gặp vấn đề. Các nhân viên FDA sẽ hỏi người đó sử dụng sản phẩm bổ sung từ khi nào, liều lượng, và trong bao lâu. Họ sẽ muốn biết sản phẩm được mua ở đâu, số lô sản xuất, và ngày hết hạn nếu có. Thông tin này thường không cần thiết, nhưng nếu bạn có thể cung cấp các thông tin đó, nó có thể giúp họ theo dõi tốt các vấn đề này.

Sau khi bạn báo cáo cho FDA, bạn nên thông báo cho các nhà sản xuất của sản phẩm (được liệt kê trên nhãn) và các cửa hàng, người bán hoặc nhà cung cấp trên Internet, nơi bạn đã mua sản phẩm đó.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/complementaryandalternativemedicine/dietarysupplements/dietary-supplements-choosing-safely

Bài viết Lựa chọn và sử dụng thực phẩm bổ sung một cách an toàn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Khác biệt trong quy định của FDA về thuốc điều trị và chế phẩm bảo vệ sức khỏe https://thucphamcongdong.vn/quy-dinh-cua-fda-ve-thuoc-so-voi-che-pham-bao-ve-suc-khoe-5-c-2.html https://thucphamcongdong.vn/quy-dinh-cua-fda-ve-thuoc-so-voi-che-pham-bao-ve-suc-khoe-5-c-2.html#respond Sat, 17 Oct 2015 23:52:10 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2307 Quy định của FDA về thuốc so với chế phẩm bổ sung dinh dưỡng

Tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đều được quy định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Nhưng chế phẩm bảo vệ sức khỏe (dietary/health supplement) lại được xem tương tự như các loại thực phẩm đặc biệt.

Bài viết Khác biệt trong quy định của FDA về thuốc điều trị và chế phẩm bảo vệ sức khỏe được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Quy định của FDA về thuốc so với chế phẩm bổ sung dinh dưỡng

Tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đều được quy định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Nhưng chế phẩm bảo vệ sức khỏe (dietary/health supplement) lại được xem tương tự như các loại thực phẩm đặc biệt.

Bởi vì các chế phẩm bảo vệ sức khỏe không được coi là thuốc, chúng không được quản lý một cách nghiêm ngặt về độ an toàn và hiệu quả như những yêu cầu đối với dược phẩm. Vì vậy, tất cả các loại thuốc bạn có thể mua kể cả không theo đơn, đều phải được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả – nhưng chế phẩm bảo vệ sức khỏe thì lại không cần phải chứng minh.

Thuốc được coi là không an toàn cho đến khi được chứng minh an toàn

Thông thường, FDA xem các loại thuốc mới là không an toàn cho đến khi chúng được chứng minh là an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Và bất cứ loại thuốc mới nào cũng đều phải được FDA chấp thuận trước khi được bán hợp pháp tại Mỹ. Thử nghiệm lâm sàng trên người là các nghiên cứu được thực hiện trên những tình nguyện viên trong những điều kiện được kiểm soát chặt chẽ. Những thử nghiệm này đều phải được thực hiện trên tất cả các loại thuốc – ngay cả đối những loại thuốc được bán tại các quầy thuốc (không theo đơn). Quá trình phê duyệt của FDA đòi hỏi loại thuốc này phải được chứng minh thông qua một loạt các thử nghiệm lâm sàng. Những nghiên cứu này đóng vai trò như một “bằng chứng thuyết phục” rằng loại thuốc này là an toàn và hiệu quả cho từng mục đích sử dụng của nó.

Một khi FDA chấp thuận loại thuốc đó, nó phải được sản xuất trong điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt và phải có đầy đủ thông tin về liều lượng, cách dùng và hướng dẫn về thời gian khi uống trên bao bì, nhãn mác. Các thông tin bao gói phải bao gồm:

  • Điều kiện nghiên cứu mà loại thuốc đó đã được chứng minh về khả năng điều trị bệnh.
  • Tác dụng phụ đã được biết đến.
  • Chống chỉ định (những điều kiện đặc biệt nào mà khi sử dụng thuốc, chúng sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho người uống)
  • Tính không an toàn khi tương tác với các loại thuốc khác.

Khi cộng đồng đang sử dụng một loại thuốc mới, Cục FDA sẽ theo dõi bất kỳ phản ứng nào mà bệnh nhân và bác sĩ của họ báo cáo (xem “Làm thế nào để báo cáo phản ứng có hại” trong phần “Hỏi đáp về chế phẩm bảo vệ sức khỏe hay thực phẩm chức năng“). Các công ty dược phẩm cũng được yêu cầu phải nộp tài liệu về các thông tin tác dụng phụ đó. Dữ liệu này giúp đảm bảo rằng bất kỳ tác dụng phụ nào chưa được phát hiện trong các thử nghiệm lâm sàng cuối cùng sẽ được phát hiện và theo dõi về tính an toàn đối với những người khác.

Trong khi thuốc giả đôi khi được sản xuất và lưu hành, thường thì chúng không được lưu hành rộng rãi trừ khi chúng được phân phối bên ngoài những kênh thông thường (chẳng hạn như từ các hiệu thuốc không có đăng ký hồ sơ trên mạng). Điều này là do thuốc thường được cung cấp bởi các bác sĩ, dược sĩ và y tá. Khi thuốc giả được đưa vào hệ thống, các chuyên gia y tế thường chú ý đến sự khác biệt trong phản ứng giữa các loại thuốc thật và giả để họ ngăn chặn thuốc giả một cách nhanh chóng. Cục FDA sẽ hành động ngay lập tức khi thuốc giả bị phát hiện.

Quy định của FDA về thuốc so với chế phẩm bổ sung dinh dưỡng
Quy định của FDA về thuốc so với chế phẩm bảo vệ sức khỏe

Các chế phẩm bảo vệ sức khỏe được coi là an toàn cho đến khi chúng bị phát hiện là không an toàn

Trong năm 1994, Đạo luật Y tế và Giáo dục về chế phẩm bảo vệ sức khỏe (Dietary Supplement Health and Education Act – DSHEA)  xác định các chế phẩm bảo vệ sức khỏe là một nhánh của thực phẩm chức năng, trong đó chúng được kiểm soát bởi các quy định khác so với dược phẩm. Chúng được coi là an toàn cho đến khi có những phát hiện về sự không an toàn. Luật DSHEA quy định rằng chế phẩm bảo vệ sức khỏe không được chứa bất cứ thứ gì có thể trở thành “một nguy cơ đáng kể hoặc bất hợp lý gây ra bệnh tật hoặc tổn thương” khi sản phẩm được sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc sử dụng bình thường nếu không có hướng dẫn trên nhãn.

Một loại thực phẩm chức năng được coi là “mới” nếu nó có chứa một thành phần chưa được công nhận là thực phẩm, trừ khi nó được bán ra dưới hình thức một chất bổ sung trước tháng 10 năm 1994. Nếu sản phẩm đó là mới, thì các nhà sản xuất phải cung cấp cho cục FDA bằng chứng hợp lý chứng minh rằng các thành phần mới là an toàn trước khi sản phẩm bổ sung được bán rộng rãi ra cộng đồng.

Các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng được coi là an toàn cho đến khi chúng bị phát hiện là không an toàn
Các chế phẩm bảo vệ sức khỏe được coi là an toàn cho đến khi chúng bị phát hiện là không an toàn

Nhưng các nhà sản xuất lại không cần phải kiểm tra các thành phần mới hoặc các sản phẩm bổ sung thông qua các thử nghiệm lâm sàng, giúp tìm ra những rủi ro và những phản ứng tiềm ẩn với các loại thuốc hoặc các hợp chất khác. Luật DSHEA trao quyền cho cục FDA đình chỉ một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng khi FDA chứng minh được sản phẩm đó tiểm ẩn nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe của người Mỹ. Điều này có nghĩa là các chế phẩm bảo vệ sức khỏe bị phát hiện là không an toàn chỉ khi chúng thực sự gây tác hại. Nguyên tắc quản lý các chế phẩm này trái ngược so với quản lý các loại thuốc kê toa và không kê toa.

Các chế phẩm bảo vệ sức khỏe thông thường là an toàn khi kê toa, vì vậy không có hệ thống kiểm soát để báo cáo các phản ứng xấu và tác dụng phụ. Các bác sĩ và bệnh nhân có thể báo cáo các sự cố, nhưng họ lại không bắt buộc phải làm như vậy. Nếu một chế phẩm bảo vệ sức khỏe chưa rõ về tác dụng phụ hoặc tương tác với các thuốc khác, các loại thực phẩm, thực phẩm bổ sung khác, chúng gần như không bị phát hiện một cách nhanh chóng như đối với những loại thuốc mới trên thị trường.

Những vấn đề thường gặp với các chế phẩm bảo vệ sức khỏe và thảo dược?

Nhiều chế phẩm bảo vệ sức khỏe có lịch sử an toàn trong sạch. Ví dụ, hàng triệu người đang sử dụng các viên đa sinh tố (multi-vitamin) một cách an toàn và không có tác động xấu. Nhiều nhà sản xuất đang rất cẩn trọng với công bố, việc ghi nhãn mác và các thành phần trong các sản phẩm của họ.

Nhưng kể từ khi chúng trở nên phổ biến rộng rãi vào năm 1994, cục FDA và một số nhà nghiên cứu độc lập đã tìm thấy vấn đề với một số chế phẩm bảo vệ sức khỏe. Những sản phẩm như các loại thảo mộc thỉnh thoảng bị nhiễm mầm bệnh, thuốc trừ sâu hoặc kim loại nặng độc hại. Những chế phẩm khác lại không có những chất được liệt kê trên nhãn. Còn một số khác thì chứa nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng các loại thảo dược được liệt kê trên nhãn. Và cũng có rất nhiều thành phần lại không được liệt kê trên nhãn mác.

Những vấn đề gì thường gặp với các chế phẩm bổ sung và thảo dược?
Những vấn đề gì thường gặp với thành phần thảo mộc trong các chế phẩm bảo vệ sức khỏe

Vấn đề này đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các nhà sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe và người bán. Một số nhà cung cấp thảo dược (những người trồng, thu hoạch, hoặc thương mại các sản phẩm thu hoạch) có thể trộn hoặc thậm chí thay thế  các loại rẻ tiền hơn hoặc  dễ dàng tìm thấy hơn. Ngoài ra còn có các vấn đề nhiễm tạp ngẫu nhiên, khi các thảo dược được trồng và lớn lên cùng nhau, cũng như trường hợp nhầm lẫn tên (khi các loại thảo dược nhìn có vẻ giống nhau). Khi sản phẩm được đưa ra thị trường toàn cầu, tất cả những vấn đề này có thể gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp để đảm bảo rằng những gì họ mua để sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe chính là loại thảo dược mà họ mong muốn.

Trong năm 2013 các nhà nghiên cứu ở Toronto công bố một báo cáo trong đó họ lấy mẫu và phân tích được 44 loại thảo dược bổ sung. Các chất bổ sung đã được bán ở cả Mỹ và Canada, và được dán nhãn là chứa một loại thảo mộc. Sử dụng kỹ thuật phân tích mã hóa gen, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng có ít hơn một nửa (48%) các chế phẩm bảo vệ sức khỏe có các loại thảo dược được liệt kê trên nhãn. Hơn một nửa trong số các chế phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các chất không có trên nhãn (các chất thay thế hoặc các chất độn). Ngay cả trong số các mẫu có chứa các loại thảo dược trên nhãn, nhiều sản phẩm cũng chứa chất độn hoặc bị nhiễm chất độc.

Và một lần nữa vào đầu năm 2015, Bộ Tư pháp Tiểu bang New York đã gửi thư cảnh báo đến các nhà bán lẻ lớn đang bán các chế phẩm bảo vệ sức khỏe bị phát hiện về thông tin sai lệch trên nhãn mác thông qua các kiểm tra. Mặc dù các chế phẩm này không được kiểm tra thường xuyên, nhưng những nghiên cứu chuyên sâu đã chứng minh rằng nhiều sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đã không phát huy được những tính năng mà người tiêu dùng mong đợi. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là ngày nay các thành phần tăng cường trong các chế phẩm bảo vệ sức khỏe lại trở thành một xu hướng mới. Một số chế phẩm bảo vệ sức khỏe dạng “thảo dược” đã bị phát hiện có chứa các loại thuốc theo đơn hoặc các thành phần khác không được liệt kê trên nhãn. Ví dụ, một số quảng cáo các chế phẩm bảo vệ sức khỏe nhắm mục tiêu đến nam giới về các “chất tăng cường” hoặc hình thành cơ bắp. Những cái gọi là “bổ sung” đã được phát hiện có chứa các chất gần giống như Viagra® hoặc Cialis®, và chúng đã bị thu hồi. Các chế phẩm bảo vệ sức khỏe về “Sức khỏe tuyến tiền liệt” đã được phát hiện có chứa terazosin, một loại thuốc được kê theo đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến (enlarged prostate). Các quảng cáo khác nhắm mục tiêu là  nữ giới và quảng bá chất bổ sung như một chất hỗ trợ để giảm cân. Trong số các chất “hỗ trợ giảm cân” này có chứa sibutramine, một loại thuốc giảm cân, đã bị cấm lưu hành ở Hoa Kỳ vì nguy cơ đau tim và đột quỵ. Các nhà sản xuất phế phẩm bổ sung chỉ thu hồi sản phẩm của họ  sau khi người ta phát hiện chúng chứa chất phụ gia bất hợp pháp. Từ đó, cục FDA có thể tịch thu những loại thuốc này và truy tố các công ty sản xuất ra chúng.

Ngoài ra có những trường hợp  các thành phần mới với ảnh hưởng ít được biết đến đang tồn tại trong các chế phẩm bảo vệ sức khỏe một cách vô tình. Trong một trường hợp, sản phẩm bổ sung đã được dán nhãn là được chiết xuất từ cây phong lữ, nhưng hóa ra lại chứa dimethylamylamine (DMAA) thuốc kích thích. Đây là loại chế phẩm bảo vệ sức khỏe đã được bán như một “chất kích thích tự nhiên”, nhưng nó chứa DMAA, một loại thuốc  tổng hợp. Các chất bổ sung có chứa DMAA đã bị được phơi bày sau một số sự việc nghiêm trọng, trong đó có  một vài trường hợp tử vong, dẫn đến việc FDA đã gửi giác thư đến các nhà sản xuất Hoa Kỳ trong năm 2013.

Các loại tính năng bổ sung này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho những người sử dụng chế phẩm bảo vệ sức khỏe. Cũng có những rủi ro về phản ứng thuốc vì người dùng không biết rằng họ đang dùng một loại thuốc nào đó.

Mặc dù sau tất cả những vấn đề trên, không phải cục FDA mà là các nhà sản xuất  phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho sự an toàn của thực phẩm chức năng. Các nhà sản xuất cũng phải chịu trách nhiệm cho những gì chứa bên trong chúng, và  phải bảo đảm rằng thành phần bên trong phải giống nhau từ viên này đến viên kia, từ hộp này đến hộp kia. Cục FDA chỉ  nhìn vào các báo cáo về các sự cố hoặc các mối nguy an toàn. Để tìm hiểu thêm về những gì chứa bên trong một chế phẩm bảo vệ sức khỏe, nhà sản xuất là nơi bạn cần liên lạc đầu tiên.

Để tránh nhiễm độc từ các chế phẩm bảo vệ sức khỏe, bạn không mua bất kỳ sản phẩm nào dưới đây:

  • Các sản phẩm được công bố giống như các loại thuốc kê theo đơn – bất cứ thứ gì mà được công bố là dùng để chữa bệnh hoặc điều trị tình trạng về sức khỏe.
  • Sản phẩm được quảng cáo thông qua thư điện từ gửi hàng loạt
  • Sản phẩm bán trên thị trường chủ yếu bằng tiếng nước ngoài
  • Sản phẩm hứa hẹn giảm cân, xây dựng hình thể, hay tăng cường khả năng tình dục.
  • Sản phẩm được phát ngôn rằng chúng có thể thay thế cho  anabolic steroids (dẫn xuất hormone sinh dục nam) một cách hợp pháp

Nguồn

 http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/complementaryandalternativemedicine/dietarysupplements/dietary-supplements-fda-regulations

Bài viết Khác biệt trong quy định của FDA về thuốc điều trị và chế phẩm bảo vệ sức khỏe được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/quy-dinh-cua-fda-ve-thuoc-so-voi-che-pham-bao-ve-suc-khoe-5-c-2.html/feed 0